Giáo án khối 1 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 4

Giáo án khối 1 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 4

Tiếng Việt

 Bài 13: n- m

A- Mục tiêu

- Học sinh đọc và viết được: n, m, nơ, me

- Đọc được câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má

B- Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh minh họa: nơ - me

- Tranh minh họa câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê nô nê

- Tranh minh họa phần luyện nói: bố mẹ, ba má

C- Các hoạt động dạy học

I- Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 em đọc và viết: i, a, bi, cá

- 2 em đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li

- Giáo viên nhận xét và sửa sai

 

doc 23 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 1 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Thứ hai ngày15 tháng 9 năm 2008
Tiếng Việt 
 Bài 13: n- m
A- Mục tiêu
- Học sinh đọc và viết được: n, m, nơ, me
- Đọc được câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má
B- Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh họa: nơ - me
- Tranh minh họa câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê nô nê
- Tranh minh họa phần luyện nói: bố mẹ, ba má
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em đọc và viết: i, a, bi, cá
- 2 em đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
II- Dạy bài mới Tiết 1
a/ Giới thiệu bài
- Giáo viên treo tranh vẽ giới thiệu tiếng khóa
H: Trong tranh vẽ gì?
H: Trong tiếng:nơ, me chữ nào đã học
- Giáo viên viết lên bảng bài học
- Giáo viên đọc mẫu hs đọc theo
2/ Dạy chữ ghi âm
* Â m n:
a/ Nhận diện chữ: Chữ n gồm nét móc xuôi và nét móc hai đầu.
- Hãy tìm cho cô chữ n trong hộp chữ
b/ Phát âm và đánh vần tiếng
+ Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu
+ Ghép tiếng và đánh vần tiếng
- Giáo viên yêu cầu hs ghép tiếng mới:nơ
H: Phân tích cho cô tiếng:nơ
- Hướng dẫn hs đánh vần và đọc trơn
- Đọc tổng hợp:
* Â m m: Quy trình tương tự âm n.
- Chữ m gồm 2 nét móc xuôi và 1 nét móc 2 đầu.
- So sánh chữ n với chữ m giống và khác nhau điểm nào?
- Phát âm: Gv phát âm mẫu m (mờ)
- Hd hs ghép tiếng : me
- Phân tích tiếng: me
-Hướng dẫn hs đánh vần tiếng: me
- Gv nhận xét và sửa sai.
- Hướng dẫn đọc tổng hợp.
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
 c. Hướng dẫn viết chữ:
- Gv viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết chữ. Chú ý viết nối nét giữa các con chữ.
- Xong hướng dẫn hs viết bảng con.
- Gv nhận xét và sửa sai.
 d. Đọc tiếng từ ứng dụng:
- Gv viết lên bảng các tiếng và các từ ngữ ứng dụng.
- Gọi hs đọc các tiếng và các từ ngữ , kết hợp phân tích một số tiếng.
- Gv giải nghĩa từ: ca nô, bó mạ
 Tiết 2:
 3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc:
+ Luyện đọc lại bài tiết 1.
- Gv gọi hs đọc bài gv nhận xét và ghi điểm.
+ Đọc câu ứng dụng: Gv treo tranh vẽ và yêu cầu hs quan sát và trả lời.
H: Trong tranh vẽ gì?
 Hôm nay các em sẽ luyện đọc câu ứng dụng.
- Gv: Khi đọc câu có dấu phẩy cần chú ý ngắt hơi.
- Gv giảng từ : no nê là được ăn no không bị đói.
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng.
 b. Luyện viết: Gv cho hs mở vở tập viết ra và viết bài.
 c. Luyện nói:
 H: Hôm nay chúng ta luyên nói về chủ đề gì?
- Gv cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
H: Quê em gọi người sinh ra mình là gì?
H: Nhà em có mấy anh chị em?
 Em là con thứ mấy?
H: Emcó yêu bố mẹ không? Vì sao?
H: Em đã làm gì để cho bố mẹ vui lòng?
-Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Hs: nơ , me
- Hs: Chữ ơ, e đã học.
 n m
 nơ me
 nơ me
- Hs tìm chữ n giơ lên.
- Hs: n (nờ) cá nhân- bàn- cả lớp.
- Hs ghép: nơ
- Â m n đứng trước, âm ơ đứng sau.
- Hs: nơ : nờ-ơ-nơ/ nơ
 n- nơ - nơ
 m
 mơ
 mơ
*Giống nhau: Đều có nét móc xuôi và nét móc 2 đầu.
*Khác nhau: m có nhiều hơn n một nét móc xuôi.
- Hs: m (mờ)- cá nhân-bàn-lớp
- Hs ghép: me
- Â m m đứng trước, âm e đứng sau.
 mờ- e- me / me
Hs đọc cá nhân- bàn- cả lớp.
 m- me- me
cá nhân-bàn-cả lớp.
- Hs viết vào bảng con.
 no nô nơ
 mo mô mơ
 ca nô bó mạ
- Hs đọc 10 em , bàn, cả lớp.
- Hs đọc lại bài tiết 1
10 em, bàn, cả lớp.
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Vẽ bò bê đang ăn cỏ.
 Bò bê có cỏ, bò bê no nê.
- Hs đọc 10 em- cá nhân- bàn- cả lớp.
- Hs tiếng mới là: no nê
- 3 em đọc lại
- Hs viết bài vào vở tập viết.
 n , m, nơ, me
- Hs: bố mẹ, ba má
- Hs: bố mẹ (ba má)
- Hs tự trả lời về gia đình mình.
- Hs tự trả lời .
- Hs: ngoan, học giỏi và lễ phép.
 * Trò chơi: Tìm và khoanh tròn tiếng vừa học.
 Lá đa, nụ hoa, no cỏ, bố mẹ
- Ai tìm đúng, nhanh, cả lớp theo dõi, nhận xét và sửa sai.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Về học bài và viết bài ở nhà. .
- Xem bài 14: d - đ . 
Toán: (T13) 
 Bằng nhau - Dấu =
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Nhận biết về sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó.
- Biết sử dụng từ " bằng nhau", "dấu =" khi so sánh các số.
II. đồ dùng dạy học:
- 3 lọ hoa và 3 bông hoa, 4 chiếc cốc và 4 chiếc thìa.
- 3 chấm tròn đỏ và 3 chấm tròn trắng, 4 hình vuông xanh và 4 hình vuông trắng.
III. Các hoạt động dạy học:
 1/ Kểm tra bài cũ:
- Gọi ba em lên bảng làm bài - Cả lớp làn bảng con theo tổ.
 4 > 3 5 > 3 3 < 5 
 2 2 
- Gv nhận xét và ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hôm nay ta học bài: Bằng nhau- Dấu =.
b. Nhận diện quan hệ bằng nhau :
*Hướng dẫn hs nhận biết: 3=3
+ Gv đính tranh lên bảng và hỏi:
H: có mấy con hươu?
 Có mấy khóm cây?
- Gv nói cứ mỗi con hươu lại có một khóm cây và ngược lại. Nên số hươu bằng số khóm cây
+ Gv đưa 3 chấm đỏ va 3 chấm xanh và nối số chấm đỏ với số chấm xanh và hỏi:
H: 3 chấm đỏ với 3 chấm xanh thì như thế nào?
- Gv nêu: 3 con hươu bằng 3 khóm cỏ, 3 chấm đỏ bằng ba chấm xanh. Ta nói ba bằng ba. Viết là 3=3
Gv chỉ: dấu = đọclà: dấu bằng
*Hướng dẫn học sinh biết: 4=4
+ Gv đưa ra 4 chiếc cốc và 4 chiếc thìa. Lần lượt thả vào 4 chiếc cốc 1 chiếc thìa
Hỏi: Có còn thừa chiếc cốc nào không có thìa không?
Hỏi: vậy số cốc so với số thìa như thế nào?
+ Gv đính 4 ô vuông xanh và 4 ô vuông trắng lên bảng và hỏỉ:
H: Bốn ô vuông xanh có bằng bốn ô vuông trắng không?
- Gv viết lên bảng: 4=4
- Gv gọi học sinh nhắc lại
+ Gv giảng: mỗi số bằng chính nó và ngược lại nên chúng bằng nhau.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại: 
 nghỉ giữa tiết hát vui.
3/ Thực hành:
Bai 1: Viết dấu= vào bảng con 
- Gv nhận xét và sửa sai 
Bài 2: Gv đính bài tập 2 lên bảng và giảng mẫu 1 bài, gọi 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào SGK
Xong gv chấm và nhận xét 1 số em
Bài 3: Gv nêu yêu câu bài toán 
điền dấu >,<,= vào chỗ chấm
- Gv gọi 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào phiếu. Gv đi từng bàn quan sát và chấm bài cho các em 
Bài 4: so sánh số ô vuông và số chấm tròn rồi viết kết quả so sánh
- Gọi ba emk lên bảng làm bài, cả lớp làm vào SGK
- Gv đi từng bàn hướng dẫn và và chấm bài 1 số em
Học sinh quan sát tranhvà trả lời câu hỏi 
-Hs : có 3 con hươu 
 Có 3 khóm cây 
- Hs số hươu bằng số khóm cây 
- Hs: 3 chấm đỏ bằng 3 chấm xanh 
3=3
Hs: ba bằng ba 
- Hs: thưa cô không thừa
- Hs: số cốc bằng số thìa
- Hs: 4 ô vuông xanh bằng 4 ô vuông trắng.
 4 = 4
- Hs đọc: Bốn bằng bốn.
1=1 2=2 3=3 4=4 5=5
1. Viết dấu =
2. Viết (theo mẫu.)
 5=5 2=2 1=1 3=3
3. > , < , =
 5 > 4 1 < 2 1 = 1
 3 = 3 2 > 1 3 < 4
 2 2
- Hs làm vào phiếu.
4. Viết (theo mẫu)
 4 >3 4 < 5
 4 = 4
IV.Củng cố: Trò chơi
- Hs so sánh: 4 bút chì và 4 quyển vở. 4=4
 3 viên phấn và 3 cái bảng. 3=3
 2 bông hoa và 1 chiếc lọ. 2>1
- Ai làm đúng nhanh là thắng cuộc.
 V Dặn dò:
- Vễ học bài và tập làm bài điền dấu: > , < , =
- Gv nhận xét tiết học và tuyên dương.
- Xem bài: Luyện tập
 Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2008
Tiếng Việt 
 Bài 14: d - đ
 A. Mục tiêu
- Học sinh đọc và viết được: d , đ , dê , đò
- Đọc dược câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
 B. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa: dê, đò
- Tranh minh minh họa câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
- Tranh minh họa phần luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
C .Các hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ:
-3em lên đọc và viết:n,m,nơ,me.
-2em đọc sách giáo khoa câu ứng dụng:bò bê có cỏ, bò bê no nê.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
II. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Gv treo tranh vẽ và hỏi.
H: Trong tranh vẽ gì?
H: Trong tiếng:dê, đò chữ nào đã học?
 Hôm nay ta học âm mới là: d, đ
- Gv viết đề bài lên bảng.
- Gv đọc, Hs đọc theo: d- dê, đ- đò
 2. Dạy chữ ghi âm:
* Â m d:
 a- Nhận diện chữ: Chữ d gồm 1 nét cong hở phải, 1 nét móc ngược dài.
- So sánh d với a giống và khác nhau điểm nào?
- Gv cho hs tìm chữ d trong bộ chữ
 b- Phát âm và đánh vần tiếng:
+Phát âm: Gv phát âm mẫu: d (dờ)
+Ghép tiếng và đánh vần tiếng:
- Có chữ d rồi ghép thêm chữ ê để được tiếng: dê
- Gv viết lên bảng tiếng: dê và đọc: dê
H: Hãy phân tích cho cô tiếng: dê
+ Đánh vần tiếng khóa: dê
- Gọi Hs đánh vần và đọc trơn
- Đọc tổng hợp.
* Âm đ: (Quy trình tương tự như dạy âm d)
- Chữ đ gồm chữ d thêm nét ngang.
- So sánh d với đ giống và khác nhau điểm nào?
- Gv phát âm mẫu: đ (đờ)
- Hướng dẫn hs ghép và đánh vần: đò
- Gv nhận xét và sửa sai.
- Hướng dẫn đọc tổng hợp.
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
 c. Hướng dẫn viết mẫu:
- Gv viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
- Hướng dẫn Hs viết vào bảng con từng chữ và nhận xét và sửa sai.
 d. Đọc tiếng, từ ứng dụng:
- Gv viết lên bảng các tiếng từ ứng dụng.
- Hướng dẫn Hs phân tích một số tiếng
- Gv giải nghĩa từ: da dê, đi bộ
- Gv đọc mẫu tiếng từ, ứng dụng.
. Tiết 2:
 3- Luyện tập:
 a. Luyện đọc:
+ Luyện đọc lại bài tiết 1.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Gv treo tranh và hỏi.
H: Tranh vẽ gì?
- Gv: Đó chính là nội dung của câu ứng dụng ta học hôm nay.
H: Trong câu ứng dụng, từ nào có âm d, đ vừa học? Phân tích các tiếng đó.
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng
 b. Luyện viết;
- Gv hướng dẫn Hs mở vở tập viết và viết bài.
 c. Luyện nói:
H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
H: Trong tranh vẽ gì?
H: Em có hay chơi bi không?
H: Em đã nhìn thấy con dế bao giờ chưa? Dế sống ở đâu? Dế thường ăn gì
H: Em có biết lá đa bị cắt trong tranh là đồ chơi gì không?
- Hs quan sát tranh và trả lời.
- Hs: dê , đò
- Hs: ê , o , \
 d đ
 dê đò
 dê đò
- Hs đọc: d-dê, đ-đò
+ Giống nhau: Cùng một nét cong hở phải và nét móc ngược.
+ Khác nhau: Nét móc ngược ở d dài hơn a.
- Hs ghép: d
- Hs: cà nhân, bàn, cả lớp.
- Hs ghép: dê
- Â m d đứng trước,âm ê đứng sau.
 Dê : dờ- ê- dê/ dê
-Hs đọc cá nhân, bàn, cả lớp.
- Hs: d- dê- dê
+ Giống nhau: Cùng có một nét cong hở phải và nét móc ngược.
+ Khác nhau: Âm đ có thêm nét ngang.
- Hs: cá nhân, bàn, cả lớp.
- Hs ghép: đò
- Đánh vần: đờ-o-đo-huyền-đò/đò
- Hs đọc: đ- đò- đò
- Hs viết bảng con.
 da de do
 đa đe đo
 da dê đi bộ
- Hs đọc cà nhân, bàn, cả lớp
- Hs đọc bài tiết 1: 10 em,bàn, lớp
- Hs quan sát tranh và trả lời.
-Hs: Mẹ dắt ...  viết vào bảng con từng từ
+ Mỗi tổ 3 em thi đọc. Ai đọc đúng, nhanh là thắng cuộc
mơ
mờ
mớ
mở
mỡ
mợ
ta
tà
tá
tả 
tã
tạ
 Tiết 2
3/ Luyện tập:
a) Luyện đọc: 
- Giáo viên cho hs đọc lại toàn bài tiết 1 trong SGK.
- Gv chỉnh sửa cách đọc, phát âm cho học sinh
+ Đọc câu ứng dụng:
- Gv treo tranh, hs quan sát và trả lời câu hỏi: - Tranh vẽ gì?
 Đấy cũng chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay.
- Gọi vài em đọc va phân tích 1 số tiếng.
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng .
- Học sinh lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng. Cá nhân, bàn , cả lớp
- hs quan sát và trả lời
 Con cò đang mò cá và con khác tha cá về tổ
 Cò bố mò cá
 Cò mẹ tha cá về tổ.
- hs đọc: 10 em, bàn, cả lớp
- e em khá đọc lại
B) Luyện viết: 
- Giáo viên cho học sinh mở vở tập viết và viết bài. tổ cò 
- Giáo viên quan sát uốn nắn sửa sai: lá mạ
c) Kể chuyện: Cò đi lò dò
 Câu chuyện "Cò đi lò dò" lấy từ truyện "Anh nông dân và con cò"
- Giáo viên đọc tên truyện: Cò đi lò dò
- Giáo viên kể diễn càm câu chuyện có kèm theo tranh minh hoạ SGK
- Học sinh nghe và thảo luận những ý chính của chuyện va kể lại theo tranh
+ Tranh 1: Anh nông dân đem cò về nhà chạy chữa và nuôi nấng.
+ Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó lò dò đi khắp nhà bắt ruồi và quét dọn nhà cửa.
+ Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò bay liệng vui vẻ. Nõ nhớ lại những ngày tháng còn đang vui sống cùng với bố mẹ và anh chị em.
+ Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò lại cùng cả đàn kéo tới thăm anh nông dân và cánh đồng của mình.
* ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành đáng quý gưĩa cò và anh nôn dân.
- Giáo viên cho mỗi tổ cử đại diện thi tài, 4 em kể nối tiếp nhau mỗi người dựa vào 1 tranh để kể.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc lại toàn bài
- 2 em lên chỉ và đọc toàn bài
- Giáo viên đọc tiếng, học sinh tìm trong bảng ôn
- Tìm tiếng đã học trong sách báo.
- Xem bài 17: u, ư
Toán 
 Số 6
I- Mục tiêu
- Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6
- Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6, dáy số từ 1 đến 6.
II- Đồ dùng dạy học
- Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại
- 6 tấm bìa viết các số từ 1 đến 6
III- Các hoạt đông dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- 2 em lên đếm và viết từ 1 đến 5
- 3 em lên điền dấu >,<,= , cả lớp làm bảng con theo tổ
T1 41
 2>1 5>2 5=5
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2/ Dạy bài mới:
a) Giáo viên giới thiệu bài học: Số 6
* Bước 1: Lập số 6:
- Gv treo tranh lên bảng.
H: Có 5 bạn đang chơi, 1 bạn đi tới hỏi có tất cả mấy bạn?
- Gv gọi vài em nhắc lại
- Hướng dẫn hs lấy ra 5 hình tròn lấy thêm 1 hình tròn và nói.
- Hs quan sát tranh trên bảng lớp, gv giải thích "5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn'
- Gọi vài em nhắc lại
- Gv: 5 con tính them 1 con tính là 6 con tính
- Gv gọi hs nhắc lại
- Gv nêu các nhóm này đều có số lượng là 6
- hs quan sát tranh và trả lời: 
5 bạn thêm 1 bạn là 6 bạn.
- Tất cả có 6 bạn
- hs 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn.
 5 6 1
- hs có 6 chấm tròn
 lllll l
- hs: 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính
* Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết.
- Giáo viên giơ tấm bìa có chữ số 6
- Gv cho hs viết số 6 vào bảng con
- hs đọc: 6 (sáu)
- hs viết bảng con: 6
* Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số : 1, 2, 3, 4, 5, 6
- Gv cho hs đếm que tính từ 1 đến 6
và ngược từ 6 đến 1
- Gv cho hs lên điền số thứ tự vào ô trống số liền sau số 5 là số 6
 Nghỉ giữa tiết hát vui
- hs đếm thứ tự từ 1 đến 6 và ngược lại,
1 2 3 4 5 6
6 5 4 3 2 1
hs đếm 1 đến 6 và từ 6 đến 1
1
2
3
4
5
6
3/ Thực hành:
- Hướng dẫn hs làm các bài tập 
* Bài 1: Viết số 6
- Gọi 1 em lên bảng viết số
Bài 1:
- Cả lớp viết vào vở
* Bài 2: Viết (theo mẫu)
H: Có mấy chùm nho xanh, mẫy chùm nho chín?
- Gv chỉ tranh và nói: 6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5
- Hai tranh còn lại gv cũng cho hs đếm và điền số vào ô trống, nêu công thức cấu tạo số 6.
Bài 2:
Hs: có 5 chùm nho xanh và 1 chùm nho chín : 6 gồm 5 và 1. 1 và 5.
- 6 gồm 4 và 2, 2 và 4
6 gồm 3 và 3
- hs nêu cấu tạo của số 6
10 em, tổ, cả lớp
* Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Gv lần lwotj đính các ô vuông lên bảng hd hs viết số tích hợp vào ô trống theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và cột có 6 ô vuông. 
Vậy số 6 đứng liền sau số 5 trong dãy sô: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Hướng dẫn hs điền số thích hợp vào ô trống.
- Gv cho hs nhận xét dãy số từ 1 đến 6
H: Trong các số đã học số nào lớn nhất?
Bài 3: 1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
6 5 4 3 2 1
6 5 4 3 2 1
- Hs: Số 6
 Số 1
* Bài 4: Điền dấu >, <, = vào ô trống
- Gv gọi 3 em lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở
- Gv nhận xét và ghi điểm
Bài 4: 
6>5 6>2 1<2 3=3
6>4 6>1 2<4 3<5
6>3 6=6 4<6 5<6
IV. Củng cố - Dặn dò
- Gọi 1 em đếm từ 1 đến 6 và từ 6 đến 1
- Nêu cấu tạo số 6: 6 gồm 1 và 5, 5 và 1, 6 gồm 2 và 4, 4 và 2, 6 gồm 3 và 3
- Về học bài, viết số 6 
- Xem bài số 7
Thể dục: 
 Đội hình đội ngũ trò chơi vận động.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng, nhanh, trật tự và kỉ luật hơn giờ trước.
- Học xoay phải, xoay trái. Hs nhận biết đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh.
- Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại. Hs biết tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm- Phương tiện: 
- Trên sân trường bằng phẳng, Gv có một còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 1- Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Cả lớp tập hợp thành 2 hàng dọc 5 phút.
- Sau đó xoay sang 2 hàng ngang 2 phút.
- Đứng vỗ tay và hát 2 phút.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-2
 2- Phần cơ bản:
+ Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Sau mỗi lần Gv nhận xét, Hs giải tán rồi tập hợp lại- 3 lần 5 phút.
+ Học quay phải, quay trái:
- Hs xác định bên phải, bên trái. 8 phút
 Khẩu lệnh: ( Bên phải - quay)- Hs quay về bên phải 2 lần.
 ( Bên trái - quay)- Hs quay về bên trái 2 lần.
+ Ôn tổng hợp:
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. 5 phút.
- Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại 2 phút.
 3- Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay và hát 2 phút.
- Gv cùng Hs hệ thống lại bài học 1 phút.
- Gọi 1 tổ lên tập lại các động tác về đội hình đội ngũ. 1 phút.
- Gv nhận xét tiết học và tuyên dương những em học tốt.
- Về ôn lại quay phải, quay trái.
Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008
Tập viết: (2 tiết )
lễ, cọ, bờ, hổ,mơ,do,ta,thơ.
I- Mục tiêu
- Học sinh viết được các con chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, mơ, do,ta ,thơ đúng cỡ chữ, đúng nét.
- Rèn các em viết sạch đẹp cẩn thận, rèn cách lia bút đúng và viết liền nét
- Giáo dục các em tính cẩn thận
II- Đồ dùng dạy học
- Các chữ mẫu trong khung
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng viết: 
- Cẳ lớp viết hảng con: bé
 Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2/ Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài: Trong tuần qua các em đã học được các âm chữ va tiếng ứng dụng. Hôm nay cô cùng các em sẽ tập viết lại các chữ đã học, xem các em viết có đẹp không nhé
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng
- Gv viết mẫu lên bảng lớp, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình, độ cao và cách viết liền nét, cách viết dấu thanh. Chữ lễ đưa bút từ dòng kẻ thứ hai lên dòng kẻ thứ 5 để tạo thành nét sau đó hất nét móc ngược nối chữ ê cao 2 ô li dấu thanh ngã trên chữ ê
- Các chữ còn lại hướng dẫn như trên
b/ Hướng dẫn học sinh viết bảng con:
- Giáo viên cho hs viết từng chữ vào bảng con lễ ,cọ,bờ,hổ,mơ,do,ta,thơ và nhận xét sửa sai
 Nghỉ giữa tiết hát vui
Tập viết:
- hs viết vào bảng con từng chữ
- Mỗi lần 2 em lên viết
c) Viết vào vở tập viết
- Giáo viên hướng dẫn hs mở vở tập viết và viết bài
- Giáo viên đi từng bàn uốn nắn sứâi cho các em
- Xong giáo viên thu vở chấm tại lớp 10 em và nhận xét từng em
- Tuyên dương những em viết đẹp
IV. Củng cố Dặn dò:
- 4 em lên viết lại 4 tiếng trên bảng
- Về nhà tập viết nhiều cho đẹp
- 
Thủ công 
 Xé, dán hình vuông, hình tròn (t1)
I- Mục tiêu
- Học sinh làm quen với kĩ thuật xé, dán giấy để tạo hình
- Xé được hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn và biết cách dán cho cân đối
II- Chuẩn bị
- Giáo viên: Bài mẫu xé, dán hình vuông, hình tròn
 Hai tờ giấy màu khác nhau
 Hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay
- Học sinh: Giấy trắng có kẻ ô li, bút chì, thước kẻ
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2/ Dạy bài mới
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên cho hs xem bài xé, dán mẫu:
H: Các em hãy quan sát và tìm 1 số đồ vật có dạng là hình vuông, tròn?
- hs: Viên gạch hoa, khăn mùi xoa...
cái đĩa, vành xe đạp, vành nón
b) Giáo viên hướng dẫn mẫu: vẽ, xé hình vuông
- Giáo viên làm mẫu các thao tác vẽ và xé
+ Lấy tờ giấy màu đánh dấu và vẽ hình vuông .
+ Giáo viên làm thao tác xé từng cạnh một của hình vuông
- Xong gv lật mặt màu để các em quan sát.
- Gv hướng dẫn hs lấy giấy có ô li, đánh dấu vẽ hình vuông và xé dán hình
- Gv đi từng bàn và hd các em làm các thao tác: vẽ, xé hình
+ Vẽ và xé hình tròn:
- Giáo viên làm mẫu các thao tác vẽ và xé
+ Lấy tờ giấy màu lật mặt sau , đánh dấu và vẽ 1 hình vuông 
+ Xé hình vuông khỏi tờ giấy màu
+ Lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ, sau đó xé dần dần thành hình tròn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy giấy trắng có kẻ ô li, vẽ và xé hình tròn.
- Giáo viên quan sát gợi ý và hướng dẫn các em tập xé.
- hs quan sát giáo viên làm mẫu
- Học sinh tập làm các thao tác theo hướng dẫn của cô giáo
- Học sinh tập xé hình tròn theo hướng dẫn của cô giáo
c) Hướng dẫn dán hình:
- Sau khi xé được hình vuông hình tròn, ta sắp xếp hình cân đối trước khi dán
- Phải dán hình bằng một lớp hồ mỏng đều
- Giáo viên làm thao tác bôi hồ dán mẫu lên nền giấy trắng để học sinh quan sát
IV- Nhận xét - Dặn dò
- Nhìn chung các em vẽ và xé được hình vuông, hình tròn nhưng chưa đều tay.
- Về nhà chuẩn bị giấy màu, vở thủ công, hồ dán để tiết sau chúng ta thực hành. - Xé, dán hình vuông, hình tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN4~1.doc