Giáo án Khối 1 - Tuần 19 - Chuẩn KTKN

Giáo án Khối 1 - Tuần 19 - Chuẩn KTKN

Môn : Đạo đức

Bài : Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (t1)

I. Mục tiêu :

Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

Vui thích được ứng xử lễ phép với thầy giáo cô giáo.

II. Các kĩ năng sống cơ bản đơợc giáo dục trong bài :

- Kĩ năng giao tiếp/ứng xử lễ phép với thầy giáo cô giáo

III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai.

- Kĩ thuật động não.

IV. Chuẩn bị :

1. GV: VBT ĐĐ, vật dụng phục phụ tiểu phẩm.

2. HS : vở BTĐĐ

V. Hoạt động dạy và học :

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 - Tuần 19 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: ../01/2011
Môn : Đạo đức 
Bài : Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (t1)
I. Mục tiêu :
Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
Vui thích được ứng xử lễ phép với thầy giáo cô giáo.
II. Các kĩ năng sống cơ bản đơợc giáo dục trong bài :
- Kĩ năng giao tiếp/ứng xử lễ phép với thầy giáo cô giáo
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai.
- Kĩ thuật động não.
IV. Chuẩn bị :
1. GV: VBT ĐĐ, vật dụng phục phụ tiểu phẩm. 
2. HS : vở BTĐĐ
V. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
7’
7’
1 . Khởi động Hát
2 . Bài cũ : 
- Em cần làm gì để giữ trật tự trong trường, lớp học ?
- Nhận xét bài cũ
3 . Bài mới 
Tiết này các em học bài : Lễ phép, vâng lời thấy cô giáo.
a/ Hoạt động 1 : Phân tích tiểu phẩm 
- GV cho HS đóng tiểu phẩm – yêu cầu HS quan sát và cho biết nhân vật trong tiểu phẩm cư xử với cô giáo như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS phân tích tiểu phẩm :
* Cô giáo và các bạn HS gặp nhau ở đâu ?
* Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào ?
* Khi vào nhà bạn đã làm gì ?
* Vì sao cô giáo lại khen bạn ngoan và lễ phép ?
* Các em cần học tập ở bạn điều gì 
GV nhận xét – chốt : Khi thầy cô giáo đến thăm nhà thì các em phải lễ phép, lời nói nhẹ nhàng, thái độ vui vẽ,  Như vậy mới ngoan .
b/Hoạt động 2 : Trò chơi sắm vai 
- GV cho các cặp HS thảo luận tìm các tình huống ở BT 1, nêu cách ứng xử và phân vai.
- GV nhận xét – chốt : Khi thấy thầy cô ta phải lễ phép chào hỏi, và khi đưa hoặc nhận một vật gì đó từ tay thầy cô thì các em phải dùng 2 tay để nhận.
HS quan sát – thảo luận
HS trình bày
HS thảo luận – trình bày
HS thảo luận nhóm đôi.
7’
3’
1’
c/ Hoạt động 3 : HS làm việc theo nhóm
* Thầy cô thường khuyên bảo, dạy dỗ em những điều gì?
* Những điều đó có giúp ích gì cho em không ?
* Vậy để thực hiện tốt những điều thầy cô dạy, các em sẽ làm gì ?
- GV nhận xét – chốt : Hằng ngày thầy cô là người dạy dỗ cho các em những điều hay, lẽ phải để các em trở thành người tốt, để được mọi người yêu mến.
4/ Hoạt động 4 : Củng cố 
- Tại sao phải vâng lời thầy cô giáo ?
- GV nhận xét – giáo dục.
5. Tổng kết – dặn dò : 
- GV nhắc nhở hs thực hiện giao tiếp, ứng xử lễ phép với thầy giáo cô giáo.
- Chuẩn bị : Tiết 2.
- Nhận xét tiết học .
HS thảo luận
Đại diện HS trình bày
HS phát biểu
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Môn : Tiếng việt
Bài : Ăc -Âc
I. Mục tiêu :
Đọc được : ăc, âc, mắc áo , quả gấc; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ăc, âc, mắc áo , quả gấc.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa, tranh luyện nói.
Học sinh : ĐDHT, B con, VTV
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
5’
8’
10’
5’
5’
10’
10’
5’
1’
1.Khởi động Hát
2.Bài cũ Viết B : Hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc
 Đọc SGK trang trái, trang phải
 Nhận xét
3.Giới thiệu và nêu vấn đề 
Tiết này, chúng ta học vần ăc - âc
Hoạt động 1 : Dạy vần ăc
Gv ghi: ăc
 Đánh vần và đọc trơn	
Nêu cấu tạo vần ăc
Gắn B cài
Có ăc thêm m và dấu sắc cô được tiếng gì? 
Gắn B cài
Đánh vần và đọc trơn 
Phân tích mắc
GV treo tranh : tranh vẽ gì?
Ghi B : mắc áo
Đánh vần và đọc trơn
Đọc : ăc – mắc – mắc áo
 Hoạt động 2: Dạy vần âc 
Gv ghi : âc
So sánh ăc và âc
 Đánh vần và đọc trơn	
Nêu cấu tạo vần âc
Gắn B cài
 Co âc thêm g và dấu sắc cô được tiếng gì? 
Gắn B cài
Đánh vần và đọc trơn 
Phân tích gấc
GV treo tranh : tranh vẽ gì?
Ghi B : quả gấc
Đánh vần và đọc trơn
Đọc : âc – gấc – quả gấc
Gv hướng dẫn viết: ăc , gấc
 Gv viết mẫu - nêu quy trình
-Nhận xét
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng 
Gv giới thiệu từ ứng dụng: 
 Màu sắc giấc ngủ
 Ăn mặc nhấc chân
Gv đọc mẫu - Chỉnh sửa- nhận xét 
TIẾT2
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Gv yêu cầu HS mở SGK 
-Đọc vần, tiếng, từ đầu trang + Đọc từ ứng dụng 
Gv treo tranh 1, 2 : Tranh vẽ gì ? - Đọc từ 
Gv treo tranh 3: Tranh vẽ gì?
Giới thiệu câu ứng dụng :
 Những đàn chim ngói
Mặc áo màu nâu
Đeo cườm ở cổ
Chân đất hồng hồng
Như nung qua lửa.
 GV đọc mẫu – chỉnh sửa
Tìm tiếng có vần mới
Đọc trang trái, câu ứng dụng
Nhận xét 
Hoạt động 2 : Luyện viết 
GV gắn chữ mẫu : ăc –âc – mắc áo – quả gấc
Nêu khoảng cách giữa các chữ + tư thế ngồi viết 
Gv viết mẫu - nêu quy trình
Nhận xét
Hoạt động 3: luyện noi
Gv treo tranh : tranh vẽ gì?
Giới thiệu chủ đề luyện nói: Ruộng bậc thang
-Em thấy ruộng ở đâu ?
-Ruộng bậc thang khác gì so với ruộng em thấy ?
-Ruộng dùng để trồng loại cây gì?
-Vì sao phải làm ruông bậc thang?
-Muốn có hạt gạo để ăn ta phải làm gì ?
Nhận xét
Hoạt động 4 : củng cố
5. Tổng kết – dặn dò:
Học bài : ăc - âc
Chuẩn bị : uc – ưc
Nhận xét tiết học.
CN - ĐT
ă trước c sau
HS thực hiện
Hs nêu :mắc
HS thực hiện
CN –ĐT
Hs nêu:mờ trước ăc sau, dấu sắc trên ă
Cá nhân, đồng thanh
HS viết B con
Giống: c, khác â
CN -ĐT
â trước c sau
HS thực hiện
Hs nêu : gấc
HS thực hiện
CN –ĐT
Hs nêu:gờ trước âc sau, dấu sắc trên â
Hs nêu
CN- ĐT
2- 3 Hs
HS viết bảng
CN – ĐT
CN – ĐT
HS nêu 
HS nêu
Cá nhân, đồng thanh
HS nêu
HS viết vở
HS nêu : lúa
 HS nêu
Vì vùng đồinúi
cao,khó dẫn nước
HS nêu
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Môn : Thủ công
Bài : Gấp mũ calô (t1)
I. Mục tiêu :
 Biết cách gấp mũ calô bằng giấy.
 Gấp được mũ calô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
II. Chuẩn bị :
GV: cái ví gấp mẫu 
 HS : giấy màu, bút chì, hồ dán
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
5’
20’
5’
4’
1’
1 . Khởi động : Hát
2 . Bài cũ : GV kiểm tra ĐDHT
3 . Bài mới :
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét:
- Cho hs xem chiếc mũ calô mẫu
- Cho một em đội mũ để cả lớp quan sát, gây sự hứng thú của hs
- Đặt câu hỏi cho hs trả lời về hình dáng và tác dụng của mũ ca lô
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu :
- GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô
- GV hướng dẫn cách tạo hình vuông
- GV cho hs gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp
- Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo
- Gấp đôi hình để lấy đường dấu giữa, sao đó mở ra gấp hai bên vào đường dấu giữa
- Gấp một lớp giấy phần dưới của hình lênh sao cho sát với cạnh bên vừa gấp
- Lật hình ra mặt sau làm tương tự. Cho hs thực hành trên tờ giấy vở hs
Hoạt động 3 : Củng cố
- Chiếc mũ ca lô được gấp từ hình gì?
Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau thực hành.
- HS quan sát
- HS đội mũ
- HS trả lời
- HS quan sát từng bước gấp
- HS quan sát
- HS thực hành gấp mũ trên tờ giấy vở
- Từ hình vuông
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Môn : Toán
Bài : Mười một, mười hai
I. Mục tiêu :
 Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai, biết đọc , viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số ; 11 (12) gồm một chục và 1 (2) đơn vị.
II. Chuẩn bị :
1/ GV: ĐDDH : mô hình ,vật thật 
2/ HS : vở BTT
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
15’
1 . Khởi động : Hát
2 . Bài cũ : Hs đếm từ 0 đến 10
3 . Bài mới- Tiết này các em học bài Mười một, mười hai.
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu số 11, số 12. 
* Giới thiệu số 11 :
- Yêu cầu HS lấy 1 chục que tính và 1 que tính rời : Có tất cả bao nhiêu que tính ?
- GV ghi B : 11
- Đọc là : mười một.
- GV giới thiệu : số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 gồm có 2 chữ số 1 liền nhau.
- GV cho vài em nhắc lại.
* Giới thiệu số 12 :
- Yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời : Có tất cả mấy que tính ?
- GV ghi B : 12 - đọc là mười hai.
* Số 12 gồm có mấy chữ số ? Là những chữ số nào ?
- GV nhận xét – cho vài em nhắc lại.
- GV chốt : Số 12 gồm có 2 chữ số : chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 2 ở hàng đơn vị, chữ số 1 và chữ số 2 được viết liền nhau, chữ số 1 viết trước, chữ số 2 viết sau.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
HS lấy que tính 
11 que tính
HS quan sát
Đọc CN, lớp
Vài em nhắc lại
HS thực hiện
12 que tính
đọc CN – ĐT
gồm 2 chữ số : chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 2 ở hàng đơn vị.
Đọc CN – ĐT
19’
4’
1’
b/ Hoạt động 2 : Thực hành 
+ Bài 1 : Điền số thích hợp vào ô trống 
- GV hướng dẫn HS làm miệng – điền kết quả vào ô trống.
- GV nhận xét.
+ Bài 2 :Vẽ thêm chấm tròn ( theo mẫu )
- GV hướng dẫn HS làm – đại diện HS lên B sửa.
- GV nhận xét.
+ Bài 3 : Tô màu vào 11 ngôi sao và 12 quả táo.
- GV hướng dẫn HS đếm số ngôi sao và số quả táo và chọn màu để tô.
- GV nhận xét.
d/ Hoạt động 4 : Củng cố 
- GV tổ chức cho SH sửa BT4 qua hình thức tiếp sức – đội nào điền nhanh, chính xác sẽ thắng.
- GV nhận xét – tuyên dương.
5/ Tổng kết – dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Mười ba, mười bốn, mười lăm.
HS làm miệng nêu kết quả
HS làm bài vào vở
HS đếm số ngôi sao và số quả táo – tô màu
Đại diện các tổ lên thi
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Tự nhiên xã hội
Cuộc sống xung quanh (tiết 2)
I. Mục tiêu :
Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi hs ở.
Quan sát về cảnh vật và hoạt động của người dân địa phương.
Phân tích và so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh
Biết yêu quê hương đất nước.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: quan sát về cảnh vật và hoạt động của người dân địa phương.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích và so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển kĩ năng sống hợp tác trong công việc.
III. Các phương pháp kĩ thuật/dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Quan sát hiện trường/tranh ảnh.
- Thảo luận nhóm.
- Hỏi đáp trước lớp
IV. Chuẩn bị :
1. Gv: Tranh minh hoạ.
2. Hs : Sgk
V. Hoạt động dạy và học :
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1’
5’
10’
7’
5’
5’
1’
1 . Khởi động : Hát
2. Bài cũ : Em thường tham gia những hoạt động nào ở lớp?
 Vì sao em thích tham gia những hoạt động đó? 
 – Nhận xét
3. Bài mới:Tiết này các em học bài : Cuộc sống xung quanh T.2
Ho ... ìm tiếng mới
Đọc trang trái, câu ứng dụng -Nhận xét 
Hoạt động 2 : Luyện viết
GV gắn chữ mẫu : ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc
Nêu khoảng cách giữa các chữ + tư thế ngồi viết 
Gv viết mẫu + nêu quy trình, hướng dẫn viết từng dòng
 Nhận xét
Hoạt động 3: luyện nói
Gv treo tranh : tranh vẽ gì?
Giới thiệu chủ đề luyện nói:Tiêm chủng, uống thuốc
-Bạn trai trong tranh đang làm gì?
-Em thấy thái độ bạn như thế nào?
-Khi nào chúng ta phải uống thuốc?
-Hãy kể cho các bạn nghe em đã tiêm chủng và uống thuốc giỏi như thế nào? 
Nhận xét
4. Hoạt động 4 : củng cố
5. Tổng kết – dặn dò. Học : ôc - uôc
Chuẩn bị : iêc – ươc
Nhận xét tiết học.
 Hs viết 
Hs đọc
CN – ĐT
 ô trước c sau
HS thực hiện
Hs nêu : mộc
HS thực hiện
Hs nêu : mờ trước ôc sau, dấu nặng dưới ô
Cá nhân, đồng thanh
Tranh vẽ bác thợ mộc
CN- ĐT
2- 3 Hs
HS viết bảng con
Giống:c,khác : uô
CN – ĐT
uô trước c sau
HS thực hiện
Hs nêu : đuốc
HS thực hiện
Hs nêu: đờ trước uôc sau, dấu sắc trên ô
 Cá nhân, đồng thanh
Ngọn lửa
CN- ĐT
2- 3 Hs
HS viết bảng
CN – ĐT
Oc , ngôi nhà
Đọc cá nhân, đồng thanh.
Hs nêu
HS nêu
HS viết vở
Hs tự nói
 Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Môn : Học vần
Bài : Iêc- Ươc
I. Mục tiêu :
- Đọc được : iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Xiếc, múa rối , ca nhạc.
II. Chuẩn bị :
Gv : Tranh minh họa, tranh luyện nói. 
Hs : Bảng con, VTV
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
8’
8’
8’
10’
8’
5’
4’
1’
1.Khởi động Hát
2.Bài cũ Viết B : Con ốc, thuộc bài
Đọc SGK trang trái, trang phải
Nhận xét
3.Bài mới: 
Tiết này, chúng ta học vần iêc - ươc
Hoạt động 1 : Dạy vần iêc 
Gv ghi: iêc
 Đánh vần và đọc trơn	
Nêu cấu tạo vần iêc
Gắn B cài
Có iêc thêm x và dấu sắc cô được tiếng gì? 
Gắn B cài
-Phân tích xiếc
Đánh vần và đọc trơn
GV treo tranh : tranh vẽ gì?
Ghi B :xem xiếc
Đánh vần và đọc trơn
Đọc : iêc – xiếc – xem xiếc 
 Hoạt động 2: Dạy vần ươc 
Gv ghi :ươc 
So sánh iêc và ươc
Nêu cấu tạo vần ươc 
Đánh vần và đọc trơn
Gắn B cài
Có ươc thêm r và dấu sắc cô được tiếng gì? 
Gắn B cài
- Phân tích rước 
Đánh vần và đọc trơn
GV treo tranh : tranh vẽ gì?
->Ghi B : rước đèn 
Đánh vần và đọc trơn
Đọc : ươc- rước- rước đèn 
Gv hướng dẫn viết: ươc, rước
 Gv viết mẫu - nêu quy trình
-Nhận xét
 Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng 
Gv giới thiệu từ ứng dụng: 
cá diếc cái lược
công việc thước kẻ
Gv đọc mẫu
Tìm tiếng mang vần vừa học
Chỉnh sửa- nhận xét 
Thư giãn
TIẾT2
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Gv yêu cầu HS mở SGK 
-Đọc vần, tiếng, từ đầu trang + Đọc từ ứng dụng 
Gv treo tranh: Tranh vẽ gì ? 
Giới thiệu câu ứng dụng 
 Quê hương là con diều biếc
Chiều chiều con thả trên đồng 
Quê hương là con đò nhỏ
Em đềm khua nước ven sông.
GV đọc mẫu – chỉnh sửa
Tìm tiếng mới
Đọc trang trái, câu ứng dụng - Nhận xét 
Hoạt động 2 : Luyện viết
GV gắn chữ mẫu :iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn
Nêu khoảng cách giữa các chữ 
Nêu tư thế ngồi viết 
Gv viết mẫu + nêu quy trình, hướng dẫn viết từng dòng
Nhận xét
Hoạt động 3: luyện nói
Gv treo tranh : tranh vẽ gì?
Giới thiệu chủ đề luyện nói:Xiếc, múa rối, ca nhạc
-Em đã xem xiếc chưa? Em hãy kể cho các bạn cùng nghe 
-Múa rối thường thể hiện nội dung gì?
-Người biểu diễn xiếc, múa rối, ca nhạc gọi là gì?
- Em thích xem thểloại nào nhất?
Nhận xét
4. Hoạt động 4 : củng cố
Cho hs tim tiếng mới
5. Tổng kết – dặn dò
Học : uôc - ươc
Chuẩn bị : ach
Nhận xét tiết học
CN – ĐT
iê trước c sau
HS thực hiện
Hs nêu : xiếc
 HS thực hiện
Hs nêu : xờ trước iêc sau, dấu sắc trên ê
Cá nhân, đồng thanh.
Chú voi đang làm xiếc.
Cá nhân, đồng thanh.
 Hs viết bảng.
 Giống:c, khác: ươc
ươ trước c sau
CN, ĐT
HS thực hiện
Hs nêu : rước
HS thực hiện
rờ trước ươc sau, dấu sắc trên ơ
CN, ĐT
Các bạn đang chơi lồng đèn
CN- ĐT
Hs viết bảng.
CN – ĐT
Hs nêu:biếc, nước
Cảnh ở vùng nông thôn
CN, ĐT
HS tự nêu
Hs nêu
Hs viết bài vào vở
Hs nêu các lọai hình giải trí
HS tự nói theo suy nghĩ của mình.
hs tim tiếng mới
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Môn : Toán
Bài : Mười sáu, mười bảy,
mười tám, mười chín
I. Mục tiêu :
 Nhận biết được mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục vàmột số đơn vị(6, 7, ,8, 9); biết đọc, biết viết các số đó; điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số.
II. Chuẩn bị :
1/ GV: ĐDDH : mô hình ,vật thật 
2/ HS : vở BTT
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
5’
1 . Khởi động :Hát
2 . Bài cũ :
- Nêu cấu tạo các số : 13, 14, 15.
- GV nhận xét.
3 . Bài mới:
- Tiết này các em học bài Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín.
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu số16, 17, 18, 19. 
* Giới thiệu số 16 :
- Yêu cầu HS lấy 1 chục que tính và 6 que tính rời : Có tất cả bao nhiêu que tính ?
- GV ghi B : 16 và hỏi số này đọc như thế nào ?
- GV nhận xét.
- Nêu cấu tạo số 16 ?
* Giới thiệu số 17 :
- GV ghi B : 17 và hỏi Số 17 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ? Hãy lấy số que tính ứng với số 17 ?
- GV nhận xét.
* Giới thiệu số 18, 19 :
- GV hướng dẫn làm tương tự như số 16, 17.
- So sánh số16, 17, 18, 19 ?
- GV nhận xét.
HS lấy que tính 
16 que tính
muời sáu
16 gồm 1 chục và 6 đơn vị
Vài em nhắc lại
1 chục và 7 đơn vị
17 que tính
đọc CN – ĐT
Giống : đều có số chục giống nhau 
Khác nhau ở số đơn vị : 6, 7, 8, 9
19’
4’
1’
b/ Hoạt động 2 : Thực hành 
+ Bài 1 : Viết theo mẫu
- GV hướng dẫn HS làm – gọi HS lên B sửa
- GV nhận xét.
+ Bài 2 :Điền vào chỗ trống.
- GV hướng dẫn HS làm – đại diện HS lên B sửa.
- GV nhận xét.
+Bài 3:Nối mỗi tranh với một số 
Gv hướng dẫn hs làm.
+ Bài 4 : Điền số vào tia số.
- GV hướng dẫn HS làm miệng.
- GV nhận xét.
d/ Hoạt động 4 : Củng cố 
- GV tổ chức cho SH sửa BT 5 qua hình thức tiếp sức – đội nào điền nhanh, chính xác sẽ thắng.
- GV nhận xét – tuyên dương.
5/ Tổng kết – dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. BTVN : bài 3/ 6.
- Chuẩn bị : Hai mươi, hai chục.
HS làm bài vào vở
HS làm bài vào vở
HS làm miệng
Đại diện các tổ lên thi
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Môn : Tập viết
Bài : Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc,.
Mục tiêu : 
 Viết đúng các chữ: Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc,. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 2.
Chuẩn bị :
1/ GV : Chữ mẫu
2/ HS : bảng con , vở tập viết .
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
2’
10’
1 . Khởi động : hát 
2 . Bài cũ : GV nhận xét , thống kê điểm
3 . Bài mới:
 - Hôm nay các em luyện viết các chữ đã học trong tuần. 
a/ Hoạt động 1 : Viết bảng con 
- GV giới thiệu chữ mẫu : tuốt lúa, hạt thóc,màu sắc..
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết : 
HS viết bảng con
17’
3’
1’
b/ Hoạt động 2 : Viết vào vở 
- GV nêu nội dung viết : tuốt lúa, hạt thóc,màu sắc..
- Yêu cầu HS nêu lại tư thế ngồi khi viết bài.
- GV viết mẫu từng dòng .
4. Củng cố :
- GV thu vở chấm .
- Nhận xét – sửa sai
5.Tổng kết –dặn dò 
Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới.
HS nêu
HS viết bài vào vở.
Hs giỏi viết được đủ số dòng quy định
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Môn : Tập viết
Bài : Con ốc, đôi guốc, cá diếc,.
I. Mục tiêu :
Viết đúng các chữ: Con ốc, đôi guốc, cá diếc,,
 kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 2.
II. Chuẩn bị :
1/ GV : Chữ mẫu
2/ HS : bảng con , vở tập viết .
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
12’
1 . Khởi động : hát 
2 . Bài cũ : GV nhận xét , thống kê điểm
3 . Bài mới:
 - Hôm nay các em luyện viết các chữ đã học trong tuần. 
a/ Hoạt động 1 : Viết bảng con 
- GV giới thiệu chữ mẫu : con ốc, đôi guốc, cá diếc,..
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết : 
HS viết B con
18’
3’
1’
b/ Hoạt động 2 : Viết vào vở 
- GV nêu nội dung viết : con ốc, đôi guốc, cá diếc,..
- Yêu cầu HS nêu lại tư thế ngồi khi viết bài.
- GV viết mẫu từng dòng .
c/ Hoạt động 3 : Củng cố 
- GV thu vở chấm .
- Nhận xét – sửa sai
5.Tổng kết –dặn dò :
Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới.
HS nêu
HS viết bài vào vở.
Hs giỏi viết được đủ số dòng quy định.
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: /01/2011
Môn : Toán
Bài : Hai mươi. Hai chục
I. Mục tiêu :
 Nhận biết được số 20 gồm 2 chục ; biết đọc, viết số 20; phân biệt số chục , số đơn vị.
II. Chuẩn bị :
1/ GV: ĐDDH : mô hình ,vật thật 
2/ HS : vở BTT
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
5’
1 . Khởi động :Hát
2 . Bài cũ : 
- Nêu cấu tạo các số : 16, 17, 18, 19.
- Nêu cách viết số 16, 17, 18, 19.
- GV nhận xét.
3 . Bài mới :
- Tiết này các em học bài: Hai mươi, hai chục.
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu 20 
- Yêu cầu HS lấy 10 que tính, rồi lấy thêm 10 que nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính ?
- GV nhận xét – chốt : Như vậy ta được hai mươi que tính. Hai mươi cô có cách gọi khác là hai chục.
- GV cho vài em nhắc lại.
 - GV ghi B : 20
* Hãy phân tích số 20 ?
* Nêu cách viết số 20 ?
- GV nhận xét – cho HS viết B con.
* Nêu cấu tạo số 20 ?
- GV nhận xét.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
HS lấy que tính 
20 que tính
đọc CN, ĐT
HS quan sát
20 có số 2 đứng trước, số 0 đứng sau
Viết từ trái sang phải, viết số 2 trước, số 0 liền sau.
HS viết B con
20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
Đọc CN - ĐT
19’
4’
1’
b/ Hoạt động 2 : Thực hành 
+ Bài 1 : Viết các số từ 10 đến 20’ từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó. 
- GV hướng dẫn HS làm – gọi HS lên B sửa
- GV nhận xét.
+ Bài 2 :Trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS làm – đại diện HS lên B sửa.
- GV nhận xét.
+ Bài 3 : Viết số vào tia số.
- GV hướng dẫn HS làm .
* Số liền sau của 12 là số mấy ?
- Gv hướng dẫn tương tự các bài còn lại.
- GV nhận xét.
d/ Hoạt động 4 : Củng cố 
- GV tổ chức cho SH sửa BT 4 qua trò chơi Tìm đường về nhà. Đội nào về nhanh và sớm nhất sẽ thắng..
- GV nhận xét – tuyên dương.
5/ Tổng kết – dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị : Phép cộng dạng 14 + 3.
HS làm bài vào vở
HS làm bài vào vở
HS làm miệng
Hs trả lời
Các tổ thi đua.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 19 CKT KNS 3 cot.doc