Giáo án khối 1 - Tuần 26 năm học 2008

Giáo án khối 1 - Tuần 26 năm học 2008

Tập đọc

 Bàn tay mẹ

A- Mục đích yêu cầu:

 1. Hs đọc trơn cả bài. Chú ý phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng. Biết nghỉ hơi khi gặp dấu chấm.

 2. Ôn các vần an, at; tìm được các tiếng có vần an, vần at.

 3. Hiểu các từ ngữ trong bài: rám nắng, xương xương.

 - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.

 - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.

B- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc.

- Bộ chữ.

 

doc 115 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 1 - Tuần 26 năm học 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
 Bàn tay mẹ
A- Mục đích yêu cầu:
 1. Hs đọc trơn cả bài. Chú ý phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng... Biết nghỉ hơi khi gặp dấu chấm.
 2. Ôn các vần an, at; tìm được các tiếng có vần an, vần at.
 3. Hiểu các từ ngữ trong bài: rám nắng, xương xương.
 - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.
 - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.
B- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc. 
- Bộ chữ.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc bài trong sgk và trả lời câu hỏi 1, 2 trong sgk.
 - Gv nhận xét.
II- Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
 2. Hướng dẫn hs luyện đọc:
 a. Gv đọc mẫu bài văn.
 b. Hs luyện đọc:
 * Luỵên đọc tiếng, từ ngữ:
 - Luyện đọc các tiếng, từ khó: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
 - Phân tích tiếng: yêu, nắng, xương.
 - Gv giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương.
 * Luyện đọc câu:
 - Đọc từng câu trong bài.
 - Đọc nối tiếp câu trong bài.
 - Luyện đọc câu: Đi làm về, mẹ lại đi chợ,... giặt một chậu tã lót đầy.
 * Luyện đọc đoạn bài.
 - Luyện đọc nối tiếp đoạn.
 - Thi đọc trước lớp cả bài.
 - Nhận xét, tính điểm thi đua.
 - Đọc đồng thanh toàn bài.
 3. Ôn các vần an, at.
 a. Tìm tiếng trong bài có vần an.
 - Yêu cầu hs tìm nhanh.
 - Đọc từ tìm được: bàn tay.
 - Phân tích tiếng bàn.
 b. Tìm tiếng ngoài bài có vần an, vần at.
 - Đọc mẫu trong sgk.
 - Gv tổ chức cho hs thi tìm đúng, nhanh những tiếng, từ có vần an, vần at.
Tiết 2
 4. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói:
 a. Tìm hiểu bài:
 - Đọc câu hỏi 1.
 - Đọc nối tiếp 2 đoạn đầu.
 + Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?
 - Đọc yêu cầu 2.
 - Luyện đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ.
 - Thi đọc toàn bài.
 b. Luyện nói:
 - Nhìn tranh 1 thực hành hỏi đáp theo mẫu.
 - Thực hành hỏi đáp theo các tranh 2, 3, 4.
 - Yêu cầu hs tự hỏi đáp.
Hoạt động của hs:
- 2 hs đọc và trả lời.
- Hs theo dõi.
- Vài hs đọc.
- Vài hs nêu.
- Hs đọc nhẩm.
- Mỗi hs đọc 1 câu nối tiếp nhau.
- Vài hs đọc.
- Hs đọc thi nhóm 3 hs.
- Hs đọc cá nhân, tập thể.
- Hs nêu.
- Cả lớp đọc.
- Hs tìm và nêu.
- Vài hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- 1 hs đọc.
- Hs thi đua theo tổ.
- 1 hs.
- 2 hs
- 1 vài hs nêu.
- 1 hs đọc.
- Vài hs đọc.
- 3 hs đại diện 3 tổ đọc.
- 2 hs thực hiện.
- 3 cặp hs thực hiện.
- Vài cặp hs.
5. Củng cố, dặn dò:
 - Đọc lại toàn bài.
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Dặn hs về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị cho bài
Toán
Bài 97: Các số có hai chữ số
A- Mục tiêu: Bước đầu giúp hs:
 - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 50.
 - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng toán.
 - 4 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
 Gv chữa bài kiểm tra và nhận xét.
II- Bài mới:
 1. Giới thiệu các số từ 20 đến 30:
 - Gv hướng dẫn hs lấy 2 chục que tính rồi lấy thêm 3 que tính nữa.
 - Gv giới thiệu: Hai chục và ba là hai mươi ba.
 - Gv giới thiệu cách viết số: 23
 - Gọi hs đọc.
 - Tương tự gv hướng dẫn hs nhận ra số lượng, đọc, viết các số từ 21 đến 30.
 - Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1:
 + Phần b chỉ yêu cầu hs viết các số từ 19 đến 30.
 + Gọi hs đọc các số từ 19 đến 30 và từ 30 đến 19.
 2. Giới thiệu các số từ 30 đến 40:
 - Gv hướng dẫn hs nhận biết số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự các số từ 30 đến 40 tương tự như với các số từ 20 đến 30.
 - Gv hướng dẫn hs làm bài tập 2.
 + Yêu cầu hs viết số từ 30 đến 39.
 + Gọi hs đọc bài. Lưu ý cách đọc các số: 31, 34, 35.
 3. Giới thiệu các số từ 40 đến 50:
 - Gv hướng dẫn hs nhận biết số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự các số từ 40 đến 50 tượng tự như với các số từ 20 đến 30.
 - Gv hướng dẫn hs làm bài tập 3:
 + Yêu cầu hs viết các số từ 40 đến 50.
 + Đọc các số trong bài. 
- Lưu ý cách đọc các số: 41, 44, 45.
 + Yêu cầu hs kiểm tra bài.
 - Bài tập 4:
 + Đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu hs tự viết các số vào ô trống.
 - Đọc các dãy số theo thứ tự xuôi, ngược.
Hoạt động của hs:
- Hs tự lấy.
- Vài hs đọc.
- Hs nêu số và đọc số.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs tự làm bài.
- 1 hs lên bảng làm.
- Vài hs đọc.
- Hs nêu và đọc số.
- Hs tự làm bài.
- Vài hs đọc.
- Hs nêu và đọc số.
- Hs tự làm bài.
- Vài hs đọc.
- Hs đổi vở kiểm tra.
- 1 hs đọc.
- Hs làm bài tập.
- 3 hs lên bảng làm.
- Vài hs đọc.
III- Củng cố, dặn dò:
 - Gv nnhận xét giờ học.
 - Dặn hs về nhà làm bài tập.
Đạo đức
Bài 12: Cảm ơn và xin lỗi (Tiết 1)
I- Mục tiêu:
 1. Hs hiểu:
 - Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.
 - Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
2. Hs biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
3. Hs có thái độ:
- Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp.
- Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II- Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng để hóa trang khi chơi sắm vai.
- Các nhị hoa và cánh hoa để chơi trò chơi Ghép hoa.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1.
 - Yêu cầu hs quan sát tranh ở bài tập 1, trả lời:
 + Các bạn trong tranh đang làm gì?
 + Vì sao các bạn lại làm như vậy?
- Gv kết luận:
 + Tranh 1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
 + Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn.
 2. Hoạt động 2: Hs thảo luận nhóm bt 2.
 - Gv chia nhóm và yêu cầu hs thảo luận bt 2.
 - Trình bày nôị dung thảo luận.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - Kết luận: + Tranh 1, 3 cần nói lời cảm ơn.
 + Tranh 2, 4 cần nói lời xin lỗi.
 3. Hoạt động 3: Đóng vai.
 - Gv giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
 - Yêu cầu hs lên đóng vai trước lớp.
 + Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm.
 + Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn?
 + Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi?
 - Gv chốt lại: + Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
+ Cần nói xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
Hoạt động của hs:
- Hs quan sát tranh.
- Vài hs nêu.
- Vài hs nêu.
- Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.
- Đại diện các nhóm nêu.
- Hs nêu.
- Thảo luận và phân vai.
- Hs lên đóng vai.
- Vài hs nêu.
- 1 vài hs nêu.
- Vài hs nêu.
IV- Củng cố, dặn dò:
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Dặn hs thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết.
Thứ ba ngày 11 tháng 3 năm 2008
Toán
Bài 98: Các số có hai chữ số (Tiếp theo)
A- Mục tiêu: Bước đầu giúp hs:
 - Nhận biết số lượng, đọc, viết các số từ 50 đến 69.
 - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 đến 69.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng học toán.
 - 6 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính rời.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
 - Viết và đọc các số từ 24 đến 36.
 - Viết và đọc các số từ 35 đến 46.
 - Viết và đọc các số từ 39 đến 50.
 - Gv nhận xét và cho điểm.
II- Bài mới:
 1. Giới thiệu các số từ 50 đến 60:
 - Yêu cầu hs quan sát hình vẽ trong sgk và nêu số chục, số đơn vị của số 54.
 - Yêu cầu hs lấy 5 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 que tính rời.
 - Gọi hs nêu số que tính.
 - Gv hướng dẫn hs đọc số 51.
 - Gv làm tương tự với các số từ 52 đến 60.
 - Hướng dẫn hs làm bài tập 1.
 + Viết các số từ 50 đến 59.
 + Đọc các số trong bài.
 2. Giới thiệu các số từ 61 đến 69:
 - Gv hướng dẫn hs làm tương tự như giới thiệu các số từ 50 đến 60.
 - Gv yêu cầu hs làm bài tập 2.
 - Đọc các số từ 60 đến 70.
 - Hướng dẫn hs làm bài tập 3.
 + Yêu cầu hs viết các số còn thiếu vào ô trống theo thứ tự từ 30 đến 69.
 - Đọc lại các số trong bài.
 3. Gv hướng dẫn hs làm bài tập 4:
 - Gọi hs đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu hs tự kiểm tra bài rồi điền đ, s vào ô trống cho phù hợp.
 - Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.
Hoạt động của hs:
- 1hs
- 1 hs
- 1hs.
- Vài hs nêu.
- Hs tự lấy.
- 1 vài hs nêu.
- Hs đọc cá nhân, tập thể.
- Hs nêu số và đọc số.
- Hs tự viết.
- 1 hs lên bảng viết.
- Vài hs đọc.
- Hs nêu số và đọc số.
- Hs tự làm bài.
- 1 hs lên bảng làm.
- Vài hs đọc.
- Hs tự làm bài.
- 1 hs lên bảng làm.
- Vài hs đọc.
- 1 hs đọc.
- Hs tự làm bài.
- 1 hs lên bảng làm.
- Hs kiểm tra chéo.
III- Củng cố, dặn dò:
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Dặn hs về nhà làm bài tập.
Chính tả
Bàn tay mẹ
A- Mục đích yêu cầu:
 - Hs chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bàn tay mẹ.
 - Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần an hoặc at, điền chữ g hoặc gh?
B- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần chép.
 - Bảng phụ viết các bài tập 2, 3.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
 - Điền n hay l?
 ...ụ hoa ; Con cò bay ...ả bay ...a ...
 - Gọi Hs đọc lại các từ trên bảng.
 - Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
 1. Hướng dẫn hs tập chép:
 - Đọc đoạn văn cần chép.
 - Tìm và viết những tiếng dễ sai trong bài.
 - Tập chép đoạn văn vào vở.
 - Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.
 - Gv chấm 6 bài, nhận xét.
 2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
 a. Điền vần: an hay at?
 - đọc yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu hs tự làm bài.
 (kéo đàn, tát nước...)
 - Nhận xét, chữa bài.
 b. Điền chữ: g hay gh?
 - Yêu cầu hs tự làm bài.
 (nhà ga, các ghế...)
 - Đọc lại các tiếng trong bài.
Hoạt động của hs:
- 2 hs lên bảng làm.
- Vài hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Hs viết bảng con.
- Hs tự viết.
- Hs tự chữa lỗi.
- 1 hs đọc.
- Hs làm bài tập.
- 4 hs lên bảng làm.
- Hs nêu.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài tập.
- 4 hs lên bảng làm.
- Vài hs đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Yêu cầu hs về nhà chép lại bài.
Tập viết
 Tô chữ hoa C
A- Mục tiêu:
 - Hs biết tô chữ hoa C.
- Viết đúng các vần an, at; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc- chữ thường, cỡ vừa đúng kiểu; đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Chữ mẫu.
 - Bảng con.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
 - Gv đọc cho hs viết: sao sáng, mai sau.
 ... c học tốt.
4. Hoạt động 4: Dặn dò:
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. 
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2008
Toán
Bài 115: Các ngày trong tuần lễ
A- Mục tiêu: Giúp hs: 
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ. Nhận biết 1 tuần có 7 ngày.
- Biết gọi tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hằng ngày. 
- Bước đầu làm quen với lịch học tập trong tuần. 
B- Đồ dùng dạy học:
 Một quyển lịch bóc hằng ngày và 1 bảng thời khóa biểu.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
1. Giới thiệu các ngày trong tuần lễ:
a. Gv giới thiệu cho hs quyển lịch bóc hằng ngày, chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi: 
+ Hôm nay là thứ mấy?
b. Gọi hs đọc hình vẽ trong sgk.
- Một tuần có mấy ngày? Là những ngày nào?
c. Gv chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi: Hôm nay là ngày bào nhiêu?
2. Thực hành:
a. Bài 1: - Đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu hs tự làm bài. 
- Đọc kết quả. 
- Nhận xét, bổ sung. 
b. Bài 2: - Đọc yêu cầu. 
- Gv cho hs làm bài. 
- Nhận xét, bổ sung. 
- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài. 
c. Bài 3: Đọc thời khóa biểu của lớp em. 
- Yêu cầu hs đọc TKB.
- Cho hs chép lại TKB vào vở. 
Hoạt động của hs:
- Hs quan sát. 
- Vài hs nêu. 
- Vài hs đọc. 
- Vài hs nêu. 
- Vài hs nêu. 
- 1 hs đọc. 
- Hs làm bài. 
- Vài hs đọc. 
- Hs nêu. 
- 1 hs đọc. 
- Hs làm bài. 
- 2 hs lên bảng làm. 
- Hs nêu. 
- Hs đổi chéo kiểm tra. 
- 1 hs đọc yc. 
- Vài hs đọc. 
- Hs tự chép. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà làm bài tập.
Tập đọc
Người bạn tốt
A- Mục đích, yêu cầu:
 1. Hs đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. Tập đọc các đoạn đối thoại. 
2. Ôn các vần uc, ut;
- Tìm được tiếng có vần uc, ut.
- Nói câu chứa tiếng chứa vần uc hoặc ut.
 3.- Hiểu nội dung bài.
 Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc; thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt.
B- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng bài Mèo con đi học và trả lời các câu hỏi: 
+ Mèo con kiếm cớ gì để định trốn học?
+ Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học?
 - Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
 2. Luyện đọc:
 a. Gv đọc mẫu bài.
 b. Hs luyện đọc:
 - Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.
 + Cho hs ghép từ: ngượng nghịu.
 - Luyện đọc các câu trong bài.
 - Đọc câu dề nghị của Hà và câu trả lời của cúc.
 - Tập đọc câu: Hà thấy vậy... trên lưng bạn và câu: Cúc đỏ mặt... cảm ơn Hà.
 - Luyện đọc cả bài:
 + Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.
 + Gọi hs đọc cả bài.
 + Đọc đồng thanh cả bài.
 3. Ôn các vần uc, ut.
 a. Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut.
 b. Nói câu chứa tiếng có vần uc, vần ut.
Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
 a. Tìm hiểu bài:
 - Cho hs đọc đoạn 1
 + Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?
- Cho hs đọc đoạn 2.
 + Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
- Gọi hs đọc lại bài.
+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
 b. Luyện nói:
 - Nêu yêu cầu luyện nói: Kể về người bạn tốt của em.
- Cho hs tập kể theo cặp.
- Gọi hs kể trước lớp.
Hoạt động của hs:
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Vài hs đọc.
- Hs tự ghép.
- Hs đọc nt từng câu.
- Vài hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Vài hs đọc.
- 3 hs đọc.
- Cả lớp đọc. 
- 1 vài hs nêu.
- Hs các tổ thi đua nêu.
- 1 hs đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 vài hs nêu. 
- 1 hs đọc. 
- Vài hs nêu.
- 1 hs đọc.
- Vài hs nêu.
- 1 hs nêu. 
- Hs kể theo cặp.
- Vài hs kể trước lớp.
5. Củng cố, dặn dò:
 - Cho hs đọc lại cả bài.
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Dặn hs về nhà, nhìn tranh minh họa, kể lại các việc 2 bạn nhỏ đã giúp nhau như thế nào.
Thủ công
Bài 22: Cắt, dán hình hàng rào đơn giản
I- Mục tiêu:
- Hs biết cách cắt các nan giấy.
- Hs cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mẫu các nan giấy và hàng rào.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán...
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
- Gv cho hs quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào.
+ Nhận xét số nan đứng? Số nan ngang?
+ Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô?
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Gv thao tác từng bước để hs quan sát:
+ Lật mặt trái của nan giấy, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau.
+ Cắt theo các đường thẳng cách đều nhau sẽ được các nan giấy.
3. Hoạt động 3: Thực hành:
- Cho hs cắt các nan giấy theo các bước.
- Gv quan sát, giúp đỡ hs hoàn thành sp.
Hoạt động của hs:
- Hs quan sát. 
- Vài hs nêu. 
- Vài hs nêu. 
- Hs quan sát. 
- Hs tự kẻ và cắt các nan giấy.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2008
Kể chuyện
Sói và Sóc
A- Mục đích, yêu cầu:
 - Hs hào hứng nghe gv kể chuyện Sói và Sóc.
- Hs nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Sau đó phân vai kể lại câu chuyện.
 - Hs hiểu ra Sóc là con vật thông minh nên thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa truyện trong sgk.
- Mặt nạ Sói và Sóc.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Kể chuyện Niềm vui bất ngờ.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Gv kể chuyện.
- Gv kể lần 1 để hs biết câu chuyện.
- Gv kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa.
3. Hướng dẫn hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Quan sát tranh 1, đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
- Gọi hs kể đoạn 1.
- Các tranh 2, 3, 4 thực hiện tương tự nt.
- Nhận xét phần kể chuyện của bạn.
4. Hs phân vai kể toàn truyện:
- Gv chia nhóm, yêu cầu hs kể theo cách phân vai.
- Nhận xét.
5. Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện.
- Sói và Sóc, ai là người thông minh? Hãy nêu 1 việc chứng tỏ sự thông minh đó.
- Gv chốt lại: Sóc là nhân vật thông minh...
Hoạt động của hs:
- 2 hs kể.
- 1 hs nêu.
- Hs lắng nghe.
- Hs nghe để nhớ câu chuyện.
- Hs tập kể theo cặp.
- Hs đại diện 3 tổ thi kể.
- Hs nêu.
- Vài nhóm hs kể.
- Hs nêu.
- Vài hs nêu.
6. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả
Mèo con đi học
A- Mục đích, yêu cầu: 
 - Hs chép lại chính xác8 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học. 
- Điền đúng vần iên hay in và các chữ r, d hay gi.
 B- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viêt sẵn 8 dòng thơ đầu của bài Mèo con đi học.
- Bảng phụ viết bài tập 2, 3.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Hướng dẫn hs tập chép.
 - Đọc bài viết.
 - Tìm và viết những chữ khó trong bài
 - Gv nhận xét, sửa sai.
 - Gv cho hs chép bài vào vở.
 - Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.
 - Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.
 - Gv chấm bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn hs làm bài tập.
 a. Điền vần: iên hay in?
 - Yêu cầu hs làm bài: (Đàn kiến đang đi. Ông đọc bảng tin.)
 - Nhận xét bài làm.
 - Đọc lại bài làm.
 b. Điền chữ: r, d hay gi?
 - Yêu cầu hs tự làm bài: (Thầy giáo dạy học. Bé nhảy dây. Đàn cá rô lội nước.)
- Nhận xét bài làm.
 - Đọc lại bài làm đúng.
Hoạt động của hs:
- Vài hs đọc.
- Hs viết bảng con. 
- Hs tự viết bài vào vở. 
- Hs tự soát lỗi. 
- Hs đổi chéo kiểm tra. 
- 1 hs nêu yêu cầu. 
- Hs làm bài tập. 
- 2 hs lên bảng làm. 
- Hs nêu. 
- Vài hs đọc. 
- 1 hs nêu yêu cầu. 
- Hs làm bài tập. 
- 3 hs lên bảng làm. 
- Hs nêu. 
- Vài hs đọc. 
4. Củng cố, dặn dò:
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.
Toán
Bài 116: Cộng, trừ (ko nhớ) trong phạm vi 100
A- Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100.
- Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm đơn giản.
- Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ.
B- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
- 1 tuần lễ có mấy ngày? Là những ngày nào?
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
1. Bài 1: Tính nhẩm:
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Nêu cách trừ nhẩm.
- Đọc kq và nhận xét.
2. Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Cho hs tự làm bài.
3. Bài 3: Đọc đầu bài.
- Nêu tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu hs tự giải bài toán.
Bài giải:
Số que tính hai bạn có là:
35+ 43= 78 (que tính)
 Đáp số: 78 que tính
4. Bài 4: Đọc bài toán. 
- Nêu tóm tắt bài toán. 
- Yêu cầu hs giải bài toán.
Bài giải:
Lan hái được số bông hoa là:
68- 34= 34 (bông hoa)
 Đáp số: 34 bông hoa
- Cho hs nhận xét.
Hoạt động của hs:
- 2 hs nêu. 
- 1 hs nêu yc. 
- Hs làm bài. 
- 3 hs lên bảng làm. 
- 1 hs nêu
- Hs đọc và nêu.
- 1 hs đọc yêu cầu. 
- Hs làm bài. 
- 3 hs lên bảng làm bài. 
- 1 hs đọc. 
- 1 hs nêu. 
- Hs tự giải bài toán. 
- 1 hs đọc. 
- 1 hs nêu. 
- Hs tự giải bài toán. 
- Hs nêu.
III- Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học. 
- Dặn hs về nhà làm bài tập.
Tập viết
Tô chữ hoa P
A- Mục đích, yêu cầu:
 - Hs biết tô chữ hoa P.
 - Viết các vần ưu, ươu; các từ ngữ: con cừu, ốc bươu theo mẫu chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu; đều nét.
B- Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
 - Viết các từ: chải chuốt, cuộc thi, rét buốt, thuộc bài.
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
 2. Hướng dẫn tô chữ cái hoa.
 - Gv cho hs quan sát chữ hoa P.
 - Gv viết mẫu và nêu quy trình viết.
 - Nêu lại cách viết các nét của chữ P.
 3. Hướng dẫn hs viết vần, từ ứng dụng.
 - Đọc các vần, từ ứng dụng trong bài
 - Nêu cách viết các vần và từ ứng dụng.
 - Luyện viết trên bảng con.
 - Gv nhận xét, sửa sai.
 4. Hướng dẫn hs viết vở tập viết.
 - Cho hs tô chữ hoa P và viết bài.
 - Luyện viết các vần, từ ứng dụng.
Hoạt động của hs:
- 2 hs viết bảng.
- Hs quan sát.
- Hs quan sát.
- Vài hs nêu. 
- Vài hs đọc.
- Vài hs nêu.
- Cả lớp viết.
- Hs tự viết.
5. Củng cố, dặn dò:
 - Gv chấm, chữa bài cho hs.
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Dặn hs về nhà viết bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 26 30.doc