Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 09

Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 09

Học vần ( 2 tiết)

BÀI 35 : UÔI – ƯƠI

I.Mục tiêu:

- Đọc được: uôi, ươi, nải chuối , múi bưởi ,đọc được từ, câu ứng dụng trong bài học .

- Viết đúng được uôi ,ươi, nải chuối, múi bưởi

 -Phát triển lời nói theo chủ đề chuối, bưởi, vú sữa.(Giảm 1đến 3câu)

-Học sinh yêu thích môn học .

II. Đồ dùng dạy học:

- GV : Bộ đồ dùng dạy học vần,tranh SGK,tranh minh họa từ khóa và phần luyện nói - HS :Bộ đồ dùng học vần , bảng con,vở BTTV

III- Các hoạt động dạy học :

1- Kiểm tra bài cũ .

- Gọi học sinh đọc bài 34 : ui, ưi

-Đọc từ:đồi núi, múi bưởi,

 Gửi thư, bụi tre

- Nhận xét , ghi điểm .

2- Bài mới .

HĐ1: Giới thiệu bài .( chuyển từ bài cũ sang bài mới )

HĐ2: Dạy vần .

* Dạy vần uôi.

a- Nhận diện vần .

- Giới thiệu vần uôi.( ghi bảng )

H: Vần uôi có mấy âm ghép lại ? nêu vị trí các âm .?

- Cho học sinh ghép vần uôi.

- Đọc mẫu : u-ô- i – uôi.

- Cho HS đọc cá nhân, nhóm,

-GV nhận xét chỉnh sửa

b- Ghép, đọc tiếng chuối .

 

docx 33 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 09", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 
Sáng Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
..
Mĩ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
..
Học vần ( 2 tiết)
BÀI 35 : UÔI – ƯƠI
I.Mục tiêu: 
- Đọc được: uôi, ươi, nải chuối , múi bưởi ,đọc được từ, câu ứng dụng trong bài học .
- Viết đúng được uôi ,ươi, nải chuối, múi bưởi
 -Phát triển lời nói theo chủ đề chuối, bưởi, vú sữa.(Giảm 1đến 3câu)
-Học sinh yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bộ đồ dùng dạy học vần,tranh SGK,tranh minh họa từ khóa và phần luyện nói - HS :Bộ đồ dùng học vần , bảng con,vở BTTV
III- Các hoạt động dạy học :
1- Kiểm tra bài cũ .
- Gọi học sinh đọc bài 34 : ui, ưi
-Đọc từ:đồi núi, múi bưởi,
 Gửi thư, bụi tre
- Nhận xét , ghi điểm .
2- Bài mới .
HĐ1: Giới thiệu bài .( chuyển từ bài cũ sang bài mới )
HĐ2: Dạy vần .
* Dạy vần uôi.
a- Nhận diện vần .
- Giới thiệu vần uôi.( ghi bảng )
H: Vần uôi có mấy âm ghép lại ? nêu vị trí các âm .?
- Cho học sinh ghép vần uôi.
- Đọc mẫu : u-ô- i – uôi.
- Cho HS đọc cá nhân, nhóm, 
-GV nhận xét chỉnh sửa
b- Ghép, đọc tiếng chuối .
 -Có vần uôi các em ghép âm ch trước vần uôi và dấu sắc trên vần uôi xem được tiếng gì ?
- Cho học sinh phân tích tiếng : chuối.
- Đọc mẫu : chờ –uôi – sắc chuối .
- Cho học sinh đọc cá nhân , nhóm .
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ nải chuối 
H : em cho biết đây là trái gì ? để nguyên một nhóm quả như thế này gọi là gì ?
* Dạy vần ươi ( qui trình tương tự ) 
ươi- bưởi – múi bưởi .
- Sau khi học 2 vần GV cho học sinh so sánh 2 vần mới 
.H : các em vừa học 2 vần gì ? Em hãy so sánh 2 vần đó ?
HĐ3 : Đọc từ ngữ ứng dụng 
- Ghi 4 từ ngữ lên bảng .
 Tuổi thơ túi lưới
 Buổi tối tươi cười 
- Khuyến khích học sinh tìm vần mới trong các từ ngữ .
- Cho học sinh đọc cá nhân, nhóm .
- Giải thích các từ ngữ .
HĐ4 : Tập viết .
 GV hướng dẫn quy trình viết .
- Viết mẫu trên bảng lớp : uôi , ươi , nải chuối , múi bưởi .
- Cho học sinh viết vào bảng con .
- Nhận xét , HD học sinh chỉnh sửa lỗi chữ viết.
- Nhận xét tiết học , cho học sinh nghỉ giữa tiết .
- 2-3 học sinh đọc bài .
- Nhắc tên bài học cũ : ui , ưi 
-Học sinh viết bảng con
- Nhận diện , ghép vần uôi.
- Vần uôi có 3 âm ghép lại : u-ô-i
- Đọc cá nhân , nhóm .
-Học sinh ghép vần uôi
-HS theo dõi
-Cá nhân, nhóm đọc 
- Ghép tiếng : chuối.
- Tiếng chuối có âm ch ghép với vần uôi dấu sắc trên đầu vần uôi.
-Tiếng chuối
- Đọc cá nhân , nhóm ,
- Học sinh nêu từ : quả chuối.
- Vần uôi và vần ươi giống nhau đều kết thúc bằng âm i, khác nhau bắt đầu bằng : uô. ươ.
-Lớp đọc thầm 
- 2 học sinh thi đua tìm và gạch chân dưới vần : uôi, ươi .
- Đọc các từ ngữ .
-Viết bảng con
- Học sinh quan sát 
- Nắm vững qui trình viết .
- Tập viết vào bảng con .
- Chỉnh sửa lỗi chữ viết .
- Nghỉ giữa tiết ( hát 1 bài )
 TIẾT 2 : LUYỆN TẬP 
HĐ1 : Luyện đọc .
a- Cho học sinh đọc bài tiết 1.
- Chỉnh sửa phát âm cho học sinh ( chú ý rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh yếu )
b- Đọc câu ứng dụng .
- Cho học sinh quan sát , nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng 
-H : Em thấy trong tranh có gì ?
Để biết mọi người trong tranh đang làm gì các em đọc thầm câu ứng dụng .
- Cho học sinh đọc thầm .
- Gọi một số học sinh đọc trước lớp .
- GV đọc mẫu .
c- Luyện đọc cả bài .
- Cho học sinh đọc cá nhân .
- Đọc cả lớp 1 lần .
HĐ2 : Luyện viết .
- Cho học sinh viết bài vào vở tập viết .
- Nhắc nhở tư thế ngồi , cách trình bày bài viết.
- Cho học sinh đổi vở , kiểm tra bài .
HĐ3 : Luyện nói .
- Cho hs đọc tên bài luyện nói .
* Gợi ý :
- Trong tranh vẽ gì ?
- Có 3 loại quả này , em thích loại trái nào ?
-Vườn nhà em trồng những loại cây nào ?
- Chuối chín có màu gì ? vú sữa chín có màu gì ?
- Em đã được ăn những loại quả nào hãy kể cho các bạn cùng nghe .
HĐ4: Củng cố – dặn dò .
- Cho học sinh đọc toàn bài ( có thể thi đọc ) 
- Nhận xét giờ học .
- Dặn hsọc sinh ôn bài , xem trước bài 36 
- Đọc cá nhân , nhóm .
- Nhận xét bạn đọc , giúp bạn chỉnh sửa cách đọc .
- Tranh vẽ 2 người , bé và 1 người lớn .
- Đọc cá nhân ( đọc thầm )
- Đọc cá nhân , nhóm .
- Đọc thi đua giữa các nhóm .
- Cả lớp đọc 1 lần 
- Viết bài vào vở .
-Chuối, bưởi, vú sữa
-Quả bưởi, chuối, vú sữa
-Em thích cả ba loại quả này
Chuối chín có màu vàng, vú sữa chín có màu tím 
- 2-3 học sinh đọc cả bài .
 .
Chiều
 Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
(Có tích hợp nội dung giáo dục & BVMT- Mức độ tích hợp liên hệ)
I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Kể về những hoạt động trò chơi mà em thích.
- Biết đi đứng và ngồi học đúng cách, đúng tư thế
* Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể,vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Hình vẽ ở bài 9 SGK
- HS: SGK tự nhiên xã hội, vở bài tập tự nhiên xã hội
III- Các hoạt động dạy học :
1- Kiểm tra bài cũ .
- GV gọi HS trả lời câu hỏi
H :Muốn cơ thể khoẻ mạnh, mau lớn ta phải ăn uống như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá bài cũ
2-Dạy bài mới .
Khởi động 
* GV hướng dẫn cách chơi, vừa nói vừa làm mẫu:
- Khi quản trò hô: “Máy bay đến” người chơi phải ngồi xuống
- Khi quản trò hô “Máy bay đi” người chơi phải đứng lên
- Ai làm sai sẽ bị thua
GV cho HS chơi trò chơi
* Kết luận: Ngoài những lúc học tập, chúng ta cần nghỉ ngơi bằng các hình thức giải trí. Bài học hôm nay giúp các em biết cách nghỉ ngơi đúng cách
GV ghi bảng và cho HS nhắc lại đề bài
HĐ1: Thảo luận ( theo cặp )
* Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
-Hàng ngày các em chơi trò gì?
-GV ghi tên các trò chơi lên bảng
H :Theo em hoạt động nào có lợi, hoạt động nào có hại cho sức khoẻ?
* Bước 2:Kiểm tra kết quả thảo luận
H :Theo em ta nên chơi những trò chơi gì để có lợi cho sức khoẻ?
H :Khi chơi chúng ta phải chú ý điều gì? 
HĐ2 : Làm việc với SGK
 *Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
GV hướng dẫn HS quan sát các hình 20, 21 trong SGK. 
- Bạn nhỏ đang làm gì?
-Nêu tác dụng của việc làm đó?
HS trao đổi và thảo luận
*Bước 2: kiểm tra kết quả hoạt động. 
GV gọi một số HS trong các nhóm phát biểu. Các bạn khác bổ sung, nhận xét
=> Khi làm việc nhiều và học hành quá sức chúng ta cần nghỉ ngơi. Nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng lúc, đúng cách sẽ có hại cho sức khoẻ. Vậy thế nào là nghỉ ngơi hợp lí? 
HĐ3: Củng cố , dặn dò .
- Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào? 
- Hướng dẫn HS thực hành ở nhà, nghỉ ngơi đúng cách
- Chuẩn bị cho tiết học sau
- Học sinh trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
-ăn uống đủ chất dinh dưỡng 
-Học sinh lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- HS tham gia chơi và thống nhất hình thức phạt 
- HS lắng nghe
- HS học theo nhóm
- HS trao đổi và phát biểu 
- Khi chơi cần chú ý an toàn , tránh tai nạn
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung 
- HS lắng nghe,nêu ý kiến phát biểu 
- Cần nghỉ ngơi bằng những trò chơi phù hợp , bổ ích
-Khi làm việc mệt mỏi hoặc hoạt động quá sức
Tiếng việt
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “uôi – ươi”
- Củng cố kĩ năng đọc và viết vần chữ, từ có chứa vần “uôi – ươi”
- Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học 
- Giáo viên: Hệ thống bài tập, tranh vẽ các bài tập
- Học sinh: Bảng con, vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : uôi – ươi
- Viết: uôi – ươi, nải chuối, múi bưởi.
-GV nhận xét cho điểm
Hoạt động 2: Ôn và làm VBT
Đọc:
- Gọi HS yếu đọc lại bài: uôi, ươi.
-GV nhận xét cho điểm
- Gọi HS đọc thêm: gói muối, nuôi gà, chả rươi, mười giờ
Viết:
- Đọc cho HS viết uôi, ôi, ươi, ơi, ưi, ui, buổi tối, tuổi thơ, túi lưới, tươi cười.
* Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần uôi, ươi.
- Cho HS làm vở bài tập trang 36:
- HS tự nêu yêu cầu và làm bài tập nối từ.
- Hướng dẫn HS yếu đánh giá và để đọc được tiếng, từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: bè nứa, trôi xuôi, cá đuối, túi lưới.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
-GV nhận xét 
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- 8 học sinh đọc bài 
- Lớp viết bảng con 
- Học sinh yếu đọc bài : Hùng, Lê Anh, Phí Tùng,Nga,Ngọc.
-Cá nhân, nhóm, lớp đọc đồng thanh 
- Học sinh viết bảng con 
- Thi đua tìm tiếng có vần uôi, ươi.
- Nhà bà nuôi thỏ
 Mẹ muối dưa
 Bè nứa trôi xuôi 
-Cá nhân, nhóm đọc 
-Học sinh viết: 1 dòng buổi tối
 1 dòng túi bưởi
- Học sinh đọc nhanh các từ vừa điền 
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: TẬP TẦM VÔNG
l. Mục tiêu
- Học sinh tiếp tục ôn lại trò chơi Tập tầm vông ,Qua trò chơi rèn luyện khả năng phán đoán, sự khéo léo , nhanh nhẹn. 
-Lòng say mê thể dục thể thao 
ll. Chuẩn bị 
 -Hai em mỗi em cầm1 viên sỏi hoặc một vật nhỏ nào đó có thể dấu trong nắm tay .
lll. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ :
 Một số viên sỏi
 Sân bãi dọn sạch sẽ
 2. Bài mới :
 -GV phổ biến nội dung yêu cầu buổi học
- Cho HS tập hợp thành 2 hàng dọc rồi cho quay thành hàng ngang quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một
- GV cho HS đọc thuộc mấy câu đồng dao:
“ Tập tầm vông
 Tay nào không
Tay nào có
Tập tầm vó
Tay nào có
 Tay nào không”
- GV nêu tên trò chơi
- GV làm mẫu và giải thích trò chơi.
- Cho 1 hàng chơi thử ( theo lệnh thống nhất của GV) chưa đọc đồng dao
- Cho cả lớp chơi chính thức mỗi hàng được dấu sỏi và đoán 2 lần.
- GV cho HS chơi kết hợp với đọc đồng dao.
 3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn cho HS tự chơi ngoài giờ ở trường và nhà.
- HS xếp hàng theo hướng dẫn
- HS đọc bài đồng dao
- HS quan sát
- HS chơi thử
- Cả lớp chơi
- HS chơi kết hợp đọc đồng dao
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Sáng Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 Sau bài học, giúp HS củng cố về phép cộng với số 0
 + Thuộc bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5
 + So sánh các số và tính chất của phép cộng. 
 (Khi đổi chỗ các số trong một phép cộng thì kết quả không thay đổi)
 + Số nào cộng với 0 thì bằng chính số đó 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán . Phấn màu, bìa ghi ... ấy 2 chấm tròn , bớt đi 1 chấm tròn ( GV gắn 2 chấm tròn và hỏi GV bớt đi 1 chấm tròn và hỏi. Vậy cô còn mấy chấm tròn?”
Cho HS nêu lại bài toán.
GV hỏi: Vậy 2 bớt 1 còn mấy? ( còn 1)
Ai có thể thay từ “bớt” bằng một từ khác được nào? ( cho đi, bỏ đi, cất đi, trừ đi  )
Vậy ta có thể nói: “ Hai trừ đi một bằng một”
Như vậy hai trừ một được viết như sau:
 2 –1 = 1
Hình thành phép trừ : 3 – 1
-GV đưa ra 3 bông hoa và hỏi có mấy bông hoa?Cô bớt đi một bông còn lại mấy bông?
Ta có thể làm phép tính như thế nào? 
GV ghi bảng 3 – 1 = 2 
GV giới thiệu tranh vẽ 3 con ong, bay đi 2 con ong và cho HS nêu bài toán
Cho 1 HS nêu bài toán, 1 HS trả lời
GV ghi bảng: 3 – 2 = 1
* GV chỉ vào các phép tính vừa lập được và nói : Đây là bảng trừ trong phạm vi 3 cô trò chúng ta vừa lập được.
Cho HS đọc lại toàn bộ các phép tính
 2- 1= 1
 3 – 1 = 2
 3 – 2 = 1
HĐ3 : Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách giáo khoa 
Bài 1:Tính 
- Cho HS nêu yêu cầu bài 1
GV hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 3 để làm bài
HS làm bài và sửa bài
Bài 2: Tính 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài 2
HS làm bài, GV uốn nắn sửa sai
Chú ý viết kết quả thẳng cột 
-HS nêu yêu cầu bài 3
GV cho HS nhìn tranh và nêu bài toán.
Lưu ý hs : cần dùng từ “ còn lại “ trong câu hỏi bài toán 
Cho HS cài phép tính vào bảng cài
 3. Củng cố – dặn dò
GV cho HS đọc lại các phép trừ trong phạm vi 3
- Cho HS chơi hoạt động nối tiếp 
Nhận xét tiết học
4 em lên bảng làm
Sửa bài nhận xét
- Chú ý lắng nghe , nhắc tên bài học 
HS trả lời câu hỏi
- Có 2 chấm tròn , bớt đi 1 chấm tròn còn lại 1 chấm tròn .
- Hai bớt đi một còn một 
- Cho đi , bớt đi, bỏ đi , trừ đi
-HS nhắc lại: 2 – 1 = 1
HS trả lời câu hỏi: ba bông hoa bớt đi một bông hoa còn lại 2 bông hoa .
HS đọc lại 3-1 =2 
 3- 1 = 3 
-HS làm cá nhân 
 Nhìn hình vẽ nêu bài toán .( có ba con 
chim ong bay đi hai con ong .hỏi còn mấy con ong )
HS đọc lại 3-2 =1
- đọc cá nhân , nhóm 
-HS đọc các phép tính cho thuộc
HS làm bài vào VBT
Đổi vở để sửa bài
- 2- 4 học sinh tập nêu bài toán .
HS 
-Trên cành cây có 3 con chim 2 con bay đi . Hỏi còn lại mấy con ?
-HS làm bài 
-HS đọc lại bảng trừ
-HS chơi hoạt động nối tiếp
TẬP VIẾT
XƯA KIA ; MÙA DỨA ; NGÀ VOI
I.Mục tiêu: 
 - Viết đúng chữ : xưa kia , mùa dưa , ngà voi , .. kiểu chữ viết thường , cỡ vừa theo vở tập viết 1.
 - HS khá , giỏi viết đủ số chữ , số dòng trong vở tập viết .
 - Rèn thói quen giữ vở sạch , chữ đẹp .
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : Bảng phụ .chữ mẫu 
 - HS : bảng con , vở tập viết 
III- Các hoạt động dạy học :
 1- Kiểm tra bài cũ .
- Kiểm tra vở tập viết ở nhà của học sinh .- GV đọc yêu cầu học sinh viết từ : cua bể .
- Nhận xét , sửa bài cho học sinh .
 2- Dạy bài mới .
HĐ1 : giới thiệu bài . ( trực tiếp )
HĐ2: Hướng dẫn viết .
a- Quan sát , nhận xét chữ mẫu .
GV viết mẫu
- Cho học sinh đọc chữ mẫu , nhận xét về cỡ chữ , ..
b- HD viết .
- Vừa nêu qui trình viết , vừa viết mẫu lên bảng lớp .
Xưa kia , ngà voi, mua dưa , gà mái .
c- Cho học sinh tập viết vào bảng lớp .
- Quan sát hướng dẫn sửa lỗi chữ viết .
HĐ3 : luyện viết .
- Cho học sinh viết bài vào vở tập viết .
- Nhắc nhở học sinh chỉnh sửa tư thế ngồi , cách đặt vở 
- Quan sát , hướng dẫn thêm cho học sinh yếu , động viên các em hoàn thành bài viết .
HĐ4 : Chấm , chữa bài .
- chấm nhận xét một số bài .
-Đặt vở lên bàn , kiểm tra lẫn nhau .
-Viết vào bảng con .
-Sửa lỗi chữ viết .
-Chú ý lắng nghe .
Nhận xét cỡ chữ , mẫu chữ .
-Nắm vững qui trình viết .
Tập viết vào bảng con .
HS viết sai , tự sửa lỗi chữ viết .
-Viết bài vào vở tập viết lớp 1 tập 1 .
-Tự kiểm tra bài viết .
TẬP VIẾT
ĐỒ CHƠI ; TƯƠI CƯỜI ; NGÀY HỘI.
 I.Mục tiêu: 
 - Viết đúng các chữ : tươi cười , đồ chơi , vui vẻ , ngày hội .
 - Có thói quen giữ vở sạch chữ đẹp. 
 -Rèn học sinh ham thích học tập.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : bảng phụ .chữ mẫu 
 - HS : bảng con , vở tập viết .
 III- Các hoạt động dạy học :
 HĐ1 : Giới thiệu bài .
 - Tiết học này các em tiếp tục luyện tập kĩ năng viết đúng , đẹp qua bài tập viết : đồ chơi , tươi cười 
HĐ2 : Hướng dẫn viết .
a- Cho học sinh quan sát , nhận xét chữ mẫu .
- Cho học sinh đọc chữ mẫu , nhận xét cỡ chữ , mẫu chữ .
b- HD qui trình viết .
- GV vừa HD qui trình viết , vừa viết mẫu trên bảng lớp .
c- Cho học sinh tập viết vào bảng con .
- Quan sát nhận xét hướng dẫn HS chỉnh sửa chữ viết .
HĐ3 : luyện viết .
- Cho học sinh viết bài vào vở . 
- Quan sát , hướng dẫn thêm cho học sinh yếu , động viên các em hoàn thành bài viết ,
- Khuyến khích học sinh khá , giỏi luyện kĩ năng viết đúng , đẹp viết đẹp .
HĐ4 : Thi tài .
- Tổ chức cho học sinh thi viết đúng đẹp .
- Mổi tổ cứ 1-2 học sinh tham gia thi tài .
- Nhận xét , công bố kết quả thi tài .
* Củng cố – dặn dò .
- Nhận xét tiết học .dặn học sinh về luyện viết ở nhà .
Chú ý lắng nghe .
Đọc mẫu bài 
Quan sát , nhận xét chữ mẫu .
Nhắc lại qui trình viết .
-Tập viết bài vào bảng con .
-Luyện viết bài vào vở .
-đổi vở , kiểm tra bài viết .
-Mỗi tổ cử bạn tham gia thi tài .
- Nhận xét bài viết của các bạn , bình chọn bài viết đúng, đẹp nhất .
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I.Mục tiêu: 
- Ôn một số kĩ năng đội hình, đội ngũ, yêu cầu thực hiện chính xác, nhanh.
- Làm quen với trò chơi “ Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu biết tham gia trò chơi.
- Rèn cho HS yêu thích môn thể dục
II. Chuẩn bị
- Trên sân trường
- Dọn vệ sinh sân tập
III. Các hoạt động dạy và học
Phần mở đầu
- GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30 -40m
- Đi thường theo 1 hàng dọc
- Ôn trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”
Phần cơ bản
a, Ôn tư thế cơ bản 2 lần
- Đưa 2 tay ra trước
- Đưa 2 tay dang ngang
- Đưa 2 tay lên cao chếch chữ V
b, Tập phối hợp 3 động tác 2 lần
c, Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng đứng nghiêm, nghỉ, 
- GV sửa sai.
Phần kết thúc
- Cho HS đứng vỗ tay hát
- GV hệ thống lại bài học, nhận xét giờ
- Về nhà ôn lại bài
- HS tập hợp 2 hàng dọc và báo cáo sĩ số nghe GV phổ biến yêu cầu
- HS thực hành
- HS chơi trò chơi
- HS thực hành
Chiều
 Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 - Củng cố bảng trừ trong phạm vi 3, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Thực hiện tính trừ trong phạm vi 3 thành thạo, biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính.
- Say mê học toán
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập – Bảng con
III- Các hoạt động dạy học :
 Kiểm tra bài cũ
- Làm bảng con: 2-1= , 3-1=, 3-2=
-GV nhận xét bài cho điểm
Bài mới
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Nêu cách làm bài?
- Cho HS làm vào VBT
- Chú ý mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
Bài 2: Nêu cách làm?
- GV nhận xét kết luận
Bài 3: Nêu cách làm?
 3 - 2
 3 - 2
 3 - 2
 1 2 3
Bài 4: Cho HS quan sát tranh trong VBT nêu bài toán?
- Từ đó nêu phép tính đúng
Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài.
3 học sinh lên bảng làm
- Tính cộng và trừ
- HS làm và chữa bài
1 + 2 = 3 – 1 = 1 + 1 =
3 – 2 = 3 – 2 = 2 – 1 =
3 – 1 = 2 – 1 = 3 – 1 =
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS làm bài vào bảng con
- HS giơ bảng
- Nối phép tính với số thích hợp
- HS tự nêu đề bài, chẳng hạn: Trên bờ có 3 con ếch, 1 con nhảy xuống ao. Hỏi trên bờ còn mấy con ếch?
- HS làm và chữa bài
3
-
1
=
2
Thể dục
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Ôn một số kĩ năng đội hình, đội ngũ, yêu cầu thực hiện chính xác, nhanh.
- Làm quen với trò chơi “ Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu biết tham gia trò chơi.
- Rèn cho HS yêu thích môn thể dục
II. Chuẩn bị
- Trên sân trường
- Dọn vệ sinh sân tập
III. Các hoạt động dạy và học
Phần mở đầu
- GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Giậm chân đếm theo nhịp
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30 -40m
- Đi thường theo 1 hàng dọc
- Ôn trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”
Phần cơ bản
a, Thi tập hợp hàng dọc , dóng hàng đứng nghiêm nghỉ 
-Mỗi tổ một lần , do giáo viên chỉ huy 
-Chọn vị trí và hô từng tổ ra tập hợp sau đó cùng HS cả lớp nhận xét đánh giá xếp loại . Giáo viên nhận xét đánh giá chung 
b, Ôn dàn hàng ,dồn hàng 
Lần 1: giáo viên dàn hàng , sau đó cho dồn hàng 
Lần 2: dàn hàng xong GV cho tập các động tác . Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản 
-Tư thế cơ bản : 2 đến 3 lần 
GV nêu động tác , sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác 
Phần kết thúc
- Cho HS đứng vỗ tay hát
- GV hệ thống lại bài học, nhận xét giờ
Giáo viên cùng học sinh cả lớp vỗ tay khen ngợi 
- Về nhà ôn lại bài
- HS tập hợp 2 hàng dọc và báo cáo sĩ số nghe GV phổ biến yêu cầu
- HS thực hành
- HS chơi trò chơi
- HS thực hành, làm đúng động tác 
Cho học sinh xung phong lên trình diễn 2 động tác 
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Học sinh thấy được những ưu – khuyết điểm trong tuần qua. Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác chấp hành mọi nội quy của lớp, trường.
-Nhắc các em ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm.
-Nhắc nhở các em đi học đúng giờ
-Đến lớp mang đầy đủ sách vở 
II. Các hoạt động
Các tổ trưởng nhận xét của tổ mình
Giáo viên nhận xét
 * Ưu điểm : 
 Nề nếp: - Đi học đều và đúng giờ
 - Vệ sinh sạch sẽ ăn mặc gọn gàng, không có HS nghỉ học
 - Truy bài đầu giờ tốt
 - Thể dục giữa giờ đều
 -Trang phục đầy đủ 
 Học tập: * Ưu điểm 
 -Các em đều có ý thức học tập tốt
 - Đa số các em học bài và thuộc bài đầy đủ 
 -Đã có tiến bộ trong tuần : Em Minh, Tùng 
 * Nhược điểm : - Bên cạnh đó còn có em chưa thuộc bài như em Hiếu , Hùng .
 Đồ dùng học tập còn một số em quên không mang đến lớp như em : Ngọc, Hiếu Ngọc Anh, Quân, Hương
 - Vẫn còn hiện tượng ăn quà vặt 
Phương hướng
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Tuyên dương những em chăm học, ngoan ngoãn, có kết quả tốt.
- Nhắc nhở những em chưa chịu khó học, chậm, trong lớp hay mất trật tự.
-Nhắc nhở những em vẫn còn đi học muộn giờ sau đi đúng giờ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 9.docx