Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 10

Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 10

Học vần

BÀI 39: AU- ÂU

I.Mục tiêu:

-Học sinh nắm được cấu tạo của vần au,âu , cây cau , cái cầu , từ và câu ứng dụng .Viết được : au , âu, cây cau cái cầu .

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Bà cháu

-Học sinh yêu thích môn học .

II. Đồ dùng dạy học:

- GV : Bộ đồ dùng dạy học vần ,tranh minh họa sách giáo khoa .

- HS : Bộ đồ dùng học vần , bảng con .

III- Các hoạt động dạy học :

1- Kiểm tra bài cũ .

- Gọi học sinh đọc bài 38 : eo , ao

- GV đọc yêu cầu học sinh viết .ngôi sao.

- Nhận xét , ghi điểm .

2- Dạy bài mới .

HĐ1 : Giới thiệu bài . ( trực tiếp )

HĐ2 : Dạy vần .

* Vần au .

a- Nhận diện vần .

ghi vần au , cho học sinh nhận diện vần .

H : vần au có mấy âm ghép lại ? nêu vị trí các âm ?

- Cho học sinh đánh vần đọc .

- Chỉnh sửa phát âm cho học sinh .

b- Ghép tiếng , đọc tiếng , từ có vần au .

-L: có vần au các em ghép thêm âm r đứng trước vần au xem được tiếng gì ?

- Cho học sinh đánh vần , đọc tiếng rau .

Đọc mẫu : rờ – au – rau .

 

docx 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
Sáng 
Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Mĩ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
.
Học vần
BÀI 39: AU- ÂU
I.Mục tiêu: 
-Học sinh nắm được cấu tạo của vần au,âu , cây cau , cái cầu , từ và câu ứng dụng .Viết được : au , âu, cây cau cái cầu .
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Bà cháu 
-Học sinh yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bộ đồ dùng dạy học vần ,tranh minh họa sách giáo khoa .
- HS : Bộ đồ dùng học vần , bảng con .
III- Các hoạt động dạy học :
1- Kiểm tra bài cũ .
- Gọi học sinh đọc bài 38 : eo , ao 
- GV đọc yêu cầu học sinh viết .ngôi sao. 
- Nhận xét , ghi điểm .
2- Dạy bài mới .
HĐ1 : Giới thiệu bài . ( trực tiếp ) 
HĐ2 : Dạy vần .
* Vần au .
a- Nhận diện vần .
ghi vần au , cho học sinh nhận diện vần .
H : vần au có mấy âm ghép lại ? nêu vị trí các âm ?
- Cho học sinh đánh vần đọc .
- Chỉnh sửa phát âm cho học sinh .
b- Ghép tiếng , đọc tiếng , từ có vần au .
-L: có vần au các em ghép thêm âm r đứng trước vần au xem được tiếng gì ?
- Cho học sinh đánh vần , đọc tiếng rau .
Đọc mẫu : rờ – au – rau .
- Giới thiêu từ : cây rau ( cho học sinh quan sát trực quan nêu từ cây rau )
- Cho học sinh đọc từ ngữ : cây rau .
- Cho học sinh đọc kết hợp : au – rau – cây rau .
* Vần âu . ( qui trình tương tự ) 
- Cho học sinh nhận diện ,ghép vần , tiếng , đọc : âu – cầu – cái cầu .
* So sánh vần au với âu .
H : Hôm nay các em học vần gì ? Em hãy so sánh 2 vần đó ? 
HĐ3 : Đọc từ ứng dụng .
- GV ghi các từ ứng dụng lên bảng .
 Rau cải châu chấu 
 Lau sậy sáo sậu 
- Khuyến khích học sinh tìm nhanh vần mới trong các từ ứng dụng .
- Cho học sinh đọc các từ ứng dụng .
- Giải thích các từ ngữ .
-GV nhận xét chỉnh sửa
HĐ4 : Tập viết :
- Hướng dẫn qui trình viết kết hợp viết mẫu lên bảng : au , âu , cây rau , cái cầu .
- Cho học sinh viết vào bảng con .
- Nhận xét, hướng dẫn học sinh chỉnh sửa chữ viết .
* Nhận xét tiết học – nêu yêu cầu tiết 2 .
2-3 hs đọc bài 
- Cả lớp viết vào bảng con .
- Chú ý lắng nghe .
- Vần au có 2 âm ghép lại , âm a đứng trước , âm u đứng sau .
 -Đọc cá nhân , nhóm 
- Ghép tiếng : rau .
- Đánh vần , đọc trơn .
- Quan sát tranh nêu từ cây rau .
- Đọc cá nhân , nhóm .
- HS thực hiện tương tự qui trình vần au .
- Vần au và âu .
+ Giống nhau : đều kết thúc bằng âm : u .
+ Khác nhau : vần au bắt đầu bằng a, vần âu bắt đầu bằng â .
- 2 học sinh thi đua tìm và gạch chân vần mới trên bảng .-
- Đọc cá nhân , nhóm 
-Lớp đọc đồng thanh.
- Nắm vững qui trình viết .
- Tập viết vào bảng con , chỉnh sửa chữ viết .
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
HĐ1: Luyện đọc .
a- Luyện đọc bài tiết 1 .
- Cho học sinh luyện đọc cá nhân , nhóm. 
- Chỉnh sửa phát âm cho học sinh .
b- luyện đọc câu ứng dụng .
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa , nhận xét .
- Cho học sinh đọc câu ứng dụng .
- GV đọc mẫu .
c- Đọc toàn bài . 
- Cho học sinh đọc cá nhân , nhóm , cả lớp .
HĐ2 : Luyện viết .
- HD viết bài vào vở tập viết : au ,âu , cây cau , cái cầu .
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi , cách trình bày bài viết 
- Cho học sinh viết bài vào vở .
- Quan sát , hướng dẫn thêm cho hs yếu , động viên các em hoàn thành bài viết .
HĐ3 : Luyện nói .
- Cho học sinh đọc tên bài luyện nói .
* Gợi ý :
H : Trong tranh em thấy có những ai ?
H : Bà và cháu đang làm gì ?
H : ở nhà bà thường dạy bảo cho em những gì ?
H : Bà em có hay kể chuyện cho em nghe không ? Đó là chuyện gì ?
GV : Để bà được vui lòng em phải học tập thật giỏi và vâng lời mọi người .
- HD học sinh luyện tập cách nói , diễn đạt trôi chảy trước lớp các ý kiến của mình . 
HĐ4 : Củng cố – dặn dò .
- Cho học sinh đọc toàn bài .
- nhận xét tiết học dặn học sinh ôn bài . 
- Đọc cá nhân , nhóm
- Nhận xét bạn đọc , giúp bạn chỉnh sửa cách đọc .
- Quan sát nhận xét tranh : Trong tranh có chú chim đang đậu trên cây , cành cây có rất nhiều quả chín .
- Đọc câu ứng dụng : Đọc cá nhân , nhóm 
- 2-5 học sinh đọc toàn bài .
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần .
- HS sử dụng vở tập viết .
- Viết bài vào vở tập viết .
- HS đọc tên bài luyện nói : Bà cháu .
Có bà và hai cháu
-Bà đang kể chuyện cho cháu nghe
-Bà dạy em phải ngoan , lễ phép với người trên
-Học sinh lắng nghe
Thi đọc cá nhân
..
Chiều Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I.Mục tiêu: 
 - Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác quan.
 - Khắc sâu hiểu biết về thực hành vệ sinh hằng ngày. Các hoạt động, các thức ăn có lợi cho sức khoẻ.
 - Rèn cho HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh thân thể
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi, hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai.
- HS: hồ, giấy to, kéo
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Kể những hoạt động nghỉ ngơi, giải trí có lợi cho sức khỏe của em?
- Đi, đứng, ngồi học như thế nào là đúng tư thế? 
-Gv nhận xét 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hoạt động 3: Khởi động
- Trò chơi “ Chi chi chành chành”
Hoạt động 4: Nêu tên các bộ phận của cơ thể
- Nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
- Cơ thể người gồm mấy phần?
- Ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể?
- Thấy bạn chơi súng cao su em khuyên bạn thế nào, vì sao?
- Thấy bạn lấy vật cứng chọc vào tai, em khuyên bạn điều gì, vì sao?
Chốt: Các bộ phận của cơ thể chúng ta đều quan trọng, chúng ta phải biết bảo vệ cơ quan đó.
Hoạt động 5: Kể lại việc vệ sinh cá nhân hàng ngày
- Hàng ngày từ sáng đến lúc đi ngủ em làm những công việc gì cho bản thân?
- Gợi ý những em yếu: Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ, buổi trưa em thường ăn gì, em có đánh răng rửa mặt trước khi đi ngủ không?
Chốt: Nêu lại những việc vệ sinh cá nhân hàng ngày nên làm để HS nhớ
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò
- Thi kể tên nhanh những bộ phận của cơ thể người 
- Kể nhanh những việc vệ sinh cá nhân nên làm.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau : Gia đình
- 2 em nêu
- Ngồi ngay ngắn
- Nêu yêu cầu bài học
- Hoạt động cá nhân
- Mắt, tai, tay, đầu
- 3 phần: đầu, mình, tay chân
- Nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, nóng lạnh bằng tay
- Không chơi súng vì có thể bắn vào mắt bạn
- Tự trả lời
-Học sinh lắng nghe 
- Hoạt động theo cặp
- Thảo luận theo cặp từ 2 đến 3 hoạt động, sau đó trình bày.
- Thức dậy lúc 6 giờ, ăn cháo
- Có thể tự nêu
-Cho học sinh thi đua xem em nào kể nhanh 
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu: 
 -Học sinh tiếp tục ôn lại cách đọc và viết vần, chữ “au, âu”
 -Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “au, âu”
- Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Hệ thống bài tập. Trnh vẽ các bài tập 
 -HS : Vở bài tập tiếng việt, bảng con.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: au, âu
- Viết: au, âu, rau cải, lau sậy
-GV nhận xét cho điểm 
Hoạt động 2: Ôn và làm VBT
Đọc:
- Gọi HS yếu đọc lại bài: au, âu
- Gọi HS đọc thêm: mưa mau, bãi sau, ba phơi cau, cháu bé, bồ câu, sâu rau, dưa hấu.
Viết:
- Đọc cho HS viết : au , ua, âu, ây, uôi, ươi, ui, ưi, cây cau, cái cầu, lá rau, củ ấu, quả bầu
* Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi)
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần au, âu.
- Cho HS làm VBT trang 40
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng, từ cần nối
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và GV giải thích một số từ mới: rau má, trái sấu, lá trầu
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn
- Nhận xét giờ học
- 5 em đọc 
-Lớp viết bảng con 
Cá nhân , nhóm đọc 
-Học sinh viết vở ô ly 
-Nối các tiếng tạo thành từ 
-Củ ấu, quả bầu, bó rau, lá trầu 
-Học sinh đọc các từ vừa nối 
-Học sinh viết vở 
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI : CHI CHI – CHÀNH CHÀNH
I.Mục tiêu: 
- Nhằm rèn luyện phản xạ và kĩ năng nắm bắt nhanh, khả năng tập chung chú ý
- Rèn luyện và yêu thích thể dục thể thao
II. Chuẩn bị
- Còi, các câu đồng dao để chơi trò chơi:
“ Chi chi chành chành
 Cái đanh đốt lửa
 Con ngựa đứt cương
 Ba vương ngũ đế
 Ù à, ù ập”
III- Các hoạt động dạy học :
Phần mở đầu
- GV cho HS tập hợp 4 hàng dọc đứng quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một 
- GV gọi tên trò chơi
- GV dạy các câu đồng dao
Phần cơ bản
- GV giải thích cách chơi bằng cách chỉ dẫn, làm mẫu.
- Cho HS chơi không đọc đồng dao mà thay vào đó “ hô một, hai, ba!”.
- Khi nắm vững mới cho đọc đồng dao.
- GV giải thích thêm về các câu đồng dao:
“ Cái đanh đốt lửa” là súng thần công ngày xưa.
“ Con ngựa đứt cương” nghĩa đen là khi con ngựa bị đứt cương thì người không điều khiển được nữa, còn nghĩa bóng là trật tự nội quy trong lớp mà bị rối loạn thì giống như con ngựa bị đứt cương, lớp sẽ trở thành vô tổ chức, vô kỉ luật.
“ Ba vương ngũ đế” ngày xưa khi kỉ cương đất nước không còn thì khắp nơi nổi lên tranh giành địa vị xưng đế, xưng vương.
Phần kết thúc
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chơi trò chơi.
- HS xếp 4 hàng dọc.
- HS nghe
- HS đọc thuộc.
- HS quan sát
- HS chơi thử
- HS chơi kết hợp đọc đồng dao.
- HS nghe
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
Sáng Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính.
- Thực hành chính xác nhanh các phép tính cộng trừ,nhìn tranh nêu được đề toán.
-Rèn học sinh ham thích học toán .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán . Phấn màu, tranh bài 4;bảng phụ .
- HS: hộp đồ dùng toán 1, bảng con 
III- Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ :
b) Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
3 – 1 . 1 + 2	0 + 3  3 - 1
1 + 1  3 – 2 	3 - 1  3 + 1
Nhận xét cho điểm
2- Dạy bài mới : GV giới thiệu
HĐ1: Hướng dẫn thực hành .
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài
HS nhẩm kết quả sgk, HS lên bảng làm tiếp sức
HS sửa bài, GV nhận xét tuyên dương 
Bài 2 : HS nêu yêu cầu của bài.Phát thẻ cho từng nhóm,yêu cầu thảo luận gắn số vào ô trống 
 - Chữa bài,gọi nhóm có kết quả đú ... oạt động 7: củng cố dặn dò 
 -Nhận xét giờ hướng dẫn học sinh về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5
-4 em đọc bảng trừ trong phạm vi 4 
-Có 5 quả táo , rụng 1 quả còn lại mấy quả .
- Còn lại 4 quả 
-Có phép tính trừ : 5 – 1 = 4
-Cá nhân, nhóm đọc 
Đọc xuôi , đọc ngược 
-Học sinh đọc 4 cộng 1 bằng 5
Còn lại 4 chấm tròn 
-Học sinh đọc cá nhân 
Học sinh làm bảng con 
-Học sinh làm vở 
-Học sinh kiểm tra bài lẫn nhau 
a) 5 -2= 3 b) 5 -1= 4
.....................................................................................................................
Học vần( 2 tiết)
BÀI 41: IÊU – YÊU 
I.Mục tiêu: 
- Đọc được : iêu , yêu , diều sáo , yêu quý , từ và câu ứng dụng 
- Viết được iêu , diều sáo , yêu quý .
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề Bé tự giới thiệu .
- HS khá , giỏi có thể đọc trơn toàn bài .
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Bộ đồ dùng dạy học vần , tranh vẽ sách giáo khoa .
HS : Bộ đồ dùng học vần , bảng con .
III- Các hoạt động dạy học .
1- Kiểm tra bài cũ .
- GV đọc vần : au , âu eo, ao , trái đào, leo trèo 
- Nhận xét , ghi điểm .
2- Dạy bài mới .
HĐ1 ; Giới thiệu bài .
Hôm nay các em tiếp tục làm quen với 2 vần mới : iêu , yêu .
HĐ2 : Dạy vần .
* Dạy vần iêu :
a- Nhận diện vần .
- Giới thiệu và ghi vần iêu .
- Cho học sinh ghép vần iêu .
- H : vần iêu có mấy âm ghép lại ? Nêu vị trí các âm ?
- Đọc mẫu : i- ê- u – iêu .
- Cho học sinh đọc cá nhân nối tiếp .
b- Ghép và đọc tiếng , từ .
L : có vần iêu các em ghép thêm âm d đứng trước và dấu huyền xem được tiếng gì ?
- Cho học sinh ghép tiếng : diều .
- Cho học sinh đọc cá nhân , nhóm 
GV đọc mẫu : dờ –iêu –diêu – huyền – diều .
- Hướng dẫn học sinh chỉnh sửa phát âm .- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ SGK nêu từ : diều sáo .
- Cho học sinh đọc từ : diều sáo .
Giải thích : diều sáo là loại diều có gắn ống sáo trúc khi diều bay lên gió sẽ lồng vào tạo ra âm thanh của sáo .
- Cho học sinh đọc kết hợp : iêu- diều - diều sáo .
* Dạy vần yêu . ( quy trình tương tự )
- Giới thiệu vần yêu .
- Cho học sinh ghép vần , đọc : yêu .
GV nói : vần yêu cũng có thể là tiếng như trong trường hợp : yêu quý , yêu cầu .
- Cho học sinh đọc từ : yêu quý .
- Cho học sinh đọc cả 2 vần .
* So sánh vần iêu và yêu .
H : các em vừa học 2 vần gì ?
- Em hãy so sánh 2 vần đó ?
GV chốt lại : Vần iêu và vần yêu .
+ giống nhau : Đều kết thúc bằng êu .
+ khác nhau : iêu bắt đầu bằng i, yêu bắt đầu bằng y .
HĐ3 : Đọc từ ngữ ứng dụng .
- GV ghi các từ ngữ lên bảng .
 Buổi chiều yêu quý 
 Hiểu bài già yếu 
- Cho học sinh tìm vần mới trong các từ trên .
-GV chỉnh sửa 
- GV giải thích các từ ngữ .
HĐ4 : Tập viết : iêu , yêu , diều sáo , yêu quý .
- GV hướng dẫn qui trình viết , kết hợp viết mẫu trên bảng lớp .
- Cho học sinh viết vào bảng con .
- Hướng dẫn chỉnh sửa chữ viết .
- Cho học sinh nghỉ giữa tiết .
-Lớp viết bảng con .
- Chú ý lắng nghe .
-Quan sát vần iêu .
- Vần iêu có 3 âm ghép lại : âm i đứng trước , âm ê giữa , âm u đứng sau .
- Đọc cá nhân , nhóm .
-Ghép tiếng : diều .
 -Đọc cá nhân , nhóm .
Đọc từ ngữ . đọc cá nhân , nhóm .
Đọc cá nhân , cả lớp .
-Học sinh ghép vần yêu 
-HS đọc cá nhân , nhóm .
-Lớp đọc đồng thanh 
-Vần iêu, yêu
- Xung phong so sánh 2 vần .
- 2 học sinh tìm và gạch chân các vần mới - Đọc cá nhân , nhóm .
-Nắm vững qui trình viết .
-Học sinh viết bảng con 
- Hát tập thể .
 TIẾT 2 : LUYỆN TẬP .
HĐ1 : Luyện đọc .
a- Cho học sinh luyện đọc lại tiết 1 :
- Nhận xét , hướng dẫn hs chỉnh sửa cách đọc .
b- Luyện đọc câu ứng dụng .
- yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng .
H : Em thấy trong tranh có gì ?
- để biết tranh minh hoạ điều gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng .
H : trong câu ứng dụng có tiếng nào chứa vần mới học ?
- Cho học sinh đọc cá nhân , nhóm .
- GV đọc mẫu câu ứng dụng .
HĐ2 :Luyện viết .
- Yêu cầu học sinh viết bài 41 trong vở tập viết .
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi , cách đặt vở .
- Cho học sinh viết bài .
- Chấm một số bài , nhận xét trước lớp .
HĐ3 : Luyện nói theo chủ đề : Bé tự giới thiệu .
- Cho học sinh đọc tên bài luyện nói .
* Gợi ý .
H : Trong tranh minh hoạ điều gì ? Bạn nào đang tự giới thiệu ?
- Cho học sinh lên giới thiệu về bản thân ( Em năm nay mấy tuổi ? học lớp mấy ? Trường nào ? sở thích học môn nào ? ) 
-GV nhận xét cho điểm 
* Củng cố – dặn dò .
- Gọi 2 học sinh đọc toàn bài . nhận xét tiết học , dặn học sinh ôn bài , xem trước bài sau .
-Đọc cá nhân , nhóm.
-Nhận xét tranh minh hoạ .
-Trong tranh có chim đậu trên cành cây sai trĩu quả .
-Đọc thầm câu ứng dụng .
-Tiếng chứa vần mới : hiệu , thiều .
-Đọc câu ứng dụng .
Luyện viết bài vào vở .
2 học sinh đọc tên bài luyện nói 
-Các bạn đang nói chuyện với nhau .
- Lần lượt học sinh lên giới thiệu trước lớp .
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN 
I.Mục tiêu: 
- Ôn một số động tác thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác chính xác hơn giờ trước
- Học đứng kiễng gót, hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng
- Rèn cơ thể khỏe mạnh 
II. Địa điểm, phương tiện
 - Trên sân trường , dọn vệ sinh nơi tập, còi
 III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Phần khởi đầu
- GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30 – 40m
-GV theo dõi nhận xét
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Ôn trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
GV hướng dẫn cách chơi, sau đợt chơi GV nhận xét tuyên dương 
Hoạt động 2: Phần cơ bản
- Ôn phối hợp : Đứng đưa 2 tay ra trước , 2 tay dang ngang.
- Đứng đưa 2 tay ra trước , 2 tay lên cao
- Đứng đưa 2 tay dang ngang, đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
- Đứng kiễng gót chân 2 tay chống hông.
- Trò chơi “ Qua đường lội”
GV quan sát nhận xét 
Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Cho HS đứng vỗ tay hát
- Cho HS chơi trò chơi hồi tĩnh 
- GV hệ thống lại bài học, nhận xét giờ và giao việc về nhà.
- HS tập hợp 2 hàng dọc và báo cáo sĩ số, nghe GV phổ biến yêu cầu
- HS thực hành theo hướng dẫn của cô giáo.
- HS thực hành
- HS chơi trò chơi.
-Lớp đứng vỗ tay hát 
Chiều
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
-Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- Làm thành thạo bài toán cộng trừ trong phạm vi 5
- HS ham thích môn Toán
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : hệ thống bài, tranh vẽ bài tập 4
- HS : Vở BT Toán + bảng con
 III- Các hoạt động dạy học :
Kiểm tra bài cũ
- Gọi 5 HS đọc công thức trừ trong phạm vi 5
 4 +1= 3+ 2 = 5 - 2 = 5 – 3 =
- GV nhận xét cho điểm
Bài mới: Giới thiệu ghi bảng
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1,2: HS đọc yêu cầu bài, cho HS làm nối tiếp 
GV hướng dẫn cách làm bài 
- GV chữa bài nhận xét
Bài 3: Tính
- Lưu ý: đặt thẳng cột
- GV chữa bài
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
 Cho học sinh nêu đề toán rồi viết phép tính 
-GV chữa bài 
Củng cố – dặn dò
- Chấm chữa một số bài
- Tính hàng ngang
- HS làm bài
- HS làm bài bảng con 
 5 5 5 5 4 4
 - - - - -
 4 2 3 1 3 2
1 3 2 4 1 2
a) Trên cành có 5 quả cam.Em bứt 2 quả . Hỏi trên cành còn lại mấy quả cam.
 5 – 2 = 3 
b) Trên bàn có 5 quả cam . Lan tô màu 1 quả .Hỏi tên bàn còn mấy quả chưa tô màu.
 5 – 1 = 4
Thể dục
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố lại một số động tác đã học .Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác chính xác 
- Ôn lại phần kiễng gót, hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện được cơ bản đúng
- Rèn cơ thể khỏe mạnh 
II. Địa điểm, phương tiện
 - Trên sân trường , dọn vệ sinh nơi tập, còi
 III- Các hoạt động dạy học :
 1.Hoạt động 1:
 Phần mở đầu
- GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30 – 40m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Ôn trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
2.Hoạt động 2: Phần cơ bản
- Ôn phối hợp : Đứng đưa 2 tay ra trước , 2 tay dang ngang.
- Đứng đưa 2 tay ra trước , 2 tay lên cao
- Đứng đưa 2 tay dang ngang, đưa 2 tay lên cao chếch chữ V. 1 đến 2 lần 
* Ôn phối hợp 
- Đứng kiễng gót chân 2 tay chống hông.
*Giáo viên nêu tên , làm mẫu và giải thích động tác cho học sinh tập bắt chước 
- Trò chơi “ Qua đường lội”
-Gv phổ biến luật chơi 
 Quan sát nhận xét 
3.Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Cho HS chơi trò chơi hồi tĩnh 
- GV hệ thống lại bài học, nhận xét giờ và giao việc về nhà.
- HS tập hợp 2 hàng dọc và báo cáo sĩ số, nghe GV phổ biến yêu cầu
- HS đứng quay mặt vào trong , giãn cách một sải tay theo vòng tròn 
- HS thực hành
- HS chơi trò chơi.
-Đi thường theo nhịp 2- 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường và hát , sau đó về đứng lại , quay mặt thành hàng ngang 
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Học sinh thấy được những ưu – khuyết điểm trong tuần qua. Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác chấp hành mọi nội quy của lớp, trường.
-Rèn học sinh có thói quen đi học đúng giờ.
-Đọc điểm kiểm tra giữa kỳ 
-Nhắc các em ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm 
II. Các hoạt động
Các tổ trưởng nhận xét của tổ mình
Giáo viên nhận xét
 * Ưu điểm : 
 Nề nếp: - Đi học đều và đúng giờ
 - Vệ sinh sạch sẽ ăn mặc gọn gàng, không có HS nghỉ học
 - Truy bài đầu giờ tốt,đa số các em đều có ý thức 
 - Thể dục giữa giờ đều.các em nhanh nhẹn 
 -Trang phục đầy đủ 
 Học tập: - Các em đều có ý thức học tập tốt
 -Sách vở các em mang đầy đủ 
 - Đa số các em học bài và thuộc bài đầy đủ 
 * Nhược điểm : -Vẫn còn một số em kết quả kiểm tra chưa được cao 
 - Bên cạnh đó còn có em chưa thuộc bài như em ,Trần Hùng .Lê Ngọc Anh ,Phí Tùng . Nga
 - Đồ dùng học tập còn một số em quên không mang đến lớp như em : , Ngọc Hiếu ,Tuyền , 
 Phương hướng
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Tuyên dương những em chăm học, ngoan ngoãn, có kết quả tốt.
- Nhắc nhở những em chưa chịu khó học, chậm, trong lớp hay mất trật tự.
-Nhắc nhở những em vẫn còn đi học muộn giờ sau đi đúng giờ 
-Giáo viên kèm thêm nhữ ng em kiểm tra kết quả chưa được cao 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 10.docx