Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 15

Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 15

Học vần (2 tiết)

BÀI 60: OM - AM

I.Mục tiêu:

- HS nắm đư¬ợc cấu tạo của vần “om, am”, cách đọc và viết các vần đó.

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.

-Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dung dạy-học:

-Bộ đồ dùng dạy học vần. Tranh từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.

- Bộ đồ dùng học vần, bảng con.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

- Đọc bài: Ôn tập.

- Viết: bình minh, nhà rông.

-GV nhận xét cho điểm

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.

3. Hoạt động 3: Dạy vần mới

a)- Ghi vần: om và nêu tên vần.

- Nhận diện vần mới học.

- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.

- Muốn có tiếng “xóm” ta làm thế nào?

Giáo viên quan sát chỉnh sửa.

 

docx 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15	 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Sáng:	 Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ 
.
Mĩ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
.
Học vần (2 tiết)
BÀI 60: OM - AM
I.Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của vần “om, am”, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
-Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu 
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dung dạy-học:
-Bộ đồ dùng dạy học vần. Tranh từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Bộ đồ dùng học vần, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Ôn tập.
- Đọc SGK.
- Viết: bình minh, nhà rông.
-GV nhận xét cho điểm
- Viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới 
a)- Ghi vần: om và nêu tên vần.
-Theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- Ghép bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- Cá nhân, nhóm đọc 
- Muốn có tiếng “xóm” ta làm thế nào?
Giáo viên quan sát chỉnh sửa.
- Thêm âm x trước,thanh sắc trên âm o.
-Ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
-Cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
-Làng xóm.
- Đọc từ mới.
- Cá nhân, nhóm lớp đọc đồng thanh .
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
 b)Dạy Vần “am”
-Vần am được tạo bởi âm gì?
-So sánh vần om và vần am 
-Để có tiếng tràm thêm âm gì?
- Giáo viên quan sát chỉnh sửa 
-Âm a và âm m
-Giống:Kết thúc đều là m
-Khác: om có o am có a
-Âm tr và dấu huyền 
Cá nhân, nhóm,lớp đọc 
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
-GV ghi từ ứng dung 
-Chòm râu quả trám 
-Đom đóm trái cam 
-Học sinh đọc thầm 
-Tìm tiếng có vầ om và vần am 
- HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- Cá nhân, tập thể đọc .
 -Giải thích từ: chòm râu, quả trám.
-Hướng dẫn học sinh đọc 
5. Hoạt động 5: Viết bảng 
Lớp đọc đồng thanh 
 -Giáo viên viết mẫu , gọi học sinh nhận xét về độ cao, các nét,điểm đặt bút, dừng bút. 
-Cho học sinh viết bảng con.
-Gv nhận xét chỉnh sửa
-Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao.
-Viết bảng con 
 Tiết 2
1. Hoạt động 1:
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- Vần “om, am”, tiếng, từ “làng xóm, rừng tràm”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Cá nhân,nhóm 
3. Hoạt động 3: Đọc câu 
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- Trời mưa, trời nắng.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- Luyện đọc các từ: trám, tám.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- Cá nhân, tập thể đọc 
4. Hoạt động 4: Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Cá nhân, tập thể đọc 
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói 
- Treo tranh, vẽ gì?
- Cô cho bé bóng bay.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Nói lời cảm ơn
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
Tại sao em bé lại cảm ơn chị ?
-Em nói điều đó với ai khi nào?
Thường khi nào ta nói lời cảm ơn ?
- Luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
-Vì chị cho bé bóng bay
-Em nói điều đó khi nhận được vật gì của người khác cho
-Nhận được sự giúp đỡ của người khác
6. Hoạt động 6: Viết vở 
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Tập viết vở.
7. Củng cố dặn dò: 
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ăm, âm.
Chiều Tự nhiên - xã hội
LỚP HỌC
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu :Lớp học là nơi chúng em đến hàng ngày.
Gọi tên được một số đồ dùng có trong lớp học.
- Nói được tên lớp tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp.
- Kính trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dung dạy-học:
- Các hình ở bài 15 SGK. Vở bài tập TN và XH
-Bài hát lớp chúng ta đoàn kết	 
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
-Kể tên một số vật nhọn , dễ gây đứt tay và chảy máu ?
-Giáo viên nhận xét bổ sung
2. Hoạt động 2: Bài mới : Giới thiệu bài
Các em học ở trường nào? Lớp nào?
GV kết luận chúng ta đã biết tên trường , lớp của mình rồi đấy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về lớp học của mình.
3.Hoạt động3 : Quan sát và thảo luận nhóm 
Bước 1: - Giáo viên hướng dẫn học sinh:
+ Quan sát các hình trang 32, 33 SGK
+ Lớp học có những ai và có những đồ vật gì ?
Bạn thích lớp học nào ? tại sao?
-Giáo viên bao quát chung.
Bước 2: Giáo viên chỉ định bất kỳ Thành viên nào trong nhóm lên trình bày 
 Hoạt động 4: Kể về lớp học của mình 
-Bước 1:Học sinh quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình với bạn.
Bước 2 Gọi một số học sinh kể về lớp mình 
* Giáo viên kết luận Các em cần nhớ tên lớp , tên trường của mình và yêu quý giữ gìn các đồ dùng trong lớp của mình. Vì đó là nơi các em đến học hàng ngày với các thày cô các bạn 
5.Hoạt động 5 Củng cố dặn dò 
-Trò chơi: Ai nhanh ai ai đúng 
Cử 2 đội chơi
Giáo viên giao cho mỗi đội một tấm bìa to và một tấm bìa nhỏ có gắn tên các đồ vật có và không có trong lớp của mình yêu cầu các em gắn nhanh tên những đồ vật có trong lớp học của mình lên tấm bìa to
-Tuyên dương đội thắng cuộc 
-Học sinh trả lời 
-Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
-Học sinh trả lời
-Học sinh thảo luận nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
-Học sinh làm việc cá nhân ,các bạn khác quan sát lớp mình và định hướng trong đầu những điều mình định giới thiệu về lớp của mình. 
 Hai đội chơi đội nào gắn được nhiều thì đội đó thắng 
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “om, am”
 Rèn kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “om, am”.
 - Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dung dạy-học: 
Giáo viên: Hệ thống bài tập.tranh sách giáo khoa
 -Học sinh:Vở bài tập tiếng việt +bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: om, am.
- Viết : om, am, đom đóm, trái cam.
-GV nhận xét cho điểm
2. Hoạt động 2: Ôn và làm vở bài tập 
Đọc: 
- Gọi HS yếu đọc lại bài: om, am.
- Gọi HS đọc thêm: chỏm núi, đám cưới, khóm mía, 
Viết:- Đọc cho HS viết: số tám, ống nhòm, đom đóm, đám cưới.
*Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần: om, am.
Cho HS làm vở bài tập trang 61:
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối tranh với từ.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng, từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: chỏm núi, khóm mía, ống nhòm.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò 
 Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ cần ôn.
-5 học sinh đọc 
-Lớp viết bảng con
-Em Hùng, Hiếu, Anh, Ngọc, Nam,Nga,
-Học sinh viết vở ô ly 
-Học sinh làm bài tập 
- Điền om, am
 Số tám ống nhòm
-Cá nhân, nhóm đọc 
-Học sinh viết vở : 1 dòng đom đóm
 1 dòng trái cam
 Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ
I. Mục tiêu:
- Nhắm rèn luyện cho HS khả năng định hướng, sự nhanh nhẹn, khéo léo.
- Lòng say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
Khăn tối màu.
-Dọn vệ sinh nơi tập sạch sẽ 
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra
- GV kiểm tra sân bãi
 2. Bài mới
- GV cho HS tập hợp thành một vòng tròn, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia 0,2m.
- GV nêu tên trò chơi, phát vấn sự hiểu biết của HS về con “dê”.
- GV chọn 2 – 5 em tương đối lanh lợi hoạt bát lên chơi thử. Dùng khăn bịt mắt 2 em lại giả làm người đi tìm, 3 em còn lại giả làm “dê” bị lạc đàn. Tất cả những em này ở trong vòng tròn và cách người đi tìm (lúc đầu) ít nhất 1,5m.
- GV hô bắt đầu, những em làm “dê” di chuyển trong vòng tròn và thỉnh thoảng giả làm tiếng dê kêu “beee”. Em đóng vai người đi tìm, tìm đến chỗ có tiếng kêu và tìm cách bắt lấy “dê”. “Dê” khi bị trạm vào người có quyền đi hoặc chạy để tránh bị bắt. Trò chơi tiếp tục trong 3 – 4 phút mà không bắt được hết thì cũng dừng lại để nhóm khác chơi. Những “dê” bị bắt không được tiếp tục đóng vai của mình nữa.
- GV quan sát hướng dẫn thêm
- HS tập hợp thành vòng tròn
 2 – 5 em lên làm
- HS lên chơi thử
-HS đứng ngoài reo hò, cổ vũ
- HS chơi theo nhóm do nhóm trưởng điều khiển.
 3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chơi.
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Sáng Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9.
- Đặt đề toán theo tranh.Nhận dạng hình vuông.
-Rèn học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dung dạy-học:
Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, tranh vẽ VBT
 -Que tính+ bảng con 
III. Các hoạt động dạy -học: 
 1. Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Giáo viên nhận xét sửa sai
- Học sinh luyện bảng lớn
 2. Bài mới: Luyện tập
Bài 1: Học sinh tính rồi ghi kết quả.
Cho học sinh nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
Giáo viên nhận xét 
Bài 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trừ đã học rồi điền kết quả vào ô trống.
Bài 3: Học sinh làm nhóm
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính ở vế trái trước rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 4: Cho học sinh xem tranh nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu.
- ứng với mỗi tranh có thể nêu các phép tính khác nhau: 3 + 6 = 9 ; 6 + 3 = 9 ; 9 -3 = 6 ; 9 - 6 = 3
Bài 5: Giáo viên gợi ý để học sinh thấy được có 5 hình vuông.
- Học sinh chơi trò chơi dưới hình thức nối tiếp 
 Học sinh làm vở làm xong đổi vở kiểm tra lãn nhau.
- Học sinh thảo luận nhóm 
Đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh luyện bảng
 4. Củng cố, dặn dò: GV nhắc lại nội dung bài
Học vần (2 tiết)
BÀI 61: ĂM - ÂM
I.Mục tiêu:
 - HS nắm được cấu tạo của vần “ăm, âm”, cách đọc và viết các vần đó.
 - HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới .Phát triển lời nói theo chủ đề: thứ, ngáy, tháng, năm.
 -Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dung dạy-học:
 - Bộ đồ dùng dạy học vần.Tranh từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Bộ đồ dùng học vần, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: om, am.
- Đọc SGK.
- Viết: om, am, làng x ... ổi, đóng vai, theo dõi các nhóm và nhận xét.
- Giúp em được nghe giảng đầy đủ.
-HS đọc 2 câu thơ SGK
-Đi học đều và đúng giờ
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
Sáng : 
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu:
- Củng cố khái niệm phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
 - Biết làm phép tính trừ trong phạm vi 10. Nhìn tranh đặt đề toán 
-Rèn học sinh ham thích học toán 
II. Đồ dung dạy- học:
- Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, tranh bài tập 4
 -Bộ đồ dùng học toán +bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Học sinh luyện bảng
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu: Phép trừ – Bảng trừ trong phạm vi 10
- Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Giáo viên rút ra bảng cộng
 10 - 1 = 9 10 - 9 = 1
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ rồi nêu bài toán “ Tất cả có 10 hình tam giác, bớt 1 hình. Hỏi còn mấy hình?”
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ tự nêu được kết quả của phép tính 10 - 1 rồi tự viết kết quả đó vào chố chấm 10 - 1 = 
- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi
Có 10 hình tam giác, bớt 1 hình, còn 9 hình tam giác 
10 - 1 = 9
3. Hoạt động 3: Luyện tập hướng dẫn học sinh thực hành phép trừ trong phạm vi 10
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài 2: Gọi học sinh nêu cách làm bài rồi học sinh làm bài và chữa bài
Bài 3: Cho học sinh nêu cách làm bài (Tính nhẩm và viết kết quả) rồi tự làm bài và chữa bài
Bài 4: Cho học sinh quan sát tranh và thực hiện phép tính ứng với bài toán đã nêu
- Học sinh luyện bảng con
 1 + 9 =10 10 - 9 =1
 10 -- 1 = 9 
- Học sinh làm theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trả lời 
- Học sinh tính nhẩm và làm bài vào vở
- Học sinh làm bài
 6 + 4 = 10
4. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại bảng trừ trong phạm vi 10
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán
- Xem trước bài: Luyện tập
Tập viết
 BÀI 13 : NHÀ TRƯỜNG, BUÔN LÀNG, 
HIỀN LÀNH, ĐÌNH LÀNG, BỆNH VIỆN 
I. Mục tiêu:
- HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng.
-Biết viết đúng tốc độ các chữ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đưa bút theo đúng quy trình viết, khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
- Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dung dạy-học:
- Giáo viên: Chữ: mẫu. Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện.
- Học sinh: Vở tập viết. Bút chì 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: cây thông, vầng trăng.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng
- Treo chữ mẫu: 
“nhà trường” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng – GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai..
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4:Giáo viên viết mẫu 
 Học sinh viết vở
- GV quan sát, hướng dẫn cho các em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
5. Hoạt động 5: Chấm bài
- Thu 18 bài của HS và chấm. 
- Nhận xét bài viết của HS.
6. Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò 
- Nêu lại các chữ vừa viết
-Nhận xét giờ học 
Học sinh viết bảng 
-Học sinh đọc bài viết một lượt 
-Học sinh quan sát nhận xét về độ cao các nét chữ 
-Học sinh lắng nghe
-Học sinh nêu quy trình viết 
-Học sinh viết bảng con
Học sinh viết vở 
-Học sinh theo dõi 
Tập viết
Bài 14: ĐỎ THẮM, MẦM NON, CHÔM CHÔM, TRẺ EM, GHẾ ĐỆM,
MŨM MĨM 
I. Mục tiêu:
- HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em,
-Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
-Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dung dạy- học:
- Chữ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm 
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :
 Yêu cầu HS viết bảng: buôn làng, bệnh viện.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: 
- GV :Treo chữ mẫu:
“đỏ thắm” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ viết.
-Học sinh viết bảng con 
-Học sinh đọc 
Học sinh quan sát và nhận xét
-Học sinh lắng nghe 
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảngcon
 GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai
4. Hoạt động 4: Hướngdẫn HS viết vở
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
5. Hoạt động 5: Chấm bài 
- Thu 15 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
6. Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò 
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học. 
-Học sinh nêu quy trình viết 
-Học sinh viết bảng con
-Học sinh viết vở 
-Học sinh lắng nghe
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN - TRÒ CHƠI: VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn một số kỹ năng thể dục RLTTCB đã học . Yêu cầu thực hiện động tác chính xác hơn giờ học trước.
- Tiếp tục làm quen với trò chơi :”Chạy tiếp sức”. Yêu cầu tham gia được vào trò chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
-Rèn cho cơ thể khỏe mạnh 
II. Chuẩn bị:
Sân trường dọn vệ sinh nơi tập trung.
 - Giáo viên chuẩn bị còi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Phần mở đầu
- Giáo viên tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Cho học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30 – 40 m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”
Giáo viên hướng dẫn cách chơi
- Học sinh tập hợp 2 hàng dọc và báo cáo sĩ số nghe Giáo viên phổ biến yêu cầu
Học sinh đứng vỗ tay rồi hát 
-Cả lớp chơi trò chơi
2. Hoạt động 2: Phần cơ bản
- Nhip1 Đứng đưa 1 chân trái ra sau , 2 tay giơ cao thẳng hướng 
-Nhịp 2 Về THĐCB
-Nhip3 Đứng đưa chân phải ra sau, hai tay lên cao chếch chữ V
- Nhịp 4 Về TTĐCB 
- Giáo viên nhận xét
*Ôn phối hợp 1 đến 2 lần 
- Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”. Cho hai tổ chơi thi
- Học sinh thực hành
- Học sinh chơi trò chơi
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Cho học sinh đi thường theo nhịp,vừa đi vừa hát
- Giáo viên nhận xét giờ
Chiều
Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục ôn lại bảng trừ trong phạm vi 10
-Biết làm các phép tính trừ nhanh thành thạo , nhìn vào tranh đặt ngay được đề toán.
- Rèn thói quen ham học toán
II. Đồ dùng dạy -học 
 -Giáo viên : Hệ thống bài, tranh vẽ bài tập 4
 -Học sinh: Vở bài tập toán, bảng con
III. Các hoạt động dạy- học 
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 10
-GV; nhận xét cho điểm 
2. Bài mới: GV giới thiệu bài 
Ôn và làm bài tập vở trang 64
-Bài 1 : Học sinh nêu yêu cầu 
-GVcho học sinh làm bảng con 
-GV nhận xét sau mỗi lần HS giơ bảng con 
Bài tập 2 Cho HS nêu yêu cầu sau đó làm bài vào phiếu các nhân 
-Cho học sinh đổi bài chấm. điểm 
GV nhận xét cho điểm 
Bài 3: , =
-Học sinh làm nhóm 
GV chia 3 nhóm 
GV nhận xét cho điểm 
Bài tập 4: GV cho học sinh quan sát tranh nêu bài toán thích hợp 
-GV nhận xét kết luận 
3. Củng cố dặn dò : 
Thi đọc lại bảng trừ trong phạm vi10
Nhận xét giờ học 
5 em đọc bài 
A, 10 10 10 10 10 10
 - - - - - -
 8 7 6 5 4 3
 2 3 4 5 6 7
-Học sinh giơ bảng 
-Điền số Cho học sinh làm phiếu 
 - 3 =5 , 10 - = 4 , .+ 1= 9
7 + = 10 , 
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
5 + 5=10 10.=4 510 -4
 5 +4=10 6+44 +5 6 9 - 4
-Đại diện nhóm trình bày 
-Nhóm bạn nhận xét , kết luận 
-HS quan sát tranh nêu bài toán rồi viết phép tính vào VBT
 10 - 2 = 8
Thể dục
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục ôn một số động tác thể dục RLTTCB. Yêu cầu thực hiện động tác chính xác hơn giờ học trước.
-Học sinh tiếp ôn trò chơi:”Chạy tiếp sức”. Yêu cầu tham gia được vào trò chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường dọn vệ sinh nơi tập trung. Giáo viên chuẩn bị còi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Phần mở đầu
- Giáo viên tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Cho học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”
Hoạt động 2 Phần cơ bản 
-Học sinh tiếp tục ôn 4 động tác buổi sáng học 
-Ôn tiếp : ôn phối hợp 1 đến 2 lần 
Nhịp 1 Đưa chân trái, hai tay sang ngang hai tay chống hông
Nhịp 2 Về tư thế 2 tay chống hông 
Nhịp 3 Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông 
Nhịp 4 Về TTĐCB
- Học sinh tập hợp 2 hàng dọc và báo cáo sĩ số nghe Giáo viên phổ biến yêu cầu
- Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên
 Giáo viên nhận xét
- Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: “Chay tiếp sức”. Cho hai tổ chơi thi
-Học sinh lắng nghe
- Học sinh chơi trò chơi
. Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Cho học sinh đi thường theo nhịp
- Vừa đi vừa hát
- Giáo viên nhận xét giờ
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét
 Hoạt động tập thể
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Học sinh thấy được những ưu – khuyết điểm trong tuần qua. Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác chấp hành mọi nội quy của lớp, trường.
II. Các hoạt động:
Các tổ trưởng nhận xét của tổ mình
Giáo viên nhận xét
 * Ưu điểm : 
 Nề nếp: - Đi học đều và đúng giờ
 - Vệ sinh sạch sẽ ăn mặc gọn gàng, không có HS nghỉ học
 - Truy bài đầu giờ tốt
 - Thể dục giữa giờ đều
 Học tập: - Các em đều có ý thức học tập tốt
 - Đa số các em học bài và thuộc bài đầy đủ 
 * Nhược điểm : - Bên cạnh đó còn có em chưa thuộc bài, như em Quỳnh, Chúc, Hiếu. Ngân, B. Hoa 
* Chữ viết còn cẩu thả: Em , Phúc, K. Linh , Vinh . N. Hoa , Phan Huê. 
* Đến lớp còn quên vở : Em Giang, 
* Không mặc áo đồng phục vào đầu tuần : em Hùng 
 - Vẫn còn hiện tượng ăn quà vặt 
Phương hướng
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Tuyên dương những em chăm học, ngoan ngoãn, có kết quả tốt.
- Nhắc nhở những em chưa chịu khó học, chậm, trong lớp hay mất trật tự.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 15.docx