Giáo án Lớp 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 27

Giáo án Lớp 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 27

Tập đọc:

Hoa ngọc lan

I.Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đợc các từ ngữ : hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vờn.Bớc đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

- Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).

- HS khá, giỏi trả lời đợc tên các loài hoa trong ảnh (SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk

III. Các hoạt động dạy học:

A.Bài cũ:

- Gọi HS đọc bài Vẽ ngựa và trả lời câu hỏi

- Tại sao nhìn tranh bà lại không đoán đợc bé vẽ con gì?

- Gọi 1HS lên bảng viết các từ: vì sao, bức tranh, trông nom, trông thấy.

- GV nhận xét cho điểm HS

 

doc 27 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011.
Tập đọc:
Hoa ngọc lan
I.Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc được các từ ngữ : hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn...Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).
- HS khá, giỏi trả lời được tên các loài hoa trong ảnh (SGK)..
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Vẽ ngựa và trả lời câu hỏi
- Tại sao nhìn tranh bà lại không đoán được bé vẽ con gì?
- Gọi 1HS lên bảng viết các từ: vì sao, bức tranh, trông nom, trông thấy. 
- GV nhận xét cho điểm HS
 Tiết 1
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc mẫu lần 1:
- Chú ý giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
 b. HS luyện đọc:
 * HD HS luyện đọc các tiếng, từ
- GV ghi các từ : hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xoè ra lên bảng và cho HS đọc 
- GV giải nghĩa từ :ngan ngát
* Luyện đọc câu
- Chỉ vào đầu từng câu
* Luyện đọc đoạn , bài
- Cho HS đọc đoạn 1,2,3 
- Cho HS đọc cả bài.
* Thi đọc trơn cả bài
- GV nhận xét cho điểm
HĐ3: Ôn các vần ăm, ăp
* Tìm tiếng trong bài có vần ăp trong bài?
- Cho HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ăm, ăp?
- Cho HS đọc câu mẫu trong sgk
- Cho HS tìm và nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp theo nhóm.
- Nhận xét , tuyên dương.
 Tiết 2
 HĐ1:Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
 a. Tìm hiểu bài.
 * GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Hoa lan có màu gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi
- Hương hoa lan thơm như thế nào?
b. Thi đọc trơn cả bài.
* HS thi đọc trơn giữa các nhóm, các tổ với nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
HĐ3: Luyện nói.
*Kể tên các loài hoa mà em biết
- GV cho HS quan sát tranh , hoa thật rồi yêu cầu các em gọi tên các loài hoa đó
- HS nói thêm những điều mình biết về loài hoa mà mình kể VD: hoa có màu gì? Cánh to hay nhỏ? Lá nó như thế nào? Hoa đó nở vào mùa nào? 
- Cho HS luyện nói
- GV nhận xét, cho điểm.
IV. Củng cố - dặn dò: 
* Hôm nay học bài gì?
 - Nhận xét tiết học.
- 2HS đọc bài , lớp theo dõi kiểm tra, nhận xét bạn
- Vì bé vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa.
- HS dưới lớp viết bảng con
- 4em đọc , đọc đồng thanh.
* Lắng nghe nhận biết cách đọc
* 3 HS đọc bài
Cả lớp đồng thanh
-Mỗi một câu 2 HS đọc
Mỗi bàn đọc 1 câu, đọc nối tiếp
-3 HS đọc nối tiếp.
-2 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh
* HS thi đọc đoạn, bài nối tiếp mỗi HS một câu .
HS đọc, HS chấm điểm
* Tìm chỉ trên bảng: khắp 
- Phân tích cá nhân
- HS thi đua giữa các nhóm với nhau viết bảng con.
- 2-3 em đọc.
- Thảo luận luyện nói nhóm 2, đại diên một số nhóm nói trước lớp.
- 1HS đọc đoạn 1 - HS trả lời câu hỏi(CN)
- Hoa lan có màu trắng ngần.
- Hương hoa lan thơm ngan ngát.
* Mỗi nhóm cử 1 bạn lên thi đọc
* HS thực hành hỏi đáp theo mẫu:
- Luyện nói theo nhóm 4 những hiểu biết về loài hoa:VD hoa có màu đỏ;hồng; vàng ;tím.Cánh hoa to,nhỏ.Lá màu xanh,vàng tím,nở mùa thu ,xuân
- Các thành viên trong nhóm lần lượt nói trước lớp.
* Hoa ngọc lan
- 1 HS đọc lại toàn bài .
_________________________________________
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. 
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
Điền dấu thích hợp vào ô trống ( > , < , = )
a) 27  38	b) 54 . 59
 45 . 54 37 .37
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm
- HS dưới lớp làm vào bảng con
B. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
HĐ2: Luyện tập .
Bài 1:
* Gọi HS nêu yêu cầu bài 1
- Đọc số cho HS làm bài
- Hướng dẫn chữa bài trên bảng.
Bài 2: (a, b)* 1HS nêu yêu cầu
 - Gọi 1 HS đọc mẫu
 - GV hướng dẫn cách làm bài cho làm theo nhóm.
 - Chữa bài,gọi đại diện đọc bài làm
Bài 3:cột a, b) * Gọi 1 HS nêu yêu cầu 
 - HD HS làm bài theo nhóm 2 và chữa bài.
 - Chữa bài ,gọi từng cặp nêu kết quả.
 GV nhận xét ,cho điểm.
 Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
 - Gọi 1 HS đọc mẫu
 - Cho HS làm bài và chữa bài
 - GV chấm , chữa bài.
C. Củng cố dặn dò: 
* Cho HS đọc các số theo thứ tự từ 20 – 40, 50 – 60 ; 80 - 99
 Nhận xét tiết học.
* 1 HS nêu 
- Cả lớp làm bảng con.2HS lên bảng làm 
30, 13, 12, 20, 77, 44, 96, 69, 81, 10, 99,45 
- Theo dõi nhận xét.
* Viết theo mẫu
 - HS làm bài theo nhóm làm phiếu bài tập.
Số liền sau của số 23 là 24.
Số liền sau của số 94 là 95
Số liền sau của số 69 là 70 .
- Theo dõi nhận xét.
*Điền dấu thích hợp vào chỗ trống
-HS làm bài theo cặp,thảo luận làm bài.
- Mỗi em nêu một phép tính.
* Viết theo mẫu
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Cả lớp làm vở,1HS lên làm trên bảng.
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị.
Ta lấy 8chục = 80,lấy 80 + 7 =87
- 3 HS đọc
_________________________________________
Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn , xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
- Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
II.Đồ dùng dạy học:
- Vở BT đạo đức 1
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
 * Nêu câu hỏi,gọi HS trả lời
 - Khi nào thì nói lời xin lỗi?
 - Khi nào thì nói lời cảm ơn?
 - GV nhận xét bài cũ
* 2 HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
HĐ2: HS thảo luận theo nhóm BT 3
 - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3
 - Yêu cầu làm việc theo nhóm
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
 - GV kết luận: Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. Em nhặt lên trả và kèm theo lời xin lỗi bạn.
Nếu em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo, em sẽ nói lời cảm ơn bạn
- 1 HS nêu
- HS quan sát tranh và thảo luận theo N2
- HS báo cáo trước lớp .Cả lớp nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe
HĐ3: HS làm BT VBT
- GV nêu yêu cầu ghép hoa
- Gọi nhận xét
- GV chốt lại và nhận xét các tình huống cần nói lời cảm ơn, cần nói lời xin lỗi. 
* HS thảo luận theo nhóm 2 
Tương tự như vậy ghép thành bông hoa xin lỗi
- Nhận xét chéo nhóm .
 HĐ4: HS làm bài tập 6
- GV giải thích bài tập 6
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói .......................khi được người khác quan tâm giúp đỡ
Nói .......................khi làm phiền người khác
- GV yêu cầu HS đọc các từ đã chọn
- Cho HS sắm vai theo các tình huống sau:
- Tình huống 1: Thắng mượn quyển truyện tranh của Nga về nhà đọc nhưng sơ ý để em bé làm rách mất một trang. Hôm nay Thắng mang sách đến trả cho bạn. 
Theo các em, bạn Thắng phải nói gì với Nga và Nga sẽ trả lời ra sao ( nếu có thể )
- GV tổng kết: 
Bạn Thắng cần cảm ơn bạn về quyển sách và thành thật xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga cần tha lỗi cho bạn – “ Không có gì, bạn đừng lo”
- Nghe nắm bắt cách làm.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói ..lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ
Nói lời xin lỗi .khi làm phiền người khác
- HS lần lượt nêu,HS khác lắng nghe, nhận xét bạn
- HS thảo luận cách nhóm mình sẽ sắm vai như thế nào ,lên diễn trước lớp 
6 nhóm thảo luận, phân vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Theo dõi nhận xét từng hành vi có trong tình huống của bạn.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở HS thường xuyên thể hiện hành vi đó trong cuộc sống hằng ngày
Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe 
_________________________________________
Buổi chiều:
Luyện Tiếng việt:
Tiết 1
I. Mục tiêu
- Củng cố cỏch đọc , tìm đúng tiếng có chứa vần an - at. Làm tốt bài tập ở vở thực hành.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở 
thực hành trang 61, 62.
Bài 1: Đọc bài : Xóm Chuồn Chuồn
- GV đọc mẫu toàn bài .
- Hướng dẫn cách đọc.
Bài 2: Đánh dấu X vào thích hợp: đúng hay sai?
- Gọi HS nờu yờu cầu bài tập 2.
-Yờu cầu HS làm vào vở thực hành. 
- Nhận xột, kết luận đáp án đúng.
Bài 3: Tìm trong bài đọc và viết lại:
- Tiếng có vần ươn?
- Tiếng có vần ương ?
+ Gọi HS nờu yờu cầu bài tập 3.Yờu cầu HS làm vào vở bài tập. 
- GV chấm 1 số bài, nhận xét
* Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
* HS theo dõi trong bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- 1HS nêu yêu cầu bài
*Lớp làm vào vở. 2HS nờu kết quả đó điền.
- 1HS nêu 
*Lớp làm vào vở. 2HS nêu kết quả
______________________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
Toán:
Bảng các số từ 1 đến 100
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được số 100 là liền sau của số 99; đọc, viết lập được bảng các số từ 0 đến 100; biết một số đặc điểm các số trong bảng. 
II. Đồ dùng:
- Bảng các số từ 1 đến 100
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
 *Viết số thích hợp vào chỗ trống
a) 64 gồm  chục và  đơn vị; ta viết 64 =  + 
 53 gồm  chục và  đơn vị ; ta viết 53 =  + 
b) 27 gồm  chục và  đơn vị; ta viết :27 =  + 
 98 gồm  chục và  đơn vị; ta viết; 98 =  + 
- GV nhận xét, cho điểm.
A.Bài mới:
 HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
 HĐ2: Giới thiệu bước đầu về số 100.
- GV cho HS làm từng dòng
Nếu HS không tìm được số liền sau của 99 thì GV gợi ý HD HS tìm
=> Một trăm viết là: 100
- Một trăm là số có mấy chữ số?
- 100 là số liền sau của số nào?
Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100
HĐ3: Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100 
-Treo bảng , cho đọc các số có trong bảng
Thi đọc tiếp sức
* HS nêu yêu cầu bài 2
- GV hướng dẫn cách làm bài
- HD HS làm bài và chữa bài.
HĐ4: Giới thiệu một vài điểm đặc biệt của bảng các số từ 1 đến 100
HS nêu yêu cầu bài 3: * Các điểm đặc biệt của bảng từ 1 đến 100
- Nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận 
- Chữa bài ,gọi đại diện từng nhóm nêu.
C. Củng cố dặn dò: 
 * Cho HS thi tìm nhanh các số đặc biệt trong bảng các số từ 1 đến 100.
 Nhận xét tiết học	
- 2 HS lên bảng làm - HS dưới lớp theo dõi.
- Làm trong SGK
HS viết 100 vào bảng con
- Một ... gi. 
- Làm tốt bài tập ở vở thực hành.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
 Vở thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở thực hành trang 62, 63, 64.
Bài 1: Điền vần, tiếng cú vần ươn, ương.
- Gọi HS nờu yờu cầu bài tập 1.
-Yờu cầu HS làm vào vở thực hành. 
 -Nhận xột kết luận đáp án đúng.
Bài 2: Điền chữ : tr/ ch; v, d hoặc gi. 
- Gọi HS nờu yờu cầu bài tập 2.
-Yờu cầu HS làm vào vở thực hành. 
 -Nhận xột kết luận đáp án đúng.
Bài 3. Viết: Dòng mương nước chảy đầy ăm ắp .
-Yêu cầu HS viết bài vào vở.
-Nhắc HS nét nối các con chữ.
- GV chấm 1 số bài nhận xét
* Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
* Lớp làm vào vở . 2 HS nờu kết quả đó điền.
* Lớp làm vào vở . 2 HS nờu kết quả đó điền.
* HS viết vào vở .
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2011
Chính tả:
Câu đố
I. Mục tiêu:
- Nhìn bảng chép lại đúng bàiCâu đố về con ong: trong khảng 8- 10 phút.
- Điền đúng chữ ch, tr, v, d hoặc gi vào chỗ trống
- BT 2b.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ chép sẵn bài câu đố.
- HS : vở Chính tả, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
* Cho HS lên bảng viết các từ mà tiết trước các em viết sai
- Chấm vở của một số em phải viết lại bài của tiết trước
- Nhận xét cho điểm
* HS lên bảng viết , dưới lớp theo dõi nhận xét bạn
- Những học sinh viết sai
B.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
HĐ2: HD HS tập viết chính tả
* GV treo bảng phụ viết sẵn câu đố
* Cho HS giải câu đố
- Cho HS tìm tiếng khó , viết bảng con
- GV kiểm tra lỗi
 HĐ3: Viết bài vào vở
* GV cho HS chép bài vào vở 
- Khi viết ta cần ngồi như thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách viết bài: 
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
GV thu vở chấm (12 em), nhận xét
* HD HS làm bài tập chính tả
* Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập 2
- GV giới thiệu tranh và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
C. Củng cố dặn dò:
* Khen một số em viết đẹp, ít lỗi, có tiến bộ
- Nhận xét tiết học.
* 5 HS đọc bài thơ
* HS đọc thầm bài và nêu các chữ khó viết
HS nêu từ khó , phân tích và viết bảng
- Sửa lại trên bảng
* HS viết bài vào vở
- Khi viết ta cần ngồi ngay ngắn.
- Viết đúng chính tả.
- HS đổi vở sửa bài
* Điền tr hay ch
- Quan sát.
- Các bạn nhỏ thi chạy và tranh bóng
- HS làm vào vở
- HS lắng nghe 
_____________________________________
Kể chuyện
Trí khôn
 I. Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn truyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện “ Trí khôn.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Hãy kể lại một đoạn em thích trong câu chuyện “ Cô bé trùm khăn đỏ” và cho biết tại sao em lại thích đoạn đó?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét cho điểm
- 2 HS kể; cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét bạn
- Đi đến nơi về đến chốn,nghe lời người lớn .
B. Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
*Để biết được Hổ tại sao có bộ lông vằn, trâu tại sao chỉ có một hàm răng, và trí khôn là gì, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua câu chuyện : “Trí khôn” nhé
HĐ2: GV kể chuyện
*GV kể chuyện lần 1: kể toàn bộ câu chuyện
- Chú ý : khi kể phải chuyển giọng linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời bác nông dân
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
- Cho HS tập kể từng đoạn theo tranh
HĐ3: HS kể chuyện 
HS kể từng đoạn 
Tranh 1: 
 - Tranh vẽ cảnh gì?
 - Hổ nhìn thấy gì?
 - Thấy cảnh ấy, Hổ đã làm gì?
 - Cho HS kể lại nội dung bức tranh 1
Tranh 2: 
 - Hổ và Trâu đang làm gì?
 - Hổ và Trâu nói gì với nhau?
 - Cho HS kể lại nội dung tranh 2
Tranh 3: 
 - Muốn biết trí khôn Hổ đã làm gì? 
 - Cuộc nói chuyện giữa Hổ và bác nông dân còn tiếp diễn như thế nào?
 - Cho HS kể lại nội dung tranh 3
Tranh 4: 
 - Bức tranh vẽ cảnh gì?
 - Câu chuyện kết thúc thế nào?
 - Cho HS kể lại nội dung tranh 4
 - Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
 - Cho HS phân vai hoá trang để kể
- HD nhận xét các nhóm kể
- Câu chuyện này cho các em biết điều gì?
- GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện
- Chính trí khôn giúp con người làm chủ được cuộc sống và làm chủ muôn loài
C. Củng cố dặn dò:
-Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện?
- GV nhận xét tiết học
* HS lắng nghe cô kể và theo dõi tranh.
- Lắng nghe để nhớ chi tiết câu chuyện
- HS kể chuyện theo tranh
HS kể theo nhóm
-Bác nông dân đang cày trên cánh đồng
- Hổ nhìn thấy con trâu
- Hổ ngồi quan sát người và trâu làm việc
- 2 HS kể lại nội dung bức tranh 1
- Hổ và trâu nói truyện với nhau.
- Sao nhà ngươi to lớn như thế mà để người bắt làm.
 Trâu nói :Người tuy nhỏ bé nhưng ngưởi có trí khôn.
- 2 HS kể lại nội dung tranh 2
- Muốn biết trí khôn Hổ đã hỏi để xem trí khôn của người.
- Bác nông dân nói trí khôn để ở nhà.
-Hổ nói bác về lấy cho nó xem
- 3 em lên bảng kể.
- Bức tranh vẽ cảnh Hổ bị trói vào gốc cây ,và lửa bùng cháy.
- Câu chuyện kết thúc Hổ sợ quá bỏ chạy vào rừng.
- 3 HS lên lớp kể.
- Đại diện 3 nhóm lên bảng kể.
- Đại diện nhóm phân vai để kể chuyện
- Nhận xét chéo nhóm.
- Có trí khôn làm được mọi việc
-Ví dụ: Thích con người ,con trâu
______________________________________
Thủ công
Cắt, dán hình vuông( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Cắt , dán được hình vuông.
- Biết cắt dán hình vuông theo 2 cách 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bài mẫu hình vuông.
- Tờ giấy có kích thước lớn có kẻ ô li
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
HĐ2: Qan sát nhận xét
Cho HS quan sát bài mẫu
* GV nhắc lại các bước cắt, dán hình vuông va hỏi:
+ Hình vuông có mấy cạnh ? 4 cạnh.
+ Độ dài của các cạnh thế nào? 6 ô
 HĐ3: HS thực hành cắt, dán hình vuông
- HS kẻ hình vuông.
- HS cắt hình vuông rời ra khỏi và dán
- Dán cân đối ở giữa vở
- HS thực hành trên giấy thủ công
HĐ4: Đánh giá sản phẩm của HS
- GV nhận xét tình hình học tập của lớp
- Kỷ thuật cắt dán của HS
IV. Củng cố- dăn dò:
 - Nhận xét tiết học.
_________________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Giáo viên nêu ưu nhược điểm trong tuần 27.
 * Về học tập.
- Nêu một số gương học tập tốt. Nhắc nhở một số em còn chưa học bài, bị điểm kém
 * Về lao động:
- Tuyên dương những em biết giữ vệ sinh cá nhân.
- Tuyên dương những bạn làm trực nhật tốt
- Về sinh hoạt tập thể.
- Các nền nếp khác.
* Bình bầu thi đua
- Tổ- Cá nhân.
2. Phương hướng tuần 28.
- Thực hiện tốt mọi nền nếp. 
- Thi đua dạy tốt, học tốt để chào mừng ngày 26/3
3. Sinh hoạt văn nghệ.
- Hát, đọc thơ, kể chuyện
______________________________________
Buổi chiều: 
Luyện Toán
Tiết 2
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết giải toán có một phép cộng.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ
 HS: Vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Gọi HS nêu y/c bài
Cho HS viết các số từ 70 đến 80 và từ 90 đến 100 vào rồi đọc lại.
GV nhận xét.
Bài 2:1HS nêu yêu cầu 
- Cho HS làm bài và chữa bài
- Muốn tìm số liền trước hoặc sau của một số ta làm thế nào?
Bài 3: HS nêu yêu cầu: 
HS tự so sánh để thấy số bé nhất. số lớn nhất, từ đó xếp các số theo đầu bài.
GV nhận xét.
Bài 4: HS tự đọc yờu cầu để làm
- 1 HS đọc bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài .
- Đổi vở chữa bài của nhau 
- Chữa bài HS làm trên bảng
- GV chấm vở - Nhận xét
C. Củng cố dặn dò:
*Cho HS tìm nhanh số liền trước, số liền sau của 1 số
- Chia lớp làm hai đội thi đua với nhau
* Viết số
- HS làm bài cá nhân trên bảng con.2 HS làm trên bảng
- Theo dõi sửa bài.
* Làm theo mẫu.
- HS làm bài theo nhóm 2 hỏi đáp với nhau.Đại diện từng nhóm nêu trước lớp
- Lấy số đó trừ đi một đơn vị hoặc cộng thêm một đơn vị.
Làm vào vở. Trình bày cách làm.
HS khá giải thích cách so sánh.
- 2HS nêu miệng.
- Cả lớp làm bài vào vở 
- HS khá lên bảng trình bày bài giải
- HS chữa bài, nhận xét lẫn nhau .
* HS chơi trò chơi,một em đố một em nêu
- Thi đua 2 đội xem đội nào thắng
______________________________________
Luyện Tiếng việt
Tiết 3
I. Mục tiêu
- Củng cố cỏch đọc và điền chữ thích hợp vào ô trống. Luyện hỏi - đáp về con vật yêu thích 
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 Vở thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ1. Giới thiệu bài
 HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở thực hành trang 64
Bài 1: Điền chữ thích hợp vào chỗ trống .
- Gọi HS nờu yờu cầu bài tập 1.
-Yờu cầu HS làm vào vở thực hành. 
 -Nhận xột kết luận đáp án đúng.
Bài 3. Viết: Chuồn chuồn đậu khắp luống rau.
-Yêu cầu HS viết bài vào vở.
-Nhắc HS nét nối các con chữ.
- GV chấm 1 số bài nhận xét
Bài 3: Hỏi - đáp về con vật yêu thích:
- Gọi HS nờu yờu cầu bài tập 3.
Cho HS thực hiện theo nhóm
 -Nhận xột kết luận đáp án đúng.
* Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
1 HS nêu
- Lớp làm vào vở . 2 HS nờu kết quả đó điền.
* Cả lớp viết vào vở .
* Lớp theo dõi .
- HS hỏi - đáp theo N 2 ; 3 cặp HS thể hiện trước lớp
_____________________________________________
Luyện Thể dục:
Bài thể dục – Trò chơi vận động.
I.Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục đã học .Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Ôn trò chơi “tâng cầu”Yêu cầu biết cách chơi.
- Giáo dục h/s lòng yêu thích môn học.
II.Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường kẻ sân chuẩn bị trò chơi, còi.
III.Hoạt động dạy học :
A.Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đi thường và hít thở sâu.
B. Phần cơ bản: 
+ Ôn bài thể dục: 2-3 lần. Mỗi động tác 2-8 nhịp.
+ Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng,điểm số.
( theo tổ, cả lớp)
* Chơi trò chơi: tâng cầu..
- Gv phổ biến luật chơi. Hướng dẫn HS chơi.
- HS chơi dưới sự điều khiển của GV.
C.Phần kết thúc
Thả lỏng các khớp.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Lớp xếp 2 hàng dọc.
- Nghe phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Đội hình 2 hàng dọc.
- Lớp trưởng điều khiển.
- HS t/hiện theo đội hình 2 hàng dọc
- Tổ trưởng điều khiển.
Tổ chức chơi theo nhóm 2 người.
Tập hợp,
Nghe nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN27CKTKNMOI cuc chuan.doc