TOÁN: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN PHÉP CHIA ( TT )
I: Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về :
-Nhân chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học . Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
-Nhận biết một phần mấy của một số .
-Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau .
-Đặc điểm của số 0 trong các phép tính
II.Các hoạt động dạy học :
TOÁN: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN PHÉP CHIA ( TT ) I: Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : -Nhân chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học . Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. -Nhận biết một phần mấy của một số . -Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau . -Đặc điểm của số 0 trong các phép tính II.Các hoạt động dạy học : A.KTBC : Gọi 3 HS lên bảng HS 1 làm bài 2 cột 2 HS 2 làm bài 3 HS 3 làm bài 1 cột 4 Gọi một số học sinh đọc bảng nhân, bảng chia B.Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay chúng ta cùng tiếp tục ôn về phép nhân phép chia . 2.Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài rồi nêu kết qủa. Khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không ? Vì sao ? Bài 2 : Yêu cầu học sinh tự làm bài Gọi HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài . Bài 3: Gọi một HS đọc đề bài Có tất cả bao nhiêu bút chì màu ? Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia như thế nào ? Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy cái bút chì màu ta làm như thế nào ? Bài 4: Gọi HS đọc đề bài Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà ông lại bảng nhân, bảng chia đã học. HS làm vào SGK.4 HS tiếp nối nhau đọc kết quả . Có thể ghi ngay kết quả 36 : 4 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia . 2HS lên bảng , lớp làm vào vở 2b. HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức. HS đọc Có tất cả 27 bút chì màu . Chia thành 3 phần bằng nhau . Thực hiên phép chia Bài giải Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là: 27 : 3 = 9(chiếc bút ) Đáp số: 9 chiếc bút HS đọc Hình a đã khoanh vào 1/3 số hình tròn . TOÁN: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố -Kĩ năng xem giờ trên đồng hồ. -Củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài. -Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, đồng. II. Hoạt động dạy học A. KTBC: Gọi 3 HS lên bảng. HS 1: Làm bài 1 cột 3,4 HS 2: Làm bài 2 cột 2 HS 3: Làm bài 3 * Một số học sinh đọc bảng nhân , bảng chia. Nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại các kĩ năng xem giờ trên đồng hồ và củng cố lại các biểu tượng về đơn vị đo độ dài. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 2: Gọi HS đọc đề bài Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS đọc thêm lời giải Nhận xét. Bài 3: Gọi HS đọc đề bài Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS sửa bài Bài 4 : Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại độ dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà, hộp bút... Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS về nhà ôn lại các bài vừa học. 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. 3 HS nối tiếp nhau đọc. Gọi 1 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở Tóm tắt Can bé 10 lít Can to 5 lít ? lít Bài giải Can to đựng được số lít nước mắm là: 10 + 5 = 15 ( lít ) Đáp số : 15 lít nước mắm Số lít nước mắm can to đựng là HS đọc đề 1 HS lên bảng - lớp làm vào vở Tóm tắt Có : 1000 đồng Mua : 800 đồng Còn : ..? đồng Bài giải Số tiền Bình còn lại là: 1000 - 800 = 200 ( đồng ) Đáp số : 200 đồng HS tưởng tượng, ghi lại độ dài của các vật, sau đó nêu kết quả a.Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm. b.Một ngôi nhà nhiều tầng cao khoảng 15 m. c.Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài khoảng 174 km. d. Bề dày hộp bút khoảng 15mm. e. Một gang tay dài khoảng 15 cm. Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2009 TOÁN: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG ( TT ) I. Mục tiêu: Giúp HS Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã được học. Rèn kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian. II. Hoạt động dạy học A. KTBC : Gọi 3 hS lên bảng HS 1: Quay kim đồng hồ chỉ các giờ : 18 giờ 30 phút, 7 giờ 15 phút, 1 giờ, 12 giờ. HS 2: Một tờ giấy màu giá 200 đồng. Hỏi 4 tờ giấy màu giá bao nhiêu tiền? HS 3: 1km = ?m ; 1m = ? dm ; 1m = ? cm Nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn luyện các kĩ năng về so sánh đơn vị đo thời gian. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc bảng thống kê các hoạt động của bạn Hà. Hà làm việc gì ? Trong thời gian bao lâu ? Yêu cầu HS so sánh các khoảng thời gian dành cho các hoạt động nêu trong bảng. Bài 2: Gọi HS đọc đề toán Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS sửa bài Bài 3: Gọi Hs đọc đề toán Yêu cầu HS tự làm bài Gọi HS sửa bài. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS về nhà tiếp tục ôn tập về các đơn vị đo đại lượng. 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. Hà học bài Trong 4 giờ. HS so sánh rồi trả lời. Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động học. HS đọc đề bài 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở Tóm tắt Bình 27 kg Hải 5 kg ?kg Bài giải Hải cân nặng là: 27 + 5 = 32 ( kg ) Đáp số : 32 kg HS nối tiếp nhau đọc đề. 1 HS lên bảng Lớp làm vào vở Bài giải Nhà bạn Phương cách xã Đinh Xá là: 20 - 11 = 9 ( km ) Đáp số: 9 km . TOÁN: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố Biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật. Phát triển trí tưởng tượng thông qua bài tập vẽ hình theo mẫu. II. Đồ dùng dạy học Các hình vẽ trong bài tập 1. III. Hoạt động dạy học A. KTBC: Gọi 3 HS lên bảng HS 1: bài 2/ 175 HS 2 : bài 3 / 175 HS 3 : Lên quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút, 14 giờ 30 phút. Nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn về các hình đã học và vẽ hình theo mẫu. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc được tên từng hình vẽ trong SGK. Bài 2: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ rồi cho biết ngôi nhà được ghép bởi những hình nào? Yêu cầu HS vẽ hình vào SGK. Bài 4: Vẽ hình lên bảng, đánh số các phần hình Hình bên có mấy tam giác ? Có bao nhiêu hình tứ giác, đó là những hình nào? Có bao nhiêu hình chữ nhật đó là những hình nào ? 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS ôn lại các hình đã học, đếm hình. 3 hS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. HS đọc tên từng hình vẽ. Đoạn thẳng AB. Đường thẳng AB. Đường gấp khúc OPQR. Hình tam giác ABC. Hình tứ giác ABCD. Hình vuông MNPQ. Hình chữ nhật GHIK. Hình vuông to, hình vuông nhỏ, hình tứ giác. HS vẽ hình vào SGK. Quan sát hình. Hình bên có 5 hình tam giác. Hình bên có 5 hình tứ giác.Đó là : h1+h3, h 2 + h4, h1+h2 +h3, h1 +h2 +h4 , h1+h2 +h3 + h4. Có 3 hình chữ nhật . Đó là h1 + h3, h 2 + h4, h1 + h2 + h3 + h4. TOÁN: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC ( TT ) I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta cùng ôn luyện về cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và nêu kết quả. Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính. Bài 3: Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác và thực hành tính. Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì? Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa? Bài 5: Tổ chức cho HS thi xếp hình Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong đúng thì đội đó thắng GV theo dõi, tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. HS nêu cách tính. HS tự làm bài, nêu kết quả a. Độ dài đường gấp khúc ABCD là 9 cm. b. Độ dài đường gấp khúc GHIKM là 80 cm. HS nêu cách tính. 1 HS lên bảng Lớp làm vào vở. Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 30 + 15 + 35 = 80 ( cm ) Đáp số : 80 cm. HS nêu cách tính. 1HS lên bảng Lớp làm vào vở Bài giải Chu vi hình tứ giác MNPQ là : 5 + 5 + 5 + 5 = 20 ( cm ) Đáp số : 20 cm Các cạnh này có độ dài bằng nhau. Thực hiện phép nhân 5 x 4 = 20 cm HS thi xếp hình. HS theo dõi, chọn đội chiến thắng.
Tài liệu đính kèm: