A. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. Tốc độ đọc 80 tiếng / 1phút.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
B. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
Tuần 13 Ngày soạn: 30 / 10 / 2010 Ngày dạy: Thừ hai 1 / 11 / 2010 tập đọc Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao A. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. Tốc độ đọc 80 tiếng / 1phút. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. B. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài vẽ trứng, nêu ý nghĩa bài? - GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: Bằng tranh SGK. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a- Luyện đọc: - 1 HS khá đọc cả bài, chia đoạn: - 4 đoạn: - Đ1: 4 dòng; Đ2: 7 dòng tiếp. - Đ3: 6 dòng tiếp; Đ4: còn lại. - Đọc tiếp nối, kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ ( chú giải) - 4 HS đọc ( 2lần ), chú ý đọc đúng tên riêng, câu hỏi. - Đọc cả bài? -1 HS đọc - Nhận xét? - Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi trong bài. - GV đọc toàn bài. b- Tìm hiểu bài: - Thảo luận theo nhóm 2,3: - Cử nhóm trưởng điều khiển lần lượt trả lời, trao đổi, 4 câu hỏi sgk. - Gv điều khiển cho hs trả lời, trao đổi lần lượt từng câu hỏi trước lớp; + Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? - Mơ ước được bay lên bầu trời. + Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? - Ông sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm... + Nguyên nhân chính giúp ông thành công? - Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước. - GV giới thiệu về Xi-ôn-cốp-xki:... + Em hãy đặt tên khác cho truyện? - Lần lượt nhiều hs đặt:VD: Người chinh phục các và sao; Từ mơ ước bay lên bầu trời; Ông tổ của nghành vũ trụ... c- Đọc diễn cảm: - Đọc tiếp nối: - 4 HS đọc. + Nêu cách đọc: - Toàn bài giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm. - Luyện đọc diễn cảm đoạn: từ đầu...trăm lần. - GV đọc. - Nêu cách đọc đoạn. - Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc: - Cá nhân đọc, cặp đọc. - Gv cùng HS nhận xét, khen HS đọc tốt. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nội dung câu chuyện? - Em học được gì qua cách làm việc của Xi-ôn cốp-xki? - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. toán Tiết 61: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 A. Mục tiêu: - Giúp hs biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. B. Chuẩn bị: - ND bài học C. Các hoạt động - dạy học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: + Muốn nhân với số có 2 chữ số ta làm thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ? III Bài mới. HĐ của thầy HĐ của trò * Giới thiệu bài. 1. Nhân nhẩm trường hợp tổng hai hai chữ số bé hơn 10. - Đặt tính và tính: 27 x 11 + Nhận xét kết quả 297 và 27 ? 1 HS lên bảng tính, cả lớp làm nháp. kq: 297 - Số xen giữa hai chữ số của 27 là tổng của 2 và 7. +Vận dụng tính: 23 x 11 - HS tính và nêu miệng kq: 253. 2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. + Nhân nhẩm: 48 x 11 - HS nhẩm theo cách trên ta thấy tổng 4 + 8 không phải là số có 1 chữ số mà là số có 2 chữ số. + Cả lớp đặt tính và tính? - kq : 528 + Cách nhân nhẩm : 4 + 8 = 12. Viết 2 xen giữa 2 chữ số của 48, được 428. Thêm 1 vào 4 của 428, được 528. * Chú ý : Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên. 3. Thực hành Bài 1: Tính nhẩm: - HS tự tính nhẩm và nêu miệng kết quả: a. 374; b. 1045; c. 902. Bài 2 : (Có thể giảm) - HS tự làm bài vào vở, 2 hs lên bảng. - Khi tìm x nên tính nhẩm - GV cùng lớp nhận xét, chữa bài. X : 11 = 25 X : 11 = 78 X = 25 x 11 X = 78 x 11 X = 275 X = 858 Bài 3: Đọc đề bài, tóm tắt, phân tích. - Hs cả lớp. - Tự làm bài: - GV thu chấm 1 số bài, nhận xét. - GV cùng lớp nhaanj xét, chữa bài. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 hs lên chữa bài: Bài giải Số học sinh của khối lớp Bốn có là: 11 x 17 = 187 ( học sinh ) Số học sinh của khối lớp Năm có là: 11 x15 = 165 ( học sinh ) Số học sinh của cả khối lớp có là: 187 + 165 = 352 ( học sinh ) Đáp số: 352 học sinh. Bài 4 : Đọc yêu cầu - HS đọc, trao đổi, rút ra kết luận đúng : - Câu b. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11. - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩnbị bài 62. Chính tả (Nghe – Viết ) Tiết 13: Người tìm đường lên các vì sao A. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn : Từ nhỏ...hàng trăm lần trong bài Người tìm đường lên các vì sao. Tốc độ viết 75 chữ/15 phút. - Làm đúng chính tả phân biệt âm đầu l/ n. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học. I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: - Viết: Châu báu, trâu bò, chân thành, vườn tược. III. Bài mới: HĐ của thầy Hđ của trò 1. Giới thiệu bài 2. HD viết chính tả. - Đoạn văn viết về ai? - 1 HS đọc đoạn viết. - Xi-ôn-cốp-xki nhà bác học người Nga. - Em biết gì về nhà bác học? - Là nhà bác học vĩ đại... - Viết từ khó: - HS tìm và viết bảng con. - Đọc bài cho hs viết. - HS viết. - Đọc soát lỗi - HS soát lỗi. - Thu chấm 1 số bài, nhận xét. 3. Luyện tập Bài 2a. - 2 HS đọc nội dung bài. - Cả lớp làm bài tập vào vở, nêu miệng. + Bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lập lờ, + nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, lộ liễu, nõn nà, nông nổi, - GV cùng lớp chữa bài. Bài 3 a. - HS đọc yêu cầu bài, trao đổi theo cặp: - HS nêu kết quả: - Lần lượt hs nêu, lớp trao đổi, nx: nản chí (nản lòng); lí tưởng. - GV cùng HS nhận xét. IV. Củng cố - Dặn dò. - Nhắc lại ND bài. - Nhận xét giờ học. Ghi nhớ các từ viết đúng. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 1 / 11 / 2010 Ngày dạy: Thứ ba 2 / 11 / 2010 Toán Tiết 62: Nhân với số có ba chữ số A. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách nhân với số có 3 chữ số. - Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, thứ 3 trong phép nhân với số có 3 chữ số. B. Chuẩn bị: - NDbài học. C. Các hoạt động dạy - học. I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: + Nhân nhẩm: 56 x 11; 33 x 11; 49 x 11; - Nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11? III. Bài mới. HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng bài a. VD: 164 x 123 = - HS tính nháp, 1 hs lên bảng. b. HD đặt tính: 164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3 ) = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3 = 16 400 + 1640 + 492 = 20 172 - Để tính được phép tính nhân trên ta phải thực hiện mấy phép tính nhân? - 3 phép tính nhân, 1 phép tính cộng. - Do đó ta có cách đặt tính cho gọn như sau: - HS tự đặt tính và tính. - Tích riêng thứ nhất: 492 - Tích riêng thứ hai: 328 - Tích riêng thứ ba: 164 + Lưu ý: tích riêng thứ hai lùi sang trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất,... 2. Thực hành. Bài 1. Đặt tính rồi tính. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. - HS thực hiện nháp, 3 HS lên bảng chữa bài. - Kq: 248 x 321 = 79 608 1163 x 125 = 145 375 3 124 x 213 = 665 412 Bài 2. GV kẻ lên bảng. - HS làm nháp, 3 HS lên điền bảng. - Kq: 262 x 130 = 34 060 262 x 131 = 34 322 263 x 131 = 34 453 - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 3. - HS đọc đề, tự tóm tắt. - HS giải bài vào vở, 1 hs chữa bài. Bài giải Diện tích hình vuông là: 125 x 125 = 15 625 ( m2) Đáp số: 15 625 m2. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách nhân với số có 3 chữ số? - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem bài 63. Luyện từ và câu Tiết 25: Mở rộng vốn từ: ý chí- Nghị lực A. Mục tiêu: - Củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm có chí thì nên. - Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm có chí thì nên. - Luyện viết đoạn văn theo chủ đề có chí thì nên. Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, dùng từ hay. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: + Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của đặc điểm sau: xanh, thấp, sướng. III. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1 Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1. - 2 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tổ chức làm theo nhóm 4. - HS làm bài. a. Các từ nói lên ý chí nghị lực con người: Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm. b. Các từ nói lên thử thách đối với ý chí nghị lực con người: - Khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai... Bài 2. - HS đọc yêu cầu, làm nháp. - VD: Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 3. - 2 HS đọc yc. - Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì? - Một ngườido có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt được... - Bằng cách nào em biết được điều đó? - Xem ti vi, đọc báoTNTP, .... - Đọc lại câu thành ngữ, tục ngữ đã học có nội dung có chí thì nên? - Có công mài sắt... Có chí thì nên, Thất bại là mẹ thành công, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo,... IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại ND bài. - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. Khoa học Tiết 25: Nước bị ô nhiễm A. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. - Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch. - Nêu đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm. B. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị theo dặn dò tiết trước. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: + Đọc thuộc mục bạn cần thiết? - GV nhận xét chung, ghi điểm. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên. - Tổ chức thảo luận nhóm 5. - HS đọc sgk, làm theo mục qs và thực hành. - Tiến hành thí nghiệm chứng minh chai nước sông, chai nước giếng. - Chai nước đục hơn là chai nước sông. + Vì sao nước sông đục hơn nước giếng? - Vì nó chứa nhiều chất không tan. - HS làm thí nghiệm, báo cáo kết quả. * Kết luận: Nước sông ao, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị l ... gặp ở đâu rồi ?... IV. Củng cố - Dặn dò. - Đọc ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - BTVN: Viết lại vào vở BT 2,3 . khoa học Tiết 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm A. Mục tiêu: Sau bài học hs biết: - Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,... bị ô nhiễm. - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. - Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. B. Cxhuẩn bị. - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là nước bị ô nhiễm? + Thế nào là nước sạch? - 2 HS trả lời, lớp nhận xét. - GV nhận xét chung, ghi điểm. III. Bài mới. 1. Hoạt động 1: Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. - Quan sát từ hình 1- đến hình 8.Trao đổi trong nhóm 2 ( cùng bàn). - Các nhóm tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. - VD: + Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H1,4 ) + Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H2 ) + Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H3 ) + Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H7,8 ) + Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H5,6,8 ) - Trình bày: - Các nhóm lần lượt lên trao đổi trước lớp về 1 nội dung. - Liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương. * Kết luận : - Mục bạn cần biết ( trang 55 ). - GV đọc cho HS nghe một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã sưu tầm. 2. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước. + Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? - QS các hình, mục bạn cần biêt, thông tin sưu tầm được để trao đổi. - Trình bày: - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác trao đổi, bổ sung. * Kết luận: Mục bạn cần biết - trang 55. IV. Củng cố - Dặn dò: - Đọc mục bạn cần biết. - Nhận xét tiết học, - Về nhà học thuộc bài, xem trước bài 27. địa lý Tiết 13: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ A. Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết: - Người dân sông ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước. - Dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức. + Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở ĐBBB. + Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân ĐBBB. - Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc. B. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục lễ hội của người dân ĐBBB ( gv, hs sưu tầm). C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: + Nêu hình dạng, diện tích sự hình thành, đặc điểm địa hình của ĐBBB ? - 3 HS lên bảng trả lời. Lớp nhận xét. - GV nhận xét chung, ghi điểm. III. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1 Giới thiệu trực tiếp vào bài mới. a. Hoạt động 1: Chủ nhân của đồng bằng. - Đọc thầm sgk, QS tranh ảnh trả lời: - Cả lớp. + ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân? - Là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước. + Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào? - Dân tộc Kinh. + Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì? - Làng của người Kinh có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau. + Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? - Nhà có cửa chính quay về hướng Nam được xây dựng kiên cố, chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao... + Làng Việt cổ có đặc điểm gì? -...thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng... + Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người Kinh có thay đổi ntn? - ...có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước, nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền lát gạch hoa. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn: có tủ lạnh, tivi, quạt điện,... * Kết luận: Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Làng ở ĐBBB có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau. b. Hoạt động 2: Lễ hội. - Dựa vào tranh, ảnh sưu tầm, sgk, kênh - Thảo luận nhóm2,3. chữ và vốn hiểu biết thảo luận: + Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? Nhằm mục đích gì? - Mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu,... + Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động mà em biết? - Tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB ? - Hội Lim, hội chùa Hương, Hội Gióng,.. - Trình bày: - Lần lượt từng nhóm trao đổi nội dung. - Nhóm khác nx, trao đổi. - GV kết luận chung. * Kết luận:Người dân ở ĐBBB thường mặc các trang phục truyền thống trong lễ hội. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng ,... là những lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB. IV. Củng cố - Dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ sgk/ 102. - Nhận xét tiết học - Về nhà học thuộc bài.Xem bài Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB. Ngày soạn: 1 / 11 / 2010 Ngày dạy: Thứ sáu 5 / 11 / 2010 toán Tiết 65: Luyện tập chung A. Mục tiêu: - Giúp hs ôn tập, củng cố: - Một số đơn vị đo khói lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4. - Phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân. - Lập công thức tính diện tích hình vuông. B. Chuẩn bị: - ND bài luyện tập. C. Các hoạt động dạy - học. I. ổn định tổ chức. II. Kiểm ta bài cũ: - Đặt tính rồi tính: - GV cùng HS nhận xét, chữa bài, ghi điểm. - 2 HS lên bảng chữa bài. x 237 24 948 474 5688 - Nếu a = 15 m và b = 10 thì S = a x b = 15 x 10 = 150 m2. III. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò B, Giới thiệu bài luyện tập: Bài1 : Đọc yêu cầu - 1, 2 hs đọc. - Làm dòng đầu của 3 câu: a,b,c. - Cả lớp tự làm bài vào nháp, 3 hs lên bảng chữa bài. a, 10 kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ b, 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn c, 100 cm2 = 1 dm2 100 dm2 = 1 m2 - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 2.Tính: - Gv yêu cầu hs làm câu a, ý 2 câu b. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. - HS tự làm bài vào vở BT, 3 hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo vở kiểm tra. Bài 3. Bài yêu cầu làm gì? - Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Hs nêu miệng cách tính. - Yêu cầu hs làm bài. - Làm bài vào vở BT, 3 HS lên bảng. - GV chấm 1 số bài. a. 2x39x5 = (2 x 5) x 39 = 10 x 39 = 390 b. 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4) = 302 x 20 = 302 x 2 x 10 = 604 x 10 = 6040 c.769 x 85 - 769 x 75 = 769 x (85 - 75) = 769 x 10 = 7690. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài và giải thích tại sao đó là cách thuận tiện nhất. Bài 4. Đọc đề, tóm tắt, phân tích bài toán - HS nêu. - Yêu cầu HS tự làm vào vở BT. - Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài. - GV chấm 1 số bài. (Giải bài toán bằng 2 cách được phép giảm) Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút Số lít nước cả hai vòi chảy được vào bể trong 1 phút là: 25 + 15 = 40 ( l ) Sau 1 giờ 15 phút hay 75 phút cả hai vòi nước chảy vào bể được là: 40 x 75 = 3000 ( l ) Đáp số: 3000 l nước - GV cùng HS nhận xét, chốt đúng. Bài 5. GV vẽ hình lên bảng - HS đọc yêu cầu. - 1 HS lên viết công thức tính diện tích của hình vuông. S = a x a +Nêu bằng lời cách tính diện tích hình vuông? - 1 số HS nêu. - áp dụng công thức, tự làm phần b. - Lớp làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm. Với a = 25 m thì S = 25 x 25 = 625 (m2) - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. IV. Củng cố - Dặn dò. - Nhắc lại ND bài - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Tiết 26: Ôn tập văn kể chuyện A. Mục tiêu: - Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện. - Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện. B. Chuẩn bị. - Bảng phụ ghi tóm tắt 1 số kiến thức về văn kể chuyện. C. Các hoạt động dạy - học. I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 1 số hs viết lại bài văn chưa đạt yêu cầu của tiết TLV trước. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ôn tập những kiến thức đã học về văn kể chuyện. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1. Đọc yêu cầu - 1, 2 HS đọc. Lớp đọc thầm. + Đề nào thuộc loại văn kể chuyện. - HS suy nghĩ trả lời. - Đề 2 : thuộc loại văn kể chuyện. + Vì sao? - Vì đây là kể lại một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa...nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi, noi theo. Bài 2, 3. Đọc yêu cầu. - 2,3 HS đọc. - Nói về đề tài câu chuyện mình chọn kể. - Lần lượt hs nói. - Viết dàn ý câu chuyện chọn kể. - HS viết nhanh vào nháp. - Thực hành KC, trao đổi về câu chuyện vừa kể. - Trao đổi từng cặp theo từng bàn. - Kể chuyện trước lớp: - Trao đổi cùng hs về câu chuyện hs vừa kể. ( Hỏi hs khác cùng trao đổi ). - GV cùng hs nhận xét chung, ghi điểm. - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị. - 1 số HS đọc. Văn kể chuyện - Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. - Mỗi câu chuyện cần nói lên 1 điều có ý nghĩa. Nhân vật - Là người hay các con vậ, đồ vật, cây cối... được nhân hoá. - Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật. - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. Cốt truyện - Thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Có 2 kiểu mở bài: ( trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài: ( mở rộng và không mở rộng ) IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại ND bài - Nhận xét tiết học. - BTVN : Viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ. Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 13 I. yêu cầu: - HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 13. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1.Nhận xét chung: a) Ưu điểm: ... . b) Tồn tại: 2. Phương hướng tuần 14: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 13. - Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
Tài liệu đính kèm: