Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 3

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 3

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè

- Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.

* Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường

- Phẩm chất:

+ Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

+ Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

- Đối tượng tham gia: HS toàn trường, GVCN lớp, BGH nhà trường, TPT Đội.

- Cách thức tổ chức: Đảm bảo tính trang nghiêm, sinh động hấp dẫn, gần gũi tạo hứng thú với HS, đảm bảo an toàn cho HS.

 

doc 49 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
	Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè
- Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.
* Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường
- Phẩm chất: 
+ Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
+ Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.
- Đối tượng tham gia: HS toàn trường, GVCN lớp, BGH nhà trường, TPT Đội.
- Cách thức tổ chức: Đảm bảo tính trang nghiêm, sinh động hấp dẫn, gần gũi tạo hứng thú với HS, đảm bảo an toàn cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Băng nhạc bài múa hát tập thể: Đội ta lớn lên cùng đất nước.
2. Học sinh: Ghế ngồi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Phần 1: Nghi lễ
Lễ chào cờ
Lớp trực tuần tổng kết HĐ của toàn trường trong tuần vừa qua.
- BGH lên nhận xét HĐ của tuàn trường trong tuần qua và nêu nhiệm vụ phương hướng tuần tới.
Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề
1. Khởi động
- Toàn trường hát tập thể bài hát: Em yêu trường em
- Người điều khiển nêu ý nghĩa của buổi sinh họat và mục đích của HĐ.
2. Tham gia múa hát TT và thể hiện sự thân thiện với anh chị và các bạn
- GVCN kết hợp hướng dẫn học sinh 
- Cho HS toàn trường nghe bài hát múa TT và xem đội văn nghệ nhà trường múa.
- Cử HS trong đội văn nghệ nhà trường xuống các lớp 1 cùng với GVCN lớp 1 để hướng dẫn HS lớp 1 tập múa, hát.
- Toàn trường tập múa hát bài tập thể dưới sự hướng dẫn của GV
- HS lớp 1 phối hợp với các anh chị trong đội văn nghệ để thực hiện.
- HS toàn trường biểu diễn lại cho các thầy cô giáo trong trường xem.
*Củng cố, dặn dò
- GV nêu ý nghĩa của HĐ và nhắc nhở chuẩn bị cho hoạt động sinh hoạt dưới cờ tuần sau.
_____________________________
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
BÀI 3A: L, M
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng âm l, m; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn ; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc. 
- Viết đúng: l, m, lá, mẹ 
- Nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về người, vật, sự việc trong tranh. Nói được tên một số đồ vật, cây cối có tiếng mở đầu bằng l, m. 
+ Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, học sinh mạnh dạn giao tiếp hợp tác với bạn. 
+ Phẩm chất: Chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm trong học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, chữ l, m viết in hoa, in thường, Bảng phụ tạo tiếng mới.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở Tiếng Việt, chữ cái tạo tiếng mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
HĐ 1: Nghe - Nói 
- YC HS quan sát tranh thực hành hỏi đáp cặp đôi (Áp dụng thẻ TC 14): 
+ Trong tranh vẽ những gì ? 
+ Em bé đang cầm gì trong tay ? 
- GV nhận xét và chốt: Trong tranh có hình ảnh mẹ, lá cũng chính là tiếng có chứa âm l, m mà hôm nay chúng ta được học. - Ghi bảng bài 3A: l, m. 
HĐ 2: Đọc 
+ MT: Đọc được tiếng, từ chứa âm l, m. Tạo và đọc được tiếng mới bắt đầu bằng l, m. 
a. Đọc tiếng, từ 
- GV viết chữ lá lên bảng
- Nêu cấu tạo tiếng lá trong mô hình: Âm l đứng trước, vần a đứng sau, thanh sắc đặt trên đầu vần a, ta sẽ được tiếng lá.
- Tiếng lá có vần nào đã học, âm nào chưa học ? 
- GV đọc mẫu âm l 
- GV đánh vần tiếng lá
- Đọc trơn tiếng lá
- GV chỉ cho HS đọc tiếng lá trên mô hình bảng lớp 
 lá
l
á
 lá
- Giới thiệu chữ l in thường và in hoa: L, l 
- GV nói: Chúng ta đã biết cấu tạo tiếng lá, đánh vần và đọc trơn tiếng lá. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang tạo tiếng mới.
b. Tạo tiếng mới:
- Làm mẫu đưa tiếng lê vào mô hình:
Âm đầu
Vần 
Thanh
Tiếng
l
ê
 lê
l
a
 \
l
i
 /
- Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ lê, la, li
- Yêu cầu HS đọc lại.
- GV nhận xét: Các em vừa đọc đọc tiếng lá, phân tích tiếng lá và tạo được các tiếng mới có chứa âm đầu l.
* Tiếng mẹ tiến hành tương tự.
3. Hoạt động luyện tập
c. Đọc hiểu.
+ MT: Đọc được từ ngữ qua tranh.
- Treo tranh và yêu cầu HS quan sát .
+ Trong tranh vẽ gì?
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
+ Nêu luật chơi: Mỗi tổ cử 1 bạn lên bảng đính từ đúng với nội dung tranh. Tổ đính đúng và nhanh nhất tổ đó chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- YCHS đọc lại các từ vừa đính
HĐ3: Viết 
- Đính mẫu chữ l, m viết sẵn.
- HDHS viết chữ l, m, lá, mẹ, (chú ý cách nối khi viết tiếng lá, mẹ)
- YCHS viết bảng con
- Nhận xét sửa những lỗi viết sai của học sinh.
- GV cho HS viét vở: l, m, lá, mẹ
- GV theo dõi, kèm HS viết bài, nhận xét chữ viết của học sinh.
4. Hoạt động vận dụng
HĐ4: Đọc 
+ MT: Đọc hiểu câu qua tranh. Bước đầu trả lời được câu hỏi trong câu.
- Treo tranh và yêu cầu học sinh đoán về nội dung bức tranh.
- GV nhận xét, chốt: Mẹ dỗ bé
- Đọc mẫu: đọc chậm, chú ý cách ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu.
- Hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: dựa vào đoạn vừa đọc chọn từ ngữ ở mục a hoặc mục b.
- GV nhận xét.
- Các bạn đã bị ốm bao giờ chưa?
- Ai là người dỗ các bạn?
- GV chốt: Các bạn nhỏ rất dễ bị ốm. Khi bị ốm thì mọi người trong nhà rất là quan tâm chăm sóc cho chúng ta mau khỏi ốm.
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học: Các em đã học xong âm gì?
- Dặn HS về nhà tìm một số tiếng có chứa âm đầu l, m nói cho mọi người cùng nghe.
- HS quan sát tranh thực hành hỏi đáp.
- Trong tranh vẽ cây, nhà, mẹ và bé
- Em bé đang cầm đang cầm cái lá
- HS đọc nối tiếp tên bài
- HS phát âm: lá
- HS chú ý lắng nghe
- Tiếng lá có vần a đã học, âm l chưa học 
- Cá nhân, cặp đọc âm l
- Cá nhân, cặp đánh vần tiếng lá
- Cả lớp, cá nhân, cặp đọc trơn: lá
- HS đọc theo thước chỉ của GV
- HS chú ý lắng nghe, đọc và ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát và chú ý nghe
- HS tìm tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn tiếng tìm được. 
- HS thực hành cài các tiếng trên bộ đồ dùng.
- HS đọc lại: cá nhân, cả lớp, nhóm, cặp.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát tranh.
- Tranh vẽ lá me, lọ mơ, bộ li
+ Đại diện các nhóm tham gia trò chơi.
- Đánh vần các từ và đọc trơn cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS quan sát
- HS chú ý theo dõi
- HS viết bảng con: l, m, lá, mẹ. 
- Cùng tham gia nhận xét bài viết của bạn.
- HS thực hành viết vở: l, m, lá, mẹ
- HS sửa lỗi nếu có, lắng nghe cô nhận xét.
- HS trả lời: Mẹ bế em bé, xem sách ở sân nhà dưới bóng cây.
- Đánh vần, đọc trơn từng câu, đoạn theo cá nhân, cặp, cả lơp.
- HS chú ý lắng nghe.
- Trả lời: a. đỡ ho
- HS chia sẻ: Đã bị rồi: bị sốt, bị ho, bị đau bụng, ...
- HS chia sẻ: bố dỗ em, mẹ dỗ, bà dỗ, chị dỗ,...
- Âm l, m
- HS lắng nghe, về thực hiện.
	___________________________________
Tiết 4: Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài Thật là hay. 
+ Năng lực: Ứng dụng được các âm thanh trong cuộc sống để thay vào lời bài hát Thật là hay.
+ Phẩm chất: Yêu thích âm nhạc, vui tươi ca hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, thiết bị phát nhạc, bài hát mẫu.
2. Học sinh: SGK, thanh gõ đệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 5: Đọc lời ca (10ph’)
Mục tiêu: Đọc được lời ca của bài Thật là hay theo âm thanh cao thấp.
*Giới thiệu bài - Ghi bảng
Dẫn dắt: Trong bài nghe nhạc ở tiết 1 chúng mình đã vận động cơ thể theo âm thanh cao – thấp. Hôm nay lớp mình sẽ áp dụng âm thanh cao thấp để đọc lời ca bài Thật là hay nhé.
Bước 1: Gv đưa ra yêu cầu:
- Cả lớp sẽ đọc theo cô/ thầy nhé (Phụ lục 1) 
Bước 2: GV đưa ra yêu cầu:
- Sau đây lớp mình sẽ cùng hát lại bài hát Thật là hay trên nhạc nền của bài hát nhé.
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động 6: Vận động ( 15p’)
Mục tiêu: Vận động cơ thể theo tính chất vui tươi của bài hát Thật là hay 
Bước 1: GV đưa ra yêu cầu:
- Cả lớp quan sát cô/ thầy làm và làm theo nhé
GV hát câu đầu tiên và làm động tác (phụ lục 2). Cả lớp làm theo.
- Hoạt động diễn ra đến khi hết bài hát.
*Lưu ý: Hoạt động này GV không bật nhạc.
Bước 2: GV đưa ra yêu cầu
Sau đây lớp mình sẽ cùng hát và vận động cơ thể theo bài hát Thật là hay nào.
Bước 3: Gv mời một số HS làm tốt lên làm mẫu, cả lớp xem và đưa ra nhận xét về phần làm mẫu của các bạn.
- Vận động cơ thể nhịp nhàng theo nhiệp điệu của bài hát 
Hoạt động 7: Ứng dụng 
Mục tiêu: Ứng dụng được các âm thanh trong cuộc sống để thay vào lời bài hát Thật là hay. Phù hợp với giai điệu, Sáng tạo và biểu cảm.
Dẫn dắt: Trong cuộc sống có rất nhiều âm thanh đúng không cả lớp, các bạn có thể cho cô/ thầy biết con thích âm thanh của con vật nào không?
Bước 1: GV đưa ra yêu cầu hoạt động: 
- Đố cả lớp biết đây là âm thanh của con vật nào? 
- (GV mô phỏng âm thanh của con vật bất kỳ)
GV tiếp tục đưa ra yêu cầu:
- GV mời một số bạn đứng lên mô phỏng âm thanh của các con vật để đố cả lớp nào.
- GV nhận xét: Các em chơi rất sôi nổi, đã biết bắt chước các âm thanh của các con vật và nói đúng tên con vật đó.
Bước 2: GV đưa ra yêu cầu
- Cả lớp hãy chọn một âm thanh yêu thích trong cuộc sống để thay vào câu “li lí li lí lì li” trong bài hát.
GV tiếp tục đưa ra yêu cầu:
- Sau đây lớp mình sẽ cùng hát bài Thật là hay, đến đoạn “li lí li” thì mình sẽ thay bằng âm thanh lớp mình vừa lựa chọn nhé.( la, nu, mi...)
Ứng dụng 
- Ứng dụng được các âm thanh trong cuộc sống 
- Lắng nghe GV hướng dẫn
+ Âm thanh con gà, con bò, con vịt, con mèo,...
- Lắng nghe GV mô phỏng âm thanh bất kì
- HS chơi trò chơi: Nghe âm thanh đoán tên con vật.
- HS nghe GV nhận xét.
- Chọn một âm bất kỳ: La, la, mi.....
- HS cả lớp cùng hát theo hướng dẫn.
_________________________________
KẾ HOẠCH BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Đạo đức
BÀI 8. EM THỰC HIỆN TỐT NỘI QUY TRƯỜNG LỚP (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp. 
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGV Đạo đức, bài hát: Em yêu trường em.
 ... 
- Đánh giá theo cảm nhận
- Rút kinh nghiệm
- Quan sát, nêu cảm nhận của mình
- Theo ý hiểu
- Quan sát, nêu 
- Thu dọn đồ dùng, vệ sinh lớp học
- Rút kinh nghiệm
- Ghi nhớ
______________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 3E: ÔN TẬP: L, M, N, NH, NG, NGH, U, Ư
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng các âm l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư và các tiếng, từ ngữ chứa các âm, vần đã học. Đọc lưu loát các câu, đoạn đã đọc.
- Hiểu nghĩa của từ ngữ trong đoạn đọc và trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
- Viết đúng các chữ cái, các tiếng chứa âm, vần đã học (củ nghệ, bẹ ngô).
- Hỏi và trả lời câu hỏi về các hoạt động thường ngày của mọi người; nghe kể chuyện Gà mẹ và gà con, trả lời câu hỏi.
* Năng lực ngôn ngữ: Biết đọc, viết các âm đã học và các tiếng, từ chứa âm đã học.
* Phẩm chất: 
- Nhân ái: Thể hiện qua việc yêu quý giúp đỡ bạn bè, thầy cô.
- Chăm chỉ: Thể hiện qua việc chủ động tham gia vào các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Thể hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, SGV, bảng mẫu các chữ cái Tiếng việt kiểu chữ viết thường.
- Học sinh: Sách giáo khoa TV, vở TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
Hoạt động 1: Nghe – nói 
- Treo tranh
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ở HĐ1, nói theo cặp nêu những cảnh vật trong tranh hoặc có thể viết ra các từ ngữ nói tên các vật trong tranh, xác định các chữ không biết viết để được GV trợ giúp.
- Gv nhận xét và giới thiệu bài.
2. Luyện tập
Hoạt động 2: Đọc
a. Đọc từ ngữ
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 quan sát tranh và đọc các từ dưới tranh. 
- Nhận xét và cho HS đọc theo cá nhân, cả lớp.
b. Đọc câu
- Treo tranh, nói tên các vật được vẽ trong tranh?
- Để biết được nội dung tranh các em đọc theo cặp câu dưới tranh.
- Đọc mẫu và cho HS đọc
3. Hoạt động 3: Viết
 - Đính mẫu chữ củ nghệ, bẹ ngô viết sẵn.
- Nêu cách viết chữ củ nghệ, bẹ ngô (chú ý khoảng cách giữa các tiếng bằng con chữ o)
- GV viết mẫu.
Nhận xét sửa những lỗi viết sai của học sinh.
4. Hoạt động 4: Nghe - nói 
- Nghe kể câu chuyện Gà mẹ và gà con và trả lời câu hỏi.
*Cả lớp:
- Nghe GV hướng dẫn thực hiện các việc:
+ Quan sát tranh và đoán nội dung câu chuyện.
+ Nói tên con vật/nhân vật trong mỗi tranh?
+ Mô tả hoạt động của mỗi con vật/nhân vật trong từng tranh?
+ Đọc tên câu chuyện và đoán nội dung câu chuyện?
+ Kể câu chuyện lần 1 kết hợp nhìn tranh.
+ Hướng dẫn HS nói với nhau lời đối thoại của các con vật.
+ Hỏi HS các câu hỏi trong bài kể chuyện.
- Hướng dẫn HS kể từng nội dung tranh.
* Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Làm vở bài tập Tiếng Việt.
- HS quan sát.
- Hỏi - đáp theo cặp theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Viết vào bảng con các từ ngữ nói trong tranh.
- HS nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Từng nhóm lên chỉ vào tranh và đọc to các từ dưới tranh.
- Nhận xét các nhóm đọc.
- Đọc cá nhân, cả lớp
- HS quan sát tranh
- Đọc cá nhân, theo cặp, cả lớp.
- HS quan sát
- HS chú ý lắng nghe
- Viết bảng con
- Quan sát, trả lời
- T1,4: gà mẹ và gà con
- T2: gà con với bác mèo
- T3:gà con với chú chó
- Quan sát và thảo luận theo cặp.
- HS trả lời
- HS chú ý nghe
- Nói với nhau theo cặp.
- Tập kể chuyện từng tranh theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Thực hiện theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong gia đình, nhà trường, cộng đồng
- Từng em lần lượt giới thiệu
- HS tham gia c
- HS lựa chọn danh hiệu cho bản thân
- HS chú ý lắng nghe
______________________________
Tiết 3: Tiếng Việt 
TẬP VIẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết viết từ: lá, mẹ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, cá ngừ, củ nghệ, bẹ ngô
+ Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ viết đúng chữ, từ ngữ trong bài.
+ Phẩm chất: Yêu thích Tiếng Việt, chăm chỉ viết bài, có trách nhiệm tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, chữ viết các từ ngữ: lá, mẹ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, cá ngừ, củ nghệ, bẹ ngô
Vở tập viết, bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động 1: Đọc 
- HS nhặt một thẻ từ trên bàn GV, giơ lên và đọc từ trên thẻ: lá, mẹ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, cá ngừ, củ nghệ, bẹ ngô.
- GV nhấn mạnh: âm “ngờ” ghi bằng 2 chữ ng, ngh. Khi liền sau âm “ngờ” là các chữ e, ê, i thì viết âm này là ngh. Khi liền sau âm “ngờ” là các chữ a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư thì viết âm này là ng.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Viết từ 
- Treo bảng viết mẫu các từ và phần mềm quy trình viết từ: lá, mẹ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, cá ngừ, củ nghệ, bẹ ngô.
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết
- Nhận xét sửa những lỗi viết sai của học sinh.
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện và đọc các thẻ từ có các từ: lá, mẹ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, cá ngừ, củ nghệ, bẹ ngô.
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát 
- HS chú ý lắng nghe
- Viết bảng con. 
- Viết vào vở
- HS chú ý lắng nghe
________________________________
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
 SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Học sinh tập hát bài hát truyền thống. Giới thiệu được bản thân trước tổ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.
2. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
*Hoạt động 1: Thực hiện tình hống thích gì, mong gì ở bạn. (NL thích ứng với cuộc sống, NL thiết kế và tổ chức hoạt động)
( phương pháp và hình thức tổ chức: hoạt động nhóm )
- GV lựa chọn hai phẩm chất cơ bản để đánh giá: thái độ vui vẻ, thân thiện trong các hoạt động làm quen với ban bè và lễ phép với thầy, cô giáo.
- GV chia lớp thành các nhóm (4-6HS) và phát cho mỗi nhóm một phiếu đánh giá: Mức độ : Chưa thân thiện, thân thiện, rất thân thiện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và đánh dấu vào ô phù hợp để nhận xét từng bạn trong nhóm.
- GV mời đại diện của từng nhóm lên trình bày dựa trên bảng kết quả thảo luận nhóm.
- GV tổng kết hoạt động và lưu ý đối với nhóm có đánh giá chưa hoàn toàn chính xác, khách quan; GV sẽ có bổ sung, phân tích để điều chỉnh phù hợp nhưng cần tế nhị.
* Hoạt động 10: Hoạt động nhóm( NL thích ứng với cuộc sống, NL thiết kế và tổ chức các hoạt động)
- GV cho HS thể hiện dự định rèn luyện tiếp theo: Em sẽ làm gì để mình luôn vui vẻ, tự tin trong giao tiếp?
- Luôn chào hỏi vui vẻ, tự tin, thân thiện với mọi người trong giao tiếp.
- Yêu cầu HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân.
a. Mỗi ngày đến trường : Nở nụ cười, chào thầy, gọi bạn, chào ngày mới vui.
b. Tan học về nhà : Chào ông, chào bà, Chào cha, chào mẹ, Chào người thân yêu.
c. Nhữn lời chào hay: Theo em cả ngày, Ai cũng quý mến, Khen em trò ngoan.
* Hoạt động 3: Trò chơi tập thể( NL thiết kế và tổ chức các hoạt động)
( Phương pháp và hình thức tổ chức: trò chơi tập thể )
- GV nhận xét sự tiến bộ của HS sau 3 tuần học chủ đề Chào lớp 1 theo các tiêu chí: tự tin chào hỏi, làm quen; hành vi và lời nói phù hợp với từng đối tượng làm quen; thân thiện trong giao tiếp.
- GV tổ chức trò chơi: " Danh hiệu của bạn là gì?"
- GV đưa ra 3 danh hiệu với vị trí khác nhau trong lớp.
- Nhóm danh hiệu 1 : Thân thiện và vui vẻ.
- Nhóm danh hiệu 2: Tự tin về bản thân. 
- Nhóm danh hiệu 3: Chủ động làm quen.
+ Yêu cầu hs lựa chọn nhóm danh hiệu phù hợp với bản thân và đứng vào vị trí dành cho nhóm đó.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và đứng vào vị trí của nhóm phù hợp với mình nhất. Nếu có 1 số HS không lựa chọn được, GV cùng HS phân tích và cùng chọn cho HS đó một vị trí phù hợp.
- GV có thể cho hoạt động lần 2,3. HS có thể thay đổi và nếu thấy mình có thể đứng ở vị trí của nhóm khác thì di chuyển về nhóm đó. Như vậy, một HS tối đa có thể đứng ở cả 3 nhóm. GV ghi nhận các kết quả này.
* GV chốt: Qua hoạt động trò chơi cô giáo thấy các em đã mạnh dạn, tự tin, biết tổ chức các trò chơi.
3. Củng cố - dặn dò
- Nội dung bài học về chủ đề gì ?
- Qua bài học chúng ta học được những gi? 
- Nhắc nhở vận dụng vào thực tiễn.
- Thực hiện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong gia đình, nhà trường, cộng đồng
- Từng em lần lượt giới thiệu
- HS tham gia chơi
- HS lựa chọn danh hiệu cho bản thân
- HS chú ý lắng nghe
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_nam_2022_2023_tuan_3.doc