Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 25 đến tuần 28

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 25 đến tuần 28

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Cảm nhận đúng về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.

- Phát triển năng lực tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

 

docx 127 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25.
Ngày thứ : 1
Ngày soạn: 04/03/2023
Ngày dạy: 06/03/2023
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (TIẾT 73)
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
.
TOÁN (TIẾT 73)
BÀI 28: LUYỆN TẬP CHUNG ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Cảm nhận đúng về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.
- Phát triển năng lực tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. 
- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học
* Học sinh: - SGK, vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động kết nối: 5’
- Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia xăng- ti – mét đê đo độ dài các đồ dùng học tập của mình (sách, vở, bút chì, hộp đựng bút,).
- Gọi 2-3 HS trình bày kết quả làm việc của mình.
-GV nhận xét, tuyên dương
2. Hình thành kiến thức mới 
* Bài 1: Đồ vật nào dài hơn?
- GV cho HS nêu tên các đồ vật trong tranh.
- GV nêu lưu ý bài này HS không dùng thước để đo độ dài mà chỉ ước lượng.
-GV hỏi từng câu một cho HS trả lời.
-Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
a. Bút chì dài hơn bút sáp.
b. Cục tẩy dài hơn cái ghim.
* Bài 2: Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: 
+ Trong tranh gồm những bạn nào?
+ Bạn nào cao nhất?
+ Bạn nào thấp nhất?
-Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
a. Bạn Nam cao nhất.
b. Bạn Mi thấp nhất.
* Bài 3: Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn? Thước hay bút chì dài hơn? 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi: 
a. Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn?
+ Trong bức tranh thứ nhất, có con gì?
+ Con nào cao hơn?
+ Con nào thấp hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét, kết luận.
+ Hươu cao cổ cao hơn.
+ Ngựa thấp hơn.
b. Thước hay bút chì dài hơn?
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
GV lưu ý cho HS: bút chì đặt đứng, thước kẻ đặt ngang nên không so sánh trực tiếp chiều dài của hai vật với nhau được. Vì thế các em so sánh gián tiếp thông qua vật trung gian là quyển sách Toán 1.
+ Bút chì hay quyển sách Toán 1 dài hơn?
+ Thước kẻ hay quyển sách Toán 1 dài hơn?
+ Thước kẻ hay bút chì dài hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, kết luận.
Thước kẻ dài hơn quyển sách Toán 1, quyển sách Toán 1 dài hơn bút chì. Vậy thước kẻ dài hơn bút chì.
* Bài 4: Đo độ dài mỗi đồ vật
- GV nêu yêu cầu của bài 4.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
- GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi đồ vật.
- GV yêu cầu HS nêu đồ dài mỗi đồ vật. Một HS nêu một đồ vật.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bút chì dài 8cm
+ Bút sáp màu dài 6cm
+ Đồng hồ dài 12cm
+ Điện thoại dài 10cm.
3. Vận dụng, trải nghiệm. 5’
* Bài 5: Đồ vật nào dưới đây cho được vào trong hộp bút?
- GV yêu cầu HS nêu các đồ vật trong tranh và hỏi độ dài của từng đồ vật.
+ Đồ vật nào cho được vào trong hộp bút?
- GV nhận xét, kết luận: Bút chì, cục tẩy cho được vào trong hộp bút.
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý
- Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Luyện tập chung tiết 2.
-HS thực hành đo.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS nêu: Bút chì, bút sáp màu, cục tẩy, cái ghim.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
a. Bút chì dài hơn bút sáp.
b. Cục tẩy dài hơn cái ghim.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Nam, Mi, Việt, Mai.
- HS trả lời: Bạn Nam
- HS trả lời: Bạn Mi
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Hươu cao cổ, ngựa vằn
-HS trả lời: Hươu cao cổ
-HS trả lời: Ngựa
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Sách toán 1, bút chì, thước kẻ.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Sách Toán 1dài hơn.
-HS trả lời: Thước kẻ dài hơn
-HS trả lời: Thước kẻ dài hơn bút chì
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
-HS trả lời: Bút chì, bút sáp màu, đồng hồ, điện thoại.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
+ Bút chì dài 8cm
+ Bút sáp màu dài 6cm
+ Đồng hồ dài 12cm
+ Điện thoại dài 10cm.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, trả lời: Hộp bút: 15cm, bút chì: 9cm, thước kẻ: 20cm, cục tẩy: 3cm.
-HS trả lời: Bút chì, cục tẩy.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT (Tiết 289+290)
BÀI 1: RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN (TIẾT 1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh đọc đúng, rõ ràng bài Rửa tay trước khi ăn.
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài Rửa tay trước khi ăn.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của bài và nội dung được thể hiện trong tranh. 
- Học sinh quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học, ...
* Học sinh: - VBT,SGK. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1.Khởi động kết nối: 5’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
a. Vì sao các bạn phải rửa tay?
b. Em thường rửa tay khi nào?
- GV và HS thống nội dung câu trả lời sau đó dẫn vào bài đọc Rửa tay trước khi ăn
2. Hình thành kiến thức mới
* Đọc: 28’
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS đọc câu
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS như: vi trùng, xà phòng, phòng bệnh, nước sạch.
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp câu lần 2
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài: 
Tay cầm thức ăn,/ vi trùng từ tay/ theo thức ăn vào cơ thể. Để phòng bệnh/ chúng ta/ phải rửa tay/ trước khi ăn.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn
- Gv chia văn bản làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mắc bệnh
+ Đoạn 2 phần còn lại
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.
- Vi trùng: sinh vật rất nhỏ, có khả năng gây bệnh
-Tiếp xúc: chạm vào nhau ( dùng cử chỉ minh họa)
- Mắc bệnh: Bị một bọng nào đó
- Phòng bệnh: Ngăn ngừa để không bị bệnh
- GV, HS đọc cả bài
 Tiết 2
3. Luyện tập thực hành.
3.1. Trả lời câu hỏi: 15’
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản và trả lời các câu hỏi
a. Vi trùng đi vào cơ thể con người bằng cách nào?
b. Để phòng bệnh chúng ta phải làm gì?
c. Cần rửa tay như thế nào cho đúng?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi hs trình bày câu trả lời
- GV và HS thống nhất câu trả lời:
a. Vi trùng đi vào cơ thể con người bằng thức ăn
b. Để phòng bệnh chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn
3.2 Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3. 15’
- Gv nhắc lại câu trả lời đúng cho câu trả lời b (và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở 
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
4 Vận dụng, trải nghiệm. 5’
 - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:
+ chúng em, cô giáo, dạy, rửa tay, đúng cách
+ luôn, nhớ, em, trước khi, rửa tay, ăn
- GV gọi hs trả lời
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
GV tóm tắt lại những nội dung chính.
-HS quan sát
- HS trả lời 
– HS nhận xét bổ sung
-HS đọc câu lần 1
-HS nhận biết
- HS đọc nối tiếp câu lần 2
-HS thực hiện
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt
- HS đọc đoạn 
- 2 HS đọc
- HS quan sát bức tranh minh họa và tìm câu trả lời cho từng câu hỏi
- HS trình bày- HS khác bổ sung
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
-HS đọc
-lắng nghe.
- HS sắp xếp
- Nhắc lại
- Lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày thứ: 2
Ngày soạn: 04/03/2023
Ngày giảng: 07/03/202
TIẾNG VIỆT (Tiết 291+292)
BÀI 1: RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN (TIẾT 3,4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thông tin ngắn viết dưới dạng tự sự; biết quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát,
- Giúp học sinh đọc đúng, rõ ràng bài Rửa tay trước khi ăn.
- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.
- Quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. 
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung được thể hiện trong tranh. 
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức tuân thủ nền nếp học tập; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi, 
- Học sinh quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học, ...
* Học sinh: - VBT,SGK. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Tiết 3
1.Khởi động kết nối: 5’
-Gọi HS đọc lại bài Rửa tay trước khi ăn và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
-Gọi HSNX
-GVNX
2. Luyện tập, thực hành
2.1. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở: 15’
- GV hướng dẫn HS làm việc để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu hs trình bày kết quả
- GV và HS thống nhất câu hoàn thiện:
Ăn chín uống sôi để phò ... Theo cháu bạn robot B cao nhất ạ.
Bác sĩ: Sao cháu biết?
HS: Vì cháu thấy số 97 lớn nhất ạ.
- Bạn robot A thấp nhất (87cm)
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ÂM NHẠC
Tiết 2: ÔN TẬP BÀI HÁT: CÂY GIA ĐÌNH
ĐỌC NHẠC: HÁT CÙNG ĐÔ – RÊ – MI – PHA – SON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu và biết kết hợp một vài động tác minh họa cho bài hát
- Bước đầu đọc được tên nốt và lời ca bài đọc nhạc Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son.
- Bước đầu biết đọc nhạc kết hợp nhạc đệm và vận động.
- Biết trân trọng, yêu thương gia đình và biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Máy tính – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở ghi, bút, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động kết nối: 5’ Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Cây gia đình
- GV cho quan sát tranh, đàn giai điệu 1 câu hát và hỏi:
? Quan sát bức tranh và nghe giai điệu vừa đàn gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu 1 lần và yêu cầu HS nhẩm lại theo bài hát.
* Khởi động giọng: GV đệm đàn theo mẫu và yêu cầu học sinh luyện thanh theo mẫu âm “la”
2. Thực hành: 10’
 Ôn tập bài hát
- GV cho HS hát lại bài hát 1,2 lần theo nhạc đệm.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- GV cho HS hát bài hát bằng nhiều hình thức đơn ca/ song ca/ tốp ca, kết hợp với gõ đệm.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi động viên.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.
- GV hướng dẫn các động tác minh họa cho bài hát:
+ Hoa thơm là mẹ: Hai bàn tay chụm lại hình bông hoa.
+ Quả ngọt là con: Khum tròn hai bàn tay giống như quả.
+ Lá cành là bố đan che bóng tròn: Hai tay đưa chụm tròn cao lên đầu như tán cây.
+ Ông là là gốc, rễ ôm đất lành: Hai tay đưa xuống dưới, cánh tay đặt chéo sang hai bên hông, úp bàn tay xuống và duỗi cong ngón lên.
+ Rễ bền gốc vững, cây đời thêm xanh: Hai bàn tay ngữa lên, đưa dẫn lên cao như đang nâng đỡ.
- GV yêu cầu HS hát và kết hợp vận động minh họa.
- GV yêu cầu HS thực hiện bằng nhiều hình thức: Cá nhân
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương
3. Hình thành kiến thức mới: 15’
Đọc nhạc: Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son. 
*Giới thiệu:
- Trò chơi: “Những phím đàn vui nhộn”
- GV yêu cầu 5 HS xung phong lên bảng, mỗi bạn mang tên 1 phím đàn Đô – Rê – Mi – Pha – Son. GV đọc đến phím đàn tên gì thì bạn đó nhún xuống 1 cái và đứng lên. 
* Lưu ý: Đọc giai điệu Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son để HS hình dung lại giai điệu bài đọc nhạc vừa học.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu.
? 2 người bạn mới của Đô – Rê – Mi là ai?
+ GV đàn và giới thiệu cho HS đây là hai bạn mới đến với bạn Đô Rê Mi.
- Giới thiệu 5 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Pha – Son.
* Nghe mẫu.
- Nghe mẫu bản nhạc.
- GV đàn và đọc hoặc mở File âm thanh cho HS nghe mẫu lần 1.
- GV cho học sinh nghe giai điệu 1 lần (chỉ vào các nốt nhạc khi giai điệu vang lên), và yêu cầu HS nhẩm theo
- Cảm nhận về giai điệu
? Trong bài đọc nhạc nốt nào ngân dài hơn?
? Nêu cảm nhận về giai điệu bài đọc nhạc.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương
* Đọc lời ca và tên nốt.
- GV chỉ từng nốt đọc và cho HS đọc theo tên nốt và lời ca.
- Hướng dẫn HS đọc theo tiết tấu.
- Đọc tên nốt.
- GV đàn và đọc mẫu từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo.
+ Đọc tên nốt và bắt nhịp cho HS đọc câu 1.
+ Đọc tên nốt và bắt nhịp cho HS đọc câu 2.
+ Cho HS đọc tên nốt cả bài.
- GV đàn và hướng dẫn ghép lời ca từng câu và cả bài.
- GV cho HS đọc tên nốt và ghép lời ca cả bài.
- GV cho HS luyện đọc theo: cá nhân.
4. Vận dụng: 5’
 Đọc nhạc kết hợp vận động.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay và dậm chân theo SGK.
- GV làm mẫu và bắt nhịp cho HS đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp vận động dậm chân và vỗ tay.
- GV yêu cầu HS thực hiện bằng nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS nghe và quan sát.
- HS trả lời.
+ Cây gia đình.
- HS nghe lại bài hát và nhẩm theo.
- HS hát bài hát theo nhạc đệm.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, làm theo và ghi nhớ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thể hiện ý tưởng
- HS nghe hướng dẫn và xung phong lên chơi trò chơi.
- HS cảm nhận và hình dung lại giai điệu bài đọc nhạc.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và nhẩm theo.
- HS trả lời bằng cảm nhận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc câu 1
- HS đọc câu 2	
- HS đọc cả bài.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT (Tiết 335+336)
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường ; thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một câu chuyện hay hát bài hát về trường học , nói cảm nghĩ về bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước ( nhà trưởng ). 
- Bước đầu có khả năng khái quát những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài. 
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học, ...
* Học sinh: - VBT,SGK. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1.Khởi động kết nối : 5’
- HS hát múa theo nhạc
2. Luyện tập, thực hành: 
2.1 Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ươt, uôn, uông, oai. 15’
- Gv nêu nhiệm vụ và lưu ý học sinh từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học.
- Gv chia các vần thành 2 nhóm vần:
* Nhóm vần thứ nhất: “ ươt, oai”
- GV nêu yêu cầu: tìm và đọc từ ngữ chứa các vần ươt, oai.
- Gv viết những từ ngữ học sinh nêu lên bảng.
* Nhóm vần thứ hai: “ uôn, uông”
- Gv nêu yêu cầu: tìm và đọc từ ngữ cứa các vần uôn, uông.
- Gv viết các từ ngữ học sinh nêu lên bảng
2.2 Chọn chi tiết phù hợp với từng nhân vật của truyện : 8’
- Gv lưu ý học sinh nhân vật trong truyện có thể là người hoặc không phải là người. Nhiều nhận vật được đề cập ở đây là loài vật.
- Gv nêu nhiệm vụ.
- Gv làm mẫu một trường hợp , nhân vật “kiến” trong truyện Kiến và chim bồ câu gắn với chi tiết số 6 “ không may bị rơi xuống nước”.
- Gv yêu cầu Hs trả lời
- Gv chốt phương án đúng(đưa màn hình): 
+ bồ câu - Nhặt một chiếc lá thả xuống nước
+ sói - Lúc nào cũng cảm thấy buồn bực
+ sóc - Nhảy nhót, vui đùa suốt ngày
+ gấu con - Bật cười vui ve vì đực nghe: “ Tôi yêu bạn”
+ gấu mẹ - Nói với con “ Con hãy quay lại và nói với núi: “ Tôi yêu bạn”
+ chú bé chăn cừu - Hay nói dối
+ các bác nông dân - Nghĩ rằng chú bé lại nói dối như mọi lần
2.3 Em thích và không thích nhân vật nào? Vì sao? 7’
- Gv nêu nhiệm vụ : Quan sát tranh và nêu tên các nhân vật.
- yc hs nêu: Mỗi nhân vật có những đặc điểm gì nổi bật, đáng nhớ.
- Gv: Các em thích nhân vật nào ? Vì sao?
Các em không thích nhân vật nào? Vì sao?
- Gv nhận xét, đánh giá.
TIẾT 2
2.4.Viết 1-2 câu về một nhân vật ở mục 3. 20’
- Gv nêu nhiệm vụ
- Gv lưu ý: Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói ở mục 3
- Chữa bài: soi màn hình
- Gv nhận xét, đánh giá 
4.Vận dụng, trải nghiệm. 15’
Đọc mở rộng:
- Gv nêu nhiệm vụ : 
Kể cho nhau nghe những câu chuyện kể về một đức tính tốt mà em đã tìm đọc từ ở nhà.
- Gv bao quát lớp 
- Thi kể trước lớp 
?- Hãy nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
- Bình chọn bạn kể hay và chia sẻ được những ý tưởng thú vị
- Gv nhận xét, đánh giá chung
- Gv khen thưởng học sinh kể chuyện hập dẫn.
- Gv nhận xét , đánh giá khen ngợi, động viên Hs.
- Cả lớp thực hiện
- HS lắng nghe
- HS nêu những từ ngữ tìm được
- 2-3 Hs đánh vần- đọc trơn- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Hs lắng nghe
- Hs nêu những từ ngữ tìm được
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs nêu - Hs nhận xét
- Hs thực hiện
- Hs viết
- lắng nghe 
- Hs trả lời’
- 3-4Hs kể trước lớp
- Hs nhận xét đánh giá 
- Hs bình chọn
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_25.docx