Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 5-8

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 5-8

I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10( ở các nhóm có không quá 4 số)

- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

- Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ (chăm học).

- Đồng thời giáo dục cho HS tình yêu với Toán học

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

 

docx 157 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 5-8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày thứ: 1
Ngày soạn: Ngày 1/10/2022
Ngày giảng: Ngày 3/10/2022
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHÀO CỜ
_________________________________________________
TOÁN (TIẾT 13)
SO SÁNH SỐ (TIẾT 4)
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10( ở các nhóm có không quá 4 số)
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ (chăm học).
- Đồng thời giáo dục cho HS tình yêu với Toán học
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
II.ĐỒ DÙNG:
 - GV: Laptop, clip, slide tranh minh họa, 
 - HS: Sách giáo khoa, Xúc sắc, mô hình vật liệu......
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động,kết nối. 3’
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài 
- Hát
- Lắng nghe
2.Luyện tập,thực hành. 30’
Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HD HS đếm số chấm trong mỗi hình, rồi đặt dấu >, <, = thích hợp
- Theo dõi hướng dẫn HS làm bài
- GV nhận xét.
‘
- HS thực hiện
-HS trình bày
 Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu thứ tự các số từ 1 đến 10 
- Gv hướng dẫn HS làm bài: 
? Số nào lớn hơn 9? Hoặc ? Khi đếm sau số 9 là số mấy?
- HS thực hiện điền số 
- Gv nhận xét , kết luận
- HS nêu 
- HS trả lời
-HS điền số
- HS nhận xét bạn
Bài 3: 
Nêu yêu cầu bài tập
HD HS đếm số thùng hàng trên mỗi tàu
? Tàu nào chở nhiều thùng hàng nhất?
Yêu cầu HS nêu câu trả lời.
GV nhận xét, kết luận
HS đếm 
HS trả lời
HS nhận xét
Bài 4: 
Nêu yêu cầu bài tập
HD HS đếm các sự vật và chọn dấu >, <, = thích hợp
GV theo dõi hướng dẫn HS thực hiện
GV nhận xét, kết luận
HS thực hiện 
HS nhận xét
3/Vận dụng. 2’
.- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Về nhà em cùng người thân tìm thêm nhóm sự vật có số lượng nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
IV. Điều chỉnh, bổ sung:
TIẾNG VIỆT (TIẾT 49+50)
M m N
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
 - HS đọc,viết đúng các âm m, n; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm m,n
 - Tự chủ tự học: HS tự hoàn thành công việc học tập của mình.
 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết nhờ sự giúp đỡ của chú công an hoặc người lớn khi bị đi lạc ( trong trường hợp giả định).
 Năng lực ngôn ngữ: 
 - HS nhận biết và đọc đúng các âm m, n; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm m,n ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
 - HS viết đúng các chữ m, n và các tiếng, từ có chứa m, n.
 - Phát triển vốn từ cho HS dựa trên những từ ngữ chứa các âm m, n.
 - HS phát triển kĩ năng nói lời giới thiệu.
 - Phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa trong bài học.
 II.ĐỒ DÙNG: 
-GV : bại dạy PP, máy tính, SGK.
-HS : SGK, bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động,kết nối ; 3’
-Cho HS đọc và viết: ch, kh, chú khỉ, kho cá
-Cho HS hát chơi trò chơi
2. Hình thành kiến thức. 7’
Em thấy gì trong tranh? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo.
- GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Mẹ mua nơ cho Hà.
- GV giúp HS nhận biết tiếng có m, n và giới thiệu chữ ghi âm m,n
2.1. Đọc . 16’
a. Đọc âm
- GV đưa chữ m lên bảng để giúp HS nhận biết chữ i trong bài học này.
- GV đọc mẫu âm m.
- GV yêu cầu một số HS đọc âm m, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- Âm n hướng dẫn tương tự
b. Đọc tiếng
- GV đọc tiếng mẫu 
- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu bò, cỏ (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mó hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng mẹ, nơ.
- GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng mẫu mẹ, nơ. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. 
-GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đọc tiếng chứa âm m 
 •GV đưa các tiếng chứa âm m ở yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm m).
• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm đang học.
• Một số HS đọc trong các tiếng có cùng âm m đang học.
-GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm m đang học: Một số HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng.
- GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
*Ghép chữ cái tạo tiếng
+ Cho HS tự tạo các tiếng có chứa m.
+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Tương tự với âm n
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cá mè, lá me, nơ đỏ, ca nô. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn bí đỏ.
- GV nêu yêu cầu nói nhân vật trong tranh. GV cho từ cá mè xuất hiện dưới tranh. 
- Cho HS phân tích và đánh vần cá mè, đọc trơn từ cá mè.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với lá me, nơ đỏ, ca nô
- Cho HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần,
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Cho từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
3.Luyện tập thực hành.
3.1. Viết bảng. 10’
 - Viết chữ m:
 Rèn viết đúng mẫu chữ.
- GV hướng dẫn HS chữ m,n.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm m, âm n và hướng dẫn HS quan sát.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm m, âm n dấu hỏi.
- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
-Cho 2HS đọc và viết
-HS hát, chơi
-HS trả lời
- HS nói theo.
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
-HS lắng nghe
-Hs lắng nghe	
-Hs quan sát
-Hs lắng nghe
-Một số HS đọc âm m, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-HS đánh vần tiếng mẫu. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
HS tìm
HS đánh vần
-HS đọc trơn.
-HS đọc
-HS tự tạo
-HS trả lòi
-HS đọc
-HS lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
-HS phân tích đánh vần
-HS đọc
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe, quan sát
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
-HS nhận xét
-HS quan sát
TIẾT 2
3.2. Viết vở. 12’
- GV hướng dẫn HS tô chữ o HS tô chữ m,n (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
3.3. Đọc. 16’
- Cho HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm m, âm n.
- GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- Cho HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV.
- Cho HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
3.4. Nói theo tranh. 6’
-GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Tranh vẽ gì?
 - GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về tình huống trong tranh (tranh về cảnh ở một khu vui chơi. Một bạn nhỏ đi lạc. Bạn ấy đang giới thiệu về minh và nhờ chú công an giúp đỡ.)
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 1 HS đóng vai Nam, 1 HS đóng vai bạn còn lại. Bạn hỏi (vi dụ: Bạn tên gì? Bạn học lớp nào?...), Nam trả lời (tự giới thiệu bản thân mình).
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
4. Vận dụng. 3’
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm m, n.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
- HS tô chữ m,n (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
-HS viết
-HS nhận xét
- HS đọc thầm .
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS nói
-HS thực hiện
-HS đóng vai, nhận xét
-HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
___________________________________________________
Ngày thứ: 2
Ngày soạn: Ngày 1/10/2022
Ngày giảng: Ngày 4/10/2022
TIẾNG VIỆT ( TIẾT 51+52)
G g Gi gi
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
-Trách nhiệm: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi trong gia đình
- Ham học hỏi, yêu thiên nhiên.
- Cảm nhận được tình yêu đối với vật nuôi trong gia đình.
- HS viết đúng các chữ g, gi và các tiếng, từ có chứa g, gi.
 -Tự chủ tự học: HS tự hoàn thành công việc học tập của mình.
 - HS nhận biết và đọc đúng các âm g, gi ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm g, gi ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
 - Phát triển vốn từ ch HS dựa trên những từ ngữ chứa các âm g, gi
 - HS phát triển kĩ năng nói theo chủ điểm Vật nuôi.
 - HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa trong bài học.
Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Hà đang quan sát giỏ trứng gà, 2. Bà đang che gió cho mấy chú gà, 3. Các loài vật nuôi trong gia đình. .
II.ĐỒ DÙNG. 
. -GV : bại dạy PP, máy tính, SGK.
-HS : SGK, bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Khởi động,kết nối. 3’
- Cho HS ôn lại chữ m, n. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ m, n 
- Cho HS viết chữ m, n
2. Hình thành kiến thức mới. 7’.
-Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
 - GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
-GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo. 
GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Hà có giỏ trứng gà. 
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm g, âm gi và giới thiệu chữ ghi âm g, âm gi.
2.1. Đọc. 15’ 
a. Đọc âm.
- GV đưa chữ g lên bảng để giúp HS nhận b ...  nhân, đồng thanh).
- GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. 
- GV giải nghĩa từ “ mưa phùn”
 c: Đọc đoạn
 - GV treo bảng đoạn văn Thỏ và rùa
 - GV đọc mẫu câu Nhìn rùa, thỏ chê: “ Quả là chậm như rùa” rùa ôn tồn; “ta thi nhé”. Thỏ hớn hở tham gia. Thỏ nhởn nhơ múa ca, rùa cú bò cần mẫn. Thế là, rùa đi xa hơn thỏ.
 - Cho HS xác định số câu trong bài.
 - Các HS khác nhận xét bạn.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
 - GV hỏi HS về nội dung đoạn đọc:
+ Khi nhìn thấy rùa, thỏ đã nói gì ?
+ Thái độc của rùa ra sao khi bị thỏ chê ?
+ Câu nào cho thấy rùa rất cố gắng để thi cùng thỏ?
+ Kết quả cuộc thi thế nào?
+ Em học được điều gì từ nhân vật rùa?
 - GV thống nhất câu trả lời của HS: Thấy rùa, thỏ nói “Quả là chậm như rùa”. Khi bị thỏ chê, rùa vẫn ôn tồn, nhẹ nhàng, không tức giận.Câu nói cho tháy rùa rất cố gắng: thỏ nhởn nhơ múa ca, rùa cứ bò cần mẫn. Kết quả, rùa thắng cuộc. Bài học rút ra: không chủ quan, không coi thường người khác.
2.2. Viết
 - GV yêu cầu HS đọc câu sắp viết
 - GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một. GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái, vị trí các dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.
- GV quan sát, chỉnh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút của HS khi viết.
- GV nhận xét, chỉnh sửa một số
 - 4 HS đọc, HS nhận xét.
- Hs kể
- HS ghép âm để tạo thành vần.
- HS đánh vần các vần vừa ghép
- HS đọc trơn lại vần. 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS viết vào vở
-HS nhận xét bài viết của bạn.
TIẾT 2
 2.3.Kể chuyện
 a.GV kể chuyện 
 - GV cho HS quan sát tranh (Sgk trang 83), nêu nội dung từng tranh.
 - GV giới thiệu câu chuyện.
 - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1
 - GV kể từng đoạn câu chuyện lần 2, kết hợp đặt câu hỏi cho từng đoạn chuyện 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vượt sông cạn để kiếm ăn , GV hỏi HS : 
 Đôi bạn thân trong câu chuyện là những ai?
 Hằng ngày, đôi bạn gà nâu và vịt xám làm gì ?
+ Đoạn 2: Từ Một năm đến có mình rồi mà, GV hỏi HS : 
 Chuyện gì xảy ra khiến gà nâu không thể sang sông ?
Ai đã đến an ủi gà nâu lúc khó khăn ?
 + Đoạn 3: Từ Thế là đến yên ổn trở lại. GV hỏi HS: 
Vịt đã giúp gà bằng cách nào ?
Vì sao gà nhờ vịt cõng qua sông đẻ tự kiếm ăn ?
+ Đoạn 4: Phần còn lại của câu chuyện, GV hỏi: 
 Thương vịt vất vả, gà giúp bạn việc gì ?
 Vì sao vịt không còn nhớ đến việc ấp trứng ?
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, cùng HS thống nhất câu trả lời.
b. HS kể chuyện:
 - Cho HS thi kể lại câu chuyện( 2 HS)
3.Vận dụng: 3’
 - GV cho HS đọc lại toàn bài ôn.
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS ôn lại bài ở nhà; kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - GD học sinh có ý thức giữ gìn và trân trọng tình bạn.
- HS quan sát tranh và TLCH
- HS lắng nghe
- HS trả lời 
- 1 HS kể lại đoạn 1 theo tranh 1
- HS nhận xét
- HS trả lời 
- 1 HS kể lại đoạn 2 theo tranh 2
- HS nhận xét
- HS trả lời 
- 1 HS kể lại đoạn 3 theo tranh 3
- HS nhận xét
- HS trả lời 
- 1 HS kể lại đoạn 4 theo tranh 4
- HS nhận xét
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi HS
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
__________________________________________
TOÁN ( TIẾT 24 )
BÀI 8:THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH Tiết 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Chăm chỉ : Rèn luyện tính cẩn thận ,nhanh nhẹn .
- Trung thực: Tự đánh giá mình , nhận xét bạn việc thực hiện lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
+ Nhận dạng được hình đã học( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.)
+Nắm được các thao tác đơn giản khi xếp, ghép các hình đơn lẻ thành một hình tổng hợp theo yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài về lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. 
+ Rèn trí tưởng tượng không gian, biết phân tích tổng hợp khi xếp, ghép các hình
+Gây hứng thú học tập khi HS tự xếp, ghép được các hình mà mình thích
- Năng lực giao tiếp : HS biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trên thông qua việc sử dụng bộ đồ dung học tập cá nhân hoặc vật thật. 
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: SGK 
+Mô hình để xếp , ghép ( theo các bài trong SGK)
+Bộ đồ dùng học Toán 1
+Sưu tầm một số bộ đồ chơi xếp , ghép hình
- HS : Bộ đồ dung toán 1 ,bảng con,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động kết nối. 7’
-GV lần lượt giơ lên hình vuông , hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật .
-GV nhận xét tuyên dương.
Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết và nêu đúng tên hình đã học hình vuông , hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Đánh giá sản phẩm: Qua câu trả lời của HS
2:Thực hành ,luyện tập ( 15 phút)
Bài 1 : Bạn Việt cắt miếng bìa hình vuông thành bốn miếng bìa hình tam giác.
- Cho HS nhận dạng hình :
+ Hình a) là hình gì? 
 Vậy từ 3 tấm bìa trên các em hãy ghép thành HCN như hình a ) nhé
+ Hình a) là hình gì? 
 Vậy từ 3 tấm bìa trên các em hãy ghép thành HCN như hình a ) nhé
Tương tự với các hình b), c), d) nhóm 4 
-GV nhận xét tuyên dương
Bài 2: Tìm 2 miếng bìa để ghép được hình tròn , hình vuông hình tam giác , hoặc hình chữ nhật.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ BT 2 trang 53 sgk
-HS trao đổi nhóm 4 ,nhận phiếu BT 
-Đại diện nhóm trình bày
-GV nhận xét kết luận : 1-C ; 2-A ; 4- D
Dự kiến sản phẩm: 
Đánh giá sản phẩm:
-Qua sản phẩm của nhóm
3: Vận dụng ( 10 phút )
-GV lần lượt giơ lên hình vuông , hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật .
-GV nhận xét tuyên dương.
Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết và nêu đúng tên hình đã học hình vuông , hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
* Hoạt động 4 : Đánh giá 
- Biết nhận xét đánh giá về bạn
- HS biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài về hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận dạng các hình được học thông qua các đồ vật ở nhà.
-Nhận xét tiết học.
HS quan sát và nêu tên hình.
-HS khác nhận xét
+HS nắm được các thao tác đơn giản khi xếp, ghép các hình đơn lẻ thành một hình tổng hợp theo yêu cầu.
- HS quan sát miếng bìa như trong SGK trang 52 sgk
HS tiến hành ghép. GV theo dõi , chỉ dẫn HS làm
- HS trình bày sản phẩm của nhóm
-HS nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của GV
- HS lắng nghe và hiểu yêu cầu.
-HS nhóm khác nhận xét
+HS nhận biết việc thực hiện lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. 
+HS nắm được các thao tác đơn giản khi xếp, ghép các hình đơn lẻ thành một hình tổng hợp theo yêu cầu.
-HS quan sát và nêu tên hình.
-HS khác nhận xét
-HS nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trên thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
__________________________________________
ÂM NHẠC 
TIẾT 8. ÔN HÁT: TỔ QUỐC TA
VẬN DỤNG SÁNG TẠO: CAO THẤP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu bằng nhiều hình thức như đơn ca
- Biết phân biệt âm thanh cao – thấp và biết thể hiện vận động theo ý thích khi nghe nhạc.
- Biết quan sát, liên hệ ngoài cuộc sống các âm thanh có yếu tố cao – thấp; tích cực chia sẻ những nội dung đã học với bạn bè và người thân.
- Ngợi ca của giai điệu khi hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Máy tính – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở ghi, bút, thiết bị học tập trực tuyến.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 5’
Trò chơi:“Nghe câu đoán bài”
- GV cho nghe giai điệu một câu nhạc trong bài hát Tổ quốc ta.
? Giai điệu vừa nghe nằm trong bài hát nào? Em hãy thể hiện lại câu nhạc đó?
2. Thực hành- Luyện tập . 15’
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.
- GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm.
- GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn HS vỗ tay theo nhịp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện.
- GV cho HS kết hợp hát và nhún chân, vỗ tay theo nhịp.
- GV yc HS thực hiện trước lớp.
- GV nhận xét – khen ngợi, động viên, khuyến khích HS tự tập luyện thêm.
- Hướng dẫn kỹ năng trình diễn.
- GV làm mẫu và hướng dẫn HS một số kỹ năng khi trình diễn bài hát Tổ quốc ta.
+ Hát đúng cao độ.
+ Tư thế.
+ Mắt, ...
- GV yêu cầu các nhóm thoả thuận xây dựng động tác minh hoạ cho bài hát Tổ Quốc ta.
+ GV khuyến khích HS tự đưa ra ý tưởng minh họa. 
3. Vận dụng sáng tạo Cao – thấp . 15’
* Nghe và phân biệt âm thanh cao – thấp.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và giới thiệu hai loại nhạc cụ Piccolo và Tuba.
- Cho HS lắng nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ một vài lần và đặt câu hỏi?
? Đây là âm thanh của loại nhạc cụ nào?
? Cảm nhận âm thanh của nhạc cụ nào cao hơn? Nhạc cụ nào thấp hơn?
- GV nhận xét và kết luận.
- GV làm mẫu và hướng dẫn cho HS thực hiện vận động cao thấp theo âm thanh của hai nhạc cụ.
+ Piccolo – cao: Tay đưa lên đầu.
+ Tuba – thấp: Tay đưa xuống
bàn.
- GV cho HS thực hiện hình thức cá nhân.
* Nghe nhạc và vận động theo ý thích.
- GV cho học sinh nghe qua giai điệu.
- GV gợi mở để học sinh cảm nhận âm thanh cao – thấp trong giai điệu.
- GV khen ngợi và khuyến khích HS về nhà chia sẻ nội dung bài hát/ bài đọc nhạc và cùng hát với người thân.
- HS nghe giai điệu và đoán tên.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
- Quan sát và thực hành theo sự gợi mở của giáo viên
- HS lắng nghe.
 - HS thể hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và cảm nhận.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
 - HS thể hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
-Hs thực hiện
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-Ghi nhớ và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
_________________________________________
Ký duyệt: Ngày.................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_5.docx