Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Thu Thủy - Tuần 19

Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Thu Thủy - Tuần 19

I. Mục tiêu

- HS hiểu: Thầy cô giáo là những người không quản ngại khó nhọc, chăm sóc và dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.

- HS biết lẽ phép vâng lời thầy cô giáo.

II. Tài liệu và phương tiện

- Tranh đạo đức 1

III. Hoạt động dạy học

 

doc 11 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Thu Thủy - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn: 22/ 12/ 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tập trung toàn trường
______________________
Đạo đức
Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
I. Mục tiêu
- HS hiểu: Thầy cô giáo là những người không quản ngại khó nhọc, chăm sóc và dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
- HS biết lẽ phép vâng lời thầy cô giáo.
II. Tài liệu và phương tiện
Tranh đạo đức 1
III. Hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận
Em làm gì khi gặp thầy cô giáo trong trường?
Khi đưa sách vở cho thầy cô giáo em nên nói như thế nào?
Yêu cầu HS thảo luận và trình bày
Nhận xét và bổ xung
* Kết luận: Khi gặp thầy cô giáo cần chào hỏi lễ phép; khi đưa sách vở họăc vật gì cho thầy cô giáo cần đưa bằng hai tay.
- Lời nói khi đưa: Thưa thầy ( cô ) đây ạ!
- Lời nói khi nhận: Em cảm ơn thầy ( cô )
2. Hoạt động 2: HS làm bài tập 2
- Quan sát tranh và cho biết việc làm nào thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời thầy cô giáo
- Yêu cầu HS trình bày và giải thích
- Trao đổi và nhận xét
* Kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản ngại khó khăn chăm sóc và dạy dỗ em, vì vậy em cần biết vâng lời thầy cô.
3. Hoạt động nối tiếp
- Kể những việc làm thể hiện em vâng lời thầy cô giáo.
HS trình bày
Tranh 1 và tranh 4 thể hiện các bạn biết vâng lời thầy cô giáo
- HS kể
Tiếng Việt
Vần có đủ âm đệm- âm chính- âm cuối
oan
Buổi chiều
HS luyện viết và ôn lại bảng cộng trừ trong phạm vi 10; làm các phép tính
5 + 4 – 2 =
3 – 2 + 1 =
10 - 3 + 2 =
7 + 1 – 5 =
8 – 4 + 6 =
********************************************
Ngày soạn: 22/ 12/ 2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Toán
Mười một, mười hai
I. Mục tiêu
- HS biết: số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị
- Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị
- Đọc viết các số đó bước đầu nhận biết cấu tạo các số có 2 chữ số
II. Đồ dùng dạy học
- Que tính bút màu.
- Phiếu bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh lên bảng điền số vào vạch của tia số
- GV nhận xét và cho điểm
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài 
b.Dạy bài mới.
* Số 11
- GV dùng bó 1 chục que tính và 2 que tính rời và hỏi 
- Mười que tính thêm 1 que tính là mấy que tính ?
- Yêu cầu 1 vài HS nhắc lại
– GV ghi bảng :11
- 10 còn gọi là mấy chục?
- Số 11 gồm mấy chữ số ? gồm mấy chục và mấy đơn vị.
- GV: Số 11 gồm 2 chữ số 1 viết liền nhau
* Giới thiệu số 12:
- Tay trái cầm 10 que tính . tay phải cầm 2 que tính và hỏi
- Tay trái cô cầm mấy que tính ?
- Thêm 2 que tính nữa là mấy que tính
- GV ghi bảng số 12
- Số 12 có mấy chữ số?
- Gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV giải thích viết số 12: số 12 cho 2 chữ số ; chữ số 1 đứng trước ; chữ số 2 đứng sau 
- Cho HS cầm 12 que tính và tách ra thành 1 chục và 2 đơn vị
D. Thực hành, luyện tập 
* Bài 1
- GV gọi HS đọc đầu bài
- Trước khi điền số ta phải làm gì ?
- GV nhận xét và cho điểm
* Bài 2
- Gọi HS đọc đầu bài
- GV nhận xét và cho điểm 
* Bài 3 
- Bài yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn HS làm bài
* Bài 4
- Gọi HS đọc đầu bài
- GV nhận xét và cho diểm
4. Củng cố dặn dò
- Số 11, số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- NX giờ học và giao bài về nhà
- 1HS lên bảng 
- Nhận xét
- 10 que tính thêm 1 que tính là 11 que tính
- HS đọc mười một
- 10 còn gọi là 1 chục
- Số 11 gồm 2 chữ số, gồm 1 chục và 1 đơn vị.
- 10 que tính hay 1 chục que tính 
- 12 que tính
- HS đọc mười hai
- Có 2 chữ số
- Gồm 1 chục và 2 đơn vị
- HS thực hành
- Điền số thích hợp vào ô trống 
- 1HS đọc đầu bài
- HS làm, 1 HS lên bảng chữa bài 
- HS điền phiếu bài tập
- HS tô màu
- HS điền số 
Tiếng Việt
oat
Buổi chiều
Toán
Tiếng Việt
HS làm bài tập 3 trang 101 và làm bài tập 1 trang 100 
luyện viết chữ cỡ nhỏ
****************************************************
Ngày soạn: 22/12/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Toán
Mười ba, mười bốn, mười lăm.
I. Mục tiêu
- HS nhận biết mỗi số ( 13,14,15) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (3,4,5) 
- Nhận biết mỗi số đó có 2 chữ số
- Đọc và viết được các số 13,14,15
- Ôn tập các số 10,11,12 về đọc, viết, và phân tích số.
II. Đồ dùng dạy học.
GV bảng gài, que tính, SGK phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- GV vẽ 2 tia số lên bảng yêu cầu học sinh lên bảng điền số vào mỗi vạch của tia số.
- Ai đọc được các số từ 0-12
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu các số 13, 14, 15.
a. Giới thiệu số 13
- Yêu cầu HS lấy 1 bó ( 1 chục que tính )
và 3 que tính rời ) GV đồng thời gài lên bảng.
- Được tất cả bao nhiêu que tính ?
- Vì sao em biết?
- Để chỉ số que tính các em vừa nói cô viết số 13 (viết theo thứ tự từ trái sang phải bắt đầu là chữ số 1 rồi đến chữ số 3 ở bên phải chữ số 1)
- GV chỉ cho HS đọc
b.Giới thiệu số 14, 15(tiến hành tương tự số 13)
+ Lưu ý cách đọc: Đọc “ mười lăm” không đọc mười năm.
c. Luyện tập 
* Bài 1
- Bài 1 yêu cầu gì?
- Câu a đã cho sẵn cách đọc số chúng ta phải viết số tương tự vào dòng kẻ chấm.
- GV hỏi : thế còn câu b.
- GV chữa bài trên bảng lớp 
* Bài 2
- Bài yêu cầu gì?
- Để điền được số thích hợp chúng ta phải làm gì?
- Lưu ý HS đếm theo hàng ngang để tránh bị bỏ sót
* Bài 3
- HS đọc yêu cầu của bài
- GVHD để nối đúng tranh với số thích hợp các em phải tìm thật chính xác số con vật có trong mỗi tranh sau đó mới dùng thước để nối ‘
- Lưu ý có 6 số nhưng có 4 tranh do vậy có 2 số không được nối với hình nào.
- GV treo bảng phụ và gọi 1 HS lên bảng nối 
- GV nhận xét và cho điểm 
* Bài 4
- Bài yêu cầu gì?
- Lưu ý chỉ được điền 1 số dưới 1 vạch của tia số và điền theo thứ tự tăng dần 
- GV kẻ tia số lên bảng gọi 1 HS lên bảng điền số vào tia số 
- GV nhận xét KT bài cả lớp 
- Yêu cầu HS đọc các số trên tia số
4. Củng cố dặn dò
- Đọc số và gắn số 
- NX chung giờ học 
- Đọc viết lại các số vừa học 
- Xem trước bài 75
- 2 HS 
- HS lấy số que tính theo yêu cầu 
- Mười ba que tính 
- Vì 1 chục que tính và que tính rời là 13 que tính 
- HS viết bảng con số 13
- Mười ba
- HS thực hiện theo số
- Viết số 
- HS làm bài 
- Yêu cầu viết số vào ô trống theo thứ tự tăng dần giảm dần.
- HS làm bài rồi 2 HS lên bảng chữa.
- Điền số thích hợp vào ô trống 
- Đếm số ngôi sao có trong mỗi hình
- HS làm bài 
- Nối mỗi tranh với 1 số thích hợp 
- HS làm bài tập
- 1 HS lên bảng
- Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
- 2HS đọc từ 0-15
- 2 HS đọc từ 15 về 0
- Chơi thi giữa các tổ
Tiếng Việt
oang- oac
Buổi chiều 
* Toán + Tiếng Việt
- HS luyện viết chữ cỡ nhỏ và đọc lại bài buổi sáng, làm bài tập 2 trang 104
Ngày soạn: 22/12/2010
Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Toán
Mười sáu, mười bảy
mười tám, mười chín
I. Mục tiêu
- HS nhận biết mỗi số ( 16, 17, 18, 19) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (6, 7, 8, 9)
- Nhận xét mỗi số trên có 2 chữ số 
- Đọc và viết được các số đã học
II. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng
III. Hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết và đọc các số từ 0- 15
- Yêu cầu HS phân tích 1 sô bất kỳ trong các số vừa đọc
- GV nhận xét và cho điểm
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Giới thiệu các số 16, 17, 18, 19
* Giới thiệu số 16
- Cho HS lấy 1 bó que tính và 6 que tính rời để lên bàn
- GV kết hợp gài lên bảng
- Được tất cả bao nhiêu que tính?
- Vì sao em biết?
- GV viết số 16 vào cột viết ở trên bảng ( bằng phấn màu) và hướng dẫn cách viết
- Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV viết 1 vào cột chục 6 vài cột đơn vị
* Giới thiệu các số 17, 18, 19
- Tiến hành tương tự như dạy số 16
- Bây giờ chúng ta có bao nhiêu que tính rồi ? sau đó tiến hành các bước tương tự như trên.
c. Luyện tập: 
* Bài 1: Nêu yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn: Phần a đã cho sẵn cách đọc số và yêu cầu chúng ta viết số tương ứng vào dòng kẻ chấm theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV kẻ phần b lên bảng
chữa bài:
- 1HS đọc số và 1 HS lên bảng viết số 
- GV nhận xét, sửa chữa
* Bài 2
- Bài yêu cầu gì?
- Để điền số được chính xác ta phải làm gì?
- GV quan sát và giúp HS
- Yêu cầu nêu miệng kết quả
- GV nhận xét và cho điểm
* Bài 3
- Bài yêu cầu gì?
- GVHD các em hãy đếm số con gà ở mỗi bức tranh rồi vạch 1 nét nối với số thích hợp 
- Chữa bài:
- GV Nhận xét và chữa bài
* Bài 4
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Các em chỉ được điền 1 số vào dưới 1 vạch của tia số và điền lần lượt theo thứ bé đến lớn
- GV kẻ tia số lên bảng 
- GV nhận xét cho điểm
4. Củng cố – dặn dò
- GV chỉ vào dãy số ở trên bảng và yêu cầu HS đọc theo thứ tự đọc số bất kỳ và phân tích số bất kỳ.
- Yêu cầu HS ghép các số : 16, 17, 18, 19
- Nhận xét chung giờ học và giao bài về nhà
HS viết bảng con và đọc
- HS thực hiện
- Mười sáu que tính
- Vì 10 que tính và 6 que tính là 16
- HS viết số 16 vào bảng con
Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị
- HS đọc viết các số theo hướng dẫn 
- Phân tích các số ( số chục số đơn vị)
- Viết số vào ô trống theo thứ tự tăng dần
- HS làm bài 1 HS lên bảng làm bài
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Phải đếm số cây nấm trong mỗi tranh
- HS làm bài
- Tranh 1: số 16
- Tranh 2: 17
- Tranh 3: 18
- Tranh 4: 19
- Nối mỗi bức tranh với 1 số thích hợp
- HS làm bài 
- HS nêu miệng kết quả
- Tranh 1: 16 chú gà nối với số 16
- Tranh 2: 17 chú gà nối với số 17
- Tranh 3: 18 chú gà nối với số 18
- Tranh 4: 19 chú gà nối với số 19
- Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
- HS làm bài 1 HS lên bảng làm
- Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
- HS làm bài 1 HS lên bảng làm
Tiếng Việt 
oanh- oach
Hoạt động ngoài giờ
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Ngày soạn: 22/12/2010
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010
Toán
Hai mươi. Hai chục
I. Mục tiêu
- Nhận biết số lượng 20; 20 còn gọi là 2 chục 
- Đọc, viết được số 20.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng viết các số từ o đến 10 từ 11 đến 19 
- GV nhận xét cho điểm
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Giới thiệu số 20.
- Yêu cầu HS lấy 1 bó que tính rồi lấy thêm 1 bó nữa 
- có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Để chỉ số que tính các em vừa lấy ta viết số 20.
- Số 20 đọc là hai mươi
- Hãy phân tích số 20;
- GV viết 2 vào cột chục, 0 vào cột đơn vị
+ GV : 20 còn gọi là 2 chục 
- Số 20 là số có mấy chữ số
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết số ?
- GV theo dõi chỉnh sửa
- Cho HS đọc lại hai mươi
C- Luyện tập :
* Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài?
- GVHD trong sách có 2 dòng kẻ dòng trên các em viết các số từ 10 – 20 dòng dưới viết các số từ 20 đến 10 
- Lưu ý : các số ngăn cách nhau bởi 1 dấu phẩy.
- Cho HS đọc ĐT theo thứ tự
* Bài 2
- Bài yêu cầu gì ?
- Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- GV đi quan sát giúp đỡ các nhóm 
- GV nhận xét, sửa chữa 
*Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài?
- HS chỉ thước cho 1 số HS đọc số 
* Bài 4
- Bài yêu cầu gì?
- HD các em hãy dựa vào tia số của bài 3 để trả lời.
- Gv nhận xét, chỉnh sửa.
4- Củng cố bài học:
- Hôm nay chúng ta học số mới nào?
- Hai mươi còn gọi là gì ?
- Số 20 có mấy chữ số ?
- Hãy phân tích số 20?
- Nhận xét chung giờ học 
- Ôn lại bài 
- Xem trước bài 76
- 2 HS lên bảng viết số 
- HS lấy que tính theo yêu cầu 
- Hai mươi que tính 
- HS đọc: Hai mươi
- Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị 
- HS nhắc lại 
- 20 là số có 2 chữ số là chữ số 2 và chữ số 0
- HS nhắc lại và viết số 20 vào bảng con
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- Viết các số từ 10 đến 20 từ 20 đến 10 rồi đọc các số đó
- HS làm bài 2 HS lên bảng
- HS khác nhận xét
- 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị
- HS thảo luận 
- Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó 
- 01 HS lên bảng
- HS làm và viết câu trả lời bên cạnh câu hỏi 
- Số 20
- Hai chục 
- Số 20 có chữ số là chữ số 2 và chữ số 0
- Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị
Tiếng Việt 
Luyện tập
________________________________________________________
Tự nhiên xã hội
Cuộc sống xung quanh
I. Mục tiêu
 - Biết được những hoạt động chính của nhân dân địa phương 
- ý thức gắn bó và yêu mến quê hương 
II.Chuẩn bị
- Các hình ở bài 18 trong SGK
- Bức tranh cánh đồng gặt lúa
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp
- Em đã làm gì để giữ lớp học sạch đẹp 
- GV nhận xét đánh giá và cho điểm 
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Cho HS tham quan khu vực quanh trường
* Mục tiêu : HS tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xung quanh mình
* Cách tiến hành:
- Nhận xét về quang cảnh trên đường 
- Nhà ở cây cối, ruộng vườn?
- Người dân địa phương sống = nghề gì ?
- Phổ biến nội quy:
( đi thẳng hàng; trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV) 
- Em đi tham quan có thích không ?
- Em nhìn thấy những gì?
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nhận ra đây là bức tranh vẽ về cuộc sống ở nông thôn kể được 1 số hoạt động ở nông thôn
* Cách tiến hành:
- Giao việc và thực hiện hoạt động 
- Em nhìn thấy những gì trong bức tranh?
- Đây là bức tranh vẽ cuộc sống ở đâu ?
vì sao con biết?
- Theo em bức tranh có cảnh gì đẹp nhất ? vì sao em thích?
- GV chú ý hình thành cho các em về cuộc sống xung quanh không cần nhớ nhiều.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu : HS biết yêu quý gắn bó với quê hương mình 
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm 4 HS và giao việc 
- Các em đang sống ở vùng nào?
- Hãy nói về cảnh nơi em đang sống ?
- GV gọi các nhóm phát biểu
- GV giúp HS nói về tình cảm của mình
4. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi HS tích cực xây dựng bài - NX chung giờ học
- hát.
- HS nêu
- HS đi theo hàng quan sát và rút ra nhận xét khi quan sát
- 1 vài HS kể trước lớp về những gì mình quan sát được
- Bưu điện, trạm y tế, trường học, cánh đồng.
- ở nông thôn vì có cánh đồng
- HS suy nghĩ và trả lời
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 19
-Tỉ lệ chuyên cần đạt 95%
- Lớp học có nề nếp, HS hăng hái phát biểu xây dựng bài 
- HS có tiến bộ về chữ viết( Pá, Chu, Tú)
- Đọc có nhiều tiên bộ (Chu, Dăng, Căng, ánh)
- Vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1- Tuan 19.doc