Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Ý - Tuần 1

Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Ý - Tuần 1

I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Biết được tên các nét cơ bản sau: Nét thẳng ngang, nét thẳng đứng, nét xiên trái, xiên phải, móc dưới, móc trên, móc 2 đẩu, cong hở trái, cong hở phải, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, nét thắt.

- Viết được các nét cơ bản trên BC và trong vở tập viết.

II.CHUẨN BỊ: Kẻ bảng, nắm chuẩn xác tên các nét cơ bản.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra dụng cụ học tập môn Tiếng Việt

2. Bài mới:

 

doc 105 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Ý - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Từ ngày 20/8 đến24/8/2012
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Hai
20-8
Chào cờ
Thể dục
Học vần
Giáo viên chuyên dạy
Ổn định tổ chức
Ba
21-8
Học vần
Toán
TN-XH
Thủ công
Các nét cơ bản
Tiết học đầu tiên
Cơ thể chúng ta
Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công
Tư
22-8
Học vần
Học vần
Toán
Mĩ thuật
Bài 1: e (tiết 1)
Bài 1: e (tiết 2)
Nhiều hơn, ít hơn
Xem tranh thiếu nhi vui chơi
Năm
23-8
Học vần
Toán
Đạo đức
Bài 2: b
Hình vuông, hình tròn
Em là học sinh lớp 1
Sáu
24-8
Học vần
Toán
ATGT
HĐTT
Bài 3 : Dấu /
Hình tam giác
Bài 1: An toàn và nguy hiểm ( tiết 1)
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
Thể duc:
Giáo viên chuyên dạy
Học vần: 
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
- Ổn định tổ chức: Sắp xếp chỗ ngồi, phân chia tổ, nhóm,bầu BCS, trưởng nhóm.
- Kiểm tra về đồ dùng học tập môn tiếng việt gồm có:- Bộ ghép tiếng việt, sách tiếng việt, vở bài tập tiếng việt, vở tập viết, vở trắng tiếng việt, bảng con, phấn, giẻ lau bảng, bút chì, thước kẻ.
- Vở sách cần bao bọc cẩn thận và phải có nhãn tên.
Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012
Học vần:
CÁC NÉT CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Biết được tên các nét cơ bản sau: Nét thẳng ngang, nét thẳng đứng, nét xiên trái, xiên phải, móc dưới, móc trên, móc 2 đẩu, cong hở trái, cong hở phải, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, nét thắt.
- Viết được các nét cơ bản trên BC và trong vở tập viết.
II.CHUẨN BỊ: Kẻ bảng, nắm chuẩn xác tên các nét cơ bản.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra dụng cụ học tập môn Tiếng Việt
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu các nét cơ bản
- Viết mẫu các nét cơ bản
- Hướng dẫn viết các nét cơ bản:
Nét thẳng đứng từ trên xuống dưới
- Đi từng bàn KT uốn nắn cách cầm bút, cách viết cho những em yếu.
- Chấm 1 dãy bàn
- Đọc tên các nét cơ bản
- Viết BC các nét cơ bản
- Viết từng dòng vào vở tập viết theo sự hướng dẫn của GV.
- Rèn tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.
- Nộp vơ ûđầu bàn
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay học gì?
- Nêu lại tên các nét cơ bản vừa học (GV chỉ, HS nêu)
- Về nhà tập viết lại các nét cơ bản lên BC, tiết sau mang đầy đủ đồ dùng học môn Tiếng Việt.
Toán: 
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
 I. MỤC TIÊU :	 + Giúp học sinh :
- Tạo không khí vui vẻ trong học tập
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học tốn, các h.động học tập trong giờ học tốn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sách GK – Bộ đồ dùng Toán 1 của học sinh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập – Sách Giáo khoa .
2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới : Giới thiệu và ghi đầu bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu sách toán 1
-Giáo viên giới thiệu sách toán 1 
-Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách toán : Sau “tiết học đầu tiên “, mỗi tiết học có 1 phiếu tên của bài học đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu đều có phần bài học và phần thực hành . Trong tiết học toán học sinh phải làm việc và ghi nhớ kiến thức mới, phải làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên Khi sử dụng sách cần nhẹ nhàng, cẩn thận để giữ sách lâu bền. 
Hoạt động 2 : Gthiệu một số hoạt động học toán 1
-Hướng dẫn học sinh quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem học sinh lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào trong các tiết toán .
-Giáo viên giới thiệu các đồ dùng học toán cần phải có trong học tập môn toán.
-Giới thiệu qua các hoạt động học thảo luận tập thể, thảo luận nhóm. Tuy nhiên trong học toán, học cá nhân là quan trọng nhất. Học sinh nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 3: Yêu cầu cần đạt khi học toán
-Học toán 1 các em sẽ biết được những gì ? :
+ Đếm, đọc số, viết số so sánh 2 số, làm tính cộng, tính trừ. Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính, cách giải bài toán đó . Biết đo độ dài biết xem lịch hàng ngày 
+ Đặc biệt các em sẽ biết cách học tập và làm việc, biết cách suy nghĩ thông minh và nêu cách suy nghĩ của mình bằng lời 
Hoạt động 4 : Giới thiệu bộ đồ dùng học toán 1
-Cho học sinh lấy bộ đồ dùng học toán ra – Giáo viên hỏi :
+ Trong bộ đồ dùng học toán em thấy có những đồ dùng gì ? 
+ Que tính dùng để làm gì ? 
+ Yêu cầu học sinh lấy đưa lên 1 số đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên 
+ Ví dụ : Các em hãy lấy những cái đồng hồ đưa lên cho cô xem nào ?
+ Cho HS tập mở hộp, lấy đồ dùng, đóng nắp hộp, cất hộp vào hộc bàn và bảo quản hộp đồ dùng cẩn thận.
-Học sinh lấy sách toán 1 mở trang có “tiết học đầu tiên “
-Học sinh lắng nghe quan sát sách toán 
–Học sinh thực hành mở, gấp sách nhiều lần.
-Học sinh nêu được : 
Hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
-Các đồ dùng cần có : Bô thực hành toán,sách Gk, vở bài tập toán, vở trắng, bảng con, phấn, giẻ lau,bút chì, thước kẻ.
- Học sinh k.tra đồ dùng của mình có đúng yêu cầu của gv chưa ?
-Học sinh lắng nghe và có thể phát biểu 1 số ý nếu em biết 
- Học sinh mở hộp đồ dùng học toán, học sinh trả lời : 
+ Que tính, đồng hồ, các chữ số từ 0 Ị 10, các dấu >< = + - , các hình 0  r, bìa cài số 
+ Que tính dùng khi học đếm, làm tính 
-Học sinh lấy đúng đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên 
4.Củng cố dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? Học toán cần có những dụng cụ gì ?
- Nhận xét tiết học 
TN-XH: 
CƠ THỂ CHÚNG TA
I.Mục tiêu:
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi,miệng, lưng, bụng.
- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của đầu và cổ,mình,chân và tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích họat động để cơ thể phát triển tốt.
II.Đồ dùng dạy-học: Các hình trong bài 1 SGK phóng to.
 III.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
2.Kiểm tra: kiểm tra sách ,vở bài tập
3.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi đề
*Hoạt động 1: Quan sát tranh
Bước 1: HS hoạt động theo cặp
-Hướng dẫn học sinh:Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
-Theo dõi và giúp đỡ HS trả lời
Bước 2:Hoạt động cả lớp
-Treo tranh và gọi HS xung phong lên bảng 
-Động viên các em thi đua nói
*Hoạt động 2: Quan sát tranh
-Bước 1:Làm việc theo nhóm nhỏ
 . Quan sát hình ở trang 5 rồi chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
.Nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần?
-Bước 2:Hoạt động cả lớp
-Ai có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu,mình,tay và chân như các bạn trong hình.
-Cơ thể ta gồm có mấy phần?
*Kết luận:
-Cơ thể chúng ta có 3 phần:đầu,mình,tay và chân.
-Chúng ta nên tích cực vận động.Hoạt động sẽ giúp ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
*Hoạt động 3: Tập thể dục
-Hướng dẫn học bài hát: Cúi mãi mỏi lưng
 Viết mãi mỏi tay
 Thể dục thế này
 Là hết mệt mỏi.
Vừa làm mẫu vừa hát.
Gọi một HS lên thực hiện để cả lớp làm theo
-Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát
*Kết luận:Nhắc HS muốn cơ thể khoẻ mạnh cần tập thể dục hàng ngày.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
-Về nhà hàng ngày các con phải th.xuyên tập TD
* Nhận xét tiết học.
-Hát tập thể
-HS để sách vở lên bàn
-HS làm việc theo hướng dẫn của GV
-Đại diện nhóm lên bảng vừa chỉ vừa nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
-Từng cặp quan sát và thảo luận
-Đại diện nhóm lên biểu diễn lại các hoạt động của các bạn trong tranh
-HS theo dõi
- Trả lời
-HS học lời bài hát
-HS theo dõi
-1 HS lên làm mẫu
-Cả lớp tập
-HS nêu
Thủ công:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA VÀ DỤNG CU ÏHỌC THỦ CÔNG
I. MỤC TIÊU:
	 Học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công(thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - GV : Giấy màu, bìa, kéo, hồ, thước kẻ, bút chì.
 - HS : Giấy màu,.,sách thủ công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp : Hát
 2. Bài cũ : Kiểm tra DCHT.
 3.Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ2: GV để tất cả các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công trên bàn để hs quan sát.
Hoạt động 3:
 - Giới thiệu giấy bìa làm từ bột của nhiều loại cây(tre, nứa, bồ đề).
 - Giới thiệu giấy màu để học thủ công(có 2 mặt: 1 mặt màu,1 mặt kẻ ô).
 - Giới thiệu thước kẻ,bút chì, hồ dán và kéo.
 - G.viên cho học sinh xem thước kẻ và hỏi: 
 “Thước được làm bằng gì?”
 “Thước dùng để làm gì?”
 - Giáo viên nói thêm: Trên mặt thước có chia vạch và đánh số cho học sinh cầm bút chì lên và hỏi “ Bút chì dùng để làm gì?” 
- Cho HS cầm kéo hỏi:“Kéo dùng để làm gì?”
 Lưu ý: Khi sử dụng kéo cần chú ý cẩn thận tránh gây đứt tay.
 - Giới thiệu hồ dán. Hỏi công dụng của hồ dán.
 Quan sát và lắng nghe rồi nhắc lại đặc điểm của từng mặt giấy màu.
 Quan sát và trả lời.
Cầm bút chì quan sát để trả lời.
Cầm kéo và trả lời.
Học sinh quan sát lắng nghe
HS trả lời
 4. Củng cố-Dặn dò :
 - Gọi học sinh nhắc lại tên các đồ dùng để học thủ công.
 - Chuẩn bị giấy trắng,giấy màu,hồ dán cho bài xé dán đầu tiên cho tuần 2.
 - Nhận xét lớp.
Thứ tư ngày 22 tháng 8 năm 2012
Học vần: 
Bài 1: e
I.Mục tiêu: 
- Học sinh nhận biết được chữ e và âm e
- Trả lời 2,3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
- HS khá, giỏi luyện nói 4, 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : bé, mẹ, xe,ve, giấy ô li, sợi dây
 -Tranh minh hoạ phần luyện nói về các lớp học của chim, ve,ếch
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học: Tiết1 
 1.Khởi động :
 2.Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
 3.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Giới thiệu bài :Qua tìm hiểu tranh 
Hoạt động 1 : Nhận diện chữ và âm e
-Nhận diện chữ: Chữ e gồm một nét thắt
Hỏi:Chữ e giống hình cái gì?
 -Phát âm mẫu
Hoạt động 2:Luyện viết
-Hướng dẫn viết bảng con :
Củng cố, dặn dò
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
Hoạt động 2: Luyện viết: Hướng dẫn HS tập tô chữ e
Hoạt động 3: Luyện nói: theo nội dung Trẻ em và loài vật ai cũng có lớp học của mình
Hỏi: - Quan sát tranh em thấy những gì?
 - Mỗi bức tranh nói về loài vật nào?
 - Các bạn nhỏ trong bức tranh đang học gì?
 - Các bức tranh có gì chung ... ại tên câu chuyện
Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài.
Một hoc sinh kể lại toàn chuyện
Toán: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : Biết sử dụngcác từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.Bài tập cần làm: 1, 2, 3
II. ĐDDH : Bộâ thực hành toán – Chuẩn bị bài tập 2, 3 / SGK trên bảng phụ. Học sinh có bộ thực hành . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập.
2.Kiểm tra bài cũ : ( Mỹ, Đạt, Hoàng )
+ Gọi 3 em lên bảng làm bài tập 1 =  4 >  3 < 
+ Học sinh dưới lớp gắn bìa cài theo tổ 2 <  4 =  5 = 
+ Cho học sinh chữa bài + Nhận xét bài cũ – Ktcb bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố khái niệm ,=
- Yêu cầu HS viết vào bảng con các số = nhau, các số > hoặc , = đã học )
-Nhận xét sửa sai cho HS và giới thiệu ghi đầu bài 
Hoạt động 2 : Thực hành 
* Bài 1 : Làm cho = nhau = hai cách vẽ thêm hoặc bỏ bớt 
Vẽ thêm 1 hoa vào hình bên phải để số hoa 2 hình bằng nhau .HS tự làm bài trong vở Bài tập toán
- Sửa bài chung cho cả lớp 
 * Bài 2 : Nối £ với số thích hợp 
- Hướng dẫn mẫu trên bảng lớp .
1
2
3
£ < 2 £ < 3 £ < 4 
* Bài 3 : Nối £ với số thích hợp 
-Hướng dẫn trên bảng lớp (Giống bài tập số 2 )
Hoạt động 3: Trò chơi 
- Yêu cầu đại diện của 3 tổ lên gắn số nhanh, đúng vào chỗ trống.Ai gắn nhanh gắn đúng, đẹp là thắng Ví dụ : 3 ... 3 = 
 5 >  4 
 4 =  2 =  1 < 
-Viết vào bảng con các phép tính đúng theo suy nghĩ của mình .
Ví dụ : 5 = 5 , 3 3 
-Mở sgk quan sát tranh 
–Làm bài .
- Tự làm bài ở VBT
-Nêu yêu cầu của bài tập 
-Tự làm bài và chữa bài trên bảng lớp
-Tự làm bài và chữa bài 
-Cử 3 đại diện tham gia chơi – Học sinh cổ vũ cho bạn 
4.Củng cố dặn dò : Em vừa học bài gì ? Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt Dặn học sinh về xem lại bài, làm vào VBT, chuẩn bị bài ngày hôm sau. 
Đạo đức: 
GỌN GÀNG SẠCH SẼ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
- Biết lợi ích của ăn mặt gọn gàng sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ.
+ Biết phân biệt ăn mặt gọn gàng sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bài hát : Rửa mặt như mèo .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : hát , chuẩn bị đồ dùng học tập.
2.Kiểm tra bài cũ : Tiết trước em học bài gì ?
Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ ? ( Trí )
Em đã thực hiện được những điều gì qua bài học ? ( Thủy )
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1 : Học sinh làm bài tập 3 .
Cho học sinh quan sát tranh .
Giáo viên yêu cầu Hs thảo luận theo theo gợi ý : Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? Bạn đó có gọn gàng sạch sẽ không ? Em có muốn làm như bạn không ?
Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày .
Giáo viên nhận xét , bổ sung và kết luận : 
* Chúng ta nên noi theo gương những bạn nhỏ ở tranh số 1 ,3,4,5,7,8/9 Vở BTĐĐ.
HĐ2 : Làm việc theo đôi bạn 
Yêu cầu đôi bạn quan sát nhau và giúp nhau sửa sang lại đầu tóc quần áo .
Quan sát , hướng dẫn thêm cho hs còn lúng túng .
Nhận xét tuyên dương đôi bạn làm tốt .
* Kết luận : Các em cần nhắc nhở nhau sửa sang lại đầu tóc , quần áo hộ bạn nếu thấy bạn chưa gọn gàng , sạch sẽ.
Hoạt động3 : Hát , vui chơi . Lớp ta đừng có bạn nào mà rửa mặt như mèo nhé !
Cho hs đọc câu ghi nhớ theo Gv :
 “ Đầu tóc em chải gọn gàng 
Áo quần gọn sạch sẽ trông càng thêm yêu”.
HSquan sát tranh,thảo luận nhóm 
+ Nên làm : soi gương chải đầu , bẻ lại cổ áo , tắm gội hàng ngày , rửa tay sạch sẽ .
+ Không nên làm : ăn kem bôi bẩn vào áo quần 
Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
Nhận xét bổ sung ý kiến . 
Hiểu yêu cầu bài tập 4 .
Quan sát nhau và sửa cho nhau quần áo , đầu tóc cho gọn gàng .
Hát bài “ Rửa mặt như mèo ”
Đọc theo Giáo viên 3 lần .
 4.Củng cố dặn dò : Hôm nay em học bài gì ?
Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng có lợi gì ?
Dặn hs thực hiện tốt những điều đã học 
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012
Tập viết: 
TUẦN 3: lễ , cọ , bờ , hổ
I.Mục tiêu:
- Viết đúng chữ: lễ, cọ,bơ, hổ kiểu chữ viết thường cỡ vừa theo VTV.
+ HS khá giỏi viết đủ số dòng qui định
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Chữ mẫu: lễ ,cọ, bờ, hổ . 
 -Viết bảng lớp nội dung bài 3
-HS: -Vở tập viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.
 III.Hoạt động dạy học: Tiết1 
 1.Khởi động : ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
-Viết bảng con: bé ;nhận xét
 Nhận xét vở Tập viết
 -Nhận xét kiểm tra bài cũ.
 3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ1: Giới thiệu bài :
 2.HĐ2 :Quan sát chữ mẫu và viết bảng con
-Đưa chữ mẫu 
-Đọc và phân tích cấu tạo từng tiếng : “ lễ ,cọ, bờ, hổ ù”? 
-Sử dụng que chỉ tô chữ mẫu
-Viết mẫu -Hướng dẫn viết bảng con: sửa sai cho HS 
 §Giải lao giữa tiết 
 3.HĐ3: Thực hành 
 -Hỏi: Nêu yêu cầu bài viết?
 -Cho xem vở mẫu,tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở
 -Hướng dẫn HS viết vở
 -Chấm bài HS đã viết xong 
 - Nhận xét kết quả bài chấm.
 4.HĐ4: Củng cố , dặn dò
 -Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài viết
 -Nhận xét giờ học-Dặn dò: Về luyện viết ở nhà
Chuẩn bị : Bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau
HS quan sát
4 HS đọc và phân tích
HS quan sát,viết bảng con
lễ , cọ, bờ, hổ 
2 HS nêu
HS quan sát
HS làm theo
HS viết vở
2 Hs nhắc lại
Tập viết: 
mơ , do , ta , thơ
I.Mục tiêu: 
Viết đúng các chữ: mơ, do, ta, thơ kiểu chữ viết thường cỡ vừa theo vở TV.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Chữ mẫu: mơ, do, ta, thơ. 
 -Viết bảng lớp nội dung bài 4
-HS: -Vở tập viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.
 III.Hoạt động dạy học: Tiết1 
 1.Khởi động : ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
-Viết bảng con: lễ, cọ, bờ , hổ ( 2 HS lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con) 
-Nhận xét , ghi điểm. Nhận xét vở Tập viết
 -Nhận xét kiểm tra bài cũ.
 3.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.H Đ1: Giới thiệu bài :
2.H Đ 2 :Quan sát chữ mẫu và viết bảng con
 -Đưa chữ mẫu 
 -Đọc va phân tích cấu tạo từng tiếng : “ mơ, do,
 ta, thơ ù”? 
 -Sử dụng que chỉ tô chữ mẫu
 -Viết mẫu 
 -Hướng dẫn viết bảng con:sửa sai cho HS
 §Giải lao giữa tiết 
 3.Hoạt động 3: Thực hành 
 -Hỏi: Nêu yêu cầu bài viết?
 -Cho xem vở mẫu
 -Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở
 -Hướng dẫn HS viết vở:
 Chú ý HS: Bài viết có 4 dòng, khi viết cần nối nét 
 với nhau ở các con chữ.
 Theo dõi , uốn nắn, giúp đỡ HS
 -Chấm bài HS đã viết xong 
 - Nhận xét kết quả bài chấm.
 4.Hoạt động cuối: Củng cố , dặn dò
 -Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài viết
 -Nhận xét giờ học , HS: Về luyện viết ở nhà Chuẩn bị : học tốt ở tiết sau.
HS quan sát
4 HS đọc và phân tích
HS quan sát
HS viết bảng con
mơ, do, ta, thơ
2 HS nêu
HS quan sát
HS làm theo
HS viết vở
2 Hs nhắc lại
Toán: 
SỐ 6
I. MỤC TIÊU : Biết 5 thêm 1 được 6; Đọc, đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6; biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.Bài tập cần làm: 1, 2, 3. 
II. ĐDDH: Cácnhóm có 6 mẫu vật cùng loại.Các chữ số rời 1,2,3,4,5,6 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.KTBC:
+ Đếm xuôi và đếm ngược từ 1 đến 5 và 5 đến 1 
+ Số nào bé hơn số 5 ? Số nào lớn hơn số 1 ? 
+ Số nào bằng số 3 ? bằng số 2 ? 
+ 3 em làm toán trên bảng 
+ Nhận xét bài cũ – Ktcb bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
H Đ1 : Giới thiệu số 6
-Hướng dẫn HS xem tranh hỏi :
Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới . Vậy tất cả có mấy em ?
5 thêm 1 là mấy ?
- yêu cầu HS lấy 5 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn 
-Cho HS nhìn tranh trong SGK lặp lại 
-Các nhóm đều có số lượng là mấy ?
-Giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết . Giáo viên viết lên bảng 
-Số 6 đứng liền sau số mấy ? 
-Cho học sinh đếm xuôi, ngược phạm vi 6 
HĐ 2 : Viết số 
-Giáo viên hướng dẫn viết trên bảng lớp
-Cho học sinh viết vào bảng con 
-Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh yếu 
HĐ 3: Thực hành 
Bài 1 : viết số 6 
Bài 2 : Cấu tạo số 6 
- Hướng dẫn mẫu trong sgk trong vở BT toán 
-Cho hs đọc lại cấu tạo số 6 
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho hs quan sát tranh , hướng dẫn mẫu 1 bài 
-Cho hs làm bài 
-Gv nhận xét bài làm của hs
-Quan sát tranh trả lời câu hỏi 
-5 em đang chơi thêm 1 em nữa là 6 em 
- 5 thêm 1 là 6 . HS lặp lại lần lượt 
–HS nói : 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn. 
- lần lượt nhắc lại 
-HS : 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn. 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính 
-  có số lượng là 6 
- Học sinh nhận xét so sánh 2 chữ số 6 
- Đọc số 
-  6 liền sau số 5 
-đếm 1, 2, 3 ,4, ,5 ,6 .
 6, 5, 4, 3 ,2, 1 .
- Quan sát theo dõi 
- Viết vào bảng con 
-Viết số 6 vào vở BT toán 
- Hs nêu yêu cầu của bài tập 
- học sinh tự làm bài 
-1 em sửa bài chung cho cả lớp .
- Lắng nghe nắm yêu cầu bài 
Tự làm bài vở Bài tập 
-2 em chữa bài
4.Củng cố dặn dò : 
- Hôm nay em học số mấy ? Số 6 đứng liền sau số nào ? 
- Đếm xuôi từ 1 đến 6 . Đếm ngược từ 6 đến 1 ?
- Nêu lại cấu tạo số 6 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh về làm VBT, chuẩn bị bài hôm sau : số 7 
SINH HOẠT SAO TUẦN 4
I/ Mục tiêu: 
- Đánh giá hoạt động tuần qua
- Phổ biến công tác tuần đến.
II/ Các hoạt động :
1. Cho lớp tập hợp thành 3 hàng dọc báo cáo điểm danh theo sao . Sao trưởng báo cáo với TST, TST báo cáo với GVCN.
2. Điều khiển chào cờ: Nghiêm, hát bài hát “ Nhanh bước nhanh Nhi đồng”. Và hô khẩu hiệu Đội Nhi đồng : “ Vâng lời Bác Hồø dạy. Hãy sẵn sàng”.
3. Đặt tên cho Sao: Sao chăm chỉ, Sao lễ phép, Sao ngoan ngoãn, Sao dũng cảm.
4. Các Sao báo cáo hoạt động tuần qua cho GVCN.
5. GVCN nhận xét.
6. Tổ chức cho các Sao sinh hoạt TT: tập họp vòng tròn múa hát, trò chơi.
7. Tập hợp hàng dọc nhận xét tiết SH, tuyên dương. GV hướng dẫn HS đọc lời hứa sao Nhi đồng: “ Vâng lời Bác Hồ dạy
	 Em xin hứa sẳn sàng
 Là con ngoan trò giỏi
 Cháu Bác Hồ kính yêu”.
8. Phổ biến công tác tuần đến: 
- Học TKB tuần 5.
- Tiếp tục nộp các khoản tiền.
- Tiếp tục kiểm tra DCHT, kiểm tra bài 15 phút đầu buổi.
- Đi học mặc đồng phục gọn gàng sạch sẽ, xếp hàng ra vào lớp, thể dục nhanh nhẹn, vệ sinh lớp học sạch sẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 1 4 2012 y.doc