Tiếng Việt
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRƯỚC/ SAU
Sử dụng tài liệu thiết kế
Đạo đức
Tiết 2: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1(tiết 2)
I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt
- Biết quan sát tranh và kể chuyện theo nội dung tranh
- Biết múa, hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề trường em
- Giáo dục học sinh biết yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè
* KNS: Biết tự tin về bản thân, không rụt rè, e sợ
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (BT40
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh. Chia 3 nhóm, HD các nhóm thảo luận. GV có thể gợi ý câu hỏi:
+ Tranh 1 vẽ gì, mọi người làm gì?
+ Tranh 2 vẽ mẹ đưa bạn đi đâu? Trường bạn như thế nào? Có ai ra đón bạn, nét mặt như thế nào?
+ Tranh 3 vẽ gì? Bạn sẽ biết những gì khi được đi học?
+ Tranh 4 vẽ các bạn đang làm gì?
+ Tranh 5 nói về điều gì? Cả nhà như thế nào? Vì sao cả nhà vui?
- Cả lớp thảo luận 3 phút. GV đến các nhóm gợi ý, giúp đỡ
- Đại diện các nhóm lên kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
- Các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung
- GV kể lại toàn bộ câu chuyện : Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp Một. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học. Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp. Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bao điều mới lạ. Rồi đây, Mai sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán nữa. Mai sẽ đọc truyện, đọc báo cho ông bà nghe, rồi còn viết thư cho bố khi bô đi công tác xa Mai sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. Mai có thêm nhiều bạn mới. Giờ ra chơi, Mai cùng các bạn nô đùa thật là vui. Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn. Cả nhà đều vui: Mai đã là học sinh lớp Một rồi.
+ Em có thích như bạn Mai không?
+ Là học sinh lớp Một, em sẽ làm gì?
- GV kết luận: Là học sinh lớp Một, cần cố gắng chăm chỉ, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô
TUẦN 2 NS: 27/08/11 Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011 ND: 29/08/11 SINH HOẠT TẬP THỂ 1. Chào cờ, hát quốc ca 2. Nhận định: + Tổng phụ trách: ..... + Ban giám hiệu: 3. Phương hướng: 4. Sinh hoạt: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nếp xếp hàng ra vào lớp - Dạy học sinh cách chào hỏi thầy cô - Giáo dục học sinh cách giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác trong lớp học - Nhận xét tiết sinh hoạt ------------------------------ Tiếng Việt XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRƯỚC/ SAU Sử dụng tài liệu thiết kế ------------------------------ Đạo đức Tiết 2: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1(tiết 2) I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Biết quan sát tranh và kể chuyện theo nội dung tranh - Biết múa, hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề trường em - Giáo dục học sinh biết yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè * KNS: Biết tự tin về bản thân, không rụt rè, e sợ II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT đạo đức. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (BT40 - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh. Chia 3 nhóm, HD các nhóm thảo luận. GV có thể gợi ý câu hỏi: + Tranh 1 vẽ gì, mọi người làm gì? + Tranh 2 vẽ mẹ đưa bạn đi đâu? Trường bạn như thế nào? Có ai ra đón bạn, nét mặt như thế nào? + Tranh 3 vẽ gì? Bạn sẽ biết những gì khi được đi học? + Tranh 4 vẽ các bạn đang làm gì? + Tranh 5 nói về điều gì? Cả nhà như thế nào? Vì sao cả nhà vui? - Cả lớp thảo luận 3 phút. GV đến các nhóm gợi ý, giúp đỡ - Đại diện các nhóm lên kể trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương - Các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung - GV kể lại toàn bộ câu chuyện : Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp Một. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học. Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp. Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bao điều mới lạ. Rồi đây, Mai sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán nữa. Mai sẽ đọc truyện, đọc báo cho ông bà nghe, rồi còn viết thư cho bố khi bô đi công tác xaMai sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. Mai có thêm nhiều bạn mới. Giờ ra chơi, Mai cùng các bạn nô đùa thật là vui. Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn. Cả nhà đều vui: Mai đã là học sinh lớp Một rồi. + Em có thích như bạn Mai không? + Là học sinh lớp Một, em sẽ làm gì? - GV kết luận: Là học sinh lớp Một, cần cố gắng chăm chỉ, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô * Hoạt động 2: HS hát múa, đọc thơ, hoặc vẽ tranh về chủ đề trường em - Mỗi HS tự chuẩn bị cho mình một nội dung, trình bày trước lớp - Nhận xét, tuyên dương * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Khi đã là học sinh lớp Một, em cảm thấy như thế nào? - Em sẽ làm gì? - Đọc cho HS nghe về quyền của trẻ em. - Nhận xét tiết học *RKN:.... ---------------------------------- Tự nhiên và xã hội CHÚNG TA ĐANG LỚN I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân - Rèn luyện thể dục để bảo vệ sức khỏe - Có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể * KNS: Quan tâm đến bản thân và tự phục vụ bản thân II. Đồ dùng dạy học: - Tranh SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Khởi động: Trò chơi vật tay - Chia mỗi nhóm 4 em, chơi vật tay. Mỗi lần một cặp. Những người thắng lại đấu với nhau - Kết thúc trò chơi, yêu cầu bạn thắng cuộc giơ tay. * Kết luận: Các em có cùng độ tuổi, nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn. Có em cao hơn, có em thấp hơn, hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em có câu trả lời. * Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp - Từng cặp HS quan sát tranh và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong từng hình. + Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn? ( HS chỉ vào từng hình và trả lời) + Hai bạn đang làm gì? Các bạn đó muốn biết điều gì? + EM bé bắt đầu tập làm gì? So với lúc biết đi em bé đã biết thêm điều gì? - GV hướng dẫn theo dõi, giúp đỡ + Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu một số học sinh trình bày.HS khác nhận xét, bổ sung. * KL: -Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động ( biết lẫy, biết bò, biết ngồi, biết đi) và sự hiểu biết ( biết lạ, biết quen, biết nói) - Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn * Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ Mục tiêu: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp.Biết có người lớn nhanh, có người lớn chậm Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp - Từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn - Quan sát vòng tay, tay ai dài hơn, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn - Quan sát xem ai béo, ai gầy + Bước 2: GV nêu câu hỏi - Các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không? - Điều đó có gì đáng lo không? - HS tự phát biểu theo suy nghĩ * KL: - Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau - Các em cần chú ý ăn, uống điều độ, giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn. * Hoạt động : Củng cố, dặn dò - Vẽ về các bạn trong lớp - Làm gì để cơ thể chúng ta khỏe mạnh, chóng lớn. - Về nhà quan sát các vật xung quanh để chuẩn bị cho bài sau. - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 30 tháng 08 năm 2011 Tiếng Việt XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRONG / NGOÀI Sử dụng tài liệu thiết kế ------------------------------ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Nhận biết hình vuông, hìn tròn, hìn tam giác - Ghép các hình đã biết thành hình mới - Có thái độ nghiêm túc trong học tập II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác - Que diêm hoặc que tính - Đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Hoạt động 1: Bài 1. HS quan sát hình và nêu tên - Yêu cầu HS dùng bút màu khác nhau để tô màu. Hình giống nhau thì tô cùng một màu. - GV theo dõi, giúp đỡ từng học sinh * Hoạt động 2: Bài 2. Thực hành ghép hình - GV ghép mẫu lên bảng, yêu cầu HS quan sát - HS tự làm việc cá nhân ( 3 phút) - Trình bày hình đã hoàn thành - Tuyên dương học sinh có sáng tạo ghép nhiều hình - HS dùng que tính để tự xếp hình * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” - Chia 3 nhóm. Nêu cách chơi. HS thi tìm nhanh các hình theo yêu cầu của giáo viên - Nhận xét tuyên dương *RKN:.... ------------------------------ Thủ công XÉ DÁN HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Biết cách xé, dán hình chữ nhật - Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dáng có thể chưa phẳng - Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. II. Đồ dùng dạy học: - Quy trình xé, dán - Giấy màu, hồ dán,. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV cho HS xem bài mẫu. + Xung quanh các em những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật? ( bảng lớp, bảng con, cửa sổ + Yêu cầu HS ghi nhớ đặc điểm hình chữ nhật để tập xé dán - Cho HS xem quy trình. Yêu cầu HS quan sát * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu + Xé hình: - HS quan sát quy trình trên bảng lớp. - GV lấy một tờ giấy thủ công, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô - Làm các thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật: Tay trí giữ chặt tờ giấy( sát cạnh hình chữ nhật), tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo cạnh hình, lần lượt các thao tác như vậy để xé các cạnh - Sau khi xé xong lật mặt có màu để học sinh quan sát hình chữ nhật + Dán hình: - Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón tay trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh - Dán xong dùng tờ giấy đặt lên trên và miết cho thẳng. * Hoạt động 3: Thực hành - Yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn ( lật mặt sau kẻ ô), đếm ô để đánh dấu và vẽ hình chữ nhật. - GV làm lại thao tác xé để HS xé theo - HS tự xé các cạnh còn lại - HS xé xong kiểm tra lại xem các cạnh có cân đối không - HS làm xong dán sản phẩm vào vở. Sản phẩm đẹp giáo viên chọn ra để trưng bày vào góc ngôn ngữ * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách xé dán - Về nhà thực hành xé dán nhiều lần - Chuẩn bị xé dán hình tam giác. - Nhận xét tiết học -------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 31 tháng 08 năm 2011 Tiếng Việt LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ KỸ NĂNG Sử dụng tài liệu thiết kế ------------------------------ Toán CÁC SỐ 1,2,3 I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1,2,3 đồ vật - Đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3. Biết đếm 1,2,3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1. Biết thứ tự các số 1, 2, 3 - Làm các bài tập 1,2,3 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập II. Đồ dùng dạy học: - Tranh SGK - Một số nhóm đồ vật cụ thể: 3 bông hoa, 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn, 3 tờ bìa viết sẵn các số 1, 2, 3. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Hoạt động 1: Giới thiệu từng số 1, 2, 3 - GV giơ 1 bông hoa, yêu cầu HS quan sát: + Cô có một bông hoa. HS nhắc lại: 1 bông hoa( ĐT, CN) + GV lần lượt chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: một bông hoa, một que tính, một chấm tròn đều có số lượng là một, ta dùng số một để chỉ số lượng của mỗi đồ vật đó, số một viết bằng chữ số một, viết như sau + GV viết số 1 lên bảng + HS quan sát. HS chỉ vào từng số và đọc: một + Cho HS viết bảng con 3-5 lần + Nhận xét, tuyên dương - GV giơ 2 bông hoa, yêu cầu HS quan sát: + Cô có hai bông hoa. HS nhắc lại: 2 bông hoa( ĐT, CN) + GV lần lượt chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: hai bông hoa, hai que tính, hai chấm tròn đều có số lượng là hai, ta dùng số hai để chỉ số lượng của mỗi đồ vật đó, số hai viết bằng chữ số hai, viết như sau + GV viết số 2 lên bảng + HS quan sát. HS chỉ vào từng số và đọc: hai + Cho HS viết bảng con 3-5 lần + Nhận xét, tuyên dương - GV giơ 3 bông hoa, yêu cầu HS quan sát: + Cô có ba bông hoa. HS nhắc lại: 3 bông hoa( ĐT, CN) + GV lần lượt chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: ba bông hoa, ba que tính, ba chấm tròn đều có số lượng là ba, ta dùng số ba để chỉ số lượng của mỗi đồ vật đó, số ba viết bằng chữ số ba, viết như sau + GV viết số 3 lên bảng + HS quan sát. HS chỉ vào từng số và đọc: ba + Cho HS viết bảng con 3-5 lần + Nhận xét, tuyên dương - HS đọc và viết lại các số 1,2,3 trên bảng con. * Hoạt động 2: Thực hành - Bài 1: Hướng dẫn HS viết một dòng số 1, một dòn số 2, một dòng số 3 vào vở - Bài 2: HS quan sát tranh viết số thích hợp vào ô trống - Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập của từng cụm hình vẽ. HS quan sát + Các em phải làm gì? ( Phải xem có mấy chấm tròn rồi viết số thích hợp vào ô trống) + HS tự làm bài. GV sửa sai + HS vẽ thêm các chấm tròn + HS viết số hoặc vẽ chấm tròn * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Trò chơi nhận biết số lượng : + GV giơ bìa có vẽ một hoặc hai, ba chấm tròn. HS thi đua giơ các bìa có số lượng tương ứng + Nhận xét, tuyên dương - Về nhà tập viết và đếm 1,2,3 theo thứ tự và ngược lại - Nhận xét tiết tiết học *RKN:....... ------------------------------ Thể dục TRÒ CHƠI - ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY -------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 01 tháng 09 năm 2011 Tiếng Việt LÀM QUEN VỚI KÝ HIỆU Sử dụng tài liệu thiết kế *RKN:.. ------------------------------ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được số lượng 1,2,3 - Biết đọc, viết, đếm các số 1, 2, 3 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, các tấm bìa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Hoạt động 1: Bài 1. HS quan sát hình. - Yêu cầu HS đếm số lượng rồi viết số thích hợp vào ô trống - HS tự làm bài( 3’). - GV theo dõi, giúp đỡ từng học sinh - Nhận xét, chấm điểm - HS đếm 1, 2, 3 * Hoạt động 2: Bài 2. - HS tự đếm số lượng nêu nhanh kết quả * Hoạt động 3: Bài 3. - HS tự đếm số lượng nêu nhanh kết quả * Hoạt động 4: Bài 4 - HS tự đếm số lượng nêu nhanh kết quả * Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - Nhắc và đếm các số 1, 2, 3 và ngược lại - Về nhà thực hành đọc, viết và đếm số - Nhận xét tuyên dương. ------------------------------ Tập vẽ VẼ NÉT THẲNG BAN GIÁM HIỆU DẠY -------------------------------- SINH HOẠT TẬP THỂ 1. Nhận định : - Thực hiện theo nội dung sổ chủ nhiệm - Nề nếp thực hiện tương đối tốt - Có ý thức xếp hàng tập thể dục và xếp hàng ra vào lớp - Các tổ trực nhật chưa tốt 2. Phương hướng: - Mua sắm bổ sung đồ dùng trong lớp - Các tổ trực nhật nghiêm túc, đi học đúng giờ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp - Học tập tốt,thực hiện đúng nội quy nhà trường - Lao động , giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học - HD trò chơi dân gian “ Bịt mắt bắt dê” - GD VSRM: Xúc miệng với nước muối - GD ATGT: Không chạy ra khỏi sân trường. *************************************************************
Tài liệu đính kèm: