Giáo án lớp 1 - Trường TH Lương Thạnh - Tuần 1

Giáo án lớp 1 - Trường TH Lương Thạnh - Tuần 1

HỌC VẦN (Tiết 1-2) :ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I. Mục tiêu:

-Giúp học sinh nắm được nội dung qui định khi đến trường đến lớp.

-Xây dựng nề nếp trong học sinh.

-Hướng dẫn học sinh nhận biết và sử dụng đúng các đồ dùng môn học vần.

-Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.

II. Chuẩn bị:

-Bộ đồ dùng môn học vần.

-Sách vở, bảng con, phấn

III. Hoạt động dạy- Học: Tiết 1

 1. Ổn định tổ chức:

-Giáo viên sắp xếp chỗ ngồi cho từng học sinh. Tuỳ theo từng đối tượng mà phân chỗ ngồi cho hợp lý.

-Giáo viên nêu rõ mục đích và nhiệm vụ môn học.

-Giáo viên kiểm tra sách vở, đồ dùng của từng học sinh, nhắc nhở học sinh bao bọc sách vở, dán nhãn ghi tên rõ ràng.

 

doc 23 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Trường TH Lương Thạnh - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 1
 Thứ 
 Mơn
Tiết
 Tên bài dạy
Đ.D.D.H
Hai
Chào cờ
Học vần
Học vần
Tốn
Mĩ thuật
 1
 1 
 2
 1
 1
 .Ổn định tổ chức.
 Ổn định tổ chức.
 Tiết học đầu tiên
 Vẽ tranh thiếu nhi vui chơi.
Bộ thực hành 
 Tranh
Ba
Thể dục 
Học vần
Học vần
TN-XH
 1
 3
 4
 1
 Ổn định tổ chức - trị chơi 
 Các nét cơ bản
 Các nét cơ bản.
 Cơ thể chúng ta.
 Mẫu các nét cơ bản.
 Tranh.
Tư
 Tốn
Học vần
Học vần
Âm nhạc
 2
 5
 6
 1
 Nhiều hơn, ít hơn.
 Bài 1: e (tiết 1)
 Bài 1: e (tiết 2) 
 Học hát: Quê hương tươi đẹp 
Bộ thực hành 
Bộ thực hành 
Tranh , B.phụ
 Tranh
Năm
 Tốn
Học vần
Học vần
Thủ cơng
 3
 7
 8
 1
 Hình vuơng – Hình trịn.
 Bài 2: b (tiết 1)
 Bài 2: b (tiết 2) 
 giới thiệu một số loại giấy,bìa 
 và dụng cụ học mơn Thủ cơng 
 Bộ thực hành 
Tranh, Bộ thực hành TV
 Vật mẫu 
Sáu
Học vần
Học vần
Đạo đức
Tốn
 SH
 9
 10
 1
 4 
 1 
 Bài 3: Dấu / (tiết 1)
 Bài 3: Dấu / (tiết 2) 
 Em là học sinh lớp 1
 Hình tam giác
 Sinh hoạt lớp 
Tranh, Bộ thực
hành TV Tranh 
Vật mẫu, bộ thực hành tốn.
 Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013
HỌC VẦN (Tiết 1-2) :ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I. Mục tiêu:
-Giúp học sinh nắm được nội dung qui định khi đến trường đến lớp.
-Xây dựng nề nếp trong học sinh.
-Hướng dẫn học sinh nhận biết và sử dụng đúng các đồ dùng môn học vần.
-Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
II. Chuẩn bị:
-Bộ đồ dùng ï môn học vần.
-Sách vở, bảng con, phấn
III. Hoạt động dạy- Học: Tiết 1
 1. Ổn định tổ chức:
-Giáo viên sắp xếp chỗ ngồi cho từng học sinh. Tuỳ theo từng đối tượng mà phân chỗ ngồi cho hợp lý.
-Giáo viên nêu rõ mục đích và nhiệm vụ môn học.
-Giáo viên kiểm tra sách vở, đồ dùng của từng học sinh, nhắc nhở học sinh bao bọc sách vở, dán nhãn ghi tên rõ ràng.
 2. Giới thiệu đồ dùng học tập:
-Học sinh mở hộp đồ dùng ra.
-Giáo viên cầm lần lượt từng dụng cụ giới thiệu tên và cách sử dụng.
-Học sinh nhận biết và lấy đúng tên từng đồ dùng.
-Học sinh để đồ dùng học tập lên bàn. Giáo viên hướng dẫn cách mở sách lật từng trang nhẹ nhàng tránh bị quăn mét, học sinh dùng que chỉ để đọc bài.
 3. Hướng dẫn sử dụng bảng con:
-Học sinh cầm bảng con bằng hai tay, hướng dẫn cách cầm phấn, lau bảng, viết chữ.
	Tiết 2
 4. Thực hành:
-Giáo viên quy định cách gõ thước để học sinh giơ bảng con.
-Hướng dẫn cách bảng con, phấn, khăn lau.
-Các kí hiệu:
	B : là lấy bảng con, phấn, khăn.
	S : là lấy sách giáo khoa.
	V : là lấy vở viết bài.
	O : là khoanh tay lên bàn
-Hướng dẫn học sinh cách thưa, trình với cô giáo và cách xưng hô với bạn bè.
 5. Củng cố - dặn dò:
-Cho học sinh nhắc lại tên bài học.
-Về nhà bao bọc sách vở, mua thêm một số đồ dùng còn thiếu 
-Giáo viên nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------
TOÁN (Tiết 1) : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu: 
-Tạo không khí vui vẻ trong lớp, học sinh tự giới thiệu về mình.
-Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán,các h/động học tập trong giờ học toán.
II.Chuẩn bị:
-Sách toán 1.
-Bộ đồ dùng học toán lớp 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách toán lớp 1:
-Học sinh mở sách và xem sách toán 1.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở bài: “Tiết học đầu tiên”
a. Giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1:
-Từ bìa 1đến bài tiết học đầu tiên.
-Sau tiết học đầu tiên, mỗi tiết học có 1 phiếu. Tên được đặt đầu trang, sau đó đến phần bài học.
b. Phần thực hành:
-Học sinh phải làm việc để phát huy và ghi nhớ kiến thức mới, phải làm theo hướng dẫn của giáo viên.
-Học sinh thực hành ở sách, gấp sách, mở sách, giữ gìn sách.
-Gọi nhiều học sinh lên bảng thực hiện. Cả lớp chú ý theo dõi.
2. Hướng dẫn hs làm quen với một số hoạt động học toán ở sách lớp 1:
-Học sinh mở sách bài “ Tiết học đầu tiên”.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng tranh và thảo luận.
-Học sinh thảo luận tranh vẽ xem học sinh lớp 1 có những hoạt động nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào
-Gọi học sinh lên bảng kể cho lớp nghe.
 *Aûnh 1: Giáo viên đang giới thiệu, giải thích về sách toán 1.
 *Aûnh 2: Một bạn học sinh đang dùng que tính để học số.
 *Aûnh 3: Một bạn đang tập đo độ dài bằng thước.
 *Aûnh 4: Học sinh đang làm việc chung cả lớp.
 *Aûnh 5: Học sinh đang học nhóm.
-Giáo viên gọi 5 em nhắc lại nội dung từng tranh.
-Cho học sinh làm quen với que tính để học số, thước kẻ
 3. Giới thiệu với học sinh yêu cầu cần đạt sau khi học toán 1:
-Giáo viên giới thiệu những yêu cầu cơ bản và trọng tâm. Chẳng hạn các em học toán lớp 1 sẽ biết :
+Đếm: Ví dụ: Đ ếm từ 1, 2, 3, ,10.
-Học toán các em sẽ biết: đếm, đọc số, viết số, so sánh 2 số, làm tính cộng, tính trừ
-Biết nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi giải.
-Biết đo độ dài, biết được hôm nay là thứ mấy, là ngày bao nhiêu.
-Muốn học toán giỏi các em cần phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, chịu khó tìm tòi suy nghĩ
 4. Giới thiệu bộ đồ dùng toán 1 của học sinh:
-Cho học sinh mở hộp đồ dùng toán 1.
-Hướng dẫn học sinh cầm và gọi tên từng đồ dùng đó và biết được đồ dùng đó để làm gì. (Chẳng hạn: Que tính thường dùng học toán, hình vuông thường dùng khi nhận biết hình vuông ...)
-Hướng dẫn học sinh cất đồ dùng vào hộp đúng qui định.
 5. Củng cố - dặn dò:
-Giáo viên nhắc lại tên bài và nội dung bài học. 
-Về nhà chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ để học môn toán.
-Chuẩn bị bài: Nhiều hơn- Ít hơn.
 ---------------------------------------------
	MĨ THUẬT (Tiết 1): Xem tranh thiếu nhi vui chơi.
(GV chuyên dạy)
 --------------------------------------------- 
 Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013
	 Thể dục (Tiết 1):LÀM QUEN TỔ CHỨC LỚP HỌC
TRÒ CHƠI “DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết được một số nội quy tập luyện cơ bản.
- Biết làm theo GV sửa lại trang phục cho gọn gàng khi luyện tập.
 - Bước đầu biết cách chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại”.
II.Địa điểm- Phương tiện:
-Chuẩn bị sân tập.
-Chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật.
III.Nội dung- Phương pháp lên lớp:
1.Phần mở đầu
-Tập hợp lớp 3 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang. 2ph
- Phổ biến nội dung bài học. 1-2 ph
- Đứng vỗá tay hát. 2ph
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2. 3ph
2.Phần cơ bản
- Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn theo quyết định của lớp.
- Chọn 1 hs làm lớp trưởng và 3 hs làm 3 tổ trưởng.
- GV phổ biến nội quy luyện tập:
 + Trang phục gọn gàng.
 + Nghiêm túc luyện tập, không chạy nhảy lung tung.
-Cả lớp tập trung ngoài sân dưới sự điều khiển của lớp trưởng, trang phục phải gọn gàng. Muốn ra ngoài phải xin phép.
-Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”
GV nêu tên trò chơi và hỏi:
H+ Kể tên các con vật có hại? ( Con muỗi, con gián, con chuột, con sâu)	
H + Kể tên các con vật có ích? ( Con mèo, con chó)
GV cho hs xem tranh vẽ các con vật đó
Hướng dẫn hs cách chơi:
+Khi gv hô tên các con vật có hại thì cả lớp đồng thanh hô” Diệt! Diệt! Diệt!
+Khi gv hô tên các con vật có ích thì hs đứng im.
+HS nào hô sai thì bị phạt.
GV cho cả lớp chơi trò chơi.
Lớp trưởng hô, cả lớp chơi trò chơi.
3.Phần kết thúc
-Cả lớp đứng vỗ tay hát. 1-2 ph 
-GV hệ thống lại bài học. 1-2 ph
-Nhận xét chung tiết học: 1 ph
 Tuyên dương, phê bình một số em, tổ tích cực học tập. 
-Về nhà tìm thêm tên một số con vật có hại, có lợi để hôm sau chơi trò chơi.
-----------------------------------------------
HỌC VẦN (Tiết 3-4): CÁC NÉT CƠ BẢN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Làm quen và thuộc tên các nét cơ bản : Nét ngang __; nét sổ ê; nét xiên trái \ ; nét xiên phải /; móc xuôi ü; móc ngược ỵ; móc hai đầu ; cong hở phải C; cong hở trái 
 ; cong kín O; khuyết trên ; khuyết dưới ; nét thắt
-Rèn viết đúng đơn vị nét, dáng nét
-Giáo dục học sinh tính kiên trì, cẩn thận rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên viết mẫu các nét cơ bản lên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học: 	 Tiết 1
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
-Giáo viên tuyên dương, nhắc nhở một số em.
 2. Dạy bài mới:
-Giáo viên giới thiệu bài mới và ghi đề lên bảng.
Treo bảng phụ đã viết mẫu lên bảng cho học sinh xem.
-Giáo viên giới thiệu lần lượt từng nét:
	Nét ngang:  Nét móc hai đầu :
 Nét sổ: Nét cong hở phải : c 
	 Nét xiên trái: \ Nét cong hở trái : 
	 Nét xiên phải: / Nét khuyết trên : 
	 Nét móc xuôi : Nét khuyết dưới : 
	 Nét móc ngược: Nét thắt : 	
	 Tiết 2
 3. Luyện tập:
-Giáo viên lần lượt gọi học sinh lên bảng chỉ và gọi tên lần lượt các nét.
-Giáo viên và cả lớp quan sát, sửa sai.
 4. Viết bảng con:
-Giáo viên viết mẫu lên bảng lớp, học sinh quan sát. 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con.
-Giáo viên nhận xét và sửa sai học sinh viết.
 5. Củng cố, dặn dò:
 *Trò chơi :
-Giáo viên gọi học sinh lên bảng.
- Khi nghe giáo viên hô “Nét móc hai đầu” thì HS nhanh chóng chỉ thước vào nét đó.
-Lần lượt giáo viên hô, học sinh chỉ đúng các nét.
-Giáo viên và học sinh nhận xét, ... ranh nào nhất? Vì sao?
 + Ngoài giờ học các em thích làm gì?
 4. Củng cố , dặn do:ø 
*Trò chơi: -Giáo viên cho học sinh thi đua tìm tiếng có dấu /.
 -Giáo viên theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
*Dặn dò: -Về nhà đọc và viết lại bài.
 -Chuẩn bị trước bài 4.
 -Giáo viên nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC (Tiết 1):EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
-Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học
-Biết tên trường, lớp, tên thầy giáo, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
-Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp.
II. Chuẩn bị:
-Vở bài tạp đạo đức 1.
-Các bài hát về quyền được học tập của em như bài “ Trường em “
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
Giáo viên nhắc nhở những em nào còn thiếu, về nhà cần chuẩn bị đầy đủ.
 2. Dạy bài mới
a. Hoạt động 1: “Vòng tròn giới thiệu tên bài tập 1”
*Mục đích: Giúp học sinh biết giới thiệu tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các 
bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ và tên.
*Cách chơi: Học sinh đứng thành vòng tròn ( Mỗi vòng tròn 10 em ) và điểm danh từ 1 đến hết. Đầu tiên em thứ nhất giới thiệu tên của mìn. Sau đó em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. Cứ như vậy đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn được giới thiệu tên.
*Thảo luận: 
-Trò chơi giúp em điều gì?
-Em có thấy sung sướng tự hào tự giới thiệu tên và các bạn khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không? 
*Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ và tên.
 b. Hoạt động2: Học sinh tự giới thiệu sở thích của mình (Bài tập 2 )
*Giáo viên yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích 
*Học sinh tự giới thiệu trong nhóm hai bạn.
*Giáo viên mời một số em giới thiệu trước lớp.
*H: Những điều các em thích có hoàn toàn giống em không? 
Kết luận : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích . Những đều có thể giống và khác nhau giữa người này và người khác , chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác.
c. Hoạt động 3: Học sinh kể ngày đầu tiên đi học của mình (Bài tập 3 )
*Giáo viên yêu cầu. Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em.
-Em đã mong chờ chuẩn bị ngày đầu tiên đi học như thế nào?
-Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm và đã chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào?
-Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
*Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ ( 4 em )
Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên kể trước lớp. Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: 
-Vào lớp , em sẽ có nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới
 lạ, biết đọc- viết và làm toán nữa. Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của các em
-Em rất vui và tự hào về mình là hs lớp Một .
-Em và các bạn học thật giỏi, thật ngoan .
IV. Củng cố - dặn dò:
*Củng cố: Giáo viên cho học sinh nêu lại tên bài học và trả lời câu hỏi:
+Em có thích học lớp Một không?
+ Khi em vào học lớp Một em cần phải làm những điều gì?
*Dặn dò: -Về nhà các em chuẩn bị bài tập 4 để tuần sau học.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
---------------------------------------
	TOÁN (Tiết 4): HÌNH TAM GIÁC 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
-Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.
-Nhận biết được hình tam giác qua các vật thật xung quanh. 
-Phân biệt được hình vuông, hình tam giác, hình tròn qua các bài tập.
II. Chuẩn bị:
-Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước khác nhau.
-Một số vật thật bằng hình tam giác.
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
-Giáo viên đưa một số loại hình đặt trên bàn.
-Gọi 3 học sinh lên tìm đúng và nhanh hình vuông, hình tròn.
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm
 2. Dạy bài mới:
*Giới thiệu hình tam giác.
-Giáo viên lần lượt đưa từng tấm bìa hình tam giác cho học sinh xem, mỗi lần giơ 
một tấm hình tam giác đều nói “ Đây là hình tam giác”.
-Giáo viên gọi học sinh nhắc lại “ Hình tam giác”.
-Giáo viên cho học sinh tìm hình tam giác trong bộ đồ dùng.
-Cho học sinh tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác
trong hộp đồ dùng và để riêng từng nhóm hình.
-Giáo viên đi từng bàn nhận xét và tuyên dương em nào tìm đúng.
 3. Thực hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc 
khác nhau để sắp xếp các hình ( Như một hình nêu trong sách )
Chẳng hạn:
-Giáo viên cho học sinh dùng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác để ghép cái 
nhà và cái thuyền.
-Giáo viên gọi học sinh lên bảng xếp các hình. Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng bút màu tô các cáchình trong sách toán 1.
-Giáo viên đi từng bàn theo dõi và giúp đỡ học sinh tô.
4. Trò chơi:
Thi đua tìm nhanh các hình.
-Giáo viên gắn lên bảng các hình đã học: (Chẳng hạn: 5 hình tam giác, 5 hình 
vuông, 5 hình tròn có màu sắc khác nhau )
-Gọi 3 em lên bảng tìm (Chẳng hạn: Mỗi em tìm một loại hình, em A tìm hình tròn,)
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
-Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
-Về nhà tập xếp và tìm các vật có hình tam giác.
-Chuẩn bị trước bài: Luỵên tập.
 ---------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
I.Mục tiêu: -Giáo viên giúp học sinh thấy được ưu khuyết điểm trong tuần.
-Giáo dục hs có tính mạnh dạn, thẳng thắn, thật thà. Biết nhận lỗi trước tập thể.
II. Nội dung sinh hoạt:
 1. ổn định tổ chức lớp: 
-Giáo viên bầu lớp trưởng, lớp phó:
 +Lớp trưởng:Nguyễn Trung Hiếu . 
 +Lớp phó: Võ Lê Hồng Vân
-Giáo viên chia lớp thành 3 tổ:
 +Tổ trưởng tổ 1: Trịnh Mai Anh
 +Tổ trưởng tổ 2: Phượng Hồng
 +Tổ trưởng tổ 3: Quang Huy
-Giáo viên nêu nhiệm vụ và quyền của lớp trưởng, lớp phó.
-Giáo viên hướng dẫn lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ.
-Tổ trưởng từng tổ nhận xét điểm của các thành viên trong tổ.
-Lớp trưởng nhận xét từng tổ và cá nhân.
-Giáo viên tổng hợp lại các ý kiến và nhận xét chung.
 2. Nhận xét chung:
 a. Đạo đức: 
-Các em đã ổn định nề nếp và chấp hành tốt nội qui của trường, lớp.
-Biết đoàn kết và vâng lời thầy, cô giáo.
-Thực hiện mặc đồng phục khá tốt.
-Giáo dục học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
 b. Học tập: 
-Học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ và thực hiện tốt nề nếp học tập.
-Đa số HS đã chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ, bao bọc sách vở cẩn thận.
-Trong lớp các em chú ý nghe cô giáo giảng bài và xây dựng bài sôi nổi.
*Tồn tại: Còn một số em chưa chú ý trong giờ học như em: Tú, Trường, Tuấn
 c. Hoạt động khác:
-Học sinh thực hiện tốt nề nếp xếp hàng ra, vào lớp, tập thể dục giữa giờ.
-Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
*Tuyên dương: Mai Anh, Hồng Vân , Đạt
*Phê bình: Tú, Trường ngồi học không nghiêm túc.
 d. Kế hoạch tuần 2: 
-Tiếp tục phát huy những nề nếp đạt được trong tuần 1.
-Thực hiện kế hoạch của nhà trường, đội đề ra.
-Tiếp tục củng cố và xây dựng tốt các mặt nề nếp.
-Tiếp tục làm quen với múa hát tập thể.
-giáo dục HS thực hiện tốt An tồn giao thơng và An ninh học đường. 
THỂ DỤC (Tiết 1) 
TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
-Bước đầu nhận biết được một số nội quy tập luyện cơ bản.
-Biết làm theo giáo viên sửa lại trang phục cho gọn gàng khi luyện tập.
-Bước đầu biết cách chơi trò chơi. “Diệt các con vật có hại”
II. Địa điểm - phương tiện:
-Trên sân trường.
-1 còi, tranh, ảnh một số con vật.
III.Nội dung và phương pháp:
A. Phần mở đầu
-Giáo viên tập hợp học sinh thành 2 – 4 hàng dọc (mỗi hàng một tổ ). Sau đó cho xếp thành hàng ngang, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
-Đứng vổ tay và hát.
-Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1,2 ; 1,2 ; .( đội hình hàng dọc )
B. Phần cơ bản
-Biên chế tổ luyện tập, chọn cán sự bộ môn.
-Biên chế nội dung tập luyện.
 +Tập hợp ở ngoài sân dưới sự điều khiển của cán sự lớp (lớp trưởng)
 +Trang phục phải gọn gàng phải đi dày hoặc dép có quai hậu không đi dép lê.
 +Bắt đầu giờ học đến kết thúc giờ học, ai muốn đi ra ngoài phải xin phép.
*Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
-Giáo viên nêu tên trò chơi và hỏi:
-Kể tên các con vật có hại? (Con muỗi, con gián, con chuột, con sâu)	
-Kể tên các con vật có ích? (Con mèo, con chó)
Giáo viên cho học sinh xem tranh vẽ các con vật đó
-Hướng dẫn học sinh cách chơi:
Khi giáo viên hô tên các con vật có hại thì cả lớp đồng thanh hô” Diệt! Diệt! Diệt!”
Khi giáo viên hô tên các con vật có ích thì học sinh đứng im.
-Học sinh nào hô sai thì bị phạt.
Giáo viên cho cả lớp chơi trò chơi.
Lớp trưởng hô, cả lớp chơi trò chơi.
-Những em nào hô sai thì bị cả lớp phạt.
C. Phần kết thúc
-Cả lớp đứng vỗ tay hát.
-Giáo viên hệ thống lại bài học.
-Nhận xét chung tiết học: 
Tuyên dương, phê bình một số em, tổ tích cực học tập.
IV. Dặn dò:
-Về nhà tìm thêm tên một số con vật có hại, có lợi để hôm sau chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 1.doc