Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn - Tuần 32

Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn - Tuần 32

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh hiểu:

- Trường chúng ta có những truyền thống gì.

- Các em phải làm gì để giữ gìn truyền thống đó.

- Giáo dục HS yêu quý trường lóp của mình.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một số hình ảnh truyền thống của trường.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

I. Bài cũ:

+ Em sẽ nói gì khi nhìn thấy một bạn bẻ cây ở sân trường.

- GV nhận xét, đánh giá

II. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giáo viên nói về truyền thống của trường.

- Trường Tiểu học Trần Văn Ơn đã thành lập hơn 20 năm.

- Ở trường các bạn học sinh đều ngoan, đều chăm học.

- Hàng năm nhà trường đạt kết quả học tập rất cao.

- GV nêu ra một vài ví dụ cho học sinh thấy được truyền thống của trường.

Hoạt động 2: Học sinh thực hành nói mình sẽ làm gì để bảo vệ truyền thống của trường.

 + Em sẽ làm gì để bảo vệ truyền thống của trường?

 + Để sân trường luôn sạch đẹp em phải làm gì?

 + Em có vẽ bẩn lên tường, lên bàn nghế không?

- Học sinh trình bày.

- Giáo viên kết luận chung.

 

doc 10 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
 Ngày soạn: 23/ 4/ 2010
 Ngày giảng:Thứ hai: 26/ 4/ 2010
ĐẠO ĐỨC: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG 
 (NÓI VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG)
A. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh hiểu:
- Trường chúng ta có những truyền thống gì.
- Các em phải làm gì để giữ gìn truyền thống đó.
- Giáo dục HS yêu quý trường lóp của mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số hình ảnh truyền thống của trường.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. Bài cũ:
+ Em sẽ nói gì khi nhìn thấy một bạn bẻ cây ở sân trường.
- GV nhận xét, đánh giá 
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giáo viên nói về truyền thống của trường.
- Trường Tiểu học Trần Văn Ơn đã thành lập hơn 20 năm. 
- Ở trường các bạn học sinh đều ngoan, đều chăm học.
- Hàng năm nhà trường đạt kết quả học tập rất cao.
- GV nêu ra một vài ví dụ cho học sinh thấy được truyền thống của trường.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành nói mình sẽ làm gì để bảo vệ truyền thống của trường.
 + Em sẽ làm gì để bảo vệ truyền thống của trường?
 + Để sân trường luôn sạch đẹp em phải làm gì?
 + Em có vẽ bẩn lên tường, lên bàn nghế không?
- Học sinh trình bày. 
- Giáo viên kết luận chung.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành làm vệ sinh trường, lớp.
- GV giao nhiệm vụ cho các tổ làm vệ sinh. Sau đó nhận xét chung.
* Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn: Thực hành đúng bài học.
_______________________________
TẬP ĐỌC:	 HỒ GƯƠM
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu được nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp ở Thủ đô Hà Nội.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGV + Bộ đồ dùng thực hành.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Bài cũ: Hs đọc bài ; Hai chị em
+ Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình?
II. Bài mới: 
 TIẾT 1:
1. Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng:.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu toàn bài – Học sinh nhìn bài theo dõi. 
* Học sinh luyện đọc tiếngvà từø ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê, xanh um. Khi luyện đọc có kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học ở tập 1.
* Luyện đọc câu: Cho học sinh đọc thầm từng câu – Mỗi câu cho học sinh đọc lại thành tiếng.
* Luyện đọc đoạn: Mỗi đoạn cho vài học sinh đọc lại. từng nhóm 4 học sinh đọc nối tiếp nhau, mỗi em 1 câu-Học sinh đọc cá nhân toàn bài-Hướng dẫn học sinh đọc theo nhóm. Thi đua đọc giữa các nhóm.
Một em đọc lại toàn bài – Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
3. Ôn vần: ươm, ươp.
- Học sinh tìm tiếng trong bài có vần ươm.
- Tìm các tiếng khác ở ngoài bài có vần ươm, ươp. 
- Thi nói thành câu tiếng có vần ươm, ươp.
- Học sinh trả lời giáo viên theo dõi khen ngợi sửa sai cho học sinh. 
TIẾT 2:
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a/ Tìm hiểu bài đọc:
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1- trả lờicâu hỏi.
+ Hồ Gươm là cẩnh đẹp ở đâu?
- Hs đọc tiếp đoạn 2- trả lời câu hỏi.
+ Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ Gươm trông như thế nào?
 - Gọi vài em lại cả bài.
b/Luyện nói:Học sinhnhìn ảnh tìm câu văn tả cảnh. 
5.Củng cố dặn dò:	
- Cho vài em đọc lại bài- Khen ngợi những em học tập tốt.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài, làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
___________________________________________________________
 Ngày soạn: 24/ 4/ 2010
 Ngày giảng:Thứ ba: 27/ 4/ 2010
 MĨ THUẬT: VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN VÁY, ÁO
 (Có GV bộ môn)
_______________________________
 TẬP VIẾT: TÔ CHỮ S, T
A. YÊU CẦU:
- Tô được các chữ hoa: S, T
- Viết đúng các vần: ươm, ươp, iêng, yêng; các từ ngữ lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
- HS cẩn thận khi viết bài.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, Bảng phụ 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu nội dung bài học
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên nhận xét số lượng nét và kiểu nét, sau đó nêu quy trình viết.
- Học sinh viết trên bảng con.
3. Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng:
- HS đọc các vần và từ ứng dụng 
- HS quan sát các vần vầ từ ứng dụng trên bảng phụ.
- Học sinh tập viết vào bảng con
4. Hướng dẫn học sinh tập tô và tập viết:
- HS tô chữ: T, tập viết, iêng, yêng, tiếng chim, con yểng. 
- HS viết - giáo viên theo dõi.
- Giáo viên chấm chữa bài cho học sinh.
5. Củng cố dặn dò:
- Tuyên dương những em viết đẹp.
Tập viết vào vở ở nhà.
______________________________
CHÍNH TẢ: (N-V) HỒ GƯƠM
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn " Cầu Thê Húc màu son... cổ kính": 20 chữ trong khoảng 8 - 10 phút
- Điền đúng vần ươm, ướp; chữ c, k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 SGK
- HS cẩn thận khi viết bài.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV – bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Mở đầu: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết chính tả.
2) Dạy bài mới: giáo viên giới thiệu bài.
* Hướng dẫn học sinh tập chép: 
- Gọi 3 em đọc lại bài- giáo viên chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng viết sai: Thê Húc, cổ kính.Học sinh tự đánh vần nhẩm và viết vào bảng con.
- Học sinh tập chép vào vở -– khi học sinh viết chú ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- HS viết xong cho học sinh dò bài, chữa lỗi.
- Hướng dẫn HS tự viết lỗi ra ngoài lề 
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền vần: ươm, ươp.
Giáo viên chép bài lên bảng – học sinh làm bài – giáo viên theo dõi.
b) Điền chữ c hay k:
Học sinh làm bài- sau đó gọi vài em đọc lại bài.
4) Củng cố dặn dò: 
- GV khen những học sinh viết đẹp, làm bài đúng yêu cầu.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
______________________________
 TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
A. YÊU CẦU:
- Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ, bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Làm các bài tập 1,2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: 
Học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài xong cho học sinh đổi chéo bài cho nhau đẻ kiểm tra.
Bài 2: 
Học sinh tự làm bài ròi chữa bài.
Bài 3:
- Học sinh tự làm- giáo viên chữa bài.
- Học sinh làm bài 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn.
- GV thu bài- chấm, chữa bài.
* Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT Toán.
__________________________________________________________
 Ngày soạn: 26/ 4/ 2010
 Ngày giảng:Thứ năm: 29/ 4/ 2010
THỂ DỤC: CHUYỀN CẦU THEO NHÓM 2 NGƯỜI
 TRÒ CHƠI: KÉO CƯA LỪA XẺ
 (Có GV bộ môn)
_______________________________
CHÍNH TẢ: (T-C) LUỸ TRE
A. YÊU CẦU:
- Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ Luỹ tre khoảng 8 - 10 phút
- Điền đúng chữ l hay n vào chỗ trống; dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng. Làm các bài tập 2 a/b
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV, bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Bài cũ: 
HS viết câu: Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính..
2) Dạy bài mới: 
- GV giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi 3 em đọc lại bài thơ
- GV chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng viết sai:.
- HS tự đánh vần nhẩm và viết vào bảng con.
- HS tập chép vào vở – khi HS viết chú ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- HS viết xong cho học sinh dò bài, chữa lỗi.
- Hướng dẫn HS tự viết lỗi ra ngoài lề 
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền chữ: l hay n
b) điền dấu: ? hay ~.
Học sinh làm bài- sau đó gọi vài em đọc lại bài.
4) Củng cố dặn dò: 
GV khen những học sinh viết đẹp, làm bài đúng yêu cầu.
Về nhà làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
______________________________
KỂ CHUYỆN: CON RỒNG CHÁU TIÊN
A. YÊU CẦU:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình ảnh ở sách giáo khoa.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Bài cũ:
HS kể lại chuyện: Dê con nghe lời mẹ..
II. Bài mới:
1. Giáo viên giới thiệu bài:
2. Giáo viên kể chuyện:
- Giáo viên kể chuyện 2 lần: kể lần 1-học sinh nghe để biết câu chuyện. Kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn dựa vào các câu hỏi và các bức tranh.
 + Tranh 1 vẽ cảnh gì? 
 + Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử đại diện 1 em lên thi cử đoạn 1
- Học sinh kể từng đoạn. Các bạn khác theo dõi nhận xét.
- Hướng dẫn HS tiếp tục kể theo các tranh 2,3,4 theo cách làm tương tự tranh 1.
4. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện.
+ Câu chuyện con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì?
- Theo câu chuyện thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loài Rồng, mẹ là Tiên. Nhân dân ta tự hào vì dòng dõi cao quý đó.
5. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe.
______________________________
 TOÁN: KIỂM TRA 
(Đề chung toàn khối)
________________________________________________________
 Ngày soạn: 27/ 4/ 2010
 Ngày giảng:Thứ sáu: 30/ 4/ 2010
TOÁN: ÔN CÁC SỐ ĐẾN 10
A. YÊU CẦU:
- Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10; biết đo độ dài đoạn thẳng
- Làm các bài tập 1,2 (cột 1,2,4), bài 4, 5 SGK
- HS say mê luyện tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Đánh giá việc làm bài kiểm tra của học sinh.
- Cho học sinh chữa bài (nếu cần)
2. Bài mới : 
Bài 1: 
- Hs nêu yêu cầu của bài: Viết các số từ 0 đến 10 vào từng vạch của tia số. Hs tự làm bài.
- Khi chữa bài nên cho hs đọc từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu và tự làm bài.
- Khi chữa bài nên yêu cầu hs đọc kết quả, chẳng hạn
Câu a.
9 > 7,	2 6 
7 2,	1 > 0,	 	6 =6
Câu b.
6 > 4	3 > 8	5 > 1
4 > 3	8 0
6 > 3	3 0
Bài 3: 
- Hs nêu yêu cầu và tự làm bài.
- Khi chữa bài nên yêu cầu Hs nêu kết quả bằng lời, chẳng hạn: trong các số 6, 3, 4, 9 số 9 là số lớn nhất nên khoanh vào 9.
Bài 4: HS nêu yêu cầu và tự làm bài. 
Dãy A: Các số từ bé đến lớn là: 5, 7, 9, 10
Dãy B: Các số từ lớn đến bé là: 10, 9, 7, 5
Bài 5: HS nêu yêu cầu của bài. Đo độ dài đoạn thẳng.
- Cho HS dùng thước có vạch chia cm để đo, rồi viết kết quả đo vào bên cạnh đoạn thẳng.
- Chấm bài và tổng kết 
- Chuẩn bị bài sau. 
______________________________
TẬP ĐỌC: SAU CƠN MƯA 
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi vui sau trận mưa rào. Trả lời được câu hỏi 1 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV + Bộ đồ dùng thực hành
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Bài cũ: Học sinh đọc thuộc lòng bài: Luỹ tre.
- Viết bảng các từ: luỹ tre, gọng vó, râm bụt.
II. Bài mới: 
TIẾT 1:
1. Giáo viên giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng: 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài- Học sinh nhìn bài theo dõi.
* Luyện đọc tiếng và từ ngữ: râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, quây quanh.
- HS luyện đọc và phân tích các tiếng
- Hướng dẫn khi phát âm.
* Luyện đọc câu: Luyện đọc nhiều lần cả năm câu trong baif. Mỗi câu gọi vài em đọc lại thành tiếng.
* Luyện đọc đoạn: Cho hs đọc theo doạn 1 và đoạn 2, mỗi đoạn cho vài học sinh đọc lại.
- Cho học sinh thi đọc nối tiếp : câu, đoạn, bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
3. Ôn các vần đã học: ây, uây.
- GV yêu cầu học sinh tìm tiếng trong bài có vần ây.
- Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần: ây, uây 
- Học sinh tìm và ghép từ tìm được vào bảng – Giáo viên cho học sinh đọc lạị các từ của mình tìm được.
Giáo viên nêu yêu cầu 3: Nói câu có chứa vần ây, uây.
Học sinh thi đua nói – giáo viên theo dõi uốn nắn.
TIẾT 2
4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
- Gọi 1 em đọc đoạn một, cả lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi sau:
+ Sau trận mưa rào, mọi vật thay đổi như thế nào?
- Một em đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào?
- Học sinh đọc lại toàn bài.
b) Luyện nói: Trò chuyện về cơn mưa:
- Giáo viên cho học sinh sinh hoạt theo nhóm đôi hỏi chuyện nhau về mưa. 
- Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời theo tranh (SGK)
+ Bạn thích trời mưa hay trời nắng?
+ Khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì?
- Giáo viên chỉ định từng cặp học sinh lên kể trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những em đọc bài tốt.
* Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS học tốt. 
- Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.
______________________________
 SINH HOẠT: SINH HOẠT SAO
A. YÊU CẦU:
- Nhận xét đánh giá tình hình hoạt động tuần qua
- Kế hoạch tuần tới.
- Sinh hoạt tập thể.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Nhận xét, đánh giá.
- Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Nề nếp duy trì tốt. 
- Không có trường hợp nói tục.
- Trang phục một số em còn luộm thuộm,vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ như: 
- Trong giờ học một số em sôi nổi tham gia xây dựng bài như: 
- Tham gia sinh hoạt sao đều
2. Kế hoạch tuần tới.
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt sao.
- Tham gia đầy dủ các buổi sinh hoạt khác.
- Duy trì nề nếp và sĩ số lớp học.
3. Sinh hoạt sao.
- Lớp ra sân sinh hoạt múa hát do các anh chị phụ trách.
- Gv nhận xét giờ học .
- Dặn dò về nhà.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1 Tuan 32(5).doc