Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chán - Tuần 20

Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chán - Tuần 20

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20, phân biệt được số chục, số đơn vị.

 2.Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đặt tính, thực hiện phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 20

 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận

*Ghi chú: Bài 1(cột1, 2, 3) , bài 2( cột 2, 3),bài 3(phần 1)

II.Chuẩn bị: Bảng phụ, SGK, các bó chục que tính và các que tính rời.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 22 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chán - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
-------b&a------
Ngày soạn: Ngày 16 tháng 01 năm 2011 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2011
Môn: Toán
Bài: PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20, phân biệt được số chục, số đơn vị.
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đặt tính, thực hiện phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 20
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận
*Ghi chú: Bài 1(cột1, 2, 3) , bài 2( cột 2, 3),bài 3(phần 1)
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, SGK, các bó chục que tính và các que tính rời.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Giáo viên nêu câu hỏi:
20 đơn vị bằng mấy chục? 20 còn gọi là gì?
Gọi học sinh bài bài tập số 4 trên bảng lớp.
Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới :Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3. Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3
GV cho HS lấy 14 que tính ( gồm 1 bó chục que tính và 4 que tính rời), rồi lấy thêm 3 que tính nữa. Hỏi tất cả có mấy que tính? 
Giáo viên thể hiện trên bảng lớp:
HD cách đặt tính: Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 (ở cột đơn vị).Viết dấu (+) Kẻ vạch ngang dưới 2 số. Tính từ phải sang trái.
4. Học sinh thực hành: (Luyện tập)
Bài 1: Giáo viên lưu ý HS viết các số thẳng cột ở hàng đơn vị và cộng từ phải sang trái
Nêu cách đặt tính?
Bài 2: tính. Gọi nêu yêu cầu của bài:
Yêu cầu học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống
5.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài.
Nêu cách đặt tính? Nhận xét giờ học
Xem trước bài luyện tập
20 đơn vị bằng 2 chục.Hai mươi còn gọi là hai chục. Học sinh làm ở bảng lớp.
Học sinh nhắc tựa.
Cho học sinh đếm số que tính
Có 14 que tính, thêm 3 que tính là 17 que tính.
Học sinh nhắc lại: Có 14 que tính, thêm 3 que tính là 17 que tính.
Học sinh theo dõi và làm theo.
+
 14 4 cộng 3 bằng 7, viết 7.
 3 Hạ 1, viết 1.
 17 
Học sinh làm BC.
+
+
+
+
+
+
+
 14 15 13 11 16 12 14
 2 3 5 6 1 7 4
16 18 18 17 17 19 18
Nêu yêu cầu
Học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
Học sinh nêu tên bài, nhắc lại cách đặt tính và tính: 17 + 2 trên bảng con
Môn: Học vần
Bài: ACH
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Đọc được: ach, cuốn sách, từ và đoạn thơ ứng dụng ; Viết được: ach, cuốn sách. Luyện nói 2- 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc, viết thành thạo tiếng, từ có chứa vần ach
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Chuẩn bị: Vật mẫu: Quyển sách. Tranh đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói
III.Đồ dùng dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Viết: cá diếc, công việc, thước kẻ.
1 em đọc câu ứng dụng
2 . Bài mới:
*Vần ach:
a)Nhận diện vần:
-Phát âm : ach. Ghép vần ach
-Phân tích vần ach?
-So sánh vần ach với vần am
b)Đánh vần: a - chờ - ach
Chỉnh sửa
Ghép thêm âm s thanh sắc vào vần ach để tạo tiếng mới.
Phân tích tiếng sách?
Đánh vần: sờ - ach - sach - sắc - sách
Giới thiệu cuốn sách Tiếng Việt.
Đọc từ : cuốn sách
Đọc toàn phần. Nhận xét , sửa sai
d)Luyện đọc từ: Ghi từ lên bảng. Gạch chân 
Giải thích từ , đọc mẫu 
TIẾT 2
3.Luyện tập
a) Luyện đọc: Lần lượt đọc ôn ở tiết 1
Lần lượt đọc âm , tiếng , từ khoá 
Lần lượt đọc từ ứng dụng 
*Đọc câu ứng dụng
Treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì?
Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới có chứa vần ach?
Đọc trơn đoạn thơ. Chỉnh sửa 
Khi đọc hết mỗi dòng thơ cần chú ý điều gì?
Đọc mẫu
b)Luyện viết: Treo bảng viết mẫu
Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
Theo dõi giúp đỡ HS viết còn chậm.
Thu chấm 1/3 lớp , nhận xét
c)Luyện nói: Đọc tên bài luyện nói.
Cho HS quan sát một số sách vở được giữ gìn sạch đẹp của các bạn trong lớp 
QS tranh thảo luận nhóm 2, giới thiệu trước lớp về sách vở sạch đẹp của nhóm mình
Cùng HS tuyên dương những em có sách vở sạch, viết chữ đẹp.
Em đã làm gì để giữ gìn sách vở sạch đẹp?
Nhắc nhở số HS sách vở còn, cẩu thả, HD cách đặt sách vở để đọc, để viết, cách cầm bút viết để làm sách vở không quăn mép ....
IV. Củng cố dặn dò:
Tìm nhanh tiếng có chứa vần ach
Đọc viết thành thạo bài vần ach
Xem trước bài: ich, êch
Lớp viết bảng con
1 em
Đọc trơn. lớp ghép vần ach
Vần ach có âm a đứng trước, âm ch đứng sau
+Giống: đều mở đầu âm a
+Khác: vần ach kết thúc bằng âm ch
Đánh vần cá nhân , nhóm , lớp
Ghép tiếng sách
Có âm s đứng trước , vần ach đứng sau, thanh sắc trên a
Rút từ cuốn sách
Cá nhân, nhóm , lớp
Cá nhân, lớp
Đọc thầm tìm tiếng có chứa vần ach
Phân tích tiếng. Đọc cá nhân, nhóm , lớp
2 - 3 HS đọc lại
Cá nhân , nhóm , lớp
Tranh vẽ cô dạy ....
Nêu , phân tích
Cá nhân , nhóm , lớp
nghỉ hơi
2 - 3em đọc lại
Quan sát nhận xét độ cao khoảng cách..
Viết vào vở tập viết
Giữ gìn sách vở
Quan sát nhận xét 
Thảo luận N2 (5 phút)
Đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
Lớp nhận xét nhóm có sách vở sạch sẽ , viết chữ đẹp,
HS tự nêu
HS thi tìm tiếng trên bảng cài
Thực hiện ở nhà
Ngày soạn: Ngày 16tháng 01 năm 2011 
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 18 tháng 01 năm 2011
Môn: Học vần
Bài: ICH – ÊCH
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Đọc được ich, êch, tờ lịch, con ếch ,từ và đoạn thơ ứng dụng; Viết được ich, êch, tờ lịch, con ếch. Luyện nói 2- 4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần ich , êch
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Chuẩn bị: Vật mẫu: tờ lịch
Tranh: con ếch, đoạn thơ ứng dụng , phần luyện nói
III.Đồ dùng dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Viết viên gạch, sạch sẽ, túi xách.
1 em đọc câu ứng dụng , tìm tiếng có chứa vần ach trong câu.
2 . Bài mới:
*Vần ich:
a)Nhận diện vần:
-Phát âm : ich. Ghép vần ich
- Phân tích vần ich?
- So sánh vần ich với vần ach
b)Đánh vần:
 i - chờ - ich
Chỉnh sửa
Ghép tiếng sách
Phân tích tiếng lịch?
Đánh vần: lờ - ich - lich - nặng - lịch
Giới thiệu quyển lịch.
Đọc từ : tờ lịch. Đọc toàn phần
* Vần êch ( tương tự vần ich)
Vần êch được tạo nên từ ê và ch
So sánh vần ich với vần êch ?
Đánh vần: Ê - chờ - êch
Êch - sắc - ếch. Con ếch
c)Luyện Viết:
Viết mẫu, hướng dẫn cách viết
Nhận xét , sửa sai
d)Luyện đọc từ:
Ghi từ lên bảng. Gạch chân .Chỉnh sửa
Giải thích từ , đọc mẫu 
TIẾT 2
3.Luyện tập
a) Luyện đọc:Lần lượt đọc ôn ở tiết 1
Lần lượt đọc âm , tiếng , từ khoá 
Lần lượt đọc từ ứng dụng 
*Đọc câu ứng dụng
Treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì?
Đọc , êch ?
Đọc trơn đoạn thơ. Chỉnh sửa 
Đọc mẫu.
b)Luyện viết: Treo bảng viết mẫu
Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
Theo dõi giúp đỡ HS viết còn chậm.
Thu chấm 1/3 lớp , nhận xét
c)Luyện nói: 
Đọc tên bài luyện nói hôm nay?
Ai đã được đi du lịch với gia đình rồi?
Khi đi du lịch các ban thường mang những gì? Kể tên các chuyến du lịch mà em đã được đi?
4. Củng cố dặn dò:
Tìm nhanh tiếng có chứa vần ich , êch
Đọc viết thành thạo bài vần ich , êch
Lớp viết bảng con
1 em
Đọc trơn. Lớp ghép vần ich
Có âm i đứng trước, âm ch đứng sau
+Giống: đều kết thúc bằng âm ch
+Khác: vần ich mở đầu bằng âm i
Đánh vần cá nhân , nhóm , lớp
Ghép tiếng sách
Có âm l đứng trước, vần ich đứng sau, thanh nặng dưới i
Rút từ tờ lịch
Cá nhân, nhóm , lớp
+Giống: đều kết thúc bằng âm ch
+khác: vần êch mở đầu bằng âm ê
Theo dõi 
Viết định hình 
Viết bảng con
Đọc thầm tìm tiếng có chứa vần ich , êch
Phân tích tiếng. Đọc cá nhân, nhóm , lớp
2 - 3 HS đọc lại
Cá nhân , nhóm , lớp
Tranh vẽ chim chích ........
Nêu , phân tích
Cá nhân , nhóm , lớp
2 - 3em đọc lại
Quan sát nhận xét độ cao khoảng cách..
Viết vào vở tập viết
Chúng em đi du lịch
Thi nhau kể trước lớp
Bánh , trái cây ......
Thi nhau kể
HS thi tìm tiếng 
Thực hiện ở nhà
Môn: Đạo đức
BÀI : LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)
I.Mục tiêu: SGV
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
-Một số đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: Khi gặp thầy (cô) giáo chúng ta phải làm gì?
Chúng ta có thực hiện đúng những lời thầy (cô) giáo dạy bảo hay không?
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : làm bài tập 3
a) Gọi học sinh kể trước lớp nội dung bài tập 3.
b) Cho cả lớp trao đổi.
c) Kể 1, 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường về việc lễ phép và vâng lời thầy (cô) giáo.
Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo (cô) giáo?
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm (bài tập 4)
Chia nhóm theo tổ (4 nhóm) và nêu yêu cầu:
Em sẽ làm gì nếu bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo?
GV kết luận: Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
Hoạt động 3: Học sinh vui múa hát về chủ đề: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
Hướng dẫn cho học sinh vui múa theo chủ đề.
3.Củng cố: Gọi học sinh nêu nội dung bài học và đọc 2 câu thơ cuối bài.
4.Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài sau.
Khi gặp thầy (cô) giáo chúng ta phải lễ phép cất mũ nón, đứng chào 
Chúng ta cần thực hiện đúng những lời thầy (cô) giáo dạy bảo.
Vài HS nhắc lại.
HS kể trước lớp theo HD của GV.
Học sinh trao đổi nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nhận xét phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở và khuyên bạn không nên như vậy.
Sinh hoạt tập thể múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
Nêu tên bài và nhắc lại nội dung bài học, đọc 2 câu thơ 
Môn: Luyện giải toán
Bài: LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Củng cố cho HS cách đặt tính , cách tính thành thạo dạng 14 +3 theo cột dọc
 2.Kĩ năng:Rèn cho HS có kĩ năng thực hiện đúng , chính xác kết quả các phép tính
 3.Thái độ:Giáo dục HS tính cẩn thận
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Tính 14 + 3 15 + 4 17 + 1
Cùng HS nhận xét sửa sai
2.Bài mới. Học sinh thực hành: 
Bài 1: tính
Ghi các phép tính lên bảng, yêu cầu HS nêu cách tính.
Nêu cách đặt tính?
Bài 2: Điền số thích hợo vào ô trống
Gọi nêu yêu cầu của bài:
11
8
7
6
5
4
3
2
1
19
12
3
4
5
6
7
8
9
0
15
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
HD giải BT. Cùng HS nhận xét sửa sai..
5.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài.
Nhậ ... ơ lên trời cao.
Đọc dò lỗi chính tả. 
Chấm chữa bài
4.Nhận xét, dặn dò: 
Học bài, xem bài ở nhà.Viết lại những chữ sai chính tả.
Học sinh nêu tên bài trước.
3HS đọc bài
Lớp viết bài. 3 HS lên bảng
HS viết bài chính tả vào bảng con con 
HS viết bài chính tả vào vở
HS sửa lỗi chính tả.
Môn : Tiếng Việt
BÀI: RÈN ĐỌC
I.Mục tiêu: Rèn HS đọc các bài 86 - 89
II Yêu cầu cần đạt : HS các đối tượng đều đọc được các bài đã học
III .Đồ dùng dạy học: -SGK
 IV.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Đọc SGK bài 86 & 89. 
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Luyện đọc
GV ghi bảng các vần và từ ngữ ứng dụng đã học của bài 86-89 lên bảng. Tổ chức cho HS đọc nhiều lần 
HS mở SGK: Bài 86-89
Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi , (em nào chậm bài nào ôn đọc bài đó) 
ïSửa lỗi phát âm 
Gọi HS đọc cá nhân
HS TB cho các em đánh vần. HS khá giỏi khuyến khích đọc trơn
GV giúp đỡ các HS đọc chậm 
Cho điểm các HS đọc tốt, tiến bộ 
3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng
Thi tìm tiếng có vần trong văn bản 
4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà.
2 Học sinh đọc.
Học sinh đọc. Đồng thanh, cá nhân ( chú ý đối tượng HS trung bình) 
Học sinh đọc bài SGK .
HS TB cho các em đánh vần. HS khá giỏi khuyến khích đọc trơn
Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng 
Ngày soạn: Ngày 20 tháng 01 năm 2011 
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 21 tháng 01 năm 2011
SINH HOẠT ĐỘI
Phối hợp Liên đội hoạt động.
Môn: Học vần
Bài: ĂP – ÂP
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Đọc được:ăp,âp.cải bắp,cá mập, từ và đoạn thơ ứng dụng ; Viết được:ăp, âp, cải bắp, cá mập. Luyện nói 2- 4 câu theo chủ đề:: Trong cặp sách của em
2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần ăp,âp
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Chuẩn bị: Vật mẫu: bắp cải, trong cặp sách của em
Tranh: cá mập ,. bập bênh , đoạn thơ ứng dụng
III.Đồ dùng dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Viết: tháp chuông , ngọn cây , chóp núi .
1 em đọc câu ứng dụng , tìm tiếng có chứa vần op , ap trong câu.
Nhận xét ghi điểm
2 . Bài mới:
*Vần ăp:
a)Nhận diện vần:
-Phát âm : ăp
Ghép vần ăp
-Phân tích vần ăp?
-So sánh vần ăp với vần ăm?
b)Đánh vần. Chỉnh sửa
Ghép thêm âm b thanh sắc vào vần ăp để tạo tiếng mới.
Phân tích tiếng bắp?
Đánh vần: bờ - ăp - băp - sắc - bắp
Giới thiệu cái bắp cải
Đọc từ : bắp cải
Đọc toàn phần
*Vần âp:
Thay âm ă bằng â giữ nguyên âm cuối p
Phân tích vần âp?
So sánh vần âp với vần ăp?
Đánh vần: ớ- pờ - âp
 mờ - âp - mâp - nặng - mập
 cá mập
c)Viết: Viết mẫu , hướng dẫn cách viết
Nhận xét , sửa sai
d)Luyện đọc từ:
Ghi từ lên bảng
Gạch chân 
Chỉnh sửa
Giải thích từ , đọc mẫu 
TIẾT 2
3.Luyện tập
a) Luyện đọc:Lần lượt đọc ôn ở tiết 1
Lần lượt đọc âm , tiếng , từ khoá 
Lần lượt đọc từ ứng dụng 
*Đọc câu ứng dụng
Treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì?
Đọc câu ứng dụng. Chỉnh sửa 
Tìm tiếng có chứa vần ăp, âp?
Khi đọc hết mỗi câu cần chú ý điều gì?
Bài có mấy câu?
Đọc mẫu
b)Luyện viết: Treo bảng viết mẫu
Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
Theo dõi giúp đỡ HS còn chậm
Thu chấm 1/3 lớp , nhận xét
c)Luyện nói: Đọc tên bài luyện nói hôm nay?
Trong cặp sách của em có những gì?
Hãy kể tên những loại sách vở của em?
Em có những loại đồ dùng học tập nào?
Khi sử dụng đồ dùng học tập , sách vở em cần chú ý điều gì?
4. Củng cố dặn dò:
Tìm nhanh tiếng có chứa vần ăp và vần âp
Đọc viết thành thạo bài vần ăp , âp 
Xem trước bài: ôp , ơp. Nhận xét giờ học
Lớp viết bảng con
1 em
Đọc trơn
lớp ghép vần ăp
Vần ăp có âm ă đứng trước, âm pđứng sau
+Giống: đều mở đầu bằng âm ă
+Khác: vần ăp kết thúc bằng âm p
Đánh vần cá nhân , nhóm , lớp
Ghép tiếng bắp
Có âm b đứng trước , vần ăp đứng sau, thanh sắc trên ă
Rút từ bắp cải
Cá nhân, nhóm , lớp
Cá nhân, lớp
Ghép vần âp
Có âm â đứng trước , âm p đứng sau
+Giống: đều kết thúc bằng âm p
+Khác: vần âp mở đầu bằng âm â
Cá nhân , nhóm , lớp
Theo dõi 
viết định hình
Viết bảng con
Đọc thầm tìm tiếng có chứa vần ăp, âp
Phân tích tiếng
Đọc cá nhân, nhóm , lớp
2 - 3 HS đọc lại
Cá nhân , nhóm , lớp
Tranh vẽ cảnh thời tiết lúc nắng lúc mưa 
Cá nhân , nhóm , lớp
Nêu , phân tích
nghỉ hơi
4 câu
2 - 3em đọc lại
Quan sát nhận xét độ cao khoảng cách..
Viết vào vở tập viết
Trong cặp sách của em
Sách Tiếng Việt , toán , tự nhiên xã hội....
Bút , thước , tẩy , bì kiểm tra...
cẩn thận
Thi nhau luyện nói về chủ đề trên
HS thi tìm tiếng trên bảng cài
Thực hiện ở nhà
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: Thực hiện được phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20, biết trừ nhẩm dạng 17 - 3
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đặt tính, thực hiện phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 20
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận
*Ghi chú: Bài 1 , bài 2( cột 3,2, 4),bài 3(dòng 1)
II.Chuẩn bị: Bảng phụ chuẩn bị bài 4, SGK. Bộ đồ dùng toán 1.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:Đặt tính rồi tính : 18 – 2	13 – 0	 	17 – 5	
Nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Hỏi học sinh về cách thực hiện bài này?
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Ở dạng toán này ta thực hiện như thế nào?
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên cần lưu ý học sinh nối phép tính với số ghi kết quả đúng.
Tổ chức luyện tập bằng hình thức thi đua, mỗi dãy cử 6 học sinh đại diện cho dãy, mỗi học sinh nối tiếp sức 1 phép tính vào 1 số thích hợp. Dãy nào nối đúng và nhanh thắng cuộc.
Tuyên dương dãy thắng cuộc.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, dặn dò tiết sau.
Làm bảng con
Học sinh nhắc tựa.
Viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau, thực hiện từ phải sang trái (làm bảng con).
Học sinh nhẩm rồi đọc phép tính và kết quả nối tiếp nhau theo bàn. Hết bàn này đến bàn khác.
Thực hiện từ tái sang phải và ghi kết quả cuối cùng sau dấu =. Học sinh làm VBT và nêu miệng kết quả.
Nối theo mẫu
14 - 1
15 - 1
17 - 2
17 - 5
19 - 3
18 - 1
Các phép tính và kết quả khác học sinh tự nối.
Học sinh nhắc lại nội dung bài.
Giáo án chiều.
------b&a------ 
Môn: Tiếng Việt
TỰ HỌC ( bài 88 - 89 )
I Mục tiêu ,yêu cầu cần đạt: 
- Đọc viết thành thạo tiếng được tạo bởi vần và các âm đã học tuần 21; Viết chính xác và tiến bộ
II. Chuẩn bị: 
 Vở rèn chữ viết, bảng,SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: 
HS viết bảng: giàn mướp, rau diếp
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa
 Hoạt động 1 :Làm vở bài tập bài 88
Hướng dẫn HS nối câu,điền vần. 
Hoạt động 2: Luyện viết
Viết vào vở BT phần luyện viết
Nhân dịp; giúp đỡ
 GV tập cho HS khoảng cách, chú ý các nét đúng mẫu ,nhắc nhở tư thế ngồi viết
3.Nhận xét tiết học, tuyên dương.
4.Dặn dò :
Tập viết ở bảng,xem bài mới. 
Học sinh viết bảng con.
Nhắc lại
Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Xe sau đuổi kịp xe trước.Trẻ em như búp trên cành. Ba mua chiếc chụp đèn.
Thực hiện ở vở BTTV 
HS viết bảng con 
Viết vào vở BT phần luyện viết
Môn : Luyện giải Toán
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN ( Bài 81 )
I.Mục tiêu: HS đọc và diễn đạt được baì toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: - VBT 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1Ổn định tổ chức
2.Bài mới: 
.Hướng dẫn học sinh thực hành:
Bài 1.Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán bài toán 
Bài 2.Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
Bài 3. Viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
4.Củng cố: Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới. 
hát
HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán bài toán rồi đọc bài toán.
a)hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng.
b)trong bể có tất cả bao nhiêu con cá.
Học sinh quan sát tranh, đếm và điền số ,viết tiếp câu hỏi để hoàn thành bài toán.
Học sinh nêu tên bài học.
Học sinh lắng nghe, thực hiện ở nha
Hoạt động tập thể 
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐIỂM
Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc
I.Mục tiêu:
Củng cố và khắc sâu cho HS nắm chắc truyền thóng văn hoá của dân tộc ta.
Rèn cho HS biết lưu truyền và gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc
Giáo dục HS biết yêu quý , tôn trọng các truyền thống văn hoá dân tộc 
II.Đồ dùng dạy học:
Sưu tầm tranh ảnh , tài liệu về truyền thống văn hoá dân tộc
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động GV
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
+Mục tiêu: HS biết sắp xếp các tranh ảnh theo từng loại.
+Tiến hành:
Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh rồi sắp xếp tranh ảnh theo từng nhóm có nội dung gần giống nhau.
Theo dõi , giúp đỡ nhóm còn lúng túng
Cùng HS nhận ét sửa sai.
*Kết luận: Dân tộc ta có nhiều truyền thống văn hoá được lưu giữ từ đời này sang đời khác.
Hoạt động 2: Vẽ tranh
+Mục tiêu: HS biết vẽ tranh về các lễ hội của dân tộc.
+Tiến hành:
Hướng dẫn HS chọn đúng đề tài truyền thống văn hoá của dân tộc.
- Vẽ tà áo dài Việt Nam, cồng chiêng Tây Nguyên, chọi trâu , đua thuyền , tết nguyên đán.......
Cùng HS nhận xét , chọn bài vẽ đúng , đẹp, có sáng tạo.
*Củng cố dặn dò:
Hoàn thiện tranh ở nhà
Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh , câu chuyện , thơ... về truyền thống văn hoá.
Thảo luận nhóm 4 (5 phút)
Quan sát các tranh sắp xếp rồi đính tranh theo nhóm 
-lễ hội của dân tộc
-Truyền thống tà áo dài Việt Nam
- Uống nước nhớ nguồn
Lắng nghe
Chọn đề tài
Vẽ trên giấy A4 (10 phút)
Tô màu theo ý thích
Trưng bày sản phẩm
-------b&a------
Ký duyệt của BGH
Ngày ... tháng ... năm 2010
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
Xác nhận của tổ chuyên môn
Ngày ... tháng ... năm 2010
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 20 2 Buoi.doc