Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
#. HS giỏi : Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Vở bài tập Đạo đức
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Kiểm tra
-Kiểm tra SGK của H
-Nhận xét.
II.Bài mới
1.Hoạt động 1 : Giới thiệu tên
Hoạt động nhóm:
Trò chơi: “ Tên bạn là gì?”
-Trò chơi giúp em điều gì?
-Mỗi người đều có 1 cái tên.Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
2.Hoạt động 2 :Giới thiệu về sở thích của mình
-Cho từng cặp lên kể trước lớp.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 1 +++ Thứ/ngày Môn học Tiết Tên bài học Thứ hai 05/8/2011 Sáng SH đầu tuần 1 Sinh hoạt đầu tuần Đạo đức 1 Em là học sinh lớp một (tiết 1) Học vần 1 Ổn định tổ chức Học vần 2 Ổn định tổ chức Chiều Luyện đọc 1 Ổn định tổ chức Luyện viết 1 Ổn định tổ chức Luyện toán 1 Ổn định tổ chức Thứ ba 16/8/2011 Sáng Học vần 3 Các nét cơ bản Học vần 4 Các nét cơ bản Toán 1 Tiết học đầu tiên Mĩ thuật 1 Xem tranh thiêu nhi vui chơi Chiều Nghỉ Thứ tư 17/8/2011 Sáng Học vần 5 Bài 1 : e (tiết 1) Học vần 6 Bài 1 : e (tiết 2) Toán 2 Nhiều hơn, ít hơn Âm nhạc 1 Học hát : Bài “Quê hương tươi đẹp” Chiều Luyện viết 2 Luyện viết : e Luyện toán 2 Nhận biết “nhiều hơn – ít hơn” Thể dục 1 Tổ chức lớp – Trò chơi vận động Thứ năm 18/8/2011 Sáng Học vần 7 Bài 2 : b (tiết 1) Học vần 8 Bài 2 : b (tiết 2) Toán 3 Hình vuông, hình tròn Thủ công 1 Giới thiệu một số loại giấy, bìa và DCHT.TC Chiều Nghỉ Thứ sáu 19/8/2011 Sáng Học vần 9 Bài 3 : dấu / (tiết 1) Học vần 10 Bài 3 : dấu / (tiết 2) Toán 4 Hình tam giác TN-XH 1 Cơ thể chúng ta Chiều Tập viết 1 Tập tô các nét cơ bản HD luyện tập 1 Luyện viết: e, b và dấu / Sinh hoạt lớp 1 Kiểm điểm cuối tuần Thứ hai, ngày 15 tháng 8 năm 2011 Đạo đức EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. #. HS giỏi : Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở bài tập Đạo đức III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Kiểm tra -Kiểm tra SGK của H -Nhận xét. II.Bài mới 1.Hoạt động 1 : Giới thiệu tên Hoạt động nhóm: Trò chơi: “ Tên bạn là gì?” -Trò chơi giúp em điều gì? -Mỗi người đều có 1 cái tên.Trẻ em cũng có quyền có họ tên. 2.Hoạt động 2 :Giới thiệu về sở thích của mình -Cho từng cặp lên kể trước lớp. -Những điều bạn thích có giống em không? -Mỗi người có sở thích riêng, phải tôn trọng sở thích của người khác. Nghỉ giữa tiết 3.Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học của mình. - Cho H hoạt động nhóm với các ý sau: + Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào? +Em có thích trường lớp mới của mình không? + Em sẽ làm gì để xứng đáng là H lớp Một? -Mời vài H kể trước lớp -Chốt: Vào lớp Một, em có thêm nhiều bạn mới, học được nhiều điều mới lạ. Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.Vì thế, các em nên cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. *Củng cố, dặn dò: Trò chơi:Gọi tên bạn. Học bài hát : Đi đến trường. -H để sách trên bàn -H lần lượt giới thiệu tên mình và nhớ tên bạn - Mỗi bạn đều có tên -H hoạt động cặp -H nói những điều mình thích cho bạn nghe -H trả lời -H kể cho bạn nghe về ngày đầu tiên đi học của mình ( nhóm 2 H ) - 3 H, cả lớp nghe và bổ sung, nhận xét Học vần ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập Hướng dẫn các em viết bảng các nét cơ bản Học vần ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC Hướng dẫn các em viết bảng các nét cơ bản Thứ ba, ngày 16 tháng 8 năm 2011 Học vần CÁC NÉT CƠ BẢN Hướng dẫn các em viết các nét cơ bản Học vần CÁC NÉT CƠ BẢN Hướng dẫn các em viết các nét cơ bản Toán TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập Mĩ thuật Giáo viên chuyên Thứ tư, ngày 17 tháng 8 năm 2011 Học vần Bài 1 : e I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nhận biết được chữ và âm e. - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐD dạy Tiếng Việt, tranh minh họa:bé, ve, me, xe. Tranh luyện nói : lớp học SGK, B/I, B/p. Đd học Tiếng Việt, SGK, B/c, vở tập viết. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1 + Giới thiệu bài: - Treo tranh hỏi:tranh vẽ gì? - Chỉ tiếng khóa trong tranh nói: + Các tiếng giống nhau đều có âm e + Hôm nay học âm e. Ghi tựa - Cài chữ e. 1.Hoạt động 1:Nhận diện, phát âm - Phát âm mẫu e : (2lần). Miệng mở vừa - Nói: cài chữ e, phát âm e - Sửa cho H Nghỉ giữa tiết 2. Hoạt động 2:Viết chữ ghi âm Viết âm e : Gắn chữ mẫu - Đồ chữ mẫu, nói:chữ e gồm nét xiên và nét cong hở phải -Viết mẫu hướng dẫn cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 1 viết nét xiên, viết tiếp nét cong hở phải ,kết thúc trên đường kẻ 1 - Viết bằng tay không - Hỏi:Viết chữ e đặt bút ở đâu, kết thúc ở đâu? - Viết mẫu lần 2 : -Trò chơi tìm âm vừa học: Gv viết ở 2 bảng có các tiếng khác nhau ,hs cử mỗi đội 5 bạn lên khoanh tròn các tiếng có chứa âm vừa học TIẾT 2 1. Hoạt động 1:Luyện đọc - Cho H phát âm lại âm e. - Gọi H đọc bảng lớp, SGK trang 4 2. Hoạt động 2: Luyện viết - Nói viết 2 dòng cỡ nhỡ: e - Treo chữ mẫu, hỏi: +Viết chữ e đặt bút ở đâu, kết thúc ở đâu? - Viết từng chữ mẫu - Mở vở, đồ chữ mẫu và viết từng dòng theo - Chấm 1 số vở, nhận xét Nghỉ giữa tiết 3.Hoạt động 3: Luyện nói -Treo tranh hỏi: +Trong tranh vẽ gì? + Các tranh có gì chung? - Xung quanh ta ai ai cũng học tập, nhất là khi cỏn bé.Chủ đề luyện nói là “lớp học” + Đến lớp học tập có lợi ích gì?. + Em phải học với thái độ như thế nào? Chốt: học là cần thiết giúp phát triển trí thông minh, có niềm vui.Phải luôn cố gắng học tập chăm chỉ - Nhận xét tuyên dương H tích cực 4.Củng cố dặn dò - Đọc S/5 - Trò chơi: Tìm chữ vừa học -Về nhà: Đọc S/ 4, 5 làm bài tập Xem trước bài 2 - H quan sát trả lời: bé, me, ve, xe + H quan sát -H đọc e -H cài âm e, phát âm e (cá nhân, ĐT) - H quan sát, nhắc lại - H quan sát, nhắc lại cách viết - H viết trên không trung - H trả lời: Đặt bút trên đường kẻ 1,kết thúc trên đường kẻ 1 - H viết B/c:e -Tổ 1 và tổ 3 tham gia -H quan sát, đọc cá nhân, ĐT -H quan sát,trả lời: +Chữ e đặt bút trên đường kẻ 1,kết thúc ở trên đường kẻ 1 -H mở vở, đồ chữ mẫu và viết từng dòng -H nộp vở + H quan sát , trả lời: chimhót, ve đàn, ếch đọc bài, gấu học chữ e, các bạn nhỏ học chữ e - Các loài khi còn nhỏ đều học - H quan sát, đọc tên chủ đề -H đọc S/5 -H tìm chữ vừa học Toán NHIỀU HƠN, ÍT HƠN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. Biết sử dụng từ “ nhiều hơn, ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV : ĐD dạy toán, tranh, sách trang 6 -HS : ĐD học toán, S/6 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động 1:So sánh số lượng cốc và số lượng thìa - Treo tranh, chỉ và nói:có 1 số cốc và 1 số thìa, hãy nối 1 cái cốc và 1 cái thìa - Hỏi: số cốc như thế nào? Số thìa như thế nào? -Chốt: +Khi nối 1 cái cốc với 1 cái thìa, thấy dư cốc, ta nói “ Số cốc nhiều hơn số thìa” +Khi nối 1 cái thìa với 1 cái cốc, thấy thiếu thìa, ta nói “ Số thìa ít hơn số cốc” - Gọi HS nêu đủ 2 ý - Chốt:khi so sánh số lương 2 nhóm đồ vật nên nói đủ 2 ý. Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2:So sánh 2 nhóm đồ vật trong sách - Hướng dẫn HS nối nắp chai với chai theo quan hệ 1 – 1 - Hỏi: + Số nắp chai như thế nào so với số chai ? + Số chai như thế nào so với số nắp chai ? - Gọi HS nêu cả 2 ý - Tranh 2,3,4 quy trình tương tự *Củng cố, dặn dò: -GV tổ chức HS chơi trò chơi “ nhiều hơn, ít hơn” GV nêu cách chơi và luật chơi -Về nhà:tập so sánh số lượng hai nhóm đồ vật ở ĐD học toán. - Quan sát tranh và thực hiện - Số cốc dư, số thìa thiếu - HS nhắc lại ( cá nhân, đồng thanh) - HS mở sách và nối theo chỉ dẫn của GV + Số nắp chai nhiều hơn số chai + Số chai ít hơn số nắp chai -HS nêu 2 ý, HS khác nhận xét -HS chơi theo tổ -HS tự thực hành Âm nhạc Giáo viên chuyên BUỔI CHIỀU Thể dục TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Thứ năm, ngày 18 tháng 8 năm 2011 Học vần Bài 2 : b I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nhận biết được chữ và âm b. - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : ĐD dạy Tiếng Việt, tranh minh họa:bé, bê,bà bóng. Tranh luyện nói, SGK, - HS : Đd học Tiếng Việt, SGK, B/c, vở tập viết. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1 I.Kiểm ttra bài cũ: YC đọc và viết âm e II.Bài mới: + Giới thiệu bài: - Treo tranh hỏi: tranh vẽ gì? - Chỉ tiếng khóa trong tranh nói: + Các tiếng giống nhau đều có âm b + Hôm nay học âm b. - Cài chữ b. 1.Hoạt động 1:Nhận diện, phát âm - Phát âm mẫu b : (2 lần). Miệng mở vừa - Nói: cài chữ b, phát âm b - Sửa cho H - Gắn âm b trước, âm e sau , ta được tiếng gì? - Hãy cài tiếng be - Gọi H đánh vần tiếng be - Đánh vần mẫu - Sửa H phát âm sai Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2:Viết chữ ghi âm a/ Viết âm b - Gắn chữ mẫu - Đồ chữ mẫu, nói:chữ b gồm nét khuyết trên và nét thắt -Viết mẫu ... àu H lấy các dụng cụ nhanh và đúng - Hướng dẫn H cách bảo quản dụng cụ 4.Nhận xét, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn H về nhà chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. - H để sách và ĐD trên bàn - Quan sát và chọn giấy màu chỉ mặt phải , mặt trái. - Lấy các dụng cụ nêu tên và công dụng của thước, bút , kéo, hồ. - H lấy nhanh và đúng các dụng cụ Thứ sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2011 Học vần Bài 3 : ’ I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh họa SGK trang 8. Tranh minh họa phần luyện nói : Bé Mẫu dấu sắc, SGK, bảng, phấn, vở tập viết, bút . Bộ đồ dùng dạy và học Tiếng Việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1 I.Bài cũ: - Gọi H đọc : b, be - Viết bc : b, be Nhận xét II.Bài mới 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Treo tranh, hỏi: trong tranh vẽ gì ? - Các tiếng: giống nhau ở chỗ đều có dấu ghi thanh sắc ( ’ ). Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em dấu sắc. Viết dấu ( ’ ) lên bảng - Tên của dấu này là dấu sắc 2.Hoạt động 2: Dạy dấu thanh a/ Nhận diện dấu + Dấu ( ’ ) là nét gì ? b/ Ghép chữ và phát âm - Cài tiếng be, rồi cài tiếp dấu sắc, hỏi: được tiếng gì ? - Tiếng bé có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau ? - Dấu sắc của tiếng bé được đặt ở đâu ? - Đọc mẫu: bé Nghỉ giữa tiết 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn viết - Gắn dấu mẫu, đồ vào dấu mẫu - Hướng dẫn quy trình : đặt bút ngay đường kẻ 4 viết nét xiên phải, kết thúc trên đường kẻ 3 - Viết tiếng bé, hỏi dấu sắc đặt ở đâu ? TIẾT 2 1.Hoạt động 1: Luyện đọc - Đọc sách tranh 8 Sửa cách phát cho H 2.Hoạt động 2: Luyện viết - Bài viết có 4 dòng: 2 dòng tiếng be, 2 dòng tiếng bé, cỡ chữ nhỡ + Khi viết tiếng be, bé lưu ý gì ? - Viết mẫu( vừa viết vừa nói lại cách viết) - Quan sát, chỉnh sửa cho H Nghỉ giữa tiết 3.Hoạt động 3: Luyện nói - Treo tranh và hỏi:tranh vẽ gì? - Các tranh này có gì giống nhau và khác nhau? - Vậy chúng ta cùng nói về chủ đề bé, nói về các sinh hoạt của các em bé ở ttrong nhà và ở trường - Ngoài các hoạt động trên, em còn có hoạt động nào khác nữa? - Ngoài giờ học em thích làm gì nhất? - Nhận xét, tuyên dương H tích cực 4.Củng cố dặn dò - Cho H đọc bảng - Tổ chức trtò chơi: tìm tiếng có dấu sắc - Xem trước bài 6 - Đọc b, be - Viết b, be -Vẽ bé, cá, lá, khế, chó - Đọc : dấu sắc +Nét xiên phải + Lấy dấu ( ’ ) trong bộ chữ + Đọc cá nhân, đồng thanh - Gắn tiếng be -Tiếng bé, cài tiếng bé - Aâm b đứng trước, âm e đứng sau - Đặt lên trên con chữ e - Đọc cá nhân, đồng thanh - Đánh vần : b-e-be-sắc-bé - Quan sát - Làm động tác tay dấu sắc - Viết bảng con dấu sắc - Dấu sắc đặt trên chữ e - Viết bảng : bé -H đồ vào chữ in sẵn trong vở -Viết từng chữ theo hiệu lệnh của T - Các bạn ngồi học trong lớp.Bạn gái đang nhảy dây.Bạn gái cầm bó hoa. Bạn gái đang tưới hoa - HS trả lời -Thi đua theo tổ nhóm Toán HÌNH TAM GIÁC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : S/ 9, ĐD học toán -HS : S/9, ĐD học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Bài cũ - Tìm trong lớp những đồ vật nào có dạng hình vuông và hình tròn. Nhận xét II.Bài mới 1.Hoạt động 1 : Giới thiệu hình tam giác - Gắn lần lượt từng hình tam giác và nói : “ Đây là hình tam giác” - Cho H để hình tam giác trên bàn và gọi tên - Cho H mở sách và tổ chức H học cặp - Liên hệ thực tế Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2 :Thực hành xếp hình - Hướng dẫn H dùng các hình tam giác, hình vuông, hình tròn có kích thước , màu sắc khác nhau để xếp thành hình. - Gọi H đọc tên hình vừa xếp 3.Hoạt động 3: Trò chơi thi đua chọn nhanh các hình - Gắn hình tam giác, hình vuông, hình tròn. Gọi H thi đua tìm hình theo yêu cầu. 4.Củng cố, dặn dò - Tìm các vật có hình tam giác ở lớp - Về nhà: vẽ và tô màu các hình tam giác có ở sách. - 2 H - Quan sát - Nhắc lại ( cá nhân, đồng thanh ) - Thực hiện - Nêu tên những dạng có hình tam giác - Thực hành trên bàn 5 H - H tổ 1, 3 thi đua - H thực hành Tự nhiên và xã hội CƠ THỂ CHÚNG TA I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh trong bài 1, sách TNXH III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Kiểm tra - GV kiểm tra SGK - GV nhận xét I.Bài mới 1.Hoạt động 1: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể - YC mở sách giáo khoa - Treo tranh gọi HS lên chỉ tranh và nêu tên 2.Hoạt động 2: Nêu tên các bộ phận chính của cơ thể - Cho HS xem SGK và thảo luận các hoạt động trong tranh. - Các bạn đang làm gì? - Cơ thể chia làm mấy bộ phận? - Chốt: ta nên tích cực vận động .Hoạt động sẽ giúp ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Thư giãn 3.Hoạt động 3:Tâïp thể dục - Tổ chức trò chơi: Tập thể dục - GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát - Muốn cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hằng ngày. 4.Củng cố, dặn dò -GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng -GV:Cho HS thi đua kể tên các bộ phận bên ngoài cơ thể trong 1 phút.Xem tổ nào kể nhanh và đúng. - HS để SGK trên bàn - HS quan sát và nêu tên các bộ phận của cơ thể, HS khác bổ sung nhận xét. - Nêu các hoạt động. - Nêu tên từng hoạt động - Cơ thể có 3 phần:Đầu, mình và tay chân -HS làm theo mẫu.Cả lớp cùng thực hiện.Một vài cá nhân thực hiện trước lớp -HS thi đua lần lượt từng em kể. BUỔI CHIỀU Tập viết TẬP TƠ CÁC NÉT CƠ BẢN I.MỤC TIÊU II.CHUẨN BỊ GV :Bảng con được viết sẵn các nét cơ bản HS : Bảng lớp được kẻ sẵn III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Bài mới a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hôm nay ta học bài: Tập tô các nét cơ bản. GV viết lên bảng b) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết -GV gắn chữ mẫu lên bảng giới thiệu và hướng dẫn cách viết +Nét ngang: -Nét ngang cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút trên đường kẻ 3 viết nét ngang +Nét thẳng đứng: -Nét thẳng đứng cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút ở đường kẻ 5 viết nét thẳng, điểm kết thúc ở đường kẻ 3 +Nét xiên trái: -Nét xiên trái cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút ở đường kẻ 3 viết nét xiên trái, điểm kết thúc ở đường kẻ 1 +Nét xiên phải: -Nét xiên phải cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút ở đường kẻ 3 viết nét xiên phải, điểm kết thúc ở đường kẻ 1 +Nét móc ngược: -Nét móc ngược cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút ở đường kẻ 3 viết nét móc ngược, điểm kết thúc ở đường kẻ 2 +Nét móc xuôi: -Nét móc xuôi cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút ở đường kẻ 2 viết nét móc xuôi, điểm kết thúc ở đường kẻ 1 +Nét móc 2 đầu: -Nét móc hai đầu cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút ở đường kẻ 2 viết nét móc 2 đầu điểm kết thúc ở đường kẻ 2 +Nét cong hở phải: -Nét cong hở phải cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét cong hở phải, điểm kết thúc trên đường kẻ 1 +Nét cong hở trái: -Nét cong hở trái cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét cong hở trái, điểm kết thúc trên đường kẻ 1 +Nét cong kín: -Nét cong kín cao 1 đơn vị -GV viết mẫu: Đặt bút ở đường kẻ 3 viết nét cong kín, điểm kết thúc ở đường kẻ 3 +Nét khuyết trên: -Nét khuyết trên cao 2 đơn vị rưỡi -GV viết mẫu: Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét khuyết trên, điểm kết thúc ở đường kẻ 1 +Nét khuyết dưới: -Nét khuyết dưới cao 2 đơn vị rưỡi -GV viết mẫu: Đặt bút ở đường keơ’ viết nét khuyết dưới, điểm kết thúc ở đường kẻ 2 -Cho c) Hoạt động 3: Viết vào vở -GV hướng dẫn cho HS cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS 3.Củng cố -Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS -Nhận xét tiết học 4.Dặn dò: Về nhà luyện viết vào bảng con chuẩn bị bài: e, b, bé -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng -Quan sát -HS xem bảng viết mẫu -HS viết vào bảng SINH HOẠT LỚP KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN QUA +++ I. Ổn định II. Tiến hành sinh hoạt lớp - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình học tập của tổ mình. - Lớp trưởng ghi nhận, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. - Ý kiến của các bạn trong tổ. - Thống nhất ý kiến, tính điểm thi đua. - Khen thưởng tổ ít sai phạm, trách phạt tổ sai phạm nhiều. - Giáo viên nêu ra hướng tới. - Cả lớp cùng bàn bạc đi đến thống nhất.
Tài liệu đính kèm: