A)Mục tiêu:
- Nhận biết được các nét cơ bản và tên gọi từng nét.
- Phân biệt được sự khác nhau của các( dấu,nét)
B) Đồ dùng dạy học: Giấy ô ly phóng to; các vật tựa từng nét. .
C) Hoạt động dạy học:
I)Khởi động: Kiểm tra sách vở.
II) Bài mới:
Thứ 6 ngày 7 tháng 9 năm 2012 Âm nhạc Cô Hòa lên lớp _____________________________ Học vần Các nét cơ bản A)Mục tiêu: - Nhận biết được các nét cơ bản và tên gọi từng nét. - Phân biệt được sự khác nhau của các( dấu,nét) B) Đồ dùng dạy học: Giấy ô ly phóng to; các vật tựa từng nét. . C) Hoạt động dạy học : I)Khởi động: Kiểm tra sách vở. II) Bài mới: Tiết 1 1. Giới thiệu bài: 2.HĐ1: Dạy nét: - Nhận dấu nét: GV lần lượt giới thiệu từng nét và tên gọi: - Bước 1: HS quan sáttoàn bộ các nét ( ở bảng phụ ) - Bước 2: GV lần lượt giới thiệu các nét : * Các nét thẳng : + Nét thẳng đứng : ( ) + Nét ngang : (- ) + Nét xiên : xiên phải ( / ) , xiên trái ( \ ) + Nét hất : * Các nét cong :+ Nét cong kín : ( O ) + Nét cong hở : cong hở phải ( C ) , cong hở trái ( ) * Các nét móc :+ Nét móc xuôi ( móc trái ) : + Nét móc ngược ( móc phải ) : + Nét móc hai đầu : + Nét móc hai đầu có thắt ở giữa ( ) * Các nét khuyết: + Nét khuyết trên ( khuyết xuôi ) : + Nét khuyết dưới ( khuyết ngược ) : * Nét thắt ở các chữ b, r, s : ( ) - Bước 3 : HS nhắc lại Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Hướng dẫn kĩ thuật viết : 12 phút -Bước 1 : Thống nhất tên gọi các đường kẻ , các li trong vở ô li , trong vở Tập viết -Bước 2: Hướng dẫn HS cách viết các nét GVlần lượt viết mẫu từng nét đồng thời giải thích cách viết Tiết 2 4. HS tập viết vào bảng con : 20 phút - Bước 1 : GVnêu yêu cầu chung , HD cách sử dụng bảng... - Bước 2 : HS làn lượt viết từng nét , kết hợp nhắc lại tên gọi Tập tô trong vở tập viết Nghỉ giữa tiết : 5 phút 5. Thi viết ở bảng lớp : 5 phút Cho HS xung phong 6. Củng cố , dặn dò : 5 phút Trò chơi : " Ai nhanh , ai đúng " : GVgiơ thẻ , HS nêu nhanh tên gọi từng nét _____________________________ Toán Tiết 2: Nhiều hơn, ít hơn A)Mục tiêu: - Biết so sánh hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật. B) Đồ dùng dạy học Sử dụng các tranh của toán 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể. C)Các hoạt đông daỵ học: I - Kiểm tra : 2 phút GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS II - Bài mới : 1. Gíơi thiệu bài : 1 phút 2. Hướng dẫn HS so sánh số lợng hai nhóm đồ vật : 10 phút a) So sánh số lượng cốc , thìa * Bước 1 : Nêu tình huống GV đa ra 5 cái cốc , 4 cái thìa . Gọi 1 HS lên , lần lợt đặt mỗi cái thìa vào một cái cốc . Hỏi : Em có nhận xét gì ? * Bước 2 : HS phát hiện ( Thừa 1 cái cốc ) * Bước 3 : GV kết luận ( Còn thừa 1 cái cốc , chứng tỏ số cốc nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số cốc ). Cho HS nhắc lại nhiều lần . b) So sánh số lượng chai , nút : Tiến hành tương tự Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Hướng dẫn HS so sánh số lượng hai nhóm đối tượng :10 phút * Bước 1 : Hướng dẫn nối ( tương ứng 1-1 ) GV gắn lên bảng hình 3 con thỏ , 2 củ cà rốt .HD : Nối mỗi con thỏ với một củ cà rốt để tìm ra con thỏ hay củ cà rốt nhiều hơn * Bước 2 : HS thực hành cá nhân ở VBT * Bước 3 : HS nêu miệng kết quả ( diễn đạt trọn ý ) 4. Trò chơi " Nhiều hơn , ít hơn " : 7 phút GV lần lượt đa ra từng cặp hai nhóm đối tợng , đồ vật có số lượng khác nhau ( không quá 5 ) , HS thi đua nêu nhanh kết quả 5. Củng cố , dặn dò : 2 phút GV nhận xét chung tiết học , dặn HS về nhà tập so sánh các nhóm đối tượng xung quanh các em . _______________________________ Đạo đức Bài 1: Em là học sinh lớp 1 A) Mục tiêu: -Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích nhất trước lớp. - HS khá, giỏi biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. KNS: Biết tự giới thiệu về bản thân một các mạnh dạn. Giảm tải: Không yêu cầu học sinh quan sát tranh và kể lại chuyện theo tranh B) Đồ dùng dạy học: Vở BT Đạo đức, các điều7; 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. C) Hoạt động dạy và học: I) Khởi động: 2P Kiểm tra sách vở II) Bài mới: 1P Giới thiệu bài –Ghi mục bài 1)HĐ1: 7P HS đứng thành vòng tròn tự giới thiệu tên mình GV gọi từng nhóm 5 HS lên trước lớp cho em thứ nhất giới thiệu tên mình, em thứ 2 giới thiệu tên mình và tên bạn thứ nhất, em thứ 3 giới thiệu tên 2 bạn trước và tên mình....cho đến hết. Cho HS thảo luận: Trò chơi giúp em điều gì? Em có thấy sung sướng khi được giới thiệu tên mình không? Đại diện nhóm nêu, GV bổ sung kết luận : Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em có quyền có họ tên. 2) HĐ2:7P Tự giới thiệu về sở thích của mình:( BT2 ) - GV cho HS hoạt động theo cặp để giới thiệu sở thích của mình cho bạn biết. - Gọi một số cặp trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét xem những điều các bạn thích có giống với em không. Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hay khác nhau. Chúng ta cần tôn trọng. 3. HĐ3: 12P HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình:( BT3 ) - GV cho HS hoạt động nhóm 4 thảo luận theo câu hỏi: Em mong chờ và chuẩn bị ngày đầu tiên đi học như thế nào? Mọi người trong gia đình chuẩn bị như thế nào cho em? Em có vui khi vào lớp 1 không? Có yêu trường lớp mình không? Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp 1? - Gọi đại diện 3 nhóm trình bày, lớp nhận xét. Kết luận:Vào lớp 1 Các em sẽ có nhiều bạn mới, cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ. Được đi học là quyền lợi và niềm vui của trẻ em. Em tự hào mình là HS lớp 1, phải cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. - Gv giới thiệu tên trường, lớp cho học sinh biết 3)Củng cố: 2P : GV nhận xét chung tiết học , dặn HS chuẩn bị tiết sau Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2012 Toán Tiết 3: Hình vuông, hình tròn A)Mục tiêu: - Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình. - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3 B) Đồ dùng dạy học: Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa, gỗ, nhựa có kích thước, màu sắc khác nhau. Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn. C) Hoạt động dạy- học I) Khởi động: 5P HS nêu tên bài học tiết trước-HS so sánh một số đồ vật GV nhận xét, ghi điểm. II) Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 1P 2) HĐ1: Giới thiệu hình vuông: 6P - GV lần lượt đưa từng tấm bìa bằng hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ một hình và nói: “Đây là hình vuông”. HS nhìn hình vuông và nhắc lại - HS lấy hình vuông từ hộp đồ dùng đặt lên bàn- HS giơ lên nói: “ Hình vuông” -HS quan sát bài học ở SGK thảo luận và nêu tên những vật nào có dạng hình vuông ( khăn mùi soa,...) đại diện nhóm nêu. 3) HĐ2: Giới thiệu hình tròn: 5P (Tương tự giới thiệu hình vuông) - Các vật có dạng hình tròn: bánh xe đạp, mặt trống , mặt mâm,...) Nghỉ giữa tiết : 3 phút 4)HĐ3: Luyện tập thực hành: 12P Bài 1, 2: HS dùng bút chì để tô màu các hình vuông, hình tròn (Dùng màu khác nhau để tô vào búp bê, lật đật). Bài 3: HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu. 5) Củng cố- dặn dò: 3P * Trò chơi:Tìm hình vuông, hình tròn.(Kể tên một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.) GV nhận xét giờ học. Dặn dò: xem trước tiết: hình tam giác __________________________ Học vần Bài 1 : e A)Mục tiêu: - Nhận biết được chữ và âm e . - Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa. - HS khá giỏi luyện nói 4- 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong sách giáo khoa. B) Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK C) Hoạt động dạy học : I)Bài cũ : 5P Gọi 2 HS lên bảng viết một số nét cơ bản (khuyết trên, khuyết dưới, cong hở phải); cả lớp viết bảng con. HS, GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: Tiết 1 1. Giới thiệu bài: 2P - HS quan sát tranh có vễ(vẽ, me, ve, xe) để giới thiệu: e và viết lên bảng. 2. Dạy chữ ghi âm: 23P a.HĐ1: Nhận diện chữ: - GV viết lại chữ e, nêu: chữ e gồm 1 nét thắt - HS thảo luận trả lời: - Chữ e giống hình cái gì?(sợi dây vắt chéo) b) HĐ2: Phát âm: GV phát âm mẫu. - GV chỉ bảng cho HS tập phát âm cá nhân (chú ý sửa sai) - HS tự tìm tiếng có âm giống âm e vừa học Nghỉ giữa tiết : 5 phút c) HĐ3: Hướng dẫn viết chữ trên bảng con - GV viết mẫu lên bảng chữ cái e theo khung ô li phóng to, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình điểm đặt phấn(bút) từ đâu, kết thúc. - HS viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ - HS viết vào bảng con chữ e... GV sửa sai, nhận xét, biểu dương(nếu có) Tiết 2 3. Luyện tập : 25P a) HĐ1: Luyện đọc: - HS lần lượt phát âm e- nhìn bảng- nhìn SGK- GV sửa sai - Luyện đọc nhiều lầntheo nhiều hình thức( cá nhân , bàn , nhóm , tổ , ĐT cả lớp) b) HĐ2: Luyện viết: HS tập tô chữ e trong vở tập viết. GV lưu ý HS : Số dòng , quy trình tô... - Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách đặt vở , giữ vở , cách cầm bút ... - HS tô vào vở . GV theo dõi , động viên , khích lệ HS hứng thú viết , đồng thời uốn nắn , sửa sai , kết hợp chấm bài tại chỗ Nghỉ giữa tiết : 5 phút c) HĐ 3: Luyện nói: GV cho HS quan sát tranh theo cặp, sau đó nói dựa trên câu hỏi: Cho HS quan sát tranh , GV giới thiệu ND luyện nói : Trẻ em và loài vật đều có lớp học GV lần lượt nêu câu hỏi ứng với từng tranh và phát triển chủ đề nghe- nói : (HS trung bình, yếu chỉ cần luyện nói 2-3 câu) * Tranh 1 : Trong bức tranh , em thấy những gì ? ( Các chú chim đang học ) * Tranh 2 : Bức tranh này nói về loài vật nào ? Chúng đang làm gì ? ( Đàn ve đang học ) * Tranh 3 : Đàn ếch cũng đang làm gì ? ( Đàn ếch cũng đang học bài ) * Tranh 4 : Bức tranh này vẽ về loài vật nào ? Chúng có học bài không ? ( Đàn gấu cũng đang chăm chú học ) * Tranh 5 : Các bạn nhỏ trong bức tranh này đang làm gì ? ( Các bạn HS đang học bài ) Mở rộng : Tất cả các bức tranh này đều nói lên điều gì ? ( Ai cũng có lớp học , ai cũng lo lắng học bài của mình ) GV chốt ý : Học bài là rất cần thết nhưng cũng rất vui . Ai ai cũng phải đi học và học hành chăm chỉ . ) 4) Củng cố- dặn dò:5P- GV chỉ bảng cho HS đọc theo - HS tìm chữ vừa học - Về nhà đọc lại bài, tự tìm chữ vừa học, xem trước bài sau. ____________________________________________________________________ Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2012 Buổi sáng Mĩ thuật Thầy Chính lên lớp __________________________ Toán Bài 4: Hình tam giác A)Mục tiêu: - HS nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. B) Đồ dùng dạy học : - HS: Hộp đồ dùng GV: 1 số hình tam giác, 1 số vật thật có mặt là hình tam giác. C)Hoạt động dạy và học: I) Khởi động: 3P Gọi 3 HS lên bảng nhận biết hình (hình vuông, hình tròn) HS, GV nhận xét, ghi điểm II)Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 1P Ghi mục bài 2. Các hoạt động: *) HĐ1:7P Giới thiệu hình tam giác: - GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho HS xemvà nói: “Đây là hình tam giác”. HS quan sát - Nhắc lại. Lấy tiếp hình nữa cho HS xem- HS trả lời câu hỏi: Đây là hình gì? ( Hình tam giác) HS trao đổi hình còn lại là hình gì? GV cho HS biết các loại hình tam giác ( Chưa gọi tên tam giác đều, tam giác vuông, tam giác thường) Tất cả các hình này gọi là hình tam giác. Nghỉ giữa tiết: 3P * HĐ2: 6P Thực hành xếp hình: - GV hướng dẫn HS dùng các hình tam giác,hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình: nhà, thuyền, chong chóng và nêu tên hình. *HĐ 3: Hướng dẫn HS làm vào VBT : 10 phút GV hướng dẫn HS lần lượt làm từng BT từ bước tìm hiểu TC đến bước làm BT Lưu ý : Tô màu vào các hình tam giác + Chọn đúng hình để tô + Chọn màu theo ý thích + Tô sạch , không chờm ra ngoài 3. Củng cố- dặn dò: 5P Trò chơi: Thi đua chọn nhanh các hình. GV gắn lên bảng các hình đã học- Gọi 3 HS lên bảng. GV nêu rõ nhiệm vụ: mỗi em chọn 1 hình HS thi chọn nhanh theo yêu cầu. GV : Vừa rồi ta học bài gì? - Tự tìm những vật có dạng hình tam giác ở nhà. Học vần Bài 2 : b A)Mục tiêu: - Nhận biết được chữ và âm b . - Đọc được : be - Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa. B) Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK C) Hoạt động dạy học : Tiết 1 I)Bài cũ : 5P Gọi HS đọc e, chỉ e trong các tiếng be, mẹ, xe, ve- Viết e lên bảng con GV nhận xét, ghi điểm. II) Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2P -HS quan sát tranh trả lời: Các tranh này vẽ ai? vẽ cái gì?( bà, ...) GV: bé, bà, bê các tiếng đó giống nhau ở chỗ đều có âm b. GV chỉ b trong bài, phát âm mẫu. HS phát âm cá nhân -đồng thanh. 2. Dạy chữ ghi âm: 25P a) HĐ1: Nhận diện: GV viết lại chữ b, nêu: chữ b gồm 2 nét : nét khuyết trên và nết thắt - HS so sánh chữ b và chữ e? ( giống nhau nét thắt của chữ e và nét khuyết trên của chữ b, chữ b có thêm nét thắt) GV thao tác chữ b bằng sợi dây cho HS xem b)HĐ2: Ghép chữ phát âm: GV: Hôm qua các em học âm gì? (e) . Hôm nay ta học thêm âm b, âm b ghép với âm e, ta được tiếng gì? (be)- HS ghép be vào bảng cài Hỏi: Tiếng be có âm nào đứng trước? Âm nào đứng sau? GV phát âm mẫu tiếng be. - GV chỉ bảng cho HS tập phát âm cá nhân (chú ý sửa sai) -HS tự tìm tiếng có âm giống âm b vừa học Nghỉ giữa tiết c) HĐ3: Hướng dẫn viết chữ trên bảng con. - GV viết mẫu lên bảng chữ cái b theo khung ô li phóng to, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình điểm đặt phấn(bút) từ đâu, kết thúc? -HS viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ - HS viết vào bảng con. GV sửa sai, nhận xét, biểu dương (nếu có) Tiết 2. 3. Luyện tập a) Luyện đọc : 8 phút - Hướng dẫn HS vừa nhìn chữ vừa đọcthành tiếng - Luyện đọc nhiều lần theo nhiều hình thức( cá nhân , bàn , nhóm , tổ , ĐT cả lớp b) Luyện viết : 10 phút GV nêu YC : Tập tô ở vở Tập viết Lưu ý HS : Số dòng , quy trình tô... - Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách đặt vở , giữ vở , cách cầm bút ... - HS tô vào vở . GV theo dõi , động viên , khích lệ HS hứng thú viết , đồng thời uốn nắn , sửa sai , kết hợp chấm bài tại chỗ . Nghỉ giữa tiết : 5 phút c) Luyện nghe-nói : 8 phút Cho HS quan sát tranh , GV giới thiệu ND luyện nói : Việc học tập của từng cá nhân GV lần lượt nêu câu hỏi ứng với từng tranh và phát triển chủ đề nghe- nói : (Học sinh TB, yếu trả lời 2- 3 câu) * Tranh 1 : Bức tranh vẽ chú chim non đang làm gì ? ( Chú chim non đang học bài ) * Tranh 2 : Trong bức tranh , ai đang tập viết chữ e ? (Gấu đang tập viết chữ e ) * Tranh 3 : Bạn voi có biết chữ không ? Vì sao em nghĩ như vậy ? ( Bạn voi không biết chữ , vì bạn ấy cầm ngược sách ) Nhưng bạn ấy đã có thái độ học tập như thế nào ? ( Bạn ấy rất chăm chú ) * Tranh 4 : Bé đang làm gì ? ( Bé đang tập kẻ vở ) * Tranh 5 : Hai bạn nhỏ trong bức tranh này đang cùng làm việc gì? ( Các bạn đang chơi xếp hình ) GV chốt ý : Mỗi loài có công việc khác nhau nhưng ai cũng tập trung vào công việc học tập của mình . 4. Củng cố , dặn dò : 3 phút Cho HS chơi trò chơi : Thi tìm chữ b GV nhận xét chung tiết học , dặn HS xem trước bài sau __________________________________ Buổi chiều Thể dục Bài 1: Tổ chức lớp - Trò chơi vận động A- mục tiêu - HS biết nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập , chọn cán sự bộ môn - Biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ học Thể dục - Chơi trò chơi " Diệt các con vật có hại " . Yêu cầu bước đầu biết tham gia B- đồ dùng dạy - học GV chuẩn bị một cái còi , tranh ảnh một số con vật C- hoạt động dạy - học I - Phần mở đầu : 5 phút - HS tập hợp , GVphổ biến ND , YC tiết học - HS đứng vỗ tay và hát rồi giẫm chân tại chỗ và đếm 1, 2, ... II - Phần cơ bản 1. Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn : 8 phút Chia lớp thành 3 tổ 2. Phổ biến nội quy tập luyện : 7 phút - Tập hợp ngoài sân , dới sự điều khiển của lớp trưởng - Trang phục gọn gàng , đi dày hoặc dép có quai sau - Muốn ra vào lớp phải xin phép , đứng trong hàng không xô đẩy ... 3. HSthực hành chỉnh sửa trang phục : 7 phút Cá nhân , cặp đôi ( 2 HS cạnh nhau ) 4. Trò chơi " Diệt các con vật có hại " : 5 phút - GVgiới thiệu trò chơi , HD cách chơi( qua tranh ảnh hoặc nêu tên con vật ) - HS chơi thử 1 lần rồi chơi chính thức III- Phần kết thúc: 3 phút HS đứng vỗ tay và hát . GV nhận xét chung tiết học , tuyên dơng tinh thần tập luyện của HS ________________________ Học vần Bài 3: Dấu sắc A)Mục tiêu: - Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc . - Đọc được : bé - Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa. B) Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK C) Hoạt động dạy học : Tiết 1 I)Bài cũ : 5P Gọi HS đọc b, e, be chỉ chữ b trong bẻ, bê, bóng, bà. Viết bảng con: b GV nhận xét, ghi điểm. II) Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 4P HS quan sát tranh thảo luận: Tranh vẽ ai? vẽ gì? - GV: các tiếng bé, chó, chuối, khế giống nhau chỗ nào?(đều có dấu thanh sắc) - GV chỉ dấu trong bài cho HS phát âm đồng thanh các tiếng có dấu và thanh sắc. GV nêu: Tên của dấu này là dấu sắc. 2) Dạy dấu: a)HĐ1: 5P Nhận diện dấu: - GV viết lại dấu sắc trên bảng nói: dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải. GV đưa các hình mẫu vật, dấu sắc. - HS tìm vật tương tự: cái thước đặt nghiêng,.. b) HĐ2: 5P Ghép chữ phát âm: - GV: Ta đã học chữ b, e à tiếng be. tiếng be thêm dấu sắc vào, ta được tiếng gì mới? (bé) GV viết lên bảng chữ bé. HS nhắc lại Cá nhân -Đồng thanh. GV sửa sai. - HS thảo luận và trả lời về vị trí của dấu sắc trong tiếng bé (đặt trên chữ e) - GV đánh vần và đọc: bé- HS đọc cá nhân- đồng thanh. Nghỉ giữa tiết: 3P c) HĐ3: 13P Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con: - GV viết mẫu lên bảng dấu Sắc hướng dẫn quy trình - HS luyện viết trên không và viết vào bảng con dấu sắc. GV lưu ý điểm đặt bút và chiều đi xuống của dấu sắc. GV hướng dẫn HS viết tiếng bé(lưu ý vị trí đặt dấu thanh trên chữ HS viết vào bảng con. GV nhận xét, sửa sai. Tiết 2 3. Luyện tập : a ) Luyện đọc : 8 phút - HS nhìn bảng phát âm tiếng " bé ". Sau đó đọc ở SGK - HS luyện đọc cá nhân- nhóm - bàn. - GV kiểm tra HS đọc và cho điểm. b) Luỵện viết : 10 phút HS tập tô vào vở Tập viết : be, bé GV theo dõi và chấm bài cho một số em và nhận xét chữ viết của HS. Nghỉ giữa tiết : 5 phút c) Luyện nghe- nói : 8 phút Chủ đề : bé Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận các câu hỏi: * Tranh 1 : Quan sát tranh các em thấy những gì? ( Các bạn ngồi học trong lớp ) * Tranh 2 : Hai bạn gái trong tranh đang làm gì ? ( Hai bạn nhảy dây ) * Tranh 3 : Tay bạn gái đang cầm gì ? Bạn ấy đang đi đâu ? ( Tay bạn cầm bó hoa , bạn ấy đang trên đường đi học ) * Tranh 4 : Bạn gái trong tranh đang làm gì để giúp đỡ bố mẹ ? ( Bạn ấy đang tưới rau ) - Ngoài các hoạt động kể trên thì các em và các bạn còn có những hoạt động nào khác? - Ngoài giờ học em thích làm gì nhất? - Em hãy đọc lại tên của bài này? ( bé) HS luyện nói theo cặp HS luyện nói trước lớp 4. Củng cố , dặn dò 4 phút - GV chỉ bảng cho HS đọc ĐT một lần. - GV nhận xét chung giờ học __________________________ Hoạt động tập thể Sinh hoạt cuối tuần A) Mục tiêu : - Giáo dục cho hs ý thức tập thể ,tạo kỹ năng hoạt động tập thể và ý thức tự quản . B) Các hoạt động 1) Hoạt động 1: GV đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần : học tập ,vệ sinh , nề nếp sinh hoạt sao , 15 phút đầu giờ ,ý thức giữ gìn sách vở ,đồ dùng học tập và những biểu hiện về hành vi đạo đức . Lớp lắng nghe 2) Hoạt động 2: Tổng kết những ưu khuyết điểm của lớp Biểu dương tổ và cá nhân tiêu biểu. 3) HĐ3: Kế hoạch tuần tới : - Duy trì nề nếp học tập, xếp hàng ra vào lớp, sinh hoạt đầu giờ, vệ sinh lớp học. - Bổ sung sách vở đồ dùng học tập đầy đủ - Họp phụ huynh, đóng nạp các khoản đóng đậu Cả lớp hứa quyết tâm thực hiện tốt
Tài liệu đính kèm: