Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Trường tiểu học thị trấn Mỹ Long

Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Trường tiểu học thị trấn Mỹ Long

MÔN : HỌC VẦN

 (Tiết 1 )

 BÀI : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 A.MỤC TIÊU:

 -HS biết những kí hiệu trong sách Tiếng Việt để sử dụng đúng

 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -Sách Tiếng Việt 1 ,Tập viết 1

 C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I.Ổn định :Hát

 II.Bài mới :

 Hôm nay bài Tiếng Việt đầu tiên là :Ổn định tổ chức

 -GV ghi tựa bài

 1.Giới thiệu SGK Tiếng Việt :

 -Cô giới thiệu đến các con nay là sách Tiếng Việt mà cô cùng các con sử dụng đến hết năm học (HKI cuốn 1 ;HKII cuốn 2 )

 -Trang đầu : có mẫu tự 29 chữ cái để các con làm quen

 -Bên trái có khung màu ghi kí hiệu dùng trong các bài học

 +Có hình bạn nam đang ngồi học và cuốn sách là các con đọc bài

 +Hình bạn nam đang ngồi viết là phần tập viết

 +Hình 2 bạn nam và nữ đangnói chuyện với nhau là phần luyện nói

 +Hình 1 bạn nữ ngồi trong hình tròn là phần kể chuyện

 

doc 35 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Trường tiểu học thị trấn Mỹ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Thứ hai ngày 13 tháng 8 năm 2012
 CHÀO CỜ
 ******************
 MÔN : HỌC VẦN 
 (Tiết 1 )
 BÀI : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
 A.MỤC TIÊU:
 -HS biết những kí hiệu trong sách Tiếng Việt để sử dụng đúng
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Sách Tiếng Việt 1 ,Tập viết 1
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
 I.Ổn định :Hát 
 II.Bài mới :
 Hôm nay bài Tiếng Việt đầu tiên là :Ổn định tổ chức 
 -GV ghi tựa bài
 1.Giới thiệu SGK Tiếng Việt :
 -Cô giới thiệu đến các con nay là sách Tiếng Việt mà cô cùng các con sử dụng đến hết năm học (HKI cuốn 1 ;HKII cuốn 2 )
 -Trang đầu : có mẫu tự 29 chữ cái để các con làm quen 
 -Bên trái có khung màu ghi kí hiệu dùng trong các bài học 
 +Có hình bạn nam đang ngồi học và cuốn sách là các con đọc bài
 +Hình bạn nam đang ngồi viết là phần tập viết 
 +Hình 2 bạn nam và nữ đangnói chuyện với nhau là phần luyện nói
 +Hình 1 bạn nữ ngồi trong hình tròn là phần kể chuyện 
 -GV cho HS nói lại 4 kí hiệu trong SGK
 -Các con phải ghi nhớ kí hiệu này để tiện sử dụng SGK trong mỗi tiết học sau này 
 -HS lấy SGK lật ra
 -HS theo dõi
 -4 HS nói các kí hiệu (mỗi em 1 kí hiệu )
THƯ GIÃN
 2.Giới thiệu :Tập viết 
 -Cho HS lấy tập viết
 -Trang đầu có mẫu chữ viết thường của 29 chư cái
 -Mẫu chữ viết hoa của 29 chữ cái được viết theo 2 kiểu chữ hoa là :a , m , n ,q ,v
 -Mẫu chữ số từ 0 đến 9
 -Sang trang kế các con xem hình mẫu 1 bạn ngồi viết : Đó là tư thế ngồi viết và cách cầm bút .các con phải tập theo tư thế này 
 -Giờ các con ngồi theo bạn trong sách xem ?
 -GV đi kiểm tra
 -Có những bài các con nhìn thấy bạn nam ngồi viết là bài tập viết rời 1 tiết được viết vào ngày thứ sáu
 3.Giới thiệu vở bài tập Tiếng Việt:
 -Vở bài tấp Tiếng Việt để các con học xong bài nào là thực hành bài đó
 -Vở bài tập này được sử dụng vào buổi chiều 
 -HS lấy tập viết
 -HS theo dõi
 -HS ngồi 
TIẾT 2
 A.MỤC TIÊU : 
 - HS biết sử dụng bảng con và bảng cài 
 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bộ chữ +bảng con
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
 4.Hướng dẫn HS sử dụng bảng cài :
 -Cho HS lấy bộ chữ
 Đây là các mẫu chữ ,số và các dấu thanh
 -Bây giờ cô hướng dẫn các con thực hành gắn bảng cài 
 -GV vừa đọc vừa gắn kên bảng cài : a ,b ,c ,d, đ.v ,x ,y
 -HS lấy bộ chữ 
THƯ GIÃN
 5 .Hướng dẫn HS sử dụng bảng con:
 -Khi cô ghi kí hiệu B các con lấy bảng
 -Nhịp 1 :đưa phấn 
 -Nhịp 2 : viết BC
 -Nhịp 3 :Đưa bảng con
 -Nhịp 4 :Để bảng xuống đọc
 -các con thực hành theo nhịp gõ của cô
 GV cho HS thực hành vài lần -GV nhận xét
 III.Dặn dò nhận xét :
 -Về nhà tập lại cách đưa bảng con cho quen
Nhận xét tiết học:
 Qua tiết học hôm nay cô thấy các con sử dụng bảng cài và bảng con rất tốt,cô có lời khen
 -HS lấy bảng
 -HS thực hành sử dụng bảng con theo nhịp gõ của GV
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MÔN : ĐẠO ĐỨC 
 (Tiết 1 )
BÀI : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
 -Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Vở bài tập đạo đức 1
III/ HĐ DẠY VÀ HỌC:
 HĐ CỦA GV
1/ Ổn định: KTSS
2/Bài cũ: KT dụng cụ học tập(SGK)
3/ Bài mới:
Giới thiệu:
-HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:
GV:Các con xem tranh vẽ gì?
GV:Các bạn đang làm gì ?
 *Kết luận :Tranh vẽ các bạn HS cùng vui vẽ đến trường , có bạn được mẹ dắt đi và trên đường đi học có hoa ,trên bầu trời chim hót như vui cùng các em.
Gv :Vậy các con thấy các bạn đi học có vui không ?
GV: Các con có thích đi học không ?
GV :Các con có biết các con học lớp mấy không ?
-Vậy tiết Đạo đức hôm nay cô dạy các con bài “Em là học sinh lớp Một”
-GV ghi tựa bài
 b) Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Vòng tròn, gọi tên
 Mục đích : BT1:Phương pháp chia nhóm “Vòng tròn giới thiệu tên”
-Giúp HS giới thiệu và tự giới thiệu tên mình, nhớ tên các bạn trong lớp biết true em có quyền có họ có tên.
 Cách chơi:HS 2 bàn xoay mặt lại và điểm danh từ 1 đến hết.
-Bạn 1: Giới thiệu tên mình: tôi tên là
-Bạn 2: Giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình.
- Bạn 3: Giới thiệu tên bạn thứ nhất ,bạn thứ hai và tên mình.
 Thảo luận :Theo nội dung câu hỏi
 Trò chơi giúp em điều gì?
 Em có tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn và khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không ?
-GV nêu câu hỏi:
GV :trò chơi giúp con điều gì?
GV :Các con có tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn và khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không ?
 Kết luận :Mỗi người điều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. 
 *Hoạt động 2: HS giới thiệu về sở thích của mình.
 Bài tập 2: Phương pháp :Quan sát ,hỏi đáp, chia nhóm .
 Mục đích : Cần phải tôn trọng những sở thích riêng của nhười khác, bạn mình.
-GV gắn tranh BT 2 và giới thiệu :Tranh này vẽ một bạn trai và một bạn gái đang nói với nhau về sở thích của mình .Vậy:
GV: các con biết bạn trai có những sở thích gì?
Gv :Bạn gái có những sở thích gì?
-Các con hãy nói với các bạn trong nhóm về sở thích mình
GV mời HS giới thiệu trước lớp
GV: Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như con không ?
 * Kết luận: Mỗi người đều có những điều mà mình thích và mỗi người có sở thích khác nhau,chúng ta cần tôn trọng ý thích riêng của người khác.
THƯ GIÃN
*Hoạt động 3: HD HS kể ngày đầu tiên đi học của mình.
 Bài tập 3: phương pháp chia nhóm
Yêu cầu BT 3:Kể về nhày đầu tiên đi học của em
GV: Con đã mong chờ ,chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào?
GV:Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm và chuẩn bị như thế nào ?
 + Em có vui khi trở thành HS lớp không? 
 GV:Con có thích trường lớp mới cuả mình không ?
 + Em sẽ làm gì để xứng đáng là Hs lớp 1?( không yêu cầu HS yếu trả lời)
Kết luận: Vào lớp 1 em sẽ biết thêm nhiều điều hay, mới lạ.Biết đọc, viết, làm toán. Được đi học là niềm vui và quyền lợi của trẻ em. Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp 1.Các con cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
Trò chơi học tập(nếu còn thời gian)
4/ Củng cố, dặn dò:
 GV: Hôm nay các con học bài gì?
GV: Con có thấy vui khi là HS lớp 1 không ?
GV :Vì sao?
GV :con sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?
 Dặn dò :
-Về xem lại bài tập 4 và bài tập 5
 Nhận xét tiết học.
	HĐ CỦA HS
- HS quan sát tranh
 HS: Vẽ mẹ và các bạn
 HS: Các bạn đang trên đường đi học
 HS:Dạ, rất vui.
.
 HS :Dạ thích
 HS :Lớp Một
 -HS đọc 
HS giới thiệu tên mình
-HS thảo luận
 HS :Giúp con tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong nhóm.
 HS: Con rất tự hào, vui sướng khi gới thiệu tên mình với các bạn và được các bạn giới thiệu tên mình.
 HS quan sát tranh
 HS :Bạn trai thích đá bóng, xem ti-vi, thả diều.
HS :Đọc truyên , vẽ.
 -HS kể cho nhau biết sở thích của mình.
 HS :Có những điều giống và những điều không giống.
 HS :Kể
 HS :Kể
 HS :Có, rất vui
HS :Thích
 HS (khá ,giỏi) Con cố gắng học thật giỏi ,thật ngoan
 HS :Em là HS lớp một
 HS :Rất vui vì vào lớp một có thêm bạn mới, thầy cô mới và biết đọc,biết viết và làm toán.
 HS: Con cố gắng học thật giỏi, thật ngoan
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 .
THỂ DỤC:
Tiết 1
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
( Giáo viên bộ môn dạy)
Thứ ba ngày 14 tháng 8 năm 2012
 MÔN : TOÁN 
 (Tiết 1 )
BÀI 1 : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I/ Yêu cầu:
 -Tạo không khí vui vẽ trong lớp học ,HS tự giới thiệu về mình . Bước đầu làm quen với SGK ,đồ dùng học toán ,các hoạt động học tập trong giờ học toán.
 II/ Đồ dùng học tập :
 -Sách toán 1
 -Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS
 -Hình hoa ,hình quả,tranh các con vật
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
I/ Ổn định:Hát
II/Bài mới:
-Hôm nay lớp chúng ta học toán.Đây là sách toán 1
-Các con có sách toán 1 giống cô không?
-Các con lấy sách đặt lên bàn.
-Các con mở sách ra ở trang có hình giống như hình trên trang sách của cô.
-Đây là bài hôm nay các con học có tên là :Tiết học đầu tiên.
-GV ghi tựa bài
2/ Hướng dẫn HS sử dụng sách toán 1:
-Giới thiệu tứ bìa 1 đến :Tiết học đầu tiên”
--Trong tiết học toán các con phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới, các con làm được nhiều bài tập càng tốt.
-Các bài tập còn có trong vở bài tập,ở từng trang và theo từng bài(Gv giới thiệu vở BT cho HS xem),nếu lớp chúng ta ai chưa có thì về nói ba, mẹ mua ,vì nó rất quan trọng trong học toán.Vở BT này chúng ta học vào buổi chiều.
-GV hướn ...  về bên phải và dừng lại ở bên trên dòng kẻ thứ hai của hai li đó một chút.
 -GV nhận xét
 -GV viết mẫu tiếng “be”vừa nói nét ,độ cao con chữ
-Gv nhận xét
* Tiết 2 ( Trò chơi chuyển tiết)
 c) Luyện tập :
 * Luyện đọc:
 - Cho HS phát âm :bé
 -Cài tiếng bé
 - Đọc :be –bé
 -Gv nhận xét
 * Luyện viết:
 -Cho HS lấy vở tập viết
 +GV :Khi viết tay cầm bút , lưng thẳng ,không tì ngực vào bàn ,đầu hơi cúi ,chân song song mặt đất ,tay trái tì lên mép vở
 -Trong vở tập viết ,tiếng be và bé được chấm chấm..Các tiếng be ,bé theo chấm đó ,không tô lan ra ngoài 
 -GV đi quan sát
 - GV thu và chấm chữa bài: 1 số vở
THƯ GIÃN
 * Luyện nói :
- Cho HS lấy SGK ,quan sát thảo luận xem tranh vẽ gì ?
-GV gắn tranh ,hỏi:
-GV :Tranh 1 vẽ gì?
 -GV Tranh 2 vẽ gì?
 -GV Tranh 3 vẽ gì?
-GV Tranh 4 vẽ gì?
 -GV :Các bức tranh này có gì giống nhau?
-Có gì khác nhau?
-GV :Con thích bức tranh nào nhất ? vì sao ?
-Ngoài các hoạt động trên các con còn có hoạt động nào khác nữa ?
-GV :Ngoài giờ học các con thích làm gì nhất ?
-GV:Ai đọc tên phần luyện nói
 4/ Củng cố, dặn dò:
-Các con vừa học dấu gì ?
-Cho HS đọc bài ở SGK
-GV viết bảng :be , bé gọi HS lên bảng viết dấu ( / )để thành tiếng :bé 
 + Dặn dò:
Về nhà đọc lại bài ở SGK
 Nhận xét tiết học
Âm b
HS viết BC
3 HS đọc ( có phân tích )
HS lên chỉ âm b trong các tiếng: bê , bóng ,bà .
 - HS Vẽ bé
 - HS Vẽ cá 
 - HS Vẽ lá
 - HS Vẽ khế
 - HS: Con thỏ
-HS đọc
 HS :nét xiên phải .
-HS lấy dấu sắc ( / ) đưa lên
HS :Cô đặt nghiêng về bên phải .
HS: .Giống cái thước kẻ đểnghiêng
HS :Không phải ,nghiên về bên phải
-HS phát âm
HS :Có âm b đứng trước âm e đứng sau,dấu sắc đặt trên âm e .
-HS cá nhân (đv) , đọc trơn,nhóm đồng thanh.
HS :Con chó ,quả khế ,con cá ,bé ,bế gấu
HS :Cá ,lá ,khế ,chó ,bé bế gấu
-HS cái tiếng : bé 
HS ..Giống nét xiên phải 
-HS viết bảng con dấu ( / )
-HS viết bảng con :bé 
-HS đọc :bé
-HS gắn bảng cài :bé
-HS đọc ( có phân tích )
-HS lấy vở tập viết
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
-HS tô tiếng :be , bé
-HS :Các bạn ngồi học trong lớp 
-1 HS nhận xét 
HS : Bạn gái đang nhảy dây
-1 HS nhận xét 
-HS :Bạn gái đang cầm bó hoa
-1 HS nhận xét 
-HS :Bạn gái đang tưới rau
-1 HS nhận xét
-HS :Đều có các bạn nhỏ
-1HS nhận xét 
HS : Hoạt động của các bạn khác nhau
-1 HS nhận xét 
HS :Trả lời theo ý thích
--HS :.Đá bóng ,đánh cầu ..
-HS :Trả lời
HS : bé
-Dấu sắc (/ )
-2 HS kên bảng viết thêm dấu ( / ) vào 2 tiếng : be 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ..
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
 (Tiết 1)
BÀI : Cơ thể chúng ta
I/ Yêu cầu:
 Nhận ra 3 phần chính của cơ thể :đầu ,mình , chân tay và một số bộ phận bên ngoài như: Tóc ,tai, mắt mũi,miệng ,lưng ,bụng.
II/ Lên lớp:
	Giáo viên
Học sinh
 1/ Ổn định: Hát
 2/ Bài mới: 
 a) Giới thiệu :
 -Cho HS hát bài: Đôi bàn tay xinh : “Đôi bàn tay của em nay ,em múa cho mẹ xem,khi em giơ tay lên là bướm kia đang múa ,khi em giơ tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng .
 -các con vừa hát bài về đôi bàn tay xinh của mình ngoài hay bàn tay ra thì cơ thể chúng ta còn rất nhiều bộ phận khác, đó là những bộ phận nào ?Để biết được điều này, chúng ta học bài :Cơ thể chúng ta.
 -Gv ghi tựa bài
 b) Những họat động :
 °Hoạt động 1:Quan sát tranh tìm các bộ phận bên ngoài cơ thể.
 * Mục tiêu :Gọi đúng tên của các bộ phạân bên ngoài cơ thể
 * Cách tiến hành :
 + Bước 1 :HS hoạt động theo cặp
 Các con quan sát hai hình ở trang 4/SGK :Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ thể.
 +Bước 2 :HS hoạt động cả lớp 
 -GV gắn tranh 4 SGK ,gọi 1 số em lên bảng chỉ vào tranh nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể .
 -Cho HS nói lại tất cả các bộ phận bên ngoài cơ thể.
 °Hoạt động 2: Quan sát tranh
 *Mục tiêu :HS quan sát tranh về một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 bộ phận :Đầu , mình và tay chân .
 *Cách tiến hành :
 +Bước 1 :Làm việc theo nhóm 
 -Các con quan sát hình 5 SGK. Hãy chỉ vá nói xem các bạn trong từng tranh đang làm gì ?
 -Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình ,các con hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm mấy phần .
 _GV chia lớp thành 3 nhóm
 +Bước 2 : Hoạt động cả lớp 
Một số em đại diện nhóm lên biểu diễn trước lớp .
 Nhóm 1 :Vừa nói vừa làm động tác.
 Nhóm 2: 
 Nhóm 3 :
 GV :Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ?
 -Y/c HS lên bảng 1 em đứng nghiêm,1 em vừa chỉ các bộ phận và nói lớn lên.
 ªKết luận :Cơ thể chúng ta gồm 3 phần :đầu mình và tay chân.
 -Chúng ta nên tích cực vận động , không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và nhanh nhẹn .
THƯ GIÃN
 °Hoạt động 3:Tập thể dục.
 * Mục tiêu :Gây hướng thú rèn luyện thân thể .
 *Cách tiến hành
 +Bước 1 : GV hướng dẫn cả lớp hát bài :
 “Cúi mãi mỏi lưng 
 Viết mãi mỏi tay
 Thể dục thế này
 Là hết mệt mỏi “
 +Bước 2 :GV làm mẫu từng động tác ,vừa làm vừa hát ,HS làm theo.
 +Bước 3: HS thực hiện cả lớp
 ªKết luận :Muốn cho cơ thể chúng ta phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày
 4 / Củng cố, dặn dò
 GV :Các con vừa học bài gì ?
 GV :Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ?
 GV :Muốn cho cơ thể tốt ta cần làm gì
Hãy kể các bộ phận cơ thể?
 * Trò chơi :Con bướm vàng 
 +Nguyên tắc chơi : làm theo lời tôi nói chứ không làm theo như tôi làm.
Cách tiến hành:Cô là chủ trò ,mời 3 em làm giám khảo .Khi chơi tay phải các con đưa ra trước ,ngón tay trỏ và ngón tay cái
Chạm vào nhau, ba ngón còn lại xòe ra như con bướm.
-Khi cô hô : “Bướm đậu trên trán”tay cô đậu vào chỗ khác .các con phải làm theo lời cô nói (đậu trên trán )còn nếu làm như cô là sai và vi phạm và bị phạt .
-Cách phạt :Làm vịt vừa đi vừa kêu”cạp cạp”
 °Dặn dò :Về các con chỉ các bộ phận trên cơ thể người và nói tên các con vật đó .
 °Nhận xét tiết học.
 -Cả lớp hát
 -HS đọc lại
 HS :nói lại nội dung thảo luận
 HS thảo luận theo cặp
 -Các em khác nhận xét,bổ sung.
 HS thảo luận nhóm
 Thảo luận xong đại diện nhóm lên trình bày ,vừa nói tên vừa làm động tác
 HS :Ngửa cổ ,cúi đầu xoay cổ.
 -1HS nhận xét 
 HS :Ôm em bé, múc đố ăn ,cúi mình chọc con mèo
 -1 HS nhận xét
 HS : Đá banh ,tập thể dục ,chạy xe đạp.
 -1 HS nhận xét
 HS :Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : 
đầu,mình và tay chân
 -HS chỉ đầu nói đầu,chỉ mình nói mình,chỉ tay chân nói tay chân.
 -HS làm theo.
 HS :Cơ thê chúng ta
 HS :Cơ thể chúng ta gồm ba phần:đầu ,mình và tay chân.
HS : Muốn cho cơ thể tốt chúng ta cần tập thể dục hằng ngày
 - HS chơi trò chơi khoảng vài lần khi tìm được 10 em để phạt thì dừng lại.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 ..
MÔN : Sinh hoạt lớp
( Tiết 1 )
BÀI : ỔN ĐỊNH NỀ NẾP – THÀNH LẬP BAN CÁN SỰ
 A.MỤC TIÊU :
 HS quen dần nề nếp kỉ luật trong lớp , các hoạt động học tập ,sinh hoạt trong lớp có tổ chức ,có nhận xét .Rút kinh nghiêm để các hoạt động tốt hơn
 B.CHUẨN BỊ :
 Chuẩn bị 1 số y/c giao việc 
 C.NỘI DUNG SINH HOẠT :
GV
HS
 1.Kiểm điểm công tác tuần qua :ổn định
 -Về nề nếp học tập 
 -Thể dục :củng cố TD đầu buổi ,giữa buổi
 -Cần luyện tập tốt hơn
 -Vệ sinh lớp 
 -Thực hiện chủ điểm 1 : “HS tốt ,HS ngoan”
 2.Công việc thực hiện :
 -Thành lập Ban cán sự lớp
GV:Nêu yêu cầu cần có Ban cán sự lớp.Nêu khả năng của bạn được chọn
 -HS lớp chọn :
 +1 lớp trưởng 
 +1 lớp phó học tập
 +1 lớp phó lao động
 +Chọn tổ trưởng từng tổ (theo dãy bàn ngồi được xếp sẵn )
 -GV giao nhiệm vụ cho từng em được chọn vào Ban cán sự lớp
 3.Công việc tuần tới :
 -Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 +Dặn dò :
 Mang đủ đồ dùng học tập để cô kiểm tra 
Nhận xét tiết sinh hoạt lớp
 -HS đã đi vào nề nếp
 -HS xếp hàng 
 -Làm vệ sinh
 -HS bắt đầu thực hiện các nết tốt của HS
HS:Nêu tên bạn cần chọn vào Ban cán sự lớp
 -Nêu khả năng của bạn được chọn
 -
 -
 -
DUYỆT
KHỐI TRƯỞNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HIỆU TRƯỞNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 1 ckt kns 2012 2013.doc