I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học giúp học sinh:
- Đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu; từ và câu ứng dụng
- Viết được: au, âu, cây cau, cái cầu
Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bà cháu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạrau cải, châu chấu
- Bộ thực hành
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con: chào cờ
- 3 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Thứ 2 ngày 8 tháng 11 năm 2010 Học vần Tiết 91 - 92: au – âu I. yêu cầu cần đạt Sau bài học giúp học sinh: - Đọc được : au, âu, cây cau, cái cầu ; từ và câu ứng dụng - Viết được : au, âu, cây cau, cái cầu Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bà cháu II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạrau cải, châu chấu - Bộ thực hành III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - Học sinh viết bảng con: chào cờ - 3 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy – học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: au - âu Học sinh đọc au - âu b, Dạy vần au * Nhận diện vần - Giáo viên hỏi vần au được cấu tạo bởi mấy âm, là những âm nào? - Học sinh so sánh au với ao Giống nhau: đều có âm a đứng trước Khác nhau: au kết thúc bằng âm u - Học sinh trả lời và ghép vần au vào bảng cài * Đánh vần - Giáo viên phát âm mẫu: au - Học sinh đánh vần: a-u-au; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh * Tiếng và từ khoá - Giáo viên giới thiệu tiếng mới: cau - Học sinh phân tích tiếng cau: có âm c đứng trước vần au đứng sau. - Yêu cầu học sinh cài tiếng cau - Học sinh đánh vần: cờ-au-cau. Giáo viên chỉnh sửa - Giáo viên giới thiệu từ khoá cây cau – qua tranh minh hoạ - Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp) a-u-au cờ-au-cau cây cau - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh * Hướng dẫn viết- Giáo viên viết mẫu au, cây cau, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. âu - So sánh au và âu Giống nhau: đều kết thúc bằng âm u Khác nhau: au bắt đầu bằng a, âu bắt đầu bằng â - Đánh vần: â-u-âu cờ-âu-huyền-cầu cái cầu * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên viết lên bảng: rau cải châu chấu lau sậy sáo sậu - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học - Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. Tiết 2 c, Luyện đọc * Luyện đọc - Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng Chào Mào có áo màu nâu Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét * Luyện viết - Học sinh đọc các vần, từ cần viết: au, âu, cây cau, cái cầu - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. * Luyện nói - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Bà cháu - Giáo viên gợi các câu hỏi như: Bức tranh vẽ gì? Bà đang làm gì? Hai cháu đang làm gì? Trong nhà em ai là người nhiều tuổi nhất? Em có yêu quý bà của mình không? Bà thường dẫn em đi chơi đâu? Em có thích đi cùng bà không? Em đã giúp bà được việc gì ? 3. Củng cố, dặn dò - đọc lại bài trong sách giáo khoa - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học Toán Tiết 37: Luyện tập I. yêu cầu cần đạt - Biết làm tính trừ trong phạm vi 3 - biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng một phép trừ - Yêu càu cần đạt HS cả lớp làm được các BT 1(cột 2, 3), BT2, BT3 (cột 2, 3), BT4. - HS khá, giỏi làm thêm được những bài còn lại II. Đồ dùng - Bảng phụ - Bộ đồ dùng học toán III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra VBT của HS HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Điền số vào ô trống - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 - Học sinh nêu cách làm - Giáo viên bổ sung: quan sát hình vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp - Học sinh làm bài, 3 học sinh làm bài trên bảng - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Học sinh đọc kết quả 1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 3 – 1 = 2 2 – 1 = 1 2 + 1 = 3 3 – 2 = 1 Bài 2: Tính - Học sinh nêu cách làm - Học sinh làm bài, 2 học sinh làm vào bảng phụ - Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh yếu - Giáo viên chữa bài, học sinh đổi vở kiểm tra. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh nêu cách làm – học sinh khác bổ sung - Giáo viên hướng dẫn, học sinh làm bài - Học sinh chơi trò “Tiếp sức”, tiếp sức nhau lên điền kết quả (2đội) - Giáo viên và cả lớp chữa bài Bài 4: Điền dấu +, - - Học sinh quan sát các số – Giáo viên hướng dẫn - Học sinh làm bài - Học sinh, giáo viên nhận xét, chữa bài 1 + 2 = 3 2 + 1 = 3 1 + 1 = 2 1 + 4 = 5 3 – 1 = 2 3 – 2 = 1 2 – 1 = 1 2 + 2 = 4 Bài 5: Học sinh quan sát tranh, nêu bài toán - Giáo viên nhận xét, học sinh viết phép tính 3 – 1 = 2 - Giáo viên chấm một số bài, nhận xét Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 3 - Giáo viên nhận xét tiết học Thứ 4 ngày 10 tháng 11 năm 2010 Dạy bù vào sáng thứ 3 Học vần Tiết 95 – 96: Ôn tập giữa kỳ I I. yêu cầu cần đạt - Học sinh đọc được các âm, vần, các từ , câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40. - Học sinh đọc được các âm, vần, các từ , câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40. - Nói được từ 2 – 3 câu theo các chủ đề đã học. - HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh. II. Đồ dùng dạy – học - Bộ đồ dùng dạy học vần III. Hoạt động dạy – học Tiết 1 a, Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu bài: Ôn tập b, Dạy – học bài mới * Luyện đọc - Giáo viên treo bảng chữ cái, học sinh đọc – cá nhân, nhóm, lớp - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc vần - Giáo viên treo bảng phụ chứa vần dã học; ia, ua, ưa, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu. - Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn – cá nhân, nhóm, lớp Đọc từ ngữ, câu ứng dụng - Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa – cá nhân, nhóm - Giáo viên chỉnh sửa cách đọc cho học sinh Tiết 2 * Luyện viết - Học sinh lần lượt viết vào bảng con các âm vần, từ ngữ: ng, ngh, ph, ch, tr, nh – mua mía, bài vở, bữa trưa, đồ chơi, ngửi mùi, cối xay - Học sinh viết giáo viên giúp đỡ thêm, giáo viên nhận xét học sinh viết - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên bao quát, giúp đỡ thêm c, Nhận xét, dặn dò - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học - Dặn học sinh về nhà luyện đọc, luyện viết . Toán Tiết 38: Phép trừ trong phạm vi 4 I. yêu cầu cần đạt - Giúp học sinh thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 4. - Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Yêu cầu HS cả lớp làm được các BT 1(cột 1, 2), BT2, BT3 - HS khá, giỏi làm thêm được những bài còn lại II. Đồ dùng dạy học - Bộ đồ dùng dạy toán - Tranh, mô hình, vật thật III. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: KIểm tra : HS đọc bảng trừ trong phạm vi 4 HĐ2 : Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 4 a, Hướng dẫn học sinh học phép trừ 4 – 1 = 3 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu bài toán - Học sinh khác bổ sung - Giáo viên: Lúc đầu trên cây có bốn quả táo, sau đó một quả rụng xuống đất. Hỏi trên cây còn lại mấy quả táo? - Học sinh nêu lại bài toán - Học sinh nhắc lại - Học sinh trả lời: Bốn quả táo rụng một quả còn lại ba quả - Giáo viên: bốn bớt một còn ba – Học sinh nhắc lại - Giáo viên thao tác với hình tròn, học sinh nhắc lại: bốn bớt một còn ba - Giáo viên viết bảng: 4 – 1 = 3 - Học sinh đọc : Bốn trừ một bằng ba. b, Hướng dẫn học sinh làm phép trừ 4 – 2 = 2, 4 – 3 = 1 Hình thành tương tự như trên với phép trừ: 4 – 1 = 3 c, Ghi nhớ bảng trừ 4 – 1 = 3 4 – 2 = 2 4 – 3 = 1 d, Ghi nhớ bảng trừ - Học sinh quan sát sơ đồ và giáo viên hỏi: Ba chấm tròn thêm một chấm tròn là mấy chấm tròn? – bốn 3 + 1 = 4 Một chấm tròn thêm ba chấm tròn là mấy chấm tròn? – ba 1 + 3 = 4 Bốn chấm tròn bớt một chấm tròn còn mấy chấm tròn? – ba 4 – 1 = 3 Bốn chấm tròn bớt ba chấm tròn còn mấy chấm tròn? – một 4 – 3 = 1 Sơ đồ 2: Tương tự 2 + 2 = 4 4 – 2 = 2 Hoạt động 3 : Thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1: Tính - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm vào vở bài tập - Bốn học sinh làm vào bảng lớp - Học sinh nhận xét bài của bạn - đọc kết quả của mình - Giáo viên kết luận: 3 + 1 = 4 4 – 2 = 2 4 - 1 = 3 1 + 2 = 3 4 – 3 = 1 3 – 2 = 1 4 – 3 = 1 3 – 1 = 2 4 – 1 = 3 4 – 3 = 1 2 – 1 = 1 3 – 2 = 1 Bài 2: Tính - Học sinh nêu cách làm - Giáo viên lưu ý học sinh viết thẳng cột, học sinh làm bài - Giáo viên và học sinh chữa bài Bài 3: Điền dấu >, <, = - Học sinh nêu cách làm và làm bài: - 2 Học sinh làm vào bảng phụ – cả lớp làm vào VBT - Giáo viên nhận xét Bài 4: Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán - Học sinh làm bài 3 + 1 = 4 4 – 1 = 3 Hoạt động 3: Củng cố bài học - Học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 4. - Dặn học sinh về nhà học lại bài. Tự nhiên và Xã hội Tiết 10: Ôn tập: Con người và sức khoẻ I. yêu cầu cần đạt Giúp học sinh: Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. Có thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày như: + Buổi sáng: đánh răng, rửa mặt + Buổi trưa: ngủ trưa, chiều tắm gội + Buổi tối: đánh răng II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa III. Hoạt động dạy – học - Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp Mục tiêu: Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn, nêu câu hỏi Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? - Học sinh thi kể giữa các tổ – Giáo viên nhận xét Cơ thể người gồm có mấy phần? - Học sinh trả lời Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể? Để bảo vệ các giác quan ta phải làm gì? Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung Giáo viên kết luận. Hoạt động 2: Kể lại các hoạt động hằng ngày ... Dặn dò vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày. Thứ 5 ngày 11 tháng 11 năm 2010 Học vần Kiểm tra định kỳ Toán Tiết 39: Luyện tâp I. yêu cầu cần đạt - Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. - Yêu cầu HS cả lớp làm được các BT1, BT2 (dòng 1), BT3, BT5 (a). - HS khá, giỏi làm thêm được những bài còn lại II. Đồ dùng dạy – học Bộ đồ dùng dạy học toán Que tính III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: HS đọc bảng trừ trong phạm vi 4 HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tính - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 – tính theo hang dọc, tính theo hàng ngang - Học sinh làm bài vào vở bài tập, 3 học sinh lên bảng làm - Học sinh làm bài, 3 học sinh làm bài trên bảng - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Học sinh đọc kết quả a, 4 4 4 3 3 2 - - - - - - 1 2 3 2 1 1 3 2 1 1 2 1 Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống - Học sinh nêu cách làm - Học sinh nhận xét bài làm của bạn - đọc kết quả của mình - Giáo viên chữa bài, học sinh đổi vở kiểm tra. Bài 3: Điền dấu >, <, = - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh nêu cách làm – học sinh khác bổ sung - Giáo viên hướng dẫn, học sinh làm bài - Giáo viên và cả lớp chữa bài 2 < 4 – 1 3 – 2 < 3 – 1 3 = 4 – 1 4 – 1 > 4 – 2 4 > 4 – 1 4 – 1 = 3 + 0 Bài 4: Viết phép tính thích hợp - Học sinh nêu bài toán - Học sinh làm bài: 4 – 2 = 2 Bài 5: Đúng ghi đ, sai ghi s - Giáo viên nêu yêu cầu, học sinh làm bài - Học sinh đọc kết quả, giáo viên nhận xét Hoạt động 2: Trò chơi : Điền nhanh điền đúng: - Giáo viên viết các phép tính trên bảng, GV phổ biến luật chơi. 4 + 1 = . 4 – 2 = . 4 – 3 = . 4 = 3 + . 3 = 4 - . 2 + 1 = 3 + . - Ba đội chơi, mỗi đội 3 em tiếp sức lên viết kết quả, đội nào viết nhanh và chính xác là đội thắng cuộc. - Học sinh chơi - Giáo viên và học sinh nhận xét Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học. Đạo đức Lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ.( T) I. yêu cầu cần đạt -- Biết : Đối với anh chị cần lể phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn . - Yêu quý anh chị, em trong gia đình. - Biết cư xử lể phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày Với học sinh khá, giỏi: Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và không phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. . II- Hoạt động dạy- học: HĐ1:HS làm bài tập 3 GV giải thích cách làm HS làm bài- GV theo dõi HĐ2: HS chơi đóng vai. 1 GV chia nhóm:yêu cầu HS đóng vai theo tình huống của bài tập 2 Mỗi nhóm đóng một tình huống. 2. Các nhóm chuẩn bị. 3. Các nhóm lên đóng vai. 4 Lớp nhận xét - GV bổ sung. Kết luận : Là anh chị phải nhờng nhịn em nhỏ. Là em phải lễ phép, vâng lời anh chị. HĐ3: Liên hệ thực tế - Em nào đã biết lễ phép, vâng lời anh chị? - Em nào đã biết nhường nhịn em nhỏ? GV khen những em thực hiện tốt. Nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt. GV kết luận chung: Anh chị em trong gia đình là những người ruột thịt vì vậy em cần phải thương yêu, quan tâm chăm sóc anh chị em. Biết lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy gia đình mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng. Nhận xét giờ học. Thứ 6 ngày 12 tháng 11 năm 2010 Học vần Tiết 99 – 100 : iêu – yêu I. yêu cầu cần đạt Sau bài học giúp học sinh: - Đọc được iêu, yêu, diều sáo, yêu quý, từ và câu ứng dụng - Viết được iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu II. Đồ dùng dạy học - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ bài trong sách giáo khoa III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - Học sinh viết bảng con: chịu khó, kêu gọi - 2 Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy – học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: iêu – yêu Học sinh đọc iêu – yêu b, Dạy vần iêu * Nhận diện vần - Giáo viên hỏi vần iêu được cấu tạo bởi mấy âm, là những âm nào? - Học sinh so sánh iêu với êu - Học sinh trả lời và ghép vần iêu vào bảng cài * Đánh vần - Giáo viên phát âm mẫu: iêu - Học sinh đánh vần: i-ê-u-iêu; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh * Tiếng và từ khoá - Giáo viên giới thiệu tiếng mới: diều - Học sinh phân tích tiếng diều. - Yêu cầu học sinh cài tiếng diều - Học sinh đánh vần: dờ-yêu-diêu-huyền-diều. Giáo viên chỉnh sửa - Giáo viên giới thiệu từ khoá diều sáo – qua tranh minh hoạ - Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp) i-ê-u-iêu dờ-yêu-diêu-huyền-diều diều sáo - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh yêu Quy trình - So sánh yêu và iêu Giống nhau: Phát âm giống nhau Khác nhau: yêu bắt đầu bằng âm y, iêu bắt đầu bằng i * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng. - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học - Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. * Hướng dẫn viết: GV viết mẩu: - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. Tiết 2 c, Luyện đọc * Luyện đọc - Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về. - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét * Luyện viết - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. * Luyện nói - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu - Giáo viên gợi các câu hỏi như: Tranh vẽ gì? Bạn nào trong tranh đang tự giới thiệu? Em năm nay bao nhiêu tuổi, học lớp mấy? Em học trường gì? Cô giáo nào đang dạy em? Nhà em ở đâu, nhà em có mấy anh em? Em thích học môn gì nhất? Em có biết hát không? 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh đọc lại bài trong sách giáo khoa. - Dặn học sinh về nhà đọc bài lại bài , viết bài. Toán Tiết 40: Phép trừ trong phạm vi 5 I. yêu cầu cần đạt - Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 5 - Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Yêu cầu HS cả lớp làm được các BT1, BT2 (cột 1), BT3, BT4 (a). - HS khá, giỏi làm thêm được những bài còn lại II. Đồ dùng dạy học - Bộ đồ dùng dạy toán III. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 học sinh đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4 - Giáo viên nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Dạy – học bài mới a, Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu bài mới: Phép trừ trong phạm vi 5 - Học sinh nhắc lại tên bài. Giáo viên ghi mục bài b, Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5 * Hướng dẫn học sinh học phép trừ 5 – 1 = 4 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu bài toán - Giáo viên bổ sung – hỏi học sinh: năm quả cam rụng một quả cam còn mấy quả cam? - Học sinh trả lời: Năm quả cam rụng một quả cam còn lại bốn quả cam - Giáo viên: năm bớt một còn bốn – Học sinh nhắc lại - Giáo viên viết bảng: 5 – 1 = 4 - Học sinh đọc : Năm trừ một bằng bốn * Học sinh làm phép trừ 5 – 2 = 3, 5 – 3 = 2, 5 – 4 = 1 Hình thành tương tự như trên với phép trừ: 5 – 1 = 4 * Ghi nhớ bảng trừ 5 – 1 = 4 5 – 2 = 3 5 – 4 = 1 5 – 3 = 2 * Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và trừ - Học sinh quan sát sơ đồ và nêu phép tính 4 + 1 = 5 5 – 1 = 4 1 + 4 = 5 5 – 4 = 1 Sơ đồ 2: Tương tự Học sinh nhận xét về vị trí các số trong phép cộng và trừ Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1: Tính - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm vào vở bài tập - Bốn học sinh làm vào bảng lớp - Học sinh nhận xét bài của bạn - đọc kết quả của mình - Giáo viên kết luận: 5 – 1 = 4 4 – 1 = 3 3 – 1 = 2 2 + 3 = 5 5 – 2 = 3 4 – 2 = 2 3 – 2 = 1 3 + 2 = 5 5 – 3 = 2 4 – 3 = 1 2 – 1 = 1 5 – 2 = 3 5 – 4 = 1 5 – 3 = 2 Bài 2: Tính - Học sinh nêu cách làm - Học sinh làm bài, hai học sinh làm trên bảng lớp - Giáo viên và học sinh chữa bài 2- 1 = 1 3 – 2 = 1 4 – 3 = 1 5 – 4 = 1 3 – 1 = 2 4 – 2 = 2 5 – 3 = 2 4 – 1 = 3 5 – 2 = 3 5 – 1 = 4 Bài 3: Tính (cột dọc) - Lưu ý học sinh viết thẳng cột với nhau - Học sinh làm bài - đọc kết quả - Giáo viên nhận xét, học sinh đổi vở kiểm tra Bài 4: Viết phép tính thích hợp - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh quan sát tranh, nêu bài toán. - Học sinh làm bài. Gọi học sinh đọc kết quả Bài 5: Điền dấu >, <, = - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài vào VBT - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” - Giáo viên và học sinh nhận xét. Học sinh đọc kết quả đúng Hoạt động 3: Củng cố bài học - Học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 5. - Giáo viên nhận xét tiết học và dặn học sinh về nhà học lại bài. Sinh hoạt lớp Nhận xét, đánh giá cuối tuần I. yêu cầu cần đạt - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua, hướng khắc phục trong tuần tới - Nêu kế hoạch tuần 11 II. Các buớc tiến hành 1. ổn định tổ chức 2. Nội dung a, Đánh giá, nhận xét tình hình tuần 10 - Lớp trưởng đánh giá chung - Các tổ trưởng bổ sung - Giáo viên nhận xét: ưu, nhược điểm b, Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần 11 Về học tập: - Tiếp tục học tập đúng thời khoá biểu, luyện đọc, viết, làm toán; nhất là luyện đọc thêm - Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của nhà trường - Học bài cũ trước khi đến lớp - Mang đầy đủ đồ dùng học tập Về nề nếp: - Đồng phục đầy đủ, trực nhật, sinh hoạt 15’ tốt - Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Thi violimpic vòng thứ 5. 3. Kết thúc: Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của nhà trường
Tài liệu đính kèm: