Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - GVCN: Trần Thị Ngọc - Trường TH Lê Văn Tám

Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - GVCN: Trần Thị Ngọc - Trường TH Lê Văn Tám

 Tiết 1: Môn: ĐẠO ĐỨC

Bài: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.

- Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.

- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.

- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.

 II. Đồ dùng dạy - học:

- SGK, vở BT đạo đức.

III. Các hoạt động dạy - học:

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

-?: Khi được anh chị cho quà bánh, em sẽ làm gì?

-?: Khi có đồ chơi đẹp, nhưng em của mình cứ đòi em sẽ xử lý như thế nào?

-?: Làm anh, chị ta phải như thế nào?

-?: Là em nhỏ phải như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá

III. Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

- GV ghi tên bài: Nghiêm trang khi chào cờ

2. Bài giảng:

a. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1

- GV cho HS quan sát tranh Sgk

-?: Tranh vẽ gì?

-?: Các bạn đang làm gì?

-?: Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết?

Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu về mình, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào. Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là quốc tịch Việt Nam.

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - GVCN: Trần Thị Ngọc - Trường TH Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	LÒCH BAÙO GIAÛNG 	
(tuần 12)
Thöù
 Ngaøy
Moân
Ñeà baøi giaûng
Thöù hai 
31/10
Đạo đức
Nghiêm trang khi chào cờ
Học vần
Bài 46: ôn - ơn
Học vần
Bài 46: ôn - ơn
Toán
Luyện tập chung
Thöù ba
1/11
Học vần
Bài 47: en - ên
Học vần
Bài 47: en - ên
Toán 
Phép cộng trong phạm vi 6
Âm nhạc
Ôn bài hát: Đàn gà con
Thủ công
Ôn tập chủ đề “xé, dán giấy”
Thöù tö
2/11
Học vần
 Bài 48: in - un
Học vần
 Bài 48: in - un
Toán 
Phép trừ trong phạm vi 6
TNXH
Nhà ở
Thöù naêm
3/11
Thể dục
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. Trò chơi
Học vần
Bài 49: iên - yên
Học vần
Bài 49: iên - yên
Mỹ thuật
Vẽ tự do
Thöù saùu
4/11
Học vần
Bài 50: uôn - ươn
Học vần
Bài 50: uôn - ươn
Toán 
Luyện tập 
Sinh hoạt tuần 12
Sinh hoạt cuối tuần 12
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011
 Tiết 1: Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ
I. Mục đích, yêu cầu:
Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.
Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.
Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
 II. Đồ dùng dạy - học: 
SGK, vở BT đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
-?: Khi được anh chị cho quà bánh, em sẽ làm gì?
-?: Khi có đồ chơi đẹp, nhưng em của mình cứ đòi em sẽ xử lý như thế nào?
-?: Làm anh, chị ta phải như thế nào?
-?: Là em nhỏ phải như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:	
- GV ghi tên bài: Nghiêm trang khi chào cờ
2. Bài giảng:
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1
- GV cho HS quan sát tranh Sgk
-?: Tranh vẽ gì?
-?: Các bạn đang làm gì?
-?: Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết?
Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu về mình, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào. Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là quốc tịch Việt Nam.
b. Hoạt động 2: Thảo luận quan sát bài tập 2
- GV chia nhóm thảo luận:
- GV giao việc:
+ Tổ 1 + 2: (Tranh 1,2) Quan sát tranh vẽ gì?
-?: Tư thế của người trong tranh như thế nào? 
+ Tổ 3: Vì sao họ sung sướng khi nâng lá cờ tổ quốc?
(Tranh 3)
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung 
Kết luận: Quốc kì tượng trưng cho một đất nước. Quốc kì Việt Nam có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao 5 cánh (GV: cho HS quan sát Quốc kì ).
- Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ.
- Chúng ta chào cờ vào ngày thứ mấy?
- Trước khi chào cờ ta phải làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Tổ chức cho HS chào cờ tại lớp.
Kết luận: Ta phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính quốc kì thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
c.Hoạt động 3: HS làm bài tập 3
- GV cho HS quan sát tranh 3, hỏi:
-?: Tranh vẽ gì?
-?: Em nhận xét gì về các bạn trong tranh?
Kết luận: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa và không nói chuyện riêng trong khi chào cờ
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem trước bài mới .
- Cho lớp hát 1 bài
- Nhận bằng 2 tay, nói lời cảm ơn lễ phép với anh chị.
- Em sẽ nhường đồ chơi cho em.
- Phải nhường nhịn em nhỏ . 
- Phải lễ phép với anh chị. 
- HS đọc
- HS quan sát 
- 4 bạn gái .
- Các bạn đang giới thiệu về mình 
- Nhật bản, Việt Nam, Lào, TQ 
- HS nghe
- HS thực hiện .
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Thứ 2 đầu tuần .
- Bỏ mũ nón, sửa sang lại quần áo. Đứng nghiêm mắt hướng về lá Quốc kì 
- Thực hiện chào cờ ở lớp .
- HS lắng nghe
- HS quan sát 
- Cô giáo và các bạn đang chào cờ.
- HS nhận xét .
- HS lắng nghe
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 2+3: Môn: HỌC VẦN
Bài: ÔN - ƠN 
I. Mục đích, yêu cầu:
Đọc được : ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và các câu ứng dụng.
Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca. 
Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn
* Đọc và viết được ôn, ơn
II. Đồ dùng dạy - học: 
SGK, vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1-2 HS đọc bài : ân, ăn
- Viết: cái cân, con trăn
- GV nhận xét - ghi điểm
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục học thêm hai vần mới nữa. GV ghi tên bài: ôn, ơn
- GV đọc mẫu và cho HS đọc .
2. Bài mới: 
a. Học vần ôn
- Nhận diện vần: ôn
-?: Vần ôn được tạo bởi các con chữ nào?
- GV cho HS ghép vần ôn.
- GV đánh vần mẫu: ô – n – ôn 
- GV chỉnh sửa
-?: Có vần ôn muốn có tiếng chồn ta thêm âm gì, dấu gì?
- GV cho HS ghép: chồn
- GV đánh vần mẫu (chồn): chờ - ôn - chôn - huyền - chồn và cho HS đnh vần vần.
- GV nhận xét, sửa sai. 
- GV cho HS q.sát tranh 1, hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: con chồn 
- GV đọc mẫu và cho HS đọc.
- GV nhận xét, sửa sai
- GV đọc và cho HS đọc lại phần vừa lập.
- GV nhận xét, sửa sai. 
b. Học vần ơn
- Nhận diện vần: ơn 
-?: Vần ơn được tạo nên bởi âm nào?
- GV cho HS ghép vần ơn
- GV đánh vần mẫu (ơn): ơ – nờ - ơn và cho HS đánh vần vần .
- GV chỉnh sửa
-?: Có vần ơn, muốn có tiếng sơn ta thêm âm gì?
- GV cho HS ghép tiếng sơn
- GV đánh vần mẫu (sơn): sờ – ơn – sơn và cho HS đánh vần tiếng. 
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV cho HS q.sát tranh 2, hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: sơn ca
- GV đọc mẫu và cho HS đọc 
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV đọc và cho HS đọc lại phần vừa lập.
- GV nhận xét, sửa sai. 
* HS đọc được vần ôn, ơn
c. Đọc từ ứng dụng
- GV ghi bảng: ôn bài cơn mưa
 khôn lớn mơn mởn
- GV cho 2- 3 HS lên đọc
- GV cho HS lên gạch chân các tiếng có vần vừa học
- GV giải thích từ:
+ Ôn bài: học lại để nhớ lại bi đã học
+ Khôn lớn: chỉ sự lớn lên và hiểu biết nhiều.
+Cơn mưa: chỉ những đám mây u ám mang mưa đến.
+Mơn mởn: chỉ sự non mượt tươi tốt .
- GV đọc mẫu và cho HS đọc.
- GV nhận xét – sửa sai.
d. Hướng dẫn viết 
- GV cho viết mẫu và hướng dẫn cách viết vần ôn - ơn
- GV cho HS viết bảng con
- GV nhận xét, sửa sai
- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết các từ: con chồn, sơn ca
- GV cho HS viết bảng con
- GV nhận xét, chỉnh sửa. 
- GV cho HS đọc củng cố.	
* HS viết được vần ôn, ơn
Tiết 2:
3. Luyện đọc:
a. Luyện đọc:
- GV cho HS đọc lại bài ở tiết 1.
- GV theo dõi, sửa sai
- Đọc câu ứng dụng:
- GV cho HS q.sát tranh:
-?: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn
- GV cho HS tìm tiếng có vần vừa học
- GV đọc và cho HS đọc.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
b. Luyện nói
- GV cho HS q.sát Sgk và nói theo gợi ý sau:
-?: Tranh vẽ gì?
- GV cho HS đọc tên bài luyện nói. 
-?: Bạn nhỏ trong tranh mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành chiến sĩ biên phòng.Vậy mai sau lớn lên em mơ ước làm nghề gì?
-?: Tại sao em thích làm nghề đó?
-?: Bố mẹ em làm nghề gì?
-?: Em đã nói cho ai biết ước mơ của em chưa?
-?: Muốn thực hiện được ước mơ đó, bây giờ em phải làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
c. Luyện viết
- GV nêu nội dung bài viết .
- GV hướng dẫn HS viết đúng độ cao, đúng khoảng cách, đúng kiểu chữ 
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết 
- GV thu chấm 1 số vở và chỉnh sửa – ghi điểm cho HS
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cho 2HS đọc lại toàn bài .
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà xem và đọc lại bài vừa học
- HS đọc 
- HS viết bảng con
- HS đọc đồng thanh
- Vần ôn được tạo nên bởi ô và n
- HS ghép ôn
- HS phát âm lại vần ôn cá nhân, nhóm, đồng thanh
- Âm ch, dấu huyền
- HS ghép: chồn
- HS đánh vần tiếng cá nhân, nhóm, đồng thanh
- Con chồn 
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
- Vần ơn được tạo nên bởi ơ và n
- HS ghép: ơn
- HS phát âm lại vần ơn cá nhân, nhóm, đồng thanh
- Âm s
- HS ghép: sơn
- HS thực hiện cá nhân, nhóm, đồng thanh
- Chim sơn ca .
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
- HS đọc được vần ôn, ơn
- HS đọc thầm – quan sát
- HS đọc
- HS tìm và gạch chân tiếng mới
- HS lắng nghe 
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
- HS theo dõi, quan sát
- HS viết 
- HS quan sát 
- HS viết 
- HS đọc.
- HS viết được ôn, ơn
- HS đọc lại bài
- Tranh vẽ đàn cá đang bơi lội
- HS tìm: cơn, rộn
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
- Bạn nhỏ mơ chú bộ đội cưỡi ngựa
- HS đọc: Mai sau khôn lớn
- Giáo viên, bác sĩ 
- HS tự nêu.
- Làm nghề nông, công nhân cạo mủ cao su .
- HS tự nêu
- Học tập thật giỏi và chăm ngoan 
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS viết bài vào vở
- 2HS đọc lại bài
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 4: Môn: TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích, yêu cầu:
Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học, phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0. Biết viết phép tính thích hợp cho tình huống trong hình vẽ
* HS làm được bài 1, 2
II. Đồ dùng dạy - học: 
SGK, vở BT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS làm vào bảng con
- GV nhận xét, ghi điểm
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:	
- Hôm nay cô và các em sẽ đi vào bài Luyện tập chung để củng cố lại kiến thức đã học.
- GV ghi tên bài: Luyện tập chung
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài. Cho HS nhắc lại 
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm 
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS, gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào bảng con
- GV nhận xét, ghi điểm 
Bài 3: GV nêu yêu cầu bài 
- GV gợi ý cho HS làm bài vào vở
- GV thu chấm 1-3 bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 4: GV nêu yêu cầu bài 
- GV cho HS q.sát tranh và nêu bài toán
- 2 HS lên bảng viết phép tính tương ứng
-GV nhận xét – chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài trên lớp và làm VBT
- Chuẩn bị bài: Phép cộng trong phạm vi 6
- Cả lớp hát 1 bài
5 – 0 = 4 – 2 = 1 + 4 = 
- HS lắng nghe.
- Nhắc lại đề bài
* Bài 1: Tính
4 + 1 ... ắng nghe
- HS viết bảng
- HS quan sát, lắng nghe 
- HS viết 
* HS viết được vần iên, yên
- HS đọc.
 Tiết 2
3. Luyện tập: 
a. Luyện đọc: 
- GV cho HS đọc lại phần đã học ở tiết 1
- GV giúp đỡ, sửa sai .
- Đọc câu ứng dụng
- GV cho HS q.sát tranh Sgk và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: Sau cơn bão, Kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.
- GV cho HS tìm tiếng có vần vừa học
- GV đọc mẫu và cho HS đọc.
- GV nhận xét, chỉnh sửa .
b. Luyện nói
- GV cho HS q.sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV cho HS đọc tên bài luyện nói 
+ Em thấy trên biển thường có gì?
+ Nước biển như thế nào?
+ Người ta dùng nước biển để làm gì?
+ Em có thích biển không?
+ Biển cho con người chúng ta những thứ gì? 
- Nhận xét, tuyên dương .
c. Luyện viết
- GV nêu nội dung bài viết. Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, viết đúng khoảng cách, độ cao
- GV nhận xét, sửa sai
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc lại bài.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại bài vừa học và chuẩn bị bài mới
- HS lần lượt đọc cá nhân, tổ, cả lớp
+ Tranh vẽ đàn kiến đang chở lá khô để xây nhà.
- HS tìm: Kiến, kiên
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Biển cả.
- HS đọc: Biển cả
- Có cát.
- Có màu xanh và có vị mặn
- Để làm muối
- Có ạ
- HS trả lời: cá, muối, tôm và cua, 
- HS viết bài
- HS đọc lại bài
--------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 4: Môn: MỸ THUẬT
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2011
 Tiết 1+2: Môn: HỌC VẦN
 Bài: UÔN - ƯƠN
I. Mục đích, yêu cầu:
Đọc được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai; từ và các câu ứng dụng
Viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai
Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: chuồn chuồn, châu chấu, cào cào
* HS đọc và viết được vần : uôn, ươn
II. Đồ dùng dạy - học: 
Giáo viên: SGK, tranh minh họa 
Học sinh: SGK, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS đọc bài: iên, yên
- Viết bảng con: đèn điện, con yến
- GV nhận xét - ghi điểm
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta sẽ học thêm hai vần mới: uôn, ươn 
- GV ghi tên bài 
2. Bài mới: 
a. Học vần: uôn.
- Nhận diện vần: 
-?: Vần uôn được tạo nên bởi con chữ nào?
- GV cho HS ghép vần uôn
- GV đánh vần mẫu (uôn): uơ – nờ - uơn và cho HS đánh vần vần.
- GV giúp đỡ, sửa sai.
-?: Có vần uôn, muốn có tiếng chuồn ta thêm âm gì và dấu gì?
- GV cho HS ghép tiếng chuồn
- GV đánh vần mẫu (chuồn): chờ – uôn – chuôn – huyền – chuồn và cho HS đánh vần tiếng .
- GV giúp đỡ, sửa sai.
- GV cho HS q.sát tranh, hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: chuồn chuồn 
- GV đọc mẫu và cho HS đọc từ . 
- GV giúp đỡ, sửa sai.
- GV đọc mẫu và cho HS đọc lại phần đã lập . 
- GV giúp đỡ, sửa sai.
b. Học vần: ươn.
- Nhận diện vần: 
-?: Vần ươn được tạo nên bởi con chữ nào?
- GV cho HS so sánh vần uôn và ươn
- GV cho HS ghép vần ươn
- GV đánh vần mẫu (ươn): ươ - nờ - ươn và cho HS đánh vần vần.
- GV giúp đỡ, sửa sai.
-?: Có vần ươn, muốn có tiếng vươn ta thêm âm gì?
- GV cho HS ghép tiếng vươn
- GV đánh vần mẫu (vươn): vờ – ươn – vươn và cho HS đánh vần tiếng .
- GV giúp đỡ, sửa sai.
- GV cho HS q.sát tranh, hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: vươn vai
- GV đọc mẫu và cho HS đọc từ .
- GV giúp đỡ, sửa sai.
- GV đọc mẫu và cho HS đọc lại phần đã lập. 
- GV giúp đỡ, sửa sai.
* HS đọc được vần uôn, ươn
c. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi bảng: cuộn dây con lươn	
 ý muốn vườn nhãn 
- GV cho 1 – 2 HS đọc.
- GV cho HS lên gạch chân tiếng có vần vừa học
- GV giải thích từ:
+ Cuộn dây: là sợi dây được cuốn tròn lại.
+ Ý muốn: là điều mong muốn .
+ Con lươn: là loại cá nước ngọt, thân tròn, dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn, màu nâu, vàng, sống trong bùn.
+ Vườn nhãn: vườn trồng nhãn.
- GV đọc mẫu và cho HS đọc từ .
- GV giúp đỡ, sửa sai. 
d. Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết các vần: uôn, ươn
- GV cho HS viết bảng con
- GV nhận xét, sửa sai
- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết các từ: chuồn chuồn, vươn vai .
- GV cho HS viết bảng con
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* HS viết được vần uôn, ươn
- Cho HS đọc củng cố tiết 1.
Tiết 2:
3. Luyện tập: 
a. Luyện đọc: 
- GV cho HS đọc lại phần đã học ở tiết 1
- GV giúp đỡ, sửa sai .
- Đọc câu ứng dụng
- GV cho HS q.sát tranh Sgk và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
- GV cho 1-2 HS đọc .
- GV cho HS tìm tiếng có vần vừa học
- GV đọc mẫu và cho HS đọc.
- GV nhận xét, chỉnh sửa .
b. Luyện nói
- GV cho HS q.sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV cho HS đọc tên bài luyện nói 
+ Em biết những loại chuồn chuồn nào? Hãy kể tên những loại chuồn chuồn đó?
+ Em có thuộc những câu ca dao, tục ngữ nào nói về chuồn chuồn không?
+ Em đã trông thấy cào cào, châu chấu thường có ở đâu?
+ Em có nên ra nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào không? Vì sao? 
- Nhận xét, tuyên dương .
c. Luyện viết
- GV nêu nội dung bài viết. Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, viết đúng khoảng cách, độ cao
- GV nhận xét, sửa sai
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc lại bài.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại bài vừa học và chuẩn bị bài mới
- HS đọc bài
- HS viết bảng con
- Vần uôn được tạo nên bởi uô và n
- HS ghép uôn
- HS thực hiện cá nhân, nhóm, cả lớp
- Âm ch, dấu huyền
- HS ghép: chuồn
- HS thực hiện cá nhân, nhóm, cả lớp 
- Con chuồn chuồn
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- Vần ươn được tạo nên bởi ươ và n
+ Giống: đều có âm n đứng sau
+ Khác: uôn bắt đầu bằng uô .
- HS ghép: ươn
- HS phát âm lại vần cá nhân, nhóm, cả lớp
- Âm v
- HS ghép : vươn
- HS đánh vần tiếng cá nhân, nhóm, cả lớp
- Bạn trai đang vươn vai 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS đọc thầm .
- HS đọc
- HS tìm và gạch chân tiếng mới
- HS lắng nghe 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS quan sát 
- HS viết . 
- HS theo dõi – quan sát
- HS viết .
- HS viết được vần uôn, ươn
- HS đọc lại bài
- HS đọc lại bài
+ Tranh vẽ giàn hoa thiên lí và lũ chuồn chuồn
- HS tìm: chuồn chuồn, lượn
+ Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào
- HS đọc: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
- HS kể
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm . 
- Trên ruộng lúa và đồng cỏ . 
- Không ạ! Vì nắng sẽ bị đau đầu
- HS viết bài
- HS đọc 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 3: Môn: TOÁN 
 Bai: LUYỆN TẬP 
I. Mục đích, yêu cầu:
Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6
* HS làm được bài tập 1, 2
II. Đồ dùng dạy - học: 
Giáo viên: SGK 
Học sinh: vở bài tập, bảng con, que tính
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 số HS đọc bảng trừ trong phạm vi 6
- GV gọi 2HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con:
- GV nhận xét, ghi điểm 
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ học bài Luyện tập, củng cố lại phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6
- GV ghi tên bài .
2. Bài mới:
Bài 1: GV nêu yêu cầu bài 
- Cho 2-3 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. 
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài toán 
- Cho HS hoạt động theo tổ, mỗi tổ 1 câu 
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi nhận xét
- GV nhận xét, sửa lỗi
Bài 4: GV nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài, yêu cầu HS làm vở BT
- GV thu chấm 1 số bài
Bài 5: GV nêu yêu cầu bài toán 
- Cho HS quan sát tranh, nêu thành bài toán 
- Cho HS viết phép tính phù hợp với các tình huống trong tranh
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện 
6 – 4 – 2 = 6 – 4 – 1 = 
6 – 3 = 6 – 2 = 
*Bài 1: Tính
 5 6 4 6 3 6 
+ - + - + -
 1 3 2 5 3 6
 6 3 6 1 6 0
 *Bài 2: Tính
- Đại diện tổ lên bảng làm
1 + 3 + 2 = 6 6 – 3 – 1 = 2 6 – 1 – 2 = 3 
Bài 3: > < =
2 + 3 5
Bài 4: Số?
3 + 2 = 5 3 + 3 = 6 0 + 5 = 5
Bài 5:
6
-
2
=
4
- HS lắng nghe
----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN 12
I.Mục tiêu: - Giúp HS 
Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm trong tuần 12.
Nắm được nội dung kế hoạch tuần tới.
GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
Sơ lược về thảm họa động đất cho HS, HS biết được các vành đai động đất, núi lửa chủ yếu trên thế giới, các thang đo động đất thường được sử dụng.
II. Nội dung sinh hoạt
1. Học sinh nhận xét đánh giá:
- YC các tổ trưởng nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua.
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
2. Giáo viên nhận xét đánh giá:
+ Ưu điểm: 
- Đi học đầy đủ đúng giờ, thực hiện nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp.
- Sinh hoạt 15’ đầu giờ tương đối nghiêm túc, ND sinh hoạt tương đối phong phú.
- Nhiều em có ý thức học tập tốt, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Lệ, Hoàng, Đoan, Phôn, Nhé, Khang, Quyết 
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc tương đối gọn gàng.
- Về nhà có viết bài và xem lại bài cũ
+ Tồn tại: 
- Cán bộ lớp quản lí lớp chưa tốt. Trong giờ học nhiều HS còn lộn xộn, nói chuyện: Đoan, Quynh, Nhiêm, Điêm 
- Một số em đến lớp không thuộc bài: Pép, Lin, Nhiêm, Lui, Tuấn, Đêm
- Trong giờ học ít tập trung theo dõi bài, làm việc riêng : Đoan
- Việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt.
- Vệ sinh xung quanh lớp học chưa sạch.
3. GV thông qua về động đất (thảm họa do thiên nhiên) cho HS:
- HS biết được các vành đai động đất, núi lửa chủ yếu trên thế giới, các thang đo động đất thường được sử dụng.
III. Kế hoạch tuần 13:
- Tiếp tục duy trì mọi hoạt động của lớp.
- Thực hiện vệ sinh xung quanh lớp học sạch sẽ.
- Tự giác học và làm bài tập ở nhà. Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Nhắc HS nộp tiền các loại quỹ, hộ khẩu photo công chứng.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 12 chuan.doc