Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Tiết 2+3: Học vần(46): Ôn - ơn

A. Mục đích, yêu cầu:

- HS đọc và viết đợc : ôn , ơn, con chồn, sơn ca.

- Đọc đợc từ ứng dụng và câu ứng dụng

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.

B. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ cho từ khoá. Câu ứng dụng và phần luyện nói

C. Các hoạt động dạy - học:

I. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bảng con

- Đọc câu ứng dụng SGK

- GV cho HS viết bảng

II. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài (trực tiếp)

2. Dạy vần:

 * Ôn

a. Nhận diện vần:

-- Vần ôn do mấy âm tạo nên?

- Hãy phân tích vần ôn?

b. Đánh vần:

- HS ghép vần ôn vào bảng cài.

- GV đánh vần mẫu

- GV theo dõi, chỉnh sửa

- Muốn có tiếng chồn ta phải thêm âm nào và dấu nào ?

- Cho HS gài bảng tiếng chồn.

 

doc 42 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Nậm Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12:
 Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008.
Tiết 1: HĐTT:	 Chào cờ
Tiết 2+3: Học vần(46): Ôn - ơn
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được : ôn , ơn, con chồn, sơn ca. 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ cho từ khoá. Câu ứng dụng và phần luyện nói
C. Các hoạt động dạy - học: 
 Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bảng con 
 - ăn, ân, cái cân, con trăn
- Đọc câu ứng dụng SGK
- 2 học sinh đọc
- GV cho HS viết bảng
- con trăn
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (trực tiếp)
- HS đọc theo giáo viên
2. Dạy vần:
 * Ôn
a. Nhận diện vần:
-- Vần ôn do mấy âm tạo nên?
- Vần ôn do 2 âm tạo nên là ô và n
- Hãy phân tích vần ôn?
- Vần ôn có ô đứng trước, âm n đứng sau
b. Đánh vần:
- HS ghép vần ôn vào bảng cài.
- GV đánh vần mẫu
- ô - nờ - ôn (HS đánh vần CN, nhóm lớp)
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Muốn có tiếng chồn ta phải thêm âm nào và dấu nào ?
- Cho HS gài bảng tiếng chồn.
- Cho HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng chồn.
- Cho HS đánh vần tiếng chồn.
-GV cho HS quan sát tranh và hỏi: tranh
vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá
- Vừa rồi cô dạy các em vần gì mới ?. GV kết hợp viết bảng
- Chồn âm ch đứng trước vần ôn đứng sau dấu huyền trên ô.
- chờ - ôn – chôn -huyền- chồn (CN- ĐT ) 
- Tranh vẽ con chồn
- 2 HS đọc trơn từ khoá.
- GV đánh vần mẫu
. HS đọc cá nhân, đồng thanh
 - GV đọc trơn toàn vần - ôn – chồn – con chồn
* ơn (Quy trình tương tự).
* So sánh ôn và ơn:
- Giống nhau: kết thúc bằng âm n
- Khác nhau: ôn bắt đàu bằng âm ô, ơn bắt đầu bằng âm ơ.
- GV đọc mẫu đầu bài: ôn, ơn
 - HS đọc cá nhân
- Cho HS đọc trơn cả 2 vần vừa học.
- HS đọc theo CN-ĐT.
 (GV chỉ không thứ tự )
 Lớp trưởng điều khiển
 Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS lên gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc cả từ
- GV đọc mẫu trơn cả 4 từ và giải nghĩa
- Cho cả lớp đọc ĐT bài 1 lần.
d. HD viết:
- GVHD viết mẫu vừa viết vừa nêu QT
- GV nhận xét và sửa chữa.
 Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: * Đọc ND tiết 1:
 * Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng và cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
- HS đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc trơn sau đó cho HS đọc theo thứ tự.
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc
b. Luyện viết:
- GVHD học sinh viết bài trong VTV
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu
- GV thu bài chấm và nhận xét.
c. Luyện nói: Mai sau khôn lớn.
+ Mai sau khôn lớn em thích làm gì ?
+ Tại sao em thích nghề đó ?
+ Bố mẹ em đang làm nghề gì ?
+ Em đã nói cho bố mẹ em biết ý định tương lai ấy của em chưa ?
+ Muốn trở thành người như em mong muốn, bây giờ em phải làm gì ?...
IV. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bài trong SGK
- GV củng cố ND bài 
- VN học bài và chuẩn bị bài sau. 
 ôn bài cơn mưa
 khôn lớn mơn mởn
- HS đọc theo CN-ĐT
- HS quan sát và viết bảng con.
- HS đọc toàn bộ ND tiết 1.
 Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận
rộn.
- HS đọc theo CN-ĐT
- HS đọc CN-ĐT
- HS đọc ĐT cả 2 tiết 1 lần.
- HS viết bài vào vở.
-
+ Em phải học tập thật giỏi
Tiết 4: Toán (43): Luyện tập chung
A. Mục tiêu: Học sinh được củng cố về:
- Phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.
- Phép cộng, phép trừ với số 0
- Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2học sinh lên bảng làm bài tập
- Học sinh lên bảng làm bài tập 
 5 - 3 + 0 =	 4 - 0 +1= 
- HS đọc thuộc bảng cộng p vi đã học.
- Một vài em đọc
- Giáo viên nhận xét và cho điểm 
II.Dạy bài mới: 
1 Giới thiệu bài:
2.HDHS làm bài và chữa bài:
Bài 1: (64) bảng
- Bài yêu cầu gì? 
- Tính và ghi kết quả phép tính 
- Cho 2hs lên bảng làm, mỗi em làm 1 cột 
 4 + 1 =5 5 - 2 = 3
 2 + 3 = 5 5 - 3 = 2..
- Dưới lớp mỗi tổ làm 1 cột tính 
Bài 2: (64) Sách
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính của dạng toán này.
- Thực hiện lần lượt từ trái sang phải: Làm phép tính thứ nhất cộng và trừ được kết quả được bao nhiêu thì cộng
và trừ với số thứ 3. 
- Cho học sinh làm trong đó sau đó 3 em lên bảng chữa.
- Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn
Bài3: (64) Sách
- Bài yêu cầu gì?
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Cho học sinh làm trong vở sau đó gọi ba em lên bảng chữa
 3 + 2 = 5; 5 - 1 = 4
Bài 4: (64)
- Bài Y/C ta phải làm gì? 
- G/V giao việc cho HS
- QS tranh, đặt đề toán rồi viết phép tính thích hợp.
- HS làm rồi lên bảng chữa 
a. Có hai con vịt trong vườn, hai con nữa chạy tớ, hỏi tất cả có mấy con vịt?
2+2= 4
b- có bốn con hươu,1 con đã chạy đi.Hỏi còn lại mấy con ?
III. Củng cố - dặn dò:
4 - 1 = 3
- Nhận xét chung giờ học 
D : Làm bài tập trong vở bài tập. 
Tiết 5: Đạo đức (12):	 nghiêm trang khi chào cờ (T1)
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được, nghiêm trang khi chào cờ là đứng thẳng, tay bó thẳng, mắt hướng về lá cờ tổ quốc và không được đùa nghịch nói chuyện riêng, làm việc riêng
- Mỗi học sinh là 1 công dân nhỏ tuổi của đất nước, chào cờ là thể hiện lòng yêu nước của mình.
- Biết chào cờ 1 cách nghiêm trang.
Tôn kính lá cờ tổ quốc tự hào chào cờ.
B. Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức 1 - Lá cờ tổ quốc.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã lễ phép với anh chị mình NTN?
- Em có em bé không? Em đã nhường nhịn em ra sao?
- 1 vài em trả lời
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (linh hoạt)
2. Hoạt động1: Tìm hiểu Quốc kỳ quốc ca.
- Giáo viên treo lá quốc kỳ một cách trang trọng lên bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
- Học sinh quan sát 
- Các em đã từng thấy lá cờ tổ quốc ở đâu?
- ở trường
- Lá cờ việt nam có mầu gì?
- Lá cờ Việt Nam có màu đỏ
- Ngôi sao ở giưã có màu gì? Mấy cánh?
- Ngôi sao vàng 5 cánh.
- Giáo viên giới thiệu quốc ca. Quốc ca là bài hát chính của đất nước khi hát chào cờ, bài này do cố nhạc sỹ Văn Cao sáng tác.
- Giáo viên tổng kết: Lá cờ tổ quốc tượng trưng cho đất nước Việt Nam thân yêu, có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao 5 cánh. Quốc ca là bài hát chính thức được hát khi chào cờ. Mọi người dân Việt Nam phải tôn kính Quốc kỳ, quốc ca, Phải chào cờ và hát quốc ca để bày tỏ tình yêu đất nước.
- Học sinh chú ý lắng nghe
.
3. Hoạt động 2: HD học sinh tư thế chào cờ.
-GV thông qua đàm thoại ngắn.
- Đầu buổi học thứ 2 hàng tuần, nhà trường thường tổ chức cho học sinh làm gì?
- Tổ chức cho HS chào cờ.
- Khi chào cờ, các em đứng như thế nào?
- Đứng nghiêm trang mắt hướng về lá cờ.
- Tay của bạn để ra sao?
- Mắt của bạn nhìn vào đâu?
+ Giáo viên tổng kết
Khi chào cờ, các em phải đứng nghiêm, thẳng tay bó thẳng, mắt nhìn lá cờ, không nói chuyện , không làm việc riêng, không đùa nghịch. 
- Học sinh chú ý nghe.
4. Hoạt động 3: Học sinh tập chào cờ.
+ Giáo viên treo lá Quốc kỳ lên bảng rồi yêu cầu cả lớp thực hiện tư thế chào cờ.
- Học sinh thực hiện tư thế chào cờ.
- Yêu cầu 1 số học sinh thực hiện trước lớp để học sinh nhận xét. 
- Bạn thực hiện đúng hay sai? Vì sao?
- Học sinh trả lời
- Nếu sai thì phải sửa như thế nào ?
+ Giáo viên nhận xét, khn ngợi những em thực hiện đúng, nhắc nhở những em con sai xót.
5. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi chào cờ đúng
- Thi giữa các tổ
- Nhận xét chung giờ học
D: Tập thực hiện chào cờ đúng.
 Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008.
 Tiết 1+2: Học vần(47): en – ên
A. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc và viết được : en , ên, lá sen, con nhện. 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà
 Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ cho từ khoá. 
- Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Giáo viên 
Học sinh
I. Ôn định tổ chức:
I. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bảng con 
- ôn, ơn, con chồn , sơn ca.
- Đọc câu ứng dụng SGK
- 2 học sinh đọc
- GV cho HS viết bảng
- con chồn
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (trực tiếp)
- HS đọc theo giáo viên
2. Dạy vần:
 * En
a. Nhận diện vần:
-- Vần en do mấy âm tạo nên?
- Vần en do 2 âm tạo nên là e và n
- Hãy phân tích vần en? 
- Vần en có e đứng trước, âm n đứng sau
b. Đánh vần:
. - GV đánh vần mẫu	 - e - nờ - en (HS đánh vần CN, nhóm lớp)
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Muốn có tiếng sen ta phải thêm âm
nào?
- Cho HS gài bảng tiếng sen.
- Cho HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng sen.
- Cho HS đánh vần tiếng sen.
-GV cho HS quan sát tranh và hỏi: tranh
vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá
- Vừa rồi cô dạy các em vần gì mới ?. GV kết hợp viết đầu bài lên bảng.
- Sen âm s đứng trước vần en đứng sau.
- sờ – en - sen (CN- ĐT ) 
- Tranh vẽ lá sen
- 2 HS đọc trơn từ khoá.
- GVđọc đầu bài trơn và đánh vần bên dưới
. HS đọc cá nhân, đồng thanh
- GV đọc trơn toàn vần - en – sen – lá sen
* Ên (quy trình tương tự )
* So sánh en và ên:
- Vần en và vần ên giống nhau và khác - Giống : Đều kết thúc bằng âm n
nhau ở điểm nào ? - Khác: vần en bắt đầu bằng e, vần ên bắt 
 - GV nói: chính vì vần en và vần ên khác đầu bằng ê.
nhau như vậy nên ta đọc cũng khác nhau.
- GV đọc mẫu đầu bài: en, ên
- Cho HS đọc trơn cả 2 vần vừa học.
 (GV chỉ không thứ tự )
 Nghỉ giải lao
 - HS đọc cá nhân
- HS đọc theo CN-ĐT.
 Lớp trưởng điều khiển
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS lên gạch chân tiếng chứa vần mới.
- GV nhận xét.
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc cả từ
- GV nhận xét và chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh.
- GV đọc mẫu trơn cả 4 từ và giải nghĩa cho học sinh hiểu rõ hơn.
- Cho cả lớp đọc ĐT bài 1 lần.
d. HD viết:
- GVHD viết mẫu vừa viết vừa nêu QT
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét và sửa chữa.
 Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
 * Đọc ND tiết 1:
 * Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng và cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
- HS đánh vần tiếng chứa vần mới.
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc trơn sau đó cho HS đọc theo thứ tự.
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc
b. Luyện viế ... - âng 
Tiếng khoá: Tờ- âng- tầng- huyền- tầng 
Từ khoái: Nhà tầng 
c- Viết: Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ. 
- HS thực hiện theo HD 
d. Đọc từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng 
- 2 HS đọc 
- GV đọc mẩu và giải thích 
Rặng dừa: 1 hàng dừa dài 
Nâng niu : cầm trên tayvới tình cảm trân trọng yêu quý. 
- Học sinh đọc CN, nhóm, lớp 
- GV theo dõi, chỉnh sửa 
+ Cho học sinh đọc lại bài trên bảng 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- HS đọc ĐT 
Tiết 2
3 - Luyện đọc: 
a- Luyện đọc: 
+ Đọc lại bài tiết 1 
- HS đọc CN,nhóm ,lớp 
- GV theo dõi ,chỉnh sửa 
+ Đọc câu ứng dụng 
- Giới thiệu tranh minh hoạ 
- HS quan sát tranh và theo dõi 
- Tranh vẽ gì? 
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh 
- HS đọc Cn, nhóm ,lớp
- Câu này chúng ta phải chú ý điều gì? 
- Đọc rõ ràng, nghỉ hơi đúng chỗ 
GV đọc mẫu 
- GV theo dõi ,chỉnh sửa 
- Một vài em đọc lại. 
b- Luyện viết: 
- Chú ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu 
-Khi viết vần trong từ khoá trong bài chúng ta cần chú ý điều gì? 
- HS viết vào vở tập viết 
- GV hướng dẫn và giao việc 
- GV theo dõi và hướng dẫn cho HS
Nghỉ giải lao giữa tiết 
Lớp trưởng điều khiển 
c. Luyện nói theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ :
- Cho HS đọc bài luyện nói 
- một vài em đọc 
 -GV HD và giao việc 
- HS qs và thảo luận nhóm 2, nói cho nhau nghe về chủ đề nói hôm nay 
+ Gợi ý:
- Tranh vẽ gì? 
- Vẽ những ai? 
- Em bé trong tranh đang làm gì? 
- Bố mẹ em thường khuyên em những điều gì ? 
- Em có làm theo lời khuyên của bố mẹ em không:
- Khi làm theo lời khuyên của bố mẹ em cảm thấy như thế nào?
- Em muốn trở thành người con ngoan thì phải làm?
4. Củng cố dặn dò.
Trò chơi: Thám tử.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- Nhận xét chung giờ học.
- HS nghe, ghi nhớ.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
Thêm Tiết Học vần
Bài 54:	ung ưng
A. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo vần ung, ưng.
- Đọc và viết được: ung, ưng, bông sung, sừng hươu.
- Nhận ra vần ung, ưng trong các tiếng, từ ở câu ứng dụng, trong sách báo bất kỳ.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Những lời nói tự nhiên theo chủ đề: Rừng, thung lũng, núi đèo.
B. Đồ dùng dạy học.
- Sách tiếng việt lớp 1 tập I.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Tranh minh hoạ từ khoá, câu đố và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBCL
- Viết và đọc: Rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.
- Mỗi tổ viết một từ vào bẳng con.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy vần.
a) Nhận diện vần.
- Ghi bảng vần ung và hỏi.
+ Vần ung có mấy âm tạo lên?
- Vần ung có hai âm tạo lên đó là âm u và ng.
- Hãy so sánh vần ung với vần ang?
- Giống: đều kết thúc bằng ng.
- Khác: ung bắt đầu bằng u.
- Hãy phân tích vần ung?
- Vần ung có u đứng trước và ng đứng sau.
b) Đánh vần.
+ Vần:
- Vần ung đánh vần như thế nào?
- u - ngờ - ung.
- HS đánh vần, CN, nhóm, lớp.
- Yêu cầu đọc.
- Đọc trơn.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá:
- Yêu cầu HS gài vần ung.
- Cho HS tìm thêm chữ, gi âm s và dấu (\) để gài với vần ung.
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài vần ung - súng.
- GV ghi bảng Súng.
- HS đọc lại.
- Tiếng súng có âm S đứng đầu vần ung đứng sau và dấu (`) trên u.
- Tiếng sung đánh vần như thế nào?
- Sờ - u - ng - ung - sắc súng.
- GV theo dõi chỉnh sủa
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- HS đọc trơn: Súng.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Từ khoá.
- GV treo bức tranh bông súng và hỏi?
- HS quan sat.
- Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ bông súng.
- GV ghi bảng: Bông súng (gt)
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Cho HS đọc ung - súng; cây súng 
- HS đọc theo tổ.
c. Viết.
- GV viết mẫu nêu quy trình viết.
- HS tô chữ trên không sau đó viết lên bảng con.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Ưng: (quy trình tương tự)
a) Nhận diện vần.
- Vần ưng được tạo lên bởi ư và ng.
- So sánh với ung.
- Giống: Kết thúc bằng ng.
- Khác: ưng bắt đầu bằng ư.
b) Đánh vần.
Vần: Ư - ngờ - ưng.
Tiếng, từ khoá.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- Sờ - ư- ngờ - ưng - huyền - sừng
- Sừng hươu.
c) Viết.
- Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ và các chữ.
d) Đọc từ ứng dụng.
- GV ghi bảng từ ứng dụng.
- 2 HS đọc.
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ.
+ Cây sung: Cây to quả mọc thành chùm trên thân và các cành to, khi quả chín màu đỏ và ăn được.
+ Trung thu là ngày tết của thiếu nhi.
+ Củ gừng: Là củ có vị cay dùng để làm thuốc và làm gia vị, hình củ có nhiều nhánh.
+ Vui mừng: Vui thú khi mọi việc đã diễn ra như ý muốn.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
đ) Củng cố.
- Trò chơi: Thi tìm và viết tiếng có vần vừa học
- HS chơi giữa các tổ.
- GV nhận xét.
Tiết 2:
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
- Đọc lại bài viết.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng.
- Treo tranh cho HS quan sát và hỏi.
- HS quan sát.
- Tranh vẽ gì?
- Mặt trời, sấm sét, mưa.
- Hãy đọc câu đó dưới bức tranh?
- 2 HS.
- GV đọc mấu và giao việc.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- GV theo doi chỉnh sửa.
- Yêu cầu HS thảo luận và giải câu đố.
- HS thảo luận nhóm 4 và giải câu đố.
- Không sơn mà đỏ: Ông mặt trời.
- Không gõ mà kêu: Sấm sét.
- Không khều mà rụng: Mưa.
b) Luyện viết.
- HD HS cách viết vở: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
- HS tập viết theo mẫu.
- Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu.
- Theo dõi uốn nắn HS yếu.
- Nhận xét bài viết.
c) Luyện nói theo chủ đề.
Rừng, thung lũng, suối, đèo.
- HD và giao việc.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
+ Gợi ý:
- Tranh vẽ gì?
- Rừng thường có những gì?
- Em thích những con vật nào có trong rừng?
- Em có biết thung lũng, suối, đèo ở đâu không.
- Chúng ta có cần bảo vệ rừng không?
- Để bảo vệ rừng chúng ta cần làm gì?
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS đọc bài trong SGK.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Thám tử"
- HS chơi theo tổ.
- Nhận xét chung giờ học.
Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
Học vần: 
Bài 55:	eng - iêng
A. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo vần eng, iêng.
- HS năm và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng; trống chiêng.
- Đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự n nhiên theo chủ để ao, hồ, giếng.
B. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBCL
- Đọc và viết cây súng; củ gứng; vui mừng.
- Môi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- 3 HS đọc.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài,
2. Học vần.
- HS đọc theo giáo viên iêng - eng.
eng:
a) Nhận diện vần.
- GV ghi bảng vần eng và hỏi.
- Vần eng do mấy âm tạo lên?
- Vần eng do âm e và vần ng tạo lên.
- Hãy so sánh vần eng với ung.
Giống: Kết thúc bằng ng.
Khác: eng bắt đầu bằng e.
- Hãy phân tích vần eng?
- Vần eng do âm e dứng trước và âm ng đứng sau.
b) Đánh vần.
+ Vần:
- Vần eng đánh vần như thế nào?
- e - ngờ - eng.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
HS đánh vần Cn, nhóm. Lớp.
- Yêu cầu HS đọc.
- HS đọc eng.
+ Tiếng khoá:
- Yêu cầu HS tìm và gài vần eng?
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài. 
- Yêu cầu HS tìm chữ ghi âm x và dấu hỏi để gài vần eng.
eng - xẻng.
- GV ghi bảng: Xẻng.
- HS đọc lại.
- Nêu vị trí các chữ trong tiếng?
- Tiếng xẻng có âm X đứng trước và vàn eng đứng sau, dấu hỏi trên e.
- Tiếng xẻng đánh vần như thế nào?
 - x e - ng - eng - hỏi xẻng.
- Yêu cầu đọc.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- HS đọc xẻng.
GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Từ khoá.
c) HD viết.
- GV viết lên bảng và nêu quy trình viết.
- HS theo dõi.
- HS tô chữ trên không sau đó luyện viết lên bảng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
iêng: (Quy trình tương tự)
Lưu ý: Vần iêng được tạo lên từ iê và ng.
- So sánh iêng với eng.
- Giống: Kết thúc bằng ng.
- Khác: iêng bắt đầu = iê còn eng bắt đầu = e 
+ Đánh vần: iê - ngờ - iêng 
chờ - iêng - chiêng 
Trống chiêng 
+ Viết: Lưu ý cho HS nét nối giữa các con chữ.
đ.Từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng.
- GV đọc mẫu giải nghĩa từ 
Cái kẻng: Một dụng cụ khi gõ phát ra tiếng để báo hiệu.
Xã beng: Vật dùng để bẩy, lăn các vật nặng.
Củ riềng: Một loại củ dùng để làm gia vị và làm thuốc.
Bay liệng: Bay lượt và chao nghiêng trên không
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
e) Củng cố.
- Trò chơi: Tìm tiếng có vần vừa học.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- Cho HS đọc lại bài.
- HS đọc đối thoại trên lớp.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2:
3. Luyện tập.
+ Đọc lại bài tiết 1.
- Hãy đọc lại toàn bộ vần vừa học.
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đoc.
- HS đọc: eng, xẻng, lưỡi xẻng và iêng, chiêng, trống chiêng.
- Yêu cầu HS đọc lại câu ứng dụng.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng.
- GV treo tranh lên bảng và nêu:
- Hãy quan sát và nhận xét xem tranh minh hoạ điều gì?
- Ba bạn đang rủ rê một bạn đang học bài đi chơi bóng đá, đá cầu nhưng bạn này nhất quyết không đi và kiên trì học, cuối cùng bạn được điểm 10 còn ba bạn kia bị điểm kém.
- Vẫn kiên trì và vừng vàng du cho ai có nói gì đi nữa đó chính là nội dung của câu ứng dụng trong bài.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV HD và đọc mẫu.
- Một vài em đọc lại.
b) Luyện viếtrường. 
- Khi viết vần từ khoá chúng ta phải chú ý những gì?
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh.
- HS tập viết theo mẫu.
- GV HD và giao việc.
- GV theo dõi uốn nắn.
- NX bài viết.
c) Luyện nói theo chủ đề. Ao, hồ, giếng.
- Chúng ta cùng nói về chủ đề này theo câu hỏi sau.
- Tranh vẽ những gì?
- Cảnh ao có người cho cá ăn, cảnh giếng có người múc nước.
- Chỉ xem đâu là ao, đâu là giếng?
- Cho HS chỉ trong tranh.
- ao thường dùng để làm gì?
- Nuôi cá, tôm.
- Giếng thường dùng để làm gì?
- Lờy nước ăn, uống, sinh hoạt.
- Nơi em ở có ao, hồ giếng không?
- Nhà em lấy nước ăn ở đâu?
- Theo em lấy nước ăn ở đâu là vệ sinh nhất?
- Để giữ vệ sinh cho nguồn nước ăn em phải làm gì?
- HS tự liên hệ trả lời.
- Hãy đọc chủ đề luyện nói.
- Một vài HS đọc.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc