Giáo án lớp 1 - Tuần 13 môn Toán + Tiếng Việt

Giáo án lớp 1 - Tuần 13 môn Toán + Tiếng Việt

TIẾNG VIỆT

 Bài 56 : uông – ương

I- MỤC TIÊU:

- KT : Đọc viết được : uông, ương, quả chuông, con đường

 Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội

- KN : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Đồng ruộng

 -TĐ : Yêu thích học Tiếng Việt .

II- CHUẨN BỊ:

GV : Tranh minh họa từ, câu ứng dụng, luyện nói

Hs : SGK, bộ chữ

III- HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1):

2. Bài cũ (5):

2-3 Hs đọc viết được: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng

2-3 Hs đọc câu ứng dụng:

Dù ai nói ngả nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

 

doc 31 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 13 môn Toán + Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
	 Bài 56 : uông – ương
I- MỤC TIÊU:
- KT : Đọc viết được : uông, ương, quả chuông, con đường
 Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội
- KN : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Đồng ruộng 
 -TĐ : Yêu thích học Tiếng Việt . 
II- CHUẨN BỊ:
GV : Tranh minh họa từ, câu ứng dụng, luyện nói
Hs : SGK, bộ chữ
III- HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’):
2. Bài cũ (5’):
2-3 Hs đọc viết được: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng
2-3 Hs đọc câu ứng dụng: 
Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
3. Bài mới(29’)
a. Giới thiệu bài: eng – iêng
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Nhận diện vần eng 
@PP : Đàm thoại, giảng giải
@Đồ dùng: tranh 1, bộ chữ, bảng con
@Tiến hành:
Cho Hs nhận diện vần
So sánh uông với iêng
Vần uông được tạo nên : u, ô và ng
Giống : kết thúc bằng ng
Khác : uông bắt đầu bằng uô
Đánh vần
GV đánh vần u – ô - ngờ – uông
Vị trí của chữ và vần trong tiếng chuông
GV đánh vần – đọc : 
Hs đánh vần u – ô - ngờ – uông
ch trước uông sau
Hs đọc u – ô - ngờ – uông
 chờ – uông – chuông
 quả chuông
Hướng dẫn viết:
Viết con chữ u nối liền nét với con chữ ô nối liền nét với ng
Hoạt động 2:
@Mục tiêu : Nhận diện vần ương 
@PP : Thực hành, trực quan, vấn đáp
@Đồ dùng: tranh 2, bộ chữ, bảng con
@Tiến hành:
Quy trình tương tự
Lưu ý :
ương được tạo nên từ : ư, ơ và ng
So sánh ương và uông
Viết : Nối nét giữa ư, ơ và ng, giữa đ và ương
Hs viết bảng con
Giống : kết thúc bằng ng
Khác : ương bắt đầu bằng ư, ơ
Đánh vần : ư – ơ – ngờ – ương
 đờ – ương – đương – huyền - đường 
 con đường
Hs viết bảng con
Hoạt động 3:
@Mục tiêu: Đọc đúng các từ ứng dụng rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy 
@PP : Thực hành 
@Tiến hành:
GV ghi từ ứng dụng – đọc mẫu rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy.
Hs đọc từ ứng dụng
TIẾT 2
Các hoạt động(29’)
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Luyện đọc vần, từ khoá, từ ứng dụng
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: sách TV
@Tiến hành:
Cho Hs nhắc lại bài ôn tiết 1
GV ghi câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương đã chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
Hs lần lượt đọc : uông, chuông, quả chuông; ương, đường, con đường
 Hs đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp
Hs đọc câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương đã chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
Hoạt động 2:
@Mục tiêu: Luyện viết đúng các nét, độ cao, khoảng cách 
@PP : Thực hành 
@Đồ dùng: vở tập viết
@Tiến hành: 
GV viết mẫu và hướng dẫn viết như tiết 1
Khoảng cách giữa các chữ, các từ
Hs viết vở : uông, quả chuông, ương, con đường
Hoạt động 3:
@Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề: Đồng ruộng
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: sách TV
 @Tiến hành:
Đặt câu hỏi:
Trong tranh vẽ gì?
Lúa, ngô, khoai, sắn, trồng ở đâu?
Ai trồng lúa, ngô,
Ngoài những việc bức tranh đã vẽ, em còn biết bác nông dân còn làm việc gì?
Em ở nông thôn hay thành phố? Em thấy Bác nông dân làm việc chưa?
Nếu không có bác nông dân làm ra lúa, ngô, khoai ta có gì để ăn không?
Đồng ruộng
Trồng trên đồng ruộng, nương rẫy
Nông dân
Chăm sóc cây, tưới tiêu, bắt sâu cho lá, cày đất, tưới cây,..
Mỗi lần về quê, em thấy bà con làm việc ở ngoài đồng ruộng.
Không thể có sản phẩm cho mọi người dùng
4. Củng cố (5’):
GV chỉ bảng Hs đọc lại toàn bộ
Hs tìm tiếng mới chứa vần vừa học
5. Dặn dò (1’):
Về học và làm bài tập 
Chuẩn bị bài 57 : ang - anh
TIẾNG VIỆT
ang – anh
I- MỤC TIÊU:
- KT : Đọc viết hiểu được : ang, anh, cây bàng, cành chanh
 Đọc hiểu được các từ ngữ và câu ứng dụng: 
Không có chân, có cánh
 Sao gọi là con sông?
 Không có lá có cành
 Sao gọi là ngọn gio?ù
KN : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : buổi sáng 
TĐ : Yêu thích học Tiếng Việt. 
II- CHUẨN BỊ:
GV : Tranh minh họa từ, câu ứng dụng, luyện nói
Hs : SGK, bộ chữ
III- HOẠT ĐỘNG
1. Oån định(1’):
 Hát vui
2. Bài cũ (5’):
2-3 Hs đọc viết được: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy
2-3 Hs đọc câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội
Nhận xét tiết học
3. Bài mới(29’)
a. Giới thiệu bài: ang - anh
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Nhận diện vần ang 
@PP : Đàm thoại, giảng giải
@Đồ dùng: tranh, bộ chữ, bảng con
@Tiến hành:
Cho Hs nhận diện vần
Vần ang được tạo nên : a và ng
Đánh vần
Gv đánh vần a - ngờ – ang
Vị trí của chữ và vần trong tiếng bàng
GV đánh vần – đọc : 
Hướng dẫn ghép: ang, bàng, cây bàng 
Hs đánh vần a - ngờ – ang
b trước ang sau, dấu huyền trên ang
Hs đọc a – ngờ – ang
 bờ – ang – huyền - bàng
 cây bàng
HS ghép theo HD của GV
Hoạt động 2:
@Mục tiêu : Nhận diện vần anh 
@pp : Trực quan, thực hành, hỏi đáp
@Đồ dùng: tranh, bộ chữ, bảng con
@Tiến hành:
Quy trình tương tự
Lưu ý :
Anh được tạo nên từ : a và nh
So sánh anh và ang
 HD HS ghép: anh, chanh, cành chanh
Giống : bắt đầu bằng a
Khác : anh kết thúc bằng nh
Đánh vần : a – nhờ - anh
 chờ – anh - chanh
 cành chanh
HS ghép theo HD của GV
Hoạt động 3:
@Mục tiêu: Đọc từ ứng dụng buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành 
@PP : Thực hành
@Đồ dùng:
@Tiến hành:
Gv ghi từ ứng dụng – đọc mẫu buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành
HD HS viết: ang, bàng, cây bàng
 Anh, chanh, cành chanh
Hs đọc từ ứng dụng
HS viết theo HD của GV
TIẾT 2
Các hoạt động(29’)
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Luyện đọc các vần, từ khoá, từ ứng dụng 
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: sách TV
@Tiến hành:
Cho Hs nhắc lại bài ôn tiết 1
Gv ghi câu ứng dụng: Không có chân có cánh
 Sao gọi là con sông?
 Không có lá có cành
 Sao gọi là ngọn gió?
Hs lần lượt đọc : ang, bàng, cây bàng; anh, chanh, cành chanh
 Hs đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp
Hs đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2:
@Mục tiêu: Luyện viết đúng các nét, độ cao, khoảng cách 
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: vở TV
@Tiến hành: 
Gv viết mẫu và hướng dẫn như tiết 1
Hs viết vở : ang, anh, cây bàng, cành chanh
Hoạt động 3:
@Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề: buổi sáng 
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: sách TV
@Tiến hành:
Đặt câu hỏi
Trong tranh vẽ gì?
Đây là cảnh nông thôn hay thành phố?
Em quan sát thấy buổi sáng những người trong tranh làm gì?
Em thích buổi sáng hay buổi trưa, buổi chiều? Vì sao
Nông thôn
Những người nông dân vác cày, cuốc dẫn trâu ra đồng, em nhỏ mang cặp đi học
Buổi sáng, không khí mát mẻ, trong lành
4. Củng cố (5’):
Gv chỉ bảng Hs đọc lại toàn bộ
Hs tìm tiếng mới chứa vần vừa học
5. Dặn dò (1’):
 Nhận xét tiết học
Về học và làm bài tập. 
Chuẩn bị bài 57 : inh – ênh
TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
I- MỤC TIÊU
- KT : Giúp HS :
 Tiếp tục củng cố khái niệm về phép cộng
 Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7
- KN : Biết làm tính cộng trong phạm vi 7 
- TĐ : yêu thích học toán 
II- CHUẨN BỊ
Gv : Tranh mẫu vật ứng với phép cộng (7)
Hs : sách bài tập, bộ số
III- HOẠT ĐỘNG
1. Oån định(1’) Hát vui
2. Bài cũ: (5’)
 Hs làm bảng
1
+
1
+
4
=
2
+
3
+
1
=
6
-
1
+
1
=
6
-
3
-
2
=
Đọc bảng cộng, bảng trừ (6)
Nhận xét KT
3. Bài mới (28’)
a. Giới thiệu bài: phép cộng trong phạm vi 7
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Thành lập và ghi nhớ bảng cộng (7) 
@PP : Giảng giải
@Đồ dùng:
@Tiến hành:
a/ Hướng dẫn Hs phép cộng 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7
Bước 1: Hs nêu vấn đề
Bước 2: Gv chỉ bảng hỏi “sáu cộng một bằng mấy”
Ghi 6 + 1 = 7
Bước 3: Gv nêu “1 cộng 6 bằng mấy” viết bảng : 1 + 6 = 7
Lưu ý: Cho Hs nêu “lấy 1+6 cũng như lấy 6 + 1”
b/ Hướng dẫn Hs học phép cộng 5 + 2 = 7 và 2+ 5 = 7 theo 3 bước tương tự
c/ Hướng dẫn Hs học phép tính 4 + 3 = 7 và 3+4 = 7 theo 3 bước tương tự
Có 6 hình tam giác, thêm 1 hình tam giác nữa. Hỏi tất cả mấy hình tam giác
Sáu cộng một bằng bảy
Hs đọc: 6 + 1 = 7
Vài em đọc lại
Hs đọc : 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7
Hs đọc: 5 + 2 = 7; 2 + 5 = 7
“Lấy 5+2 cũng như lấy 2+5”
Hs đọc 4 + 3 = 7; 3 + 4 = 7
Hs tiến hành học thuộc
Hoạt động 2:
@Mục tiêu: Thực hành 
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: vở BT
@Tiến hành:
Bài 1: hướng dẫn Hs vận dụng bảng cộng vừa học để làm
6 5 4 3 2 1
1 2 3 4 5 6
Bài 2: Tương tự bài 1
0 +7 =  1 + 6 =  2 + 5 = 3 + 4 =
7 + 0 = 6 + 1 = 5 + 2 = 4 + 3 =
Bài 3: Cho Hs nêu cách làm rồi giải
Trong dãy tính có 2 phép tính ta làm thế nào?
1 + 5 + 1 =. 1 + 4 + 2 =  3 + 2 + 2 =.
2 + 3 + 2 = 2 + 2 + 3 = 5 + 0 + 2 =
Bài 4: Hs quan sát tranh nêu được đề toán
6 5 4 3 2
1 2 3 4 5
7 7 7 7 7
Hs nêu miệng biết kết quả:
0 + 7 = 7 2 + 5 = 7
7 + 0 = 7 5 + 2 = 7
1 + 6 = 7 3 + 4 = 7
6 + 1= 7 4 + 3 = 7
1 + 5 + 1 = 7 1 + 4 + 2 =7 
2 + 3 + 2 = 7 2 + 2 + 3 =7
a) Có 6 con bướm, thêm một con bướm bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con bướm?
6
+
1
=
7
b) Có 4 chú chim đang ăn thóc có thêm 3 chú chim bay tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu chú chim?
4
+
3
=
7
4. Củng cố (3,):
Gọi HS nhắc lại bài
Đọc thuộc lòng bảng cộng
5. Dặn  ... i trong nhà của mình
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài :
Cho Hs hát bài cái bóng ngoan ® Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Công việc ở nhà”
b. Các hoạt động :
Hoạt động 1 :
@Mục tiêu : Thấy được 1 số công việc ở nhà của những người trong gia đình 
@PP : Thực hành, trực quan, diễn giải
@Đồ dùng :
@Tiến hành :
Treo tranh. Gợi ý
- Nói từng người trong mỗi hình đó đang làm gì?
- Tác dụng của mỗi công việc
- Mời 1 số Hs trình bày trước lớp
® Những việc làm đó giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gia đình với nhau
Hs quan sát
Làm việc theo cặp, cùng quan sát
H1 : Bạn nhỏ trong hình đang lau chùi bàn ghế để làm cho nó sạch sẽ.
H2 : Đang ngồi học
H3: Đang sắp xếp cái kệ
Nhiều em nhắc lại
Hoạt động 2 :
@Mục tiêu : Hs biết kể tên 1 số công việc của em thường làm giúp đỡ bố mẹ 
@PP : Kể chuyện
@Tiến hành :
Yêu cầu Hs : Gợi ý cho Hs kể cho bạn nghe : nấu cơm, quét dọn nhà cửa, trông em.
- Mời đại diện mỗi nhóm trình bày.
- Em cảm thấy thế nào khi quét dọn nhà sạch sẽ?
- Rửa ấm chén có tác dụng gì?
® Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tùy theo sức của mình.
Kể cho nhau nghe về các công việc ở nhà của mọi người trong gia đình mình thường làm để giúp đỡ bố mẹ
Hs trình bày phần thảo luận của nhóm.
Hoạt động 3 :
@Mục tiêu : Hs hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp 
@PP : Trực quan, diễn giải
@Đồ dùng : tranh
@Tiến hành :
Treo tranh
Hãy tìm những điểm giống nhau và khác của 2 hình?
(Gợi ý cho Hs nêu)
Em thích căn phòng nào?
Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ em phải làm gì để giúp đỡ bốmẹ?
Giống : Giường, màn, gối, bàn ghế, ấm chén, sách vở, đồng hồ
Khác : H2 không gọn gàng 
Căn phòng H1
Cần sắp xếp phụ với bố mẹ để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp
Kết luận : Nếu mỗi người trong nhà đều quan tâm đến việc dọn dẹp nàh cửa, nhà ở sẽ gọn gàng, ngăn nắp
Ngoài giờ học, để có nhà ở gọn gàng sạch sẽ, mỗi Hs nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tùy theo sức mình
4. Củng cố (5’):
Hằng ngày em đã làm những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ?
Nêu suy nghĩ của em sau khi làm xong công việc
Hs nêu những việc mình đã làm
5.Dặn dò(1’): 
 Nhận xét tiết học
 Giúp bố mẹ những công việc ở nhà
 Chuẩn bị bài : An toàn khi ở nhà.
TIẾNG VIỆT
	 Bài 60 : om – am 
I- MỤC TIÊU:
- KT : Đọc viết hiểu được : om, am, làng xóm, rừng tràm
 Đọc hiểu được các từ ngữ và câu ứng dụng: 
Mưa tháng bảy gãy càng trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng
- KN :Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Nói lời cảm ơn 
- TĐ : yêu thích học tiếng Việt 
II- CHUẨN BỊ:
Gv : Tranh minh họa từ, câu ứng dụng, luyện nói
Hs : SGK, bộ chữ
III- HOẠT ĐỘNG
1. Oån định (1’):
 Hát vui
2. Bài cũ (5’):
2-3 Hs đọc viết được: bình minh, nhà rông, nắng chang chang
2-3 Hs đọc câu ứng dụng: 
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
 Nhận xét KT
3. Bài mới (29’)
a. Giới thiệu bài: om - am
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Nhận diện vần om 
@PP : Đàm thoại, giảng giải
@Đồ dùng: tranh, bảng con, bộ chữ
@Tiến hành:
Cho Hs nhận diện vần
Vần om được tạo nên : o và m
Đánh vần
Gv đánh vần o - mờ – om
Vị trí của chữ và vần trong tiếng xóm
Gv đánh vần – đọc : 
Hướng dẫn ghép: om, xóm, làng xóm 
Hs đánh vần o - mờ – om
x đứng trước, om đứng sau, dấu sắc trên om
Hs đọc o – mờ – om.
 xờ – om – xom - / xóm
 làng xóm
Hs ghép theo HD của GV
Hoạt động 2:
@Mục tiêu : Nhận diện vần am 
@PP : Thực hành, trực quan, vấn đáp
@Đồ dùng: tranh, bảng con, bộ chữ
@Tiến hành:
Quy trình tương tự
Lưu ý :
Am được tạo nên từ : a và m
So sánh am và om
GV HD HS ghép: am, tràm, rừng tràm
Giống : kết thúc bằng m
Khác : am bắt đầu bằng a
Đánh vần : a – mờ - am
 trờ – am – tram - \ - tràm
 rừng tràm
HS ghép theo HD của GV
Hoạt động 3:
@Mục tiêu: Đọc từ ứng dụng chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam 
@PP : Thực hành
@Tiến hành:
Gv ghi từ ứng dụng – đọc mẫu: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam
Hs đọc từ ứng dụng, tìm vần vừa học trong các từ
TIẾT 2
Các hoạt động (29’)
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Luyện đọc vần từ, câu ứng dụng
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: sách TV
@Tiến hành:
Cho Hs nhắc lại bài tiết 1
Gv ghi câu ứng dụng: 
 Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bưởi.
Hs lần lượt đọc : om, xóm, làng xóm, am, tràm, rừng tràm
 Hs đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp
Hs đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2:
@Mục tiêu: Luyện viết đúng các nét, độ cao, khoảng cách 
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: vở tập viết
@Tiến hành: 
Gv viết mẫu và hướng dẫn như tiết 1.
Hs viết vở : om, am, làng xóm, rừng tràm
Hoạt động 3:
@Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề: Nói lời cảm ơn 
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: sách TV
@Tiến hành:
Đặt câu hỏi
Trong tranh vẽ gì?
Tại sao em bé lại cảm ơn chị?
Em đã bao giờ nói “Em xin cảm ơn” chưa?
Khi nào ta phải cảm ơn
Chị và em
Chị cho em quả bóng mà xanh
Hs nêu
Khi ai cho đồ vật gì, làm hộ mình việc gì.
Khi mọi người cho em quà bánh, em đã nói lời cảm ơn.
4. Củng cố (5’):
Gv chỉ bảng Hs đọc lại toàn bộ
Hs tìm tiếng mới chứa vần vừa học
5. Dặn dò (1’):
 Nhận xét tiết học 
 Về học và làm bài tập.
 Chuẩn bị bài 61 : ăm - âm
TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8
I- MỤC TIÊU
- KT : Giúp Hs :
 Tiếp tục củng cố khái niệm về phép cộng
 Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8
KN : Biết làm tính cộng trong phạm vi 8 
TĐ : Yêu thích học toán
II- CHUẨN BỊ
Gv : Tranh mẫu vật ứng với phép cộng (8) ;	Hs : sách bài tập, bộ số
III- HOẠT ĐỘNG
1. Oån định (1’)	 Hát vui
2. Bài cũ(5’)
Đọc bảng cộng, bảng trừ (7)
Nhận xét
3. Bài mới (28’)
a. Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 8
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Thành lập và ghi nhớ bảng cộng (8) 
@PP : Giảng giải
@Đồ dùng: mô hình tam giác,
@Tiến hành:
a/ Hướng dẫn Hs phép cộng 7 + 1 = 8; 1 + 7 = 8
Bước 1: Hs nêu vấn đề
Bước 2: Gv chỉ bảng hỏi “bảy cộng một bằng mấy”
Ghi 7 + 1 = ?
Bước 3: Gv nêu “1 cộng 7 bằng mấy” viết bảng :
1 + 7 = 8
Lưu ý: Cho Hs nêu “lấy 1+7 cũng như lấy 7 + 1”
b/ Thực hiện tương tự hoặc cho Hs nhìn hình vẽ nêu ngay kết quả
c/ Hướng dẫn Hs ghi nhớ và học thuộc bảng cộng (8)
Có 7 hình tam giác, thêm 1 hình tam giác nữa. Hỏi tất cả mấy hình tam giác
Bảy cộng một bằng tám
Hs lên ghi bảng 7 + 1 = 8
Vài em đọc lại
tám
Hs đọc : 7 + 1 = 8; 
 1 + 7 = 8
 6 + 2 = 8
 2 + 6 = 8
 5 + 3 = 8
 3 + 5 = 8
 4 + 4 = 8
Hs đọc thuộc
Hoạt động 2:
@Mục tiêu: Thực hành 
@PP : Thực hành
@Đồ dùng: vở BT
@Tiến hành:
Bài 1: Cho Hs nêu yêu cầu làm bài và chữa bài
Bài 2: Tương tự bài 1
Gv cho Hs tính nhẩm ghi kết quả
Bài 3: Cho Hs nêu cách tính. Lấy 1 + 3 được 4, lấy 4 cộng tiếp tục 4 được 8
7 6 5 4 3
1 2 3 4 5
8 8 8 8 8
1 + 7 = 8 2 + 6 = 8
7 + 1 = 8 6 + 2 = 8
7 – 1 =6 6 – 2 = 4
1 + 3 + 4 = 8
1 + 2 + 5 = 8
4. Hoạt động 3:
@Mục tiêu: củng cố
@Đồ dùng: vở BT
@Tiến hành:
Tổ cử đại diện trình bày đề toàn – rồi giải theo nội dung tranh bài 4
5 + 3 = 8;	7 + 1 = 8;	4 + 4 = 8
Lớp nhận xét
5. Dặn dò:
 Nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài: phép trừ trong phạm vi 8
TẬP VIẾT
Con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng
I- MỤC TIÊU
- KT : Hướng dẫn HS viết đúng mẫu chữ: Con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng
- KN :Rèn Hs viết đúng biết cách nối nét
- TĐ: Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mỹ
II- CHUẨN BỊ
Gv: Mẫu chữ, phấn màu
Hs : Vở tập viết, bảng con
III- HOẠT ĐỘNG
1. Oån định (1’): 	Hát vui
2. Bài cũ (5’):
Nhận xét bài viết trước
Tuyên dương các bài viết đẹp
3. Bài mới (28’)
a. Giới thiệu bài :
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ luyện viết các từ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng 
b. Các hoạt động
Hoạt động 1:
@Mục tiêu : Hs nắm được cấu tạo các từ 
@PP : Trực quan, đàm thoại
@Đồ dùng :
@Tiến hành :
Gv viết mẫu và nêu quy trình viết 
Con ong: đặt bút trên đường kẻ thứ 2 viết chữ con cách 1 con chữ o đặt bút trên đường kẻ thứ 3 viết vần ong
Cây thông: đặt bút trên đường kẻ thứ 2 viết chữ cây cách 1 con chữ o viết chữ thông
Từ vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng tương tự
Hs viết bảng con
Hoạt động 2:
@Mục tiêu : Hs nắm được quy trình viết : viết đúng nội dung bài viết. Rèn Hs viết đúng, đẹp, đều nét, nhanh
@PP : Thực hành
@Đồ dùng : Vở tập viết
@Tiến hành :
Gv viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết các từ con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng
Lưu ý : Nối nét giữa các vần : âng, ăng, ông
Vị trí dấu thanh và khoảng cách giữa chữ, từ
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút
Nhận xét bài viết
Hs luyện viết vào vở theo hướng dẫn của Gv
4. Củng cố 
 Các tổ thi đua viết chữ đẹp
Nhận xét:
5. Dặn dò (1’):
 Nhận xét tiết học
Tập viết lại vào vở ở nhà
Chuẩn bị bài tuần 14

Tài liệu đính kèm:

  • doct.13.doc