Giáo án Lớp 1 - Tuần 14, 15

Giáo án Lớp 1 - Tuần 14, 15

Tiết 1: Chào cờ:

Tiết 2: Mĩ thuật: (Cô Xanh dạy)

Tiết 3,4: Học vần: BÀI 55: eng – iêng

A. Mục tiêu

 - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng

 - Luyện nói từ 2 - 3 Câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng

 - GD HS có ý thức bảo vệ môi trường nước sạch sẽ

B. Đồ dùng dạy học.

 * GV: bộ chữ học vần

 

doc 42 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14: Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ:
Tiết 2: Mĩ thuật: (Cô Xanh dạy)
Tiết 3,4: Học vần: BÀI 55: eng – iêng
A. Mục tiêu
 - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
 - Luyện nói từ 2 - 3 Câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng
 - GD HS có ý thức bảo vệ môi trường nước sạch sẽ
B. Đồ dùng dạy học.
 * GV: bộ chữ học vần
 * HS: Bộ đồ dùng tiếng việt.	
 C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
- Đọc cho HS viết : bông súng, sừng hươu,
 cây sung
- Đọc bài SGK vần, từ, câu.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, ĐG
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài 2. 
1. Dạy vần Vần eng
a. Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần eng
- Vần eng được tạo bởi những âm nào ?
- HD phân tích vần eng?
-Hãy so sánh vần eng và vần en!
- Yêu cầu học sinh gài eng
b. Đánh vần:
+ HD HS đánh vần và đọc mẫu
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá, từ khoá.
- Muốn có tiếng xẻng thêm âm gì và dấu gì?
- HD phân tích tiếng xẻng?
- Gv gài bảng tiếng xẻng 
-HD đánh vần tiếng
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Từ khoá:
- Giáo viên gài: lưỡi xẻng và cho QS tranh
- Cho HS đọc vần-tiếng-từ
* Vần iêng (Quy trình tương tự vần eng) 
* So sánh vần eng ,iêng
- HD so sánh. 
- Luyện đọc cả hai vần
c. Đọc từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng.
 Cái kẻng củ riềng
 xà beng bay liệng
-Gọi HS khá đọc
- Gv đọc mẫu- giải nghĩa từ: cái kẻng, xà beng, bay liệng
-Cho HS tìm tiếng chứa vần mới
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
d.Đọc câu ứng dụng.
- Cho Hs quan sát tranh.
? Tranh vẽ gì ? Thái độ bạn nhỏ như thế nào khi đang học bài mà các bạn rủ đi đá bóng?
-Giới thiệu: Kiên trì, vững vàng dù cho ai có nói gì thì vẫn giữ ý kiến của mình chính là nội dung của câu ứng dụng.
- Gv ghi bảng: 
Dù ai nói ngả nói nghiêng...
- HD đọc khổ thơ
- GV đọc mẫu 
– HD phân tích tiếng mới 
- Gv nhận xét, chỉnh sửa
* Tiểu kết tiết 1: 
-Tìm tiếng ngoài bài có vần eng và vần iêng
 Tiết 2:
3. Luyện đọc:
+ HD đọc bài ở tiết 1.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+Đọc SGK
-Cho HS đọc thầm, sau đó đọc theo nhóm, đọc trước lớp
b. Luyện nói: 
- Giới thiệu tranh – ghi bảng: Ao, hồ, giếng
- Đọc mẫu trơn – HD phân tích
 + Gợi ý luyện nói:
- Tranh vẽ cảnh gì? Chỉ và nói tên từng sự vật có trong bài luyện nói ? Giếng dùng để làm gì? Nhà em có giếng không?. Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh ? 
-Gọi đại diện một vài nhóm trình bày
 c. Luyện viết:
- Gv viết mẫu, nêu quy trình viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng
-Cho HS luyện viết bảng con
- Gv nhận xét, chỉnh sửa 
-Cho HS viết trong vở tập viết
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.
- NX & chấm 1 số bài viết.
III. Củng cố - dặn dò:
-Hôm nay chúng ta học vần gì? 
-Trò chơi: Thi tìm nhanh tiếng có vần mới trên bảng
- Cho Hs đọc bài 
- NX chung giờ học
- Học sinh viết bảng con theo 3 tổ 
- 2Học sinh đọc.
- HS đọc CN, ĐT eng
- Vần eng được tạo bởi âm e- ng
- Vần eng có âm e đứng trước, ng đứng sau.
-HS trả lời
- Học sinh gài vần eng, đọc nối tiếp, ĐT
2 HS đ/v, nối tiếp, lớp: e-ngờ-eng
- HS thêm x và dấu hỏi
- HS gài xẻng- Đọc trên bảng cài
- Tiếng xẻng gồm x đứng trước vần eng đứng sau
- Hs đọc CN, nhóm, ĐT: xờ – eng –xeng –hỏi –xẻng
- HS đọc CN, nhóm, ĐT.
-Đọc CN-lớp
 eng - e
 iêng - iê	 ng
- HS đọc CN, nhóm, ĐT
- Hs đọc nhẩm.
- 3HS đọc ĐT trơn
- Tìm tiếng mới, phân tích và đánh vần, 
- Hs đọc CN, nhóm, ĐT.( HS khá, giỏi đọc trơn, HS yếu đánh vần rồi đọc)
- Hs quan sát tranh & Nx.
- Các bạn học sinh
-Nêu ý kiến
- HS đọc thầm
- 2HS khá đọc trơn.
- Tìm và phân tích tiếng mới nghiêng, kiềng
- Luyện đọc: CN, nhóm, ĐT
-1HS đọc toàn bài
-HS nêu: chiêng, kiêng, keng, béng
- HS luyện đọc CN, nhóm, ĐT
- HS nhận xét bạn đọc.
-Đọc thầm, đọc nhóm đôi, 2 – 3 HS đọc to
- Quan sát tranh - Nêu chủ đề luyện nói
- Đọc ĐT - Tìm tiếng mới và phân tích
- Đọc CN, nhóm đôi, ĐT.
-Một số HS trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi gợi ý.
- Đại diện nhóm nói trước lớp. Lớp NX
- HS quan sát GV viết
- HS viết lên bảng con
- Hs viết trong vở theo HD.
-2-3 cặp lên thi đua
-1 HS đọc bài trên bảng lớp
Tiết 4: Toán: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
A. Mục tiêu
 	- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
-HS làm được BT1,2, bài 3 cột 1, bài 4: Viết một phép tính.
B.Đồ dùng dạy học * GV: Mẫu vật dạy bài mới và làm BT4 * HS: Bộ đồ dùng toán
C. Hoạt động dạy học
I. Kt bài cũ.
- Gv nhận xét cho điểm 
 II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Gt phép trừ trong phạm vi 8 
* Gt phép trừ 8 - 1 = 7 và 8 -7 = 1 
- Gv treo mẫu vật, kết hợp cho HS dùng BĐDT thao tác theo mẫu GV
- Hd học sinh nêu bài toán và viết phép tính 
- Gv ghi bảng phép tính 
* Giới thiệu các phép trừ 
 8 - 2 = 6 8 - 3 = 5
 8 - 6 = 2 8 - 4 = 4 
 8 - 5 = 3 (tương tự )
* Học thuộc bảng trừ 
-Xoá dần bảng trừ sau đó cho HS thành lập lại để khắc sâu kiến thức
3. Luyện tập. 
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu 
- Hd học sinh làm 
- Hd hs viết pt cho thẳng cột 
 8 8 8 8 8 8 8
 - - - - - - -
 1 2 3 4 5 6 7
- Chữa bài nhận xét và sửa chữa
Bài 2: Tính: 
 1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 4 + 4 = 8
 8 - 1 = 7 8 - 2 = 6 8 - 4 = 4
 8 - 7 = 1 8 - 6 = 2 8 - 8 = 0
-Cho HS làm bảng con và trong vở ô li
-Theo dõi và giúp đỡ HS làm bài
-Nhận xét, sửa chữa
Bài 3: Tính: 
8 - 4 = 4 8 – 1 – 3 = 4 8 – 2 – 2 = 4 
-Cho HS nêu cách làm bài
- Gv nhận xét và sửa chữa
Bài 4: Viết phép tính thích hợp 
-Đính mẫu vật theo tranh- Hd học sinh nêu bài toán 
-Cho HS làm trên bảng con
- Chữa bài nhận xét
 III. Củng cố dặn dò. 
 - Đọc lại bảng trừ 8 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Hs làm bảng con
 6 + 2 = 8 3 + 4 = 7 
Hs nhắc lại đầu bài 
- Hs thao tác trên bộ đồ dùng toán, nêu bài toán và nêu câu trả lời 
 8 - 1 = 7 8 – 7 = 1
- Hs đọc CN - ĐT
-Tương tự nêu phép tính rồi đọc cá nhân, đồng thanh từng cặp phép tính tương ứng
- Hs đọc lại bảng trừ
- Hs luyện đọc thuộc bảng trừ CN - ĐT.
-Tính. 
- Hs làm bảng con theo 3 nhóm tổ, lớp làm chung 1 phép tính
- 3 hs lên bảng 
-Lớp nhận xét bài trên bảng
- Tính .
- 3 Hs lên bảng, lớp làm bảng con cột 1
-Làm trong vở ô li 2 cột còn lại
-Đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau trong dãy bàn
- Học sinh nhận xét PT và nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 
- HS nêu yêu cầu 
- Nêu cách làm
- Lớp làm bài trong bảng con
- Hs nêu yêu cầu 
- Quan sát tranh nêu bài toán 
- Hs viết lần lượt phép tính vào b/c 
 8 - 4 = 4 
Tiết 5: Toán: LUYỆN TẬP VỀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
A. Mục tiêu
 	- HS đọc thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
B. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài 
2. Ôn tập bảng trừ trong phạm vi 8.
- HD ôn tập bảng trừ
-Cho HS thi đua đọc thuộc bảng trừ
3 HD làm bài tập trong vở bài tập toán
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu 
- Hd học sinh làm 
 8 8 8 8 8 8 8
 - - - - - - -
 7 6 5 4 3 2 1
- Chữa bài nhận xét cho điểm
Bài 2: Tính: 
 1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 
 8 - 1 = 7 8 - 2 = 6 
 8 - 7 = 1 8 - 6 = 2 
Bài 3: Tính: 
- Gv nhận xét cho điểm 
 8 - 2 - 3 = 3 8 - 2 - 2 = 4 
 8 - 1 - 4 = 3 8 - 0 - 1 = 7
Bài 4: Viết phép tính thích hợp 
- Hd học sinh nêu bài toán 
- Chữa bài nhận xét
 III. Củng cố dặn dò. 
 - Đọc lại bảng trừ 8 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- HS ôn ĐT – nhóm – cá nhân
- Nhận xét, bổ sung.
- Tính. 
- Hs làm bảng con 
- 2 hs lên bảng 
- Tính .
- 3 Hs lên bảng, lớp làm vở bài tập
-Nối tiếp đọc kết quả, lớp nhận xét
-Đổi chéo bài để kiểm tra
- Học sinh nhận xét và nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 
- HS nêu yêu cầu 
- Nêu cách làm, nối tiếp HS nêu KQ và nhận xét bài trên bảng.
-Một vài HS nhắc lại cách tính.
- Hs nêu yêu cầu 
- Quan sát tranh nêu bài toán 
- Hs viết lần lượt phép tính vào b/c 
 8 - 3 = 5 
Tiết 7: Tiếng Việt* 
Ôn tập: eng, iêng
I. Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh đọc được vần tiếng từ và câu ứng dụng trong bài eng, iêng. 
- Học sinh tìm thêm được tiếng ngoài bài và đọc các tiếng chwá vần eng, iêng
- Làm được cá bài tập nối, điền, viết trong VBTTV
II. Các hoạt động dạy và học 
*Hoạt động 1: Luyện đọc. 
- Gv ghi bảng vần tiếng từ và câu ứng dụng lên bảng 
 - Gv sửa sai phát âm cho học sinh 
* Hoạt động2: Làm bài tập
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 1: Nối. 
- HD HS đọc rồi nối từ với tranh thích hợp tạo câu có nghĩa
-Gọi HS nêu kết quả bài làm
Bài 2: Điền vần eng hay iêng
 Gv HD học sinh QS, lựa chọn vần và điền 
Bài 3: Viết. 
- Gv HD học sinh viết bài trong vở bài tập. Gv bao quát học sinh 
* Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ 
- Hd học sinh tìm các từ, tiếng có vần eng, iêng
- Gv ghi bảng những từ hay
 III. Củng cố dặn dò. 
 - Đọc lại toàn bài, tìm tiếng mới.
 - Nhận xét giờ học 
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau 
- H/s đọc thầm
- Luyyện đọc CN-ĐT
- Đọc vần, từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng 
- HS nêu yêu cầu và làm từng bài tập. 
- HS đọc từ nối từ với tranh thích hợp 
- HS làm bài và chữa bài 
-Nêu kết quả, lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh nêu yêu cầu bài 2. 
- HS đọc lại các từ 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS viết bài
- Học sinh thi tìm từ mới có chứa vần ôn. 
- Hs đọc lại các từ 
-2 HS đọc toàn bài
 Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Đạo đức: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÙNG GIỜ (TIẾT 1)
I.Mục tiêu
 - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
 - Học sinh biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ.
 - Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
 - Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
* Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
II. Kĩ năng sống: - Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ.
 - Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.
III. Các phương pháp 
 - Thảo luận nhóm.
 - Động não.
 - Xử lí tình huống.
II. Chuẩn bị: Tranh bài tập 1
III. Các hoạt động
1. Bài cũ : Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện điều gì ?
 2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài
b.Các hoạt động 
Hoạt động 1 : Quan sát tranh BT 1
 - GVđính tranh lên bảng, cho HS nêu nội dung tranh: Tranh vẽ cảnh gì? Đoán xem chuyện gì ... 
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở ô li
-Gọi 4 HS lên bảng làm bài và YC lớp nhạnn xét, bổ sung
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
-Cho HS nhìn tranh, nêu bài toán
-Nhận xét, bổ sung
4.Củng cố: 
-Gọi đọc bảng cộng trong phạm vi 10
-Nhận xét chung tiết học
-Dặn dò: Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và xem bài mới.
-3 em lên bảng đọc các công thức cộng trong phạm vi 10.
-Cả lớp làm bảng con 
-Học sinh làm miệng các cột bài tập 1.
 -Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả vẫn không thay đổi.
-Thực hiện theo cột dọc, cần viết các số phải thẳng cột.
-Mỗi tổ làm 2 phép tính, 3 HS lên bảng làm bài
-Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
-Học sinh thực hiện theo 2 cột vào vở ô li
-HS làm bài và chữa bài
-2-3 HS nêu bài toán, lớp nhận xét
-Viết phép tính vào bảng con
-2 em đọc bảng cộng trong phạm vi 10 
Tiết 4: Thủ công: BÀI : GẤP CÁI QUẠT (TIẾT 1)
I. Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết cách gấp cái quạt bằng giấy.
-Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy .Các nếp gấp có thể chưa đều , chưa thẳng theo đường kẻ 
-Giáo dục các em tính chăm chỉ , cẩn thận trong lao động
Ghi chú : Với học sinh khéo tay : Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy . Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn . Các nếp gấp tương đối đều , thẳng , phẳng .
II.Chuẩn bị : Mẫu gấp quạt giấy mẫu.
-1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ màu.
-Học sinh: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy học :
A . Bài cũ :
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu dặn trong tiết trước.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
-Cho học sinh quan sát quạt mẫu gấp cái quạt giấy (H1).
-Người ta dùng quạt để làm gì?
Định hướng sự chú ý giúp học sinh nhận xét: 
-Em có nhận xét gì về các đường gấp cái quạt?
Giữa quạt mẫu có dán hồ, nếu không dán hồ ở giữa thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía
3. Hướng dẫn học sinh gấp:
B1: Đặt tờ giấy lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều 
B2: Gấp đôi để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và bôi hồ để dán lên nếp gấp ngoài cùng
B3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để hồ dính 2 phần cái quạt lại, ta được chiếc quạt giấy 
4. Học sinh thực hành:
-Cho học sinh thực hành gấp 
-Theo dõi, giúp đỡ HS
5.Củng cố: 
Nêu lại quy trình gấp cái quạt giấy.
-Đánh giá sản phẩm
-Nhận xét, tuyên dương các em gấp đẹp.
-Dặn dò:Chuẩn bị tiết sau thực hành trên giấy màu.
-Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho Giáo viên kiểm tra.
-Quan sát mẫu gấp cái quạt giấy.
-Dùng để quạt mát
-Các đường gấp cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
-Gấp theo hướng dẫn của GV qua từng bước.
-Thực hành gấp và dán cái quạt giấy. Trên giấy nháp 
-2em nêu quy trình gấp.
-Đổi chéo sản phẩm để kiểm tra nhau
Tiết 5:Hoạt động GDNGLL: (Phối hợp cùng TPTĐ hoạt động)
 Thứ sáu ngày 9 thnág 12 năm 2011
Tiết 1: Âm nhạc: (Cô Mai dạy)
Tiết 2 : Tập viết
Tuần 14: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện
I.Mục tiêu :
 -Viết đúng các chữ: nhà trường , buôn làng , hiền lành , đình làng , bệnh viện ...kiểu chữ viết thường ,cỡ vừa theo vở Tập viết 1,tập 1
 -Rèn cho học sinh kĩ năng viết thành thạo
 -Có hứng thú, ý thức tự giác trong học tập
 Ghi chú: HS khá.giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập 1
II. Các hoạt động dạy học :
1.KTBC: 
-Đọc cho HS viết các từ sau : con ong, cây thông, vầng trăng
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Viết bảng con
-GV viết mẫu từng chữ, yêu cầu HS nêu quy trình viết.
-Cho HS viết bảng con, nhận xét bài viết trên bảng con 
c. Viết trong vở tập viết
-Gọi HS đọc nội dung bài viết.
-Cho HS phân tích độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng , từ 
-Chấm bài , nhận xét
3.Củng cố :
-Gọi học sinh đọc lại nội dung bài viết
-Nhận xét chung bài viết
3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
HS theo dõi ở bảng lớp.
-Quan sát GV viết mẫu, nhắc lại quy trình viết các chữ, dấu thanh 
-HS viết bảng con
-3-4 HS đọc
-Phân tích cách đặt dấu thanh, độ cao các con chữ
-Thực hành viết bài vào vở .
-Hai em đọc 
Thực hành ở nhà 
Tiết 3: Tập viết: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, ghế đệm
I.Mục tiêu :
 -Viết đúng các chữ: nhà trường , buôn làng , hiền lành , đình làng , bệnh viện ...kiểu chữ viết thường ,cỡ vừa theo vở Tập viết 1,tập 1
-Rèn cho học sinh kĩ năng viết thành thạo
 -Ghi chú: HS khá.giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập 1
II. Các hoạt động dạy học :
1.KTBC: 
-Đọc cho HS viết các từ sau : nhà trường, đình làng, nuôi tằm
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Viết bảng con
-GV viết mẫu từng chữ, yêu cầu HS nêu quy trình viết.
-Cho HS viết bảng con, nhận xét bài viết trên bảng con 
c. Viết trong vở tập viết
-Gọi HS đọc nội dung bài viết.
-Cho HS phân tích độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng , từ 
-Chấm bài , nhận xét
3.Củng cố :
Gọi học sinh đọc lại nội dung bài viết
-Nhận xét chung bài viết
3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
HS theo dõi ở bảng lớp.
-Quan sát GV viết mẫu, nhắc lại quy trình viết các chữ, dấu thanh của các từ: đỏ thắm, mần non, trẻ em, chôm chôm 
-HS viết bảng con
-2-3 HS đọc
-Phân tích cách đặt dấu thanh, độ cao các con chữ
-Thực hành viết bài vào vở .
-Hai em đọc 
Tiết 4: Toán: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu : 
 -HS thuộc được bảng cộng trong phạm vi 10 và làm được tính trừ trong phạm vi 10
 -HS biết viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
-Bài tập cần làm: BT1, BT4
II.Đồ dùng dạy học:
 -Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép trừ trong phạm vi 10.
III.Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi học sinh nêu bảng cộng trong phạm vi 10.
2.Bài mới :
a.Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10.
+Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 10 – 1 = 9 và 10 – 9 = 1
-Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi để đưa ra kết luận:
 10 – 1 = 9; 10 – 9 = 1 rồi gọi học sinh đọc.
+Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 10 – 2 = 8 ; 10 – 8 = 2 ; 10 – 3 = 7 ; 10 – 7 = 3 ; 10 – 6 = 4 ; 10 – 4 = 6 10 – 5 = 5 tương tự như trên.
Bước 3: HD HS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10 và cho HS đọc lại bảng trừ.
-Xoá dần bảng cho HS lập lại bảng trừ
3. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Tính
a)Yêu cầu HS làm bảng con, nhắc HS viết các số phải thật thẳng cột.
-Nhận xét, bổ sung
b)Cột 1,2: Cho HS nêu miệng nối tiếp
-GV ghi bảng, nhận xét, đánh giá
-Em có nhận xét gì về các phép tính trong một cột? 
-Các cột còn lại cho HS làm trong vở ô li
Bài 4:Viết phép tính thích hợp
-Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi đặt đề toán tương ứng.
-Cho học làm bảng con
-Nhận xét, kết luận ý đúng: 9 - 4 = 5.
4.Củng cố - dặn dò:
-Hỏi tên bài, đọc lại bảng từ trong phạm vi 10 
Nhận xét, tuyên dương
-Dặn dò:Về nhà xem lại các bài tập đã làm , chuẩn bị bài tiết sau : Luyện tập 
-2em đọc bảng cộng trong phạm vi 10 
-Học sinh QS trả lời câu hỏi.
-Nêu phép tính tương ứng
-Đọc cá nhân, nhóm, lớp
 gọi vài em đọc lại, nhóm đồng thanh.
-Học sinh nêu: 
10 – 1 = 9 , 10 – 9 = 1
10 – 2 = 8 , 10 – 8 = 2
10 – 3 = 7 , 10 – 7 = 3
10 – 4 = 6 , 10 – 6 = 4 , 10 – 5 = 5
-Học sinh đọc lại bảng trừ cá nhân, nhóm, lớp.
-Thi đua học thuộc bảng trừ
-Học sinh thực hiện, 6 HS nối tiếp làm trên bảng lớp
-Nối tiếp nêu kết quả
-Nêu nhậnh xét: Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
-HS làm bài trong vở 
-Quan sát tranh, nêu bài toán tương ứng
-Làm bài trên bảng con 
-Học sinh nêu tên bài.Học sinh xung phong đọc bảng trừ trong phạm vi 10.
Tiết 5: Toán: LUYỆN TẬP PHẫP TRỪTRONG PHẠM VI 10
I.Mục tiờu :
- Ôn kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 10 đã học
-Vận dụng bảng cộng, bảng trừ vào làm bài tập trong vở bài tập Toán và vở ô li
-Củng cố về cấu tạo số 10 , biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
-Kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10 
II. Các hoạt động dạy và học 
1. Gthiệu bài ghi bảng
2 Hd học sinh làm bài tập 
a. Các bài tập trong VBTT- ttrang 64
Bài 1: Nêu yêu cầu
- Phần a)Yêu cầu HS làm bài trong vở, nhắc HS viết thẳng cột , một số HS lên bảng làm bài
-Phần b) Yêu cầu HS làm xong nêu miệng kết quả, 1 HS nêu kết quả, một HS nhận xét
Bài 2: Số?
-Cho HS nêu cách thực hiện từng phần
-HS tự làm bài- Gv và HS nhận xét, bổ sung
-Cho HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 10, GV củng cố về cấu tạo của số 10
 Bài 3: Điền dấu >, <, = 
-HS làm bài trong vở bài tập, 3 HS lên bảng làm bài
- Giáo viên và HS nhận xét , sửa chữa
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
-Gọi HS nêu bài toán phù hợp tình huống trong tranh
-Viết phép tính vào bảng con
- Gv nhận xét cho điểm 
- Khuyến khích HS viết pt khác
III. Củng cố dặn dò. 
 - Đọc lại bảng cộng, trừ 10
 - Nhận xét giờ học 
Tiết 2: Học vần*
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
I.Mục tiêu: 
- Khắc sâu cho h/s đọc viết một cách chắn các vần, từ đã học trong tuần 
- Luyện đọc chính xác câu ứng dụng. Đọc trôi chảy, lưu loát đối với học sinh khá giỏi 
- Học sinh có kĩ năng luyện viết đúng , đẹp các vần và các tiếng đã học
II .Các hoạt động dạy và học 
A. Kiểm tra bài cũ
-Cho HS nêu các vần đã học trong tuần, GV ghi bảng cho HS đọc: om, am, ăm, âm, ôm, ơm, em, êm
B. Ôn tập
1. Luyện đọc
-Viết bảng các từ khoá đã học trong tuần cho HS luyện đọc 
-Chỉ định HS đọc lại các vần, từ khoá, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
-Yêu cầu đọc trong SGK: đọc thầm, đọc trong nhóm đôi
-Gọi HS đọc lần lượt các bài từ bài 60 đến 63, mỗi HS đọc 2 bài, HS khác nhận xét, sửa chữa 
*Luyện đọc câu:
-Ghi bản cho HS luyện đọc:
+ Gió thổi mùa thu hương cốm mới
+Con tằm ân dâu 
Nghe như mưa rào
+Khi nhận được quà phải nói lời cảm ơn
+Trẻ em hôm nay là thế giớ ngày mai
*Mở rộng vốn từ: 
-Nêu một số từ có chứa vần ôn!
-HS nêu, GV chọn từ hay chi bảng và cho HS luyện đọc
2. Bài tập:
a. Nối thành câu hợp nghĩa
Em và mẹ ngồi êm quá
Bộ ghế dệm đi xem múa rối
Bố mua kem cho cả nhà ăn
b. Viết: 
-GV viết bảng và nêu quy trình viết: trẻ em, ngày đêm, đỏ thắm, đầm ấm, quả trám
-HS viết trong vở ô li
-Chấm một số bài viết
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 1415Hoa YH.doc