Giáo án Lớp 1 - Tuần 15 - Kiều Thị Tuyết Chinh - Trường Tiểu học Cần Kiệm

Giáo án Lớp 1 - Tuần 15 - Kiều Thị Tuyết Chinh - Trường Tiểu học Cần Kiệm

HỌC VẦN

BÀI 60 : OM - AM

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- HS đọc viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm .

- Đọc được từ và câu ứng dụng. Mưa tháng trái bòng.

- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh sách giáo khoa.

- Bộ đồ dùng Tiếng Việt

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 30 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 15 - Kiều Thị Tuyết Chinh - Trường Tiểu học Cần Kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
Học vần
Bài 60 : om - am
I. Mục đích – yêu cầu
- HS đọc viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm .
- Đọc được từ và câu ứng dụng. Mưa tháng  trái bòng.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn .
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh sách giáo khoa.
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: GV cho HS viết các từ: bình minh ,nhà rông.
- Gọi 1 học sinh đọc câu ứng dụng
- GVnhận xét, cho điểm
B. Bài mới:
 Tiết 1
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: om – am.
2. Dạy vần: om
a. Nhận diện vần:
+ Phân tích vần om?
+ So sánh om với on?
b. Đánh vần:
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
O - mờ- om
- GV sửa phát âm
+ Muốn có tiếng “xóm” phải thêm âm và dấu thanh gì?
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
 Xờ – om – xom – sắc- xóm
- GV nhận xét, sửa phát âm
* Hướng dẫn HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: làng xóm
- Gọi đọc trơn.
- GV sửa nhịp đọc cho HS
am (qui trình tươngtự) 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS tự tìm từ mới 
chòm râu quả trám
 đom đóm trái cam
- GV giải thích, đọc mẫu: Gọi đọc.
d. Viết bảng con
- GV viết mẫu lần lượt các từ.lên bảng vừa nêu qui trình viết.
- GV nhận xét, chữa lỗi
- 2HS viết bảng các từ: bình minh, nhà rông
- 1 HS đọc câu ứng dụng bài 59.
- HS đọc : om – am
- Vần om được ghép bởi âm o và âm m
+ Giống nhau: bắt đầu bằng o
+ Khác nhau : om kết thúc bằng m
 - HS ghép vần om
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp.
- Thêm âm x và dấu sắc
- HS ghép tiếng “xóm”
- Tiếng “xóm” có âm x đứng trước, vần om đứng sau, dấu sắc ở trên o
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát tranh rút ra từ khoá: làng xóm.
- Đọc trơn: Làng xóm.
- HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới.
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: chòm, đom đóm, trám, cam
- HS đọc: nhóm, lớp
- HS quan sát viết bảng con:om,am,làng xóm,rừng tràm.
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc bảng lớp
- GV gọi HS đọc lại bài tiết 1
- GV sửa phát âm cho HS
b. Luyện đọc SGK
- Gọi HS đọc bài tiết 1.
* Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu tranh sách giáo khoa
- GVnhận xét, giới thiệu câu ứng dụng:
GV đọc mẫu câu ứng dụng
 Mưa tháng bảy gãy cành trám
Nắng tháng tám rám trái bòng
- GV sửa phát âm
c. Luyện nói
- GV gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+Tại sao em bé lại cảm ơn chị?
Em có bao giờ nói em cảm ơn ai chưa? Khi nào ta cần phải cảm ơn?
d. Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- Gv nêu lại cách viết.
- GV quan sát, uốn nắn HS 
4. Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- GV cho HS đọc lại bài một lần
- Về nhà học bài chuẩn bị bài 61.
- 5 HS lần lượt phát âm: om, xóm , làng xóm, am,tràm,rừng tràm.
- 3 HS đọc bài tiết 1 (SGK).
- HS quan sát tranh và thảo luận.
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học trám, tám, rám 
- HS đọc trơn: cá nhân, lớp.
- HS nêu chủ đề luyện nói: Nói lời cảm ơn.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
 theo hiểu biết cá nhân
- HS trả lời.
- HS viết vào vở Tập viết bài 60 (theo mẫu)
- HS thi đua tìm tiếng, từ chứa vần vừa học.
- HS đọc lại toàn bài 1 lần
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
===================================================
Toán
Tiết 56: Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: 1 ( cột1,2), 2 ( cột 1), 2 ( cột 1,3), 4
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh bài tập 4.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng:
- 2 học sinh lên bảng tính.
 9 - 0 = 9 9 - 7 = 2
 9 - 3 = 6 9 - 4 = 5
- Gọi học sinh đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 9. 
- 2 học sinh đọc.
- HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Hướng dẫn học sinh làm lần lượt các bài tập trong SGK
Bài 1: (Cột1,2)
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Tính nhẩm.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau đó lần lượt gọi học sinh theo dãy bàn đứng lên đọc kết quả.
- HS làm bài tập vào vở
- HS đọc kết quả.
Yêu cầu học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nhận xét.
Bài 2: (Cột 1)
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Hướng dẫn HS sử dụng các bảng tính đã học để làm bài.
5 cộng với bao nhiêu để bằng 9.
- GVnhận xét.
- HS làm bài vào vở rồi lên bảng chữa.
 - HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3: (Cột 1,3)
- Bài yêu cầu gì?
 - Trước khi điền dấu ta phải làm như thế nào?
- Giáo viên cho cả lớp làm bài sau đó gọi học sinh xung phong lên bảng chữa
- HS nêu: Điền dấu > < =
- HS trả lời
- HS làm bài.
- HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét.
 HS nhận xét của bạn.
Bài 4: (Trang 80)
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho học sinh quan sát tranh .
- Viết phép tính thích hợp.
- HS quan sát tranh.
- Cho HS đặt đề toán và viết phép tính.
- HS nêu đề toán và phép tính.
- Lưu ý HS có những cách đặt đề toán khác nhau.
- Gọi HS nhận xét.
- HS nhận xét - sửa sai. 
III. Củng cố dặn dò:
- HS đọc lại bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 9.
- Nhận xét chung giờ học . 
- Dặn về nhà đọc trước bảng cộng 10
- 2HS đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 9.
- HS nghe.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
===================================================
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Học vần
Bài 61: ăm - âm
I. Mục đích - yêu cầu
- HS đọc viết được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.
- Đọc được từ và câu ứng dụng: Con suối sườn đồi.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề :Thứ, ngày, tháng, năm .
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh sách giáo khoa.
 - Bộ đồ dùng Tiếng Việt
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: GV cho HS viết.
- Gọi đọc câu ứng dụng.
- GVnhận xét, cho điểm
B. Bài mới:
Tiết 1
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: ăm - âm.
2. Dạy vần: 
a. Nhận diện vần
+ Phân tích vần ăm?
+ So sánh ăm với am?
b. Đánh vần
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
ă - mờ- ăm
- GV sửa phát âm
+ Muốn có tiếng “tằm” phải thêm âm và dấu thanh gì?
+ Phân tích tiếng “tằm?
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
tờ - ăm - tăm - huyền - tằm
- GV nhận xét, sửa phát âm
* Hướng dẫn HS quan sát tranh:
- GV ghi bảng: nuôi tằm
- Gọi đọc trơn.
- GV sửa nhịp đọc cho HS
âm (qui trình tươngtự) 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS tự tìm từ mới: 
tăm tre mầm non
đỏ thắm đường hầm
- Gọi HS phân tích tiếng có vần mới.
- GV giải thích, đọc mẫu:
- Gọi HS đọc.
d. Viết bảng con
- GV viết mẫu lần lượt các từ.lên bảng vừa nêu qui trình viết.
- GV nhận xét, chữa lỗi
- 2HS viết bảng từ: chòm râu, quả trám.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc : ăm - âm.
- Vần ăm được ghép bởi âm ă và âm m
+ Giống nhau: kết thúc bằng m
+ Khác nhau : ăm bắt đầu bằng ă
 - HS ghép vần ăm
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- Thêm âm t và dấu huyền
- HS ghép tiếng “tằm”vào bảng
- Tiếng “tằm” có âm t đứng trước, vần ăm đứng sau, dấu huyền ở trên ă
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát tranh rút ra từ khoá: nuôi tằm
- HS đọc trơn: nuôi tằm
- HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới.
- 5 HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: tăm,thắm ,mầm ,hầm
- HS nghe.
- HS đọc: nhóm, lớp
- HS quan sát viết bảng con:ăm,âm,nuôi tằm ,hái nấm.
 Tiết2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc bảng lớp
- GV gọi HS đọc lại bài tiết 1.
- GV sửa phát âm cho HS
b. Luyện đọc SGK
- GV gọi HS đọc bài tiết 1
* Đọc câu ứng dụng:
- GVnhận xét, giới thiệu câu ứng dụng:
- GV đọc mẫu câu ứng dung
Con suối sau nhà rì rầm chảy . Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.
- Gọi HS đọc câu.
- GV sửa phát âm
c. Luyện nói
- GV HD HS quan sát tranh TLCH theo gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
- Ngày chủ nhật em làm gì?
- Em thích ngày nào nhất trong tuần?
d. Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV nêu lại cách viết.
- GV quan sát, uốn nắn.
4. Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- Gọi đọc bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn về nhà ôn bài.	- HS đọc toàn bài 1 lầnVề nhà học bài chuẩn bị bài 62.
- 5 HS đọc
- 3 HS đọc bài tiết 1 (SGK)
- HS quan sát tranh và thảo luận.
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học :rầm, cắm, gặm.
- HS đọc trơn: cá nhân, lớp
- HS nêu chủ đề luyện nói: Thứ, ngày, tháng, năm.
- HS quan sát tranh, 
-HS trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân
- HS trả lời.
- HS viết vào vở tập viết: ăm - âm, nuôi tằm, hái nấm.
- HS thi đua tìm tiếng, từ chứa vần vừa học.
-1 HS đọc lại toàn bài 1 lần
- HS nghe
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
=======================================
Toán
Tiết 57: Phép cộng trong phạm vi 10
A. Mục tiêu:
- Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10.
- Viết được phép tính hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: 1,2,3
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh phong to hình vẽ sách giáo khoa.
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán 1.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
9 - 5 + 2 = 6 8 - 3 + 1 = 6
5 + 4 - 7 = 2 9 - 4 + 2 = 7
- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 9.
2 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 9.
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Lập và ghi nhớ bảng cộng tron ... he.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
======================================
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012
Học vần
Bài 63: em - êm
I. Mục đích - yêu cầu
- HS đọc viết được: em ,êm ,con tem ,sao đêm .
- Đọc được từ và câu ứng dụng:Con cò  xuống ao.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Anh chị em trong nhà.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh sách giáo khoa.
 - Bộ đồ dùng Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A Bài cũ: GV cho HS viết các từ:chó đốm ,sáng sớm
- Gọi 1 HS đọc câu ứng dụng.
- GVnhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: Tiết 1
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: em - êm.
2. Dạy vần: em
a. Nhận diện vần:
+ Phân tích vần em?
+ So sánh em với am?
b. Đánh vần:
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
e - mờ- em
- GV sửa phát âm
+ Muốn có tiếng “tem” phải thêm âm và dấu thanh gì?
+ Phân tích tiếng “tem?
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
tờ - em - tem 
- GV nhận xét, sửa phát âm
* Hướng dẫn HS quan sát tranh:
- GV ghi bảng: con tem
- Gọi đọc trơn.
- GV sửa nhịp đọc cho HS
êm (qui trình tươngtự) 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- Cho HS tự tìm từ mới
trẻ em ghế đệm
que kem mềm mại
- Gọi HS tìm, phân tích tiếng mới.

- GV giải thích, đọc mẫu:
- Gọi đọc.
d. Viết bảng con
- GV viết mẫu lần lượt các từ.lên bảng vừa nêu qui trình viết.
* Lưu ý: HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao độ rộng của các chữ.
- GV nhận xét, chữa lỗi
- 2HS viết bảng con.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc : em – êm.
- Vần em được ghép bởi âm e và âm m.
+ Giống nhau: kết thúc bàng m
+ Khác nhau : em bắt đầu bằng e
 - HS ghép vần em
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- Thêm âm t đứng trước.
- HS ghép tiếng “tem”vào bảng
- Tiếng “tem” có âm t đứng trước, vần em đứng sau.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh rút ra từ khoá: con tem
- HS đọc trơn: con tem.
- HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới.
- 5 HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: kem, đệm, mềm.
- HS nghe.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát viết bảng con.:em,êm,con tem ,sao đêm
Tiết2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc bảng lớp
- GV gọi HS đọc lại bài tiết 1.
- GV sửa phát âm cho HS
b. Luyện đọc SGK
- Gọi HS đọc bài tiết 1 SGK.
* Đọc câu ứng dụng:
- GVnhận xét, giới thiệu câu ứng dụng:
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
 Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
- Gọi HS đọc tiếng có vần mới.
- Gọi đọc câu ứng dụng.
- GV sửa phát âm
c. Luyện nói
- GV gợi ý HS trả lơì:
+ Tranh vẽ gì?
Anh chị em trong nhà còn gọi là anh chị em gì ?
Anh chị em trong nhà phải đối xử với nhau như thế nào ?
Em có yêu anh , chị của em không ?
d. Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV quan sát, uốn nắn
4. Củng cố- dặn dò:
- Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.	- HS đọc toàn bài 1 lần
- GV cho HS đọc lại bài một lần.
- Dặn chuẩn bị bài 64.
- 5 HS lần lượt phát.âm em,tem,con tem,êm, đêm,sao đêm
- 3 HS đọc bài tiết 1 (SGK)
- HS quan sát tranh và thảo luận.
- HS nghe.
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: đêm, mềm
- HS đọc trơn: nhóm, lớp.
- HS nêu chủ đề luyện nói: Anh chị em trong nhà.
+ HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
theo hiểu biết cá nhân
- HS viết vào vở Tập viết: em - êm, 
con tem, sao đêm.
- HS tìm tiếng, từ chứa vần vừa học.
-1 HS đọc lại toàn bài 1 lần
- HS nghe
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
====================================
Toán
Tiết 60: Phép trừ trong phạm vi 10
A- Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Làm được tính trừ trong phạm vi 10,viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: 1, 4.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh phóng to hình vẽ trong sách giáo khoa.
- Sử dụng bộ đồ dùng toán 1
- Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
- GV nhận xét cho điểm.
- 2 HS.đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
II- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2- Lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10:
- GV gắn lên bảng mô hình như SGK
- Yêu cầu HS quan sát, đặt đề toán và ghi phép tính thích hợp.
+ Cho HS đọc thuộc bảng trừ bằng cách xóa dần và lập lại.
- HS quan sát mô hình trên bảng.
- HS tự lập bảng trừ theo HD
- HS đọc thuộc bảng trừ tại lớp.
3- Thực hành:
Bài 1: (Trang 83) Tính.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 1 HS nêu: Tính
- GV cho HS làm bài .
- HS làm vào bài vào vở .
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét nêu kết quả đúng.
- HS chữa bài.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 4: (Trang 84)
- Cho HS quan sát tranh.
- Gọi HS nêu đề toán theo tranh vẽ.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
- HS quan sát tranh SGK.
- 2 HS nêu đề toán, nhận xét.
- HS chữa bài trên bảng.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc thuộc bảng trừ trong PV 10.
- Nhận xét giờ học. Dặn về nhà ôn bài.
- 1 vài em đọc
- HS nghe.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
===================================
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
Tập viết
Tiết 13 : Nhà trường,buôn làng, hiền lành, 
đình làng bệnh viện, đom đóm.
A- Mục tiêu: 
- Viết đúng các chữ: nhà trường,buôn làng ,hiền lành ,đình làng
 bệnh viện ,đom đóm 
- Viết đúng các kiểu chữ viết thường ,cỡ vừa theo vở tập viết 1 tập 1.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sãn các từ nhà trường,buôn làng ,hiền lành ,đình làng
 bệnh viện, đom đóm. - Vở tập viết 1. 
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét bài viết tuần trước.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Quan sát mẫu và nhận xét:
- Treo bảng phụ lên bảng.
- Cho HS đọc chữ trong bảng phụ.
- Cho HS phân tích chữ và nhận xét về độ caokhoảng cách giữa các con chữ.
- GV nhận xét .
3. Hướng dẫn và viết mẫu:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV theo dõi sửa sai.
4. Hướng dẫn HS tập viết vào vở:
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Cho HS viết bài vào vở.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
+ GV chấm 1 số bài.
- Nêu và chữa lỗi sai phổ biến.
5. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn về nhà luyện viết trong vở ô li.
- HS nghe nhận xét.
- HS quan sát.
- HS đọc trên bảng phụ.
- HS nhận xét và phân tích từng chữ.
- HS quan sát viết mẫu.
- HS tô chữ trên không, sau đó tập viết trên bảng con.
- 1 HS nêu.
- HS tập viết từng dòng trong vở tập viết .
- HS nộp vở ( 5 - 7 bài).
- HS nghe và ghi nhớ.
- Các tổ cử dại diện lên chơi.
- HS nghe
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
====================================
Tập viết
Tiết 14: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, 
trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm
I. Mục tiêu: 
- HS viết đúng các từ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm. - Viết đúng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết1- tập 1 một.
- Biết trình bày sạch sẽ, cầm bút, ngồi viết đúng quy định.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn các từ: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm 
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết: nhà trường ,buôn làng,hiền lành.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết:
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc.
-Hãy phân tích những tiếng từ trên bảng.
- Gọi HS nhắc lại cách nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các chữ
- GV viết mẫu và nêu lại quy trình viết.
- Cho HS viết bảng con.
- GV sửa sai.
3. Hướng dẫn HS tập viết vào vở:
- Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Cho HS viết bài vào vở.
- Quan sát HS viết, uốn nắn các lỗi.
4. Củng cố dặn dò:
- Trò chơi thi viết chữ đúng, đẹp.
- Khen những HS viết đúng, đẹp.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn về nhà viết vào vở ôli
- 3 HS lên bảng viết .
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS phân tích tiếng.
- Một vài em nêu.
- HS quan sát viết mẫu.
- HS tô chữ trên không sau đó tập viết trên bảng con.
- Ngồi lưng thẳng, đầu hơi cúi.
- HS tập viết theo mẫu trong vở tập viết1 
- HS chơi theo tổ.
- HS nghe.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
=====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 15 chuan.doc