Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 đến 20

Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 đến 20

Bài 64: im um

A- Mục đích, yêu cầu:

- Học sinh đọc và viết được: im, um, chim câu, trùm khăn.

- Đọc được câu ứng dụng: Khi đi em hỏi

 Khi về em chào

 Miệng em chúm chím

 Mẹ có yêu không nào?

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Xanh, đỏ, tím, vàng.

B- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

C- Các hoạt động dạy học:

 

doc 127 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007
Bài 64: im um
A- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: im, um, chim câu, trùm khăn.
- Đọc được câu ứng dụng: Khi đi em hỏi
 Khi về em chào
 Miệng em chúm chím
 Mẹ có yêu không nào?
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Xanh, đỏ, tím, vàng.
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho hs đọc và viết: trẻ em, que kem. ghế đệm, mềm mại.
- Đọc câu ứng dụng: Con cò mà đi ăn đêm
 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Dạy vần:
Vần im
a. Nhận diện vần:
- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: im
- Gv giới thiệu: Vần im được tạo nên từ i và m.
- So sánh vần im với em
- Cho hs ghép vần im vào bảng gài.
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Gv phát âm mẫu: im
- Gọi hs đọc: im
- Gv viết bảng chim và đọc.
- Nêu cách ghép tiếng chim 
(Âm ch trước vần im sau.)
- Yêu cầu hs ghép tiếng: chim
- Cho hs đánh vần và đọc: chờ- im- chim
- Gọi hs đọc toàn phần: im- chim- chim câu.
Vần um:
 (Gv hướng dẫn tương tự vần um.)
- So sánh um với im.
(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là u và i). 
c. Đọc từ ứng dụng:
- Cho hs đọc các từ ứng dụng: con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm 
- Gv giải nghĩa từ: tủm tỉm, mũm mĩm.
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
d. Luyện viết bảng con:
- Gv giới thiệu cách viết: im, um, chim câu, trùm khăn
-Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.
- Nhận xét bài viết của hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.
- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.
- Gv đọc mẫu: Khi đi em hỏi
 Khi về em chào
 Miệng em chúm chím
 Mẹ có yêu không nào?
- Cho hs đọc câu ứng dụng
- Hs xác định tiếng có vần mới: chúm, chím.
- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.
b. Luyện nói:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng.
- Gv hỏi hs: 
+ Trong tranh vẽ những thứ gì?
+ Em có biết vật gì màu đỏ, màu tím, vàng, đen, xanh, trắng?
+ Ngoài ra còn có màu gì nữa?
+ Tất cả màu nói trên gọi là màu sắc.
- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.
c. Luyện viết:
- Gv nêu lại cách viết: im, um, chim câu, trùm khăn. 
- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.
- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. 
- Gv chấm một số bài- Nhận xét.
Hoạt động của hs
- 3 hs đọc và viết.
- 2 hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- 1 vài hs nêu.
- Hs ghép vần im.
- Nhiều hs đọc.
- Hs theo dõi.
- 1 vài hs nêu. 
- Hs tự ghép.
- Hs đánh vần và đọc.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Thực hành như vần im.
- 1 vài hs nêu. 
- 5 hs đọc.
- Hs theo dõi.
- Hs quan sát.
- Hs luyện viết bảng con.
- 5 hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét. 
- Hs theo dõi.
- 5 hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- Vài hs đọc.
+ 1 vài hs nêu. 
+ 1 vài hs nêu.
+ Vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện. 
- Hs viết bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. 
- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 65.
Toán
Tiết 59: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố về phép trừ trong phạm vi 10.
- Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
II. Đồ dùng dạy học: Các mảnh bìa có ghi từ số 0 đến số 10. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc bảng trừ trong phạm vi 10.
- Chữa bài 4 sgk (trang 84).
2. Bài luyện tập:
a. Bài 1: Tính:
- Cho hs dựa vào bảng trừ 10 để làm bài tập.
- Phần b yêu cầu học sinh thực hiện theo cột dọc, kết quả cần đặt thẳng cột.
- Cho hs nhận xét bài làm của bạn.
b. Bài 2: Số?
- Gọi hs nêu cách điền số: 5 cộng mấy bằng 10?
- Cho cả lớp làm bài.
- Cho hs đổi bài kiểm tra. 
c. Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
- Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán, viết phép tính thích hợp. 7+ 3= 10; 10 -2= 8
- Cho học sinh đọc kết quả bài làm,
Hoạt động của hs:
- 2 hs đọc.
- 2 hs lên bảng làm.
- Cả lớp làm bài. 
- Học sinh đọc kết quả bài làm.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- 1 hs nêu: 5+ 5= 10
- Hs làm bài.
- Học sinh chữa bài tập, đổi chéo bài kiểm tra.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài theo cặp.
- 2 hs đọc kết quả.
3. Củng cố- dặn dò:
- Cho học sinh chơi trò chơi “Đoán kết quả nhanh”, giữa các tổ thi đua với nhau, tổ nào đoán được nhiều kết quả đúng thì tổ đó thắng.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10.
Đạo đức
Bài 8: Trật tự trong trường học (Tiết 1)
A- Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu:
- Cần phải giữ trật tự trong trường học và khi ra, vào lớp.
- Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an tòan của trẻ em.
2. Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.
B- Đồ dùng: Tranh minh họa cho bài tập 3, bài tập 4.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs nêu tư thế khi chào cờ.
- Giáo viên nhận xét.
II. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh.
- Cho đại diện nhóm trình bày.
- Gọi hs nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Chen lấn xô đẩy nhau khi ra, vào lớp, làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
2. Hoạt động 2: Thi xếp hàng vào lớp giữa các tổ 
- Giáo viên thành lập ban giám khảo: Gồm giáo viên và các cán bộ lớp.
- Giáo viên nêu yêu cầu cuộc thi:
+ Tổ trưởng biết điều khiển các bạn (1 điểm)
+ Ra, vào lớp không chen lấn xô đẩy nhau. (1 điểm)
+ Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng (1 điểm).
+ Không kéo lê dày dép gây bụi, gây ồn. (1điểm)
- Cho tiến hành cuộc thi.
- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất. 
Hoạt động của hs:
- 2 hs nêu.
- Hs chia thảo luận nhóm 2 người bài tập 1.
- Đại diện trình bày.
- Hs nêu nhận xét.
- Phân công ban giám khảo.
- Hs theo dõi.
- Các tổ tiến hành thi.
III. Củng cố- dặn dò:
- Lớp vừa được học xong bài đạo đức gì? Lớp mình có còn lộn xộn trong hàng không. 
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs luôn nhớ để thực hiện hàng ngày. 
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007
Toán
Tiết 60: Bảng cộng và trừ trong phạm vi 10
A- Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố bảng cộng và trừ trong phạm vi 10, vận dụng để làm tính.
- Củng cố nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng xem tranh, đọc và giải bài toán tương ứng.
B- Đồ dùng:
 - Hình vẽ trong sgk- Bộ học toán 
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của hs.
- Gv nhận xét. 
II. Bài mới:
1. Ôn tập các bảng cộng và các bảng trừ đã học:
- Cho học sinh quan sát tranh trong sgk. Yêu cầu hs lập bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 theo nhóm.
- Cho học sinh đọc thuộc bảng cộng trừ.
2. Thực hành:
a. Bài 1: Tính:
- Cho hs tự tính.
- Phần b viết kết quả cần thẳng cột.
- Gọi hs lần lượt đọc kết quả bài làm.
b. Bài 2: Số?
- Cho hs nêu cách điền số.
- Cho hs làm bài.
- Gv đặt câu hỏi cho hs củng cố cấu tạo số.
c. Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
- Cho hs quan sát tranh và nêu bài toán, viết phép tính thích hợp. 4+ 3 = 7; 10- 3= 7
- Gọi hs nêu trước lớp.
Hoạt động của hs:
- Học sinh lập bảng cộng và trừ trong phạmvi 10.
- Hs đọc cá nhân, theo tổ.
- Hs làm bài.
- Hs đọc kết quả bài làm.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài, chữa bài.
- Hs trả lời.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs thực hiện theo cặp.
- Vài hs nêu.
3. Củng cố- dặn dò:
- Cho học sinh chơi “Nối với kết quả đúng”.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10.
Học vần
Bài 65: iêm yêm
A- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
- Đọc được câu ứng dụng: Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Điểm mười.
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho hs đọc và viết: Con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
- Đọc câu ứng dụng: Khi đi em hỏi
 Khi về em chào
 Miệng em chúm chím
 Mẹ có yêu không nào? 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Dạy vần:
Vần iêm
a. Nhận diện vần:
- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iêm
- Gv giới thiệu: Vần iêm được tạo nên từ iê và m.
- So sánh vần iêm với êm
- Cho hs ghép vần iêm vào bảng gài.
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Gv phát âm mẫu: iêm
- Gọi hs đọc: iêm
- Gv viết bảng xiêm và đọc.
- Nêu cách ghép tiếng xiêm
(Âêm x trước vần iêm sau.)
- Yêu cầu hs ghép tiếng: xiêm
- Cho hs đánh vần và đọc: xờ- iêm- xiêm
- Gọi hs đọc toàn phần: iêm- xiêm – dừa xiêm.
Vần yêm:
 (Gv hướng dẫn tương tự vần iêm.)
- So sánh yêm với iêm.
(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là yê và iê). 
c. Đọc từ ứng dụng:
- Cho hs đọc các từ ứng dụng: thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi 
- Gv giải nghĩa từ: quý hiếm, âu yếm.
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
d. Luyện viết bảng con:
- Gv giới thiệu cách viết: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm
-Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.
- Nhận xét bài viết của hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.
- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.
- Gv đọc mẫu: Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
- Cho hs đọc câu ứng dụng
- Hs xác định tiếng có vần mới: kiếm, yếm.
- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.
b. Luyện nói:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Điểm mười.
- Gv hỏi hs: 
+ Trong tranh vẽ những thứ gì?
+ Em nghĩ bạn hs như thế nào khi cô cho điểm mư ... ài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): 
- Gọi hs nêu cách làm.
- Cho hs tự làm bài.
- Cho hs đổi bài kiểm tra.
Hoạt động của hs:
- 3 hs làm trên bảng.
- Hs nhận xét.
- Hs lấy 17 que tính rồi tách 1 chục và 7 que rời.
- Hs tách 7 que tính ra 3 que tính, còn lại 4 que tính.
- Hs nêu: Số que tính còn lại 1 bó và 4 que tính rời, tức là còn lại 14 que tính.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu.
- Hs làm bài. 
- 2 hs lên chữa bài tập.
- Hs nhận xét.
- Hs làm bài.
- Hs đọc kết quả bài làm.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs nêu.
- Hs làm bài.
- Hs kiểm tra chéo.
III. Củng cố, dặn dò:
- Cho hs nêu lại cách thực hiện phép trừ 17- 3= 14
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về làm bài vào vở bài tập toán.
Học vần
Bài 84: op ap
A- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: op, ap, họp nhóm, múa sạp.
- Đọc được câu ứng dụng: Lá thu kêu xào xạc
 Con nai vàng ngơ ngác
 Đạp trên lá vàng khô.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông 
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho hs đọc và viết: Thác nước, chúc mừng, ích lợi 
- Đọc câu ứng dụng: Đi đến nơi nào
 Lời chào đi trước
 Lời chào dẫn bước
 Chẳng sợ lạc nhà
 Lời chào kết bạn
 Con đường bớt xa.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Dạy vần:
Vần op
a. Nhận diện vần:
- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: op
- Gv giới thiệu: Vần op được tạo nên từ o và p
- So sánh vần op với oc
- Cho hs ghép vần op vào bảng gài.
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Gv phát âm mẫu: op
- Gọi hs đọc: op 
- Gv viết bảng họp và đọc.
- Nêu cách ghép tiếng họp 
(Âm h trước vần op sau, thanh nặng dưới o.)
- Yêu cầu hs ghép tiếng: họp
- Cho hs đánh vần và đọc: hờ- op- hóp- nặng- họp
- Gọi hs đọc toàn phần: op- họp – họp nhóm
Vần ap:
 (Gv hướng dẫn tương tự vần op.)
- So sánh ap với op.
(Giống nhau: Âm cuối vần là p. Khác nhau âm đầu vần là a và o). 
c. Đọc từ ứng dụng:
- Cho hs đọc các từ ứng dụng: con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp 
- Gv giải nghĩa từ: con cọp, đóng góp
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
d. Luyện viết bảng con:
- Gv giới thiệu cách viết: op, ap, họp nhóm, múa sạp 
- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.
- Nhận xét bài viết của hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.
- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.
- Gv đọc mẫu: Lá thu kêu xào xạc
 Con nai vàng ngơ ngác
 Đạp trên lá vàng khô.
- Cho hs đọc câu ứng dụng
- Hs xác định tiếng có vần mới: đạp
- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.
b. Luyện nói:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông 
- Gv hỏi hs: 
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Bạn nào có thể chỉ chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.
+ Chóp núi là nơi nào của ngọn núi?
+ Kể tên một số ngọn núi mà em biết?
+ Ngọn cây ở vị trí nào ở trên cây?
+ Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông có đặc điểm gì chung?
+ Tháp chuông thường có ở đâu? 
- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.
c. Luyện viết:
- Gv nêu lại cách viết: op, ap, họp nhóm, múa sạp 
- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.
- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. 
- Gv chấm một số bài- Nhận xét.
Hoạt động của hs
- 2 hs đọc và viết.
- 2 hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- 1 vài hs nêu.
- Hs ghép vần op.
- Nhiều hs đọc.
- Hs theo dõi.
- 1 vài hs nêu. 
- Hs tự ghép.
- Hs đánh vần và đọc.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Thực hành như vần op.
- 1 vài hs nêu. 
- 5 hs đọc.
- Hs theo dõi.
- Hs quan sát.
- Hs luyện viết bảng con.
- 5 hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét. 
- Hs theo dõi.
- 5 hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- Vài hs đọc.
+ 1 vài hs nêu. 
+ 1 vài hs nêu.
+ Vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện. 
- Hs viết bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học. 
- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 85.
Thủ công
Bài 15: Gấp mũ ca lô (Tiết 2)
A- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
B- Đồ dùng:
- Mũ ca lô được gấp bằng giấy màu có kích thước lớn.
- Giấy dùng để gấp mũ.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng môn học của hs.
- Nhận xét sự chuẩn bị của hs.
II. Bài mới :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- Cho hs quan sát mũ ca lô mẫu, chỉ cho học sinh thấy những nét đựoc gấp từ giấy hình chữ nhật.
- Nhắc lại các bước gấp mũ ca lô.
- Gọi hs thao tác từng bước gấp.
2. Hoạt động 2: Thực hành:
- Yêu cầu hs lấy giấy màu.
- Cho hs thực hành gấp mũ ca lô.
3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá:
- Cho hs trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, chọn ra sản phẩm đẹp.
- Gv nhận xét, dánh giá sản phẩm.
Hoạt động của hs:
- Hs quan sát.
- Hs nêu.
- Hs thực hiện.
- Hs lấy giấy đã chuẩn bị.
- Thực hành gấp mũ ca lô.
- Hs bày theo tổ.
- Hs nhận xét, bình chọn.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ thực hành; sự chuẩn bị của học sinh.
- Dặn hs về chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra chương kĩ thuật giấy.
Thứ sáu ngày 18 tháng 01 năm 2008
Học vần
Bài 85: ăp âp
A- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
- Đọc được câu ứng dụng: Chuồn chuồn bay thấp
 Mưa ngập bờ ao
 Chuồn chuồn bay cao
 Mưa rào lại tạnh.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Trong cặp sách của em 
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho hs đọc và viết: con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp 
- Đọc câu ứng dụng: Lá thu kêu xào xạc
 Con nai vàng ngơ ngác
 Đạp trên lá vàng khô.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Dạy vần:
Vần ăp
a. Nhận diện vần:
- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăp
- Gv giới thiệu: Vần ăp được tạo nên từ ă và p
- So sánh vần ăp với op
- Cho hs ghép vần ăp vào bảng gài.
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Gv phát âm mẫu: ăp
- Gọi hs đọc: ăp 
- Gv viết bảng bắp và đọc.
- Nêu cách ghép tiếng bắp
(Âm b trước vần ăp sau, thanh sắc trên ă.)
- Yêu cầu hs ghép tiếng: bắp
- Cho hs đánh vần và đọc: bờ- ăp- bắp- sắc- bắp
- Gọi hs đọc toàn phần: ăp- bắp- cải bắp
Vần âp:
 (Gv hướng dẫn tương tự vần ăp.)
- So sánh âp với ăp.
(Giống nhau: Âm cuối vần là p. Khác nhau âm đầu vần là â và ă). 
c. Đọc từ ứng dụng:
- Cho hs đọc các từ ứng dụng: gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh
- Gv giải nghĩa từ: gặp gỡ, ngăn nắp 
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
d. Luyện viết bảng con:
- Gv giới thiệu cách viết: ăp, âp, cải bắp, cá mập 
- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.
- Nhận xét bài viết của hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.
- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.
- Gv đọc mẫu: Chuồn chuồn bay thấp
 Mưa ngập bờ ao
 Chuồn chuồn bay cao
 Mưa rào lại tạnh.
- Cho hs đọc câu ứng dụng
- Hs xác định tiếng có vần mới: thấp, ngập
- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.
b. Luyện nói:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Trong cặp sách của em 
- Gv hỏi hs: 
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Trong cặp sách của em có những đồ dùng gì?
+ Hãy giới thiệu đồ dùng học tập trong cặp sách của em với các bạn?
+ Em đã giữ gìn đồ dùng học tập của em như thế nào?
+ Để sách vở và đồ dùng học tập của em được sạch, đẹp em cẩn phải làm gì?
- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.
c. Luyện viết:
- Gv nêu lại cách viết: ăp, âp, cải bắp, cá mập 
- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.
- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. 
- Gv chấm một số bài- Nhận xét.
Hoạt động của hs
- 2 hs đọc và viết.
- 2 hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- 1 vài hs nêu.
- Hs ghép vần ăp.
- Nhiều hs đọc.
- Hs theo dõi.
- 1 vài hs nêu. 
- Hs tự ghép.
- Hs đánh vần và đọc.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Thực hành như vần ăp.
- 1 vài hs nêu. 
- 5 hs đọc.
- Hs theo dõi.
- Hs quan sát.
- Hs luyện viết bảng con.
- 5 hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét. 
- Hs theo dõi.
- 5 hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- Vài hs đọc.
+ 1 vài hs nêu. 
+ 1 vài hs nêu.
+ Vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện. 
- Hs viết bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học. 
- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 86.
Toán
Tiết 77: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp hs rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ (dạng 17- 3).
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho hs làm bài: Đặt tính rồi tính:
13+ 2 	 15+ 4	16+ 2
- Cả lớp quan sát và nhận xét. Gv đánh giá điểm.
2. Bài luyện tập:
a. Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Gọi hs chữa bài tập.
b. Bài 2: Tính nhẩm.
- Cho hs tự nhẩm và ghi kết quả.
14- 1= 13. Có thể nhẩm: bốn trừ một bằng ba. Mười cộng ba bằng mười ba.
- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.
c. Bài 3: Tính:
- Hướng dẫn hs tính từ trái sang phải.
12+ 3- 1=? Lấy 12+ 3= 15, lấy 15- 1 =14.
Vậy 12+ 3- 1= 14.
- Tương tự cho hs làm bài.
- Gọi hs chữa bài.
d. Bài 4: Nối (theo mẫu):
 (Gv chuyển bài 4 thành trò chơi Thi nối nhanh, đúng).
- Gv tổng kết cuộc thi.
Hoạt động của hs:
- 3 hs làm trên bảng.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
- 2 hs làm trên bảng.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài.
- 1 hs lên bảng làm.
- Hs đọc kết quả và nhận xét.
- HS nêu cách tính.
- Hs tự làm.
- 3 hs lên bảng làm.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs các tổ thi đua.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về làm bài 4 vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 16 20.doc