Giáo án Lớp 1 - Tuần 18, 19, 20 - GV: Phương Thị Trình

Giáo án Lớp 1 - Tuần 18, 19, 20 - GV: Phương Thị Trình

Học vần

Tiết 155 +156 : it , iêt.

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc và viết đơợc: it, iêt, trái mít, chữ viết.

- Đọc đơợc câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.

II. Đồ dùng:

Giáo viên & Học sinh: Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 Tiết 1

A. Bài cũ:(4’)

GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1’)

GV giới thiệu trực tiếp bài học.

2.HĐ1: Dạy vần (22’)

+ Vần it

Bớc1: Nhận diện vần

Vần it đợc tạo nên từ mấy âm?

- GV tô lại vần it và nói: vần it gồm 2 âm: i, t

 So sánh vần it với vần ut.

Bớc 2: Đánh vần

- GVHD HS đánh vần: i- tờ- it

- Đã có vần it muốn có tiếng mít ta thêm âm, dấu gì?

- Đánh vần :mờ – ít – mit – sắc - mít.

- Nêu vị trí các chữ và vần trong tiếng mít?

 

doc 56 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 18, 19, 20 - GV: Phương Thị Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18
Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011
Học vần
Tiết 155 +156 : it , iêt.
I. Mục tiêu: 
- Học sinh đọc và viết được: it, iêt, trái mít, chữ viết. 
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.
II. Đồ dùng: 
Giáo viên & Học sinh: Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học: 
	 Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:(4’)
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1’)
GV giới thiệu trực tiếp bài học.
2.HĐ1: Dạy vần (22’)
+ Vần it
Bước1: Nhận diện vần
Vần it được tạo nên từ mấy âm?
- GV tô lại vần it và nói: vần it gồm 2 âm: i, t
 So sánh vần it với vần ut.
Bước 2: Đánh vần
- GVHD HS đánh vần: i- tờ- it
- Đã có vần it muốn có tiếng mít ta thêm âm, dấu gì?
- Đánh vần :mờ – ít – mit – sắc - mít.
- Nêu vị trí các chữ và vần trong tiếng mít?
GV cho HS quan sát tranh 
Trong tranh vẽ gì?
Có từ trái mít. GV ghi bảng. Đọc trơn từ khoá 
- GV chỉnh sửa cho HS.
Bước 3: Viết bảng con.
GV viết mẫu vần it., trái mít.
Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
+ Vần iêt (Quy trình tương tự vần it.)
 So sánh vần it với vần iêt: 
3.HĐ2: Dạy từ ứng dụng.(8’)
GV viết từ ứng dụng lên bảng.
GV gọi HS đọc tiếng mới.
GV đọc mẫu , Giúp HS hiểu nghĩa từ.
GV cho HS luyện đọc.
GV nhận xét.
HS đọc sách giáo khoa bài 72.
HS đọc lại it, iêt.
...gồm 2 âm:i, t
HS cài vần it
Giống nhau: Đều kết thúc bằng vần t.
Khác nhau: vần it mở đầu bằng i.
HS nhìn bảng phát âm:
...thêm âm m, dấu sắc.
HS cài tiếng mít
HS phát âm 
... m đứng trước it đứng sau, dấu sắc trên vần it. 
- HS đọc trơn: it, mít
HS QS tranh.
... trái mít
 HS nhìn bảng phát âm
HS quan sát .
HS viết bảng con.
Giống nhau: Đều kết thúc bằng vần t.
Khác nhau: vần it mở đầu bằng i.
HS đọc thầm tìm tiếng có vần vừa học
HS gạch dưới tiếng chứa từ mới.
HS luyện đọc cá nhân.
HS hiểu từ : đông nghịt, thời tiết,hiểu biết.
HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Tiết 2
4. HĐ3: Luyện tập.
Bước 1: Luyện đọc.(10’)
- GV yêu cầu HS luyện đọc lại tiết 1.
- GVQS, chỉnh sửa cho HS.
 * Đọc câu ứng dụng.
- GV yêu cầu HSQS tranh nêu nội dung của tranh. 
- GV ghi bảng câu ứng dụng.
- GV đọc câu ứng dụng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS, khuyến khích đọc trơn.
 * Đọc sgk: GV tổ chức đọc lại bài
Bước 2: Luyện nói (8’)
- GV yêu cầu HS QS tranh và luyện nói theo tranh với gợi ý:
Bức tranh vẽ gì ?
Em đặt tên các bạn trong tranh và giới thiệu bạn đang làm gì?
Vẽ, tô, viết nói về việc gì của HS ?
Ba hoạt động đó có gì khác nhau ?
GV tổ chức nói trong nhóm, nói trước lớp.
GV nhận xét giúp HS nói đủ ý đúng câu phù hợp với chủ đề.
Bước 3: Luyện viết (15’)
- GVQS giúp đỡ HS.
- GV chấm bài,nhận xét.
C. Củng cố dặn dò.(2’)
- Hôm nay chúng ta vừa học vần gì?
- GV cho HS thi tìm từ có vần vừa học.
- GV tuyên dương HS thực hiện tốt.
- GV nhận xét tiết học.
- HS luyện đọc (cá nhân- nhóm - lớp).
- HS QS tranh và nêu nội dung của tranh.
- HS tìm tiếng mới.
- Đọc câu ứng dụng 
- HS luyện đọc (cá nhân- nhóm - lớp).
- HS đọc tên chủ đề.
- HSQS tranh và luyện nói theo tranh.
- các bạn đang ngồi tô, vẽ, viết .
-HS trả lời.
-  nói về việc học tập của HS.
Đại diện 1 nhóm nói trước lớp.
- HS viết vào vở tập viết 
...it,iêt.
- HS tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- Về nhà xem trước bài 74.
*****************
Toán
 Tiết 69: Điểm - Đoạn thẳng.
I.Mục tiêu: Giúp HS : - Nhận biết điểm , đoạn thẳnng.
 - Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm .
 - Biết đọc tên các điểm ,đoạn thẳng. 	
II.Đồ dùng dạy học: GV & HS Bộ đồ dùng học toán.
III.Các hoạt động dạy học.
Thầy
Trò
Bài cũ:(2’)GV kiểm tra đồ dùng tiết học.
Bài mới : * Giới thiệu bài (1’)
GV giới thiệu trực tiếp bài học.
HĐ1: Giới thiệu điểm,đoạn thẳng (6’)
GV vẽ điểm A, B và nêu điểm A, B.
GV nối điểm A với điểm B và nêu đoạnthẳng AB.
GV yêu cầu xem sgk và đọc lại.
GV lưu ý có thể đặt tên các điểm là C, D ,M, N, P Q...
HĐ2: Cách vẽ đoạn thẳng AB (8’)
GV nêu:-Dụng cụ vẽ : Thước, bút chì.
Cách vẽ : vẽ điểm, đặt thước nối từ trái qua phải.
GV làm mẫu, yêu cầu HS thực hiện vào bảng con.
GV cá thể hoá, nhận xét.
HĐ3: Thực hành (15’)
GV nêu yêu cầu hướng dẫn làm,chữa bài.
Bài 1: Gv củng cố cách gọi tên điểm, đoạn thẳng.
Bài 2: Vẽ đoạn thẳng
GV củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng qua hai điểm cho trước.
Bài 3: GV củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng .
 C.Củng cố,dặn dò (2’)
GV khái quát kiến thức tiết học.
Nhận xét tiết học.
HS lấy bộ đồ dùng học toán, thước,bút chì
HS đọc lại tên bài.
HS theo dõi.
HS đọc lại điểm A, B
HS đọc lại đoạn thẳng AB
HS xem hình vẽ sgk đọc lại bài
HS theo dõi.
HS thực hành theo các bước:
Bước1: Vẽ điểmđặt tên điểm.
Bước2:Đặt thước dùng bút nối từ trái qua phải
Bước3:Nhấc thước, đọc tên.
1 HS đọc kết quả, HS khác theo dõi, nhận xét.
HS lên chữa bài , nêu rõ các bước vẽ.
HS nêu lại các bướcvẽ đoạn thẳng.
Về xem lại bài, chuẩn bị tiết 70.
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
Hoc vần
 Tiết 157+ 158 : uôt , ươt.
I. Mục tiêu: 
- Học sinh đọc và viết được:uôt, ươt, chuột nhắt , lướt ván. 
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chơi cầu trượt.
II. Đồ dùng: 
Giáo viên & Học sinh: Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học: 
	 Tiết 1
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:(4’)
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1’)
GV giới thiệu trực tiếp bài học.
2.HĐ1: Dạy vần (22’)
+ Vần it
Bước1: Nhận diện vần
Vần uôt được tạo nên từ mấy âm?
- GV tô lại vần uôt và nói: vần uôt gồm 3 âm: u, ô, t
 So sánh vần it với vần uôt.
Bước 2: Đánh vần
- GVHD HS đánh vần: u -ô- tờ- uôt
- Đã có vần uôt muốn có tiếng chuột ta thêm âm, dấu gì?
- Đánh vần :chờ – uốt – chuốt- nặng- chuột.
- Nêu vị trí các chữ và vần trong tiếng chuột?
GV cho HS quan sát tranh 
Trong tranh vẽ gì?
Có từ chuột nhắt. GV ghi bảng. Đọc trơn từ khoá 
- GV chỉnh sửa cho HS.
Bước 3: Viết bảng con.
GV viết mẫu vần uôt; chuột nhắt.
Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
+ Vần ươt (Quy trình tương tự vần uôt.)
So sánh vần uôt với vần ươt: 
3.HĐ2: Dạy từ ứng dụng.(8’)
GV viết từ ứng dụng lên bảng.
GV gọi HS đọc tiếng mới.
GV đọc mẫu , Giúp HS hiểu nghĩa từ.
GV cho HS luyện đọc.
HS đọc sách giáo khoa bài 73.
HS đọc lại uôt, ươt.
...gồm 3 âm:u, ô, t
HS cài vần uôt
Giống nhau: Đều kết thúc bằng vần t.
Khác nhau: vần uôt mở đầu bằng u.
HS nhìn bảng phát âm:
...thêm âm ch, dấu nặng.
HS cài tiếng chuột
HS phát âm 
... ch đứng trước uôt đứng sau, dấu nặng dưới vần uôt. 
- HS đọc uôt, chuột.
HS QS tranh.
...con chuột nhắt
 HS nhìn bảng phát âm
HS quan sát .
HS viết bảng con.
Giống nhau: Đều kết thúc bằng vần t.
Khác nhau: vần uôt mở đầu bằng u.
HS đọc thầm tìm tiếng có vần vừa học
HS gạch dưới tiếng chứa từ mới.
HS luyện đọc cá nhân.
HS hiểu từ : trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên.
HS đọc cá nhân, lớp.
Tiết 2
4. HĐ3: Luyện tập.
Bước 1: Luyện đọc.(10’)
- GV yêu cầu HS luyện đọc lại tiết 1.
- GVQS, chỉnh sửa cho HS.
 * Đọc câu ứng dụng.
- GV yêu cầu HSQS tranh nêu nội dung của tranh. 
- GV ghi bảng câu ứng dụng.
- GV đọc câu ứng dụng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS, khuyến khích đọc trơn.
 * Đọc sgk: GV tổ chức đọc lại bài
Bước 2: Luyện nói (8’)
- GV yêu cầu HS QS tranh và luyện nói theo tranh với gợi ý:
- Tranh vẽ gì ?
- Qua tranh em thấy nét mặt của các bạn vui hay buồn? vì sao?
- Khi chơi các bạn làm gì để không xô ngã nhau?
- Cầu trượt em biết có ở đâu? 
- Em đã được chơi cầu trượt chưa, cách chơi như thế nào?
GV tổ chức nói trong nhóm, trước lớp.
GV theo dõi giúp HS nói đúng câu.
Bước 3: Luyện viết (15’)
- GV cá thể giúp đỡ HS.
- GV chấm bài,nhận xét.
C. Củng cố dặn dò.(2’)
- Hôm nay chúng ta vừa học vần gì?
- GV cho HS thi tìm từ có vần vừa học.
- GV tuyên dương HS thực hiện tốt.
- GV nhận xét tiết học.
- HS luyện đọc (cá nhân- nhóm - lớp).
- HS QS tranh và nêu nội dung của tranh.
- HS tìm tiếng mới.
- Đọc câu ứng dụng 
- HS luyện đọc (cá nhân- nhóm - lớp).
- HS đọc tên chủ đề.
- HSQS tranh và luyện nói theo tranh.
- các bạn trong tranh đang chơi cầu trượt
- lần lượt từng bạn.
HS trả lời.
Đại diện 1 nhóm nói trước lớp.
- HS viết vào vở tập viết 
...uôt, ươt.
- HS tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- Về nhà xem trước bài 74.
********************
Âm nhạc
Tiết 18: Tập biểu diễn
(GV chuyên soạn giảng)
*************
Toán
 Tiết 70 : Độ dài đoạn thẳng.
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Có biểu tượng về dài hơn, ngắn hơn.Từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính dài ngắn của chúng.
- Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng hai cách : So sánh trực tiếp hoặc gián tiếp qua độ dài trung gian.
Đồ dùng dạy học: 
 GV & HS Bộ đồ dùng học toán.
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:(3’)
GV vẽ điểm A, B gọi HS lên vẽ đoạn thẳng AB..
B. Bài mới : * Giới thiệu bài (1’)
GV giới thiệu trực tiếp bài học.
HĐ1: Dạy biểu tượng : “ Dài hơn, ngắn hơn”
và cách so sánh trực tiếp ( 7’)
GV thao tác trên đồ vật: Cái thước và cái bút chì và hỏi làm thế nào để biết thước hay bút chì dài?
GV thực hiện yêu cầu HS thực hiện theo.
GV yêu cầu thực hiện so sánh chiều dài của sách, vở.
GV vẽ lên bảng (như hình vẽ sgk )
GV gọi HS đọc.
GVKL : Mỗi đoạn thẳng có độ dài nhất định.
HĐ2: So sánh hai độ dài bằng cách gián tiếp ( Độ dài trung gian ) (6’)
GV yêu cầu xem hình vẽ sgk gợi ý:
GVKL: Qua độ dài trung gian gang tay, tính ô vuông...biết độ dài đoạn thẳng
HĐ3: Thực hành (15’)
GV nêu yêu cầu hướng dẫn làm,chữa bài.
Bài 1: GV củng cố cách so sánh trực tiếp, gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng.
Bài 2: GV củng cố kĩ năng so sánh độ dài gián tiếp (tính ô vuông)
Bài 3: Tô màu vào băng giấy ngắn nhất.
 (Lưu ý tuỳ cách so sánh của HS)
Bài 4: GV củng cố cách so sánh trực tiếp.
C.Củng cố,dặn dò (2’)
GV khái quát kiến thức tiết học.
Nhận xét tiết học.
HS thực hiện.
HS đọc lại tên bài.
HS theo dõi.
HS thực hiện theo GV (Đặt sát vào nhau, để cho một đầu bắng nhau).
HS đọc kết quả: Cái thước dài hơn cái bút.
HS thực ... + 3( cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số, không nhớ)viết số thẳng hàng.
 Bài 2: Tính.
GV tuỳ cách nhẩm của HS 
Lưu ý: 1 cộng với 0 bằng chính nó.
Bài 3: Điền số theo thứ tự vào ô trống.
- GVHDHS: Cộng nhẩm kết quả thứ nhất rồi viết vào ô trống thứ nhất, sau đó lấy kết quả trừ đi số tiếp theo sẽ được kết quả cuối cùng.
 C: Nhận xét, dặn dò.(2')
- Nhận xét tiết học. 
- Tuyên dương một số em học tốt.
- Dặn HS về nhà tập thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi các số đã học. 
2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con. 
- Thực hiện theo y/c của GV.
14 que tính.
1 số em nêu lại cách đặt tính.
Theo dõi.
- Một số nêu lại cách tính.
HS nêu yêu cầu của bài tập. HS làm bài tập .
2 HS thực hiện trên bảng.
HS nhẩm để ghi đúng kết quả.
1 HS đọc kết quả.
HS hiểu đề bài và làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Lắng nghe, thực hiện.
*********************
Tự nhiên xã hội:
Tiết 20 : An toàn trên đường đi học.
 I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Xác định một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
- Quy định về đi bộ trên đường.
- Tránh một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
- Đi bộ trên vỉa hè (đường có vỉa hè). Đi bộ sát lề đường bên phải của mình (đường không có vỉa hè).
- Có ý thức chấp hành những qui định về luật trật tự an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị: Các hình trong bài 20 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: Giới thiệu bài.(5')
+ Các em đã bao giờ nhìn thấy tai nạn trên đường đi học chưa ?
+ Theo em vì sao tai nạn xảy ra?
- Từ câu trả lời của HS, giới thiệu tên bài học. 
HĐ1: Thảo luận tình huống.(10')
Bước 1: Chia lớp thành 5 nhóm, tương ứng với 5 tình huống trong sgk.
Bước 2: Y/c mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
+ Điều gì có thể xảy ra?
+ Đã khi nào em có những hành động như trong tình huống đó chưa ?
+ Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?
Gọi đại diện nhóm trình bày.
HĐ2: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.(10')
Bước 1: Cho quan sát tranh hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
+ Đường ở tranh thứ nhất khác gì với đường ở tranh thứ 2 ?
+ Bức tranh 1 người đi bộ ở vị trí nào trên đường ?
+ Bức tranh 2 người đi bộ ở vị trí nào trên đường ?
+ Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa ?
+ Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì ?
Gọi một số em trả lời câu hỏi trước lớp.
*Kết luận: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần phải đi sát bên mép đường về phía tay phải của mình, còn trên đường có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè.
- Gọi HS nhắc lại để các em ghi nhớ.
HĐ3: Chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”.(7')
Bước 1: GV cho HS biết qui tắc tín hiệu: đèn xanh, đèn đỏ.
Bươc 2: Dùng phấn kẻ 1 ngã tư đường phố ở sân trường (hoặc ở trong lớp) một số em đóng vai đèn hiệu, một số em đóng vai người đi bộ, một số em đóng vai xe máy, ô tô.
Bước 3: Qui định luật chơi: Ai vi phạm sẽ bị phạt Luật Giao thông sẽ phải nhắc lại những qui tắc đèn hiệu hoặc quy định về đi bộ trên đường.
Bước 4: HS tham gia chơi trò chơi. GV quan sát xem ai phạm luật chơi.
*Tổng kết trò chơi.
C: Củng cố, dặn dò:(3')
+Khi đi bộ trên đường chúng ta cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
-Dặn HS thực hiện bài học vào cuộc sống hằng ngày.
- Một số em trả lời.
Chia nhóm, nhận nhiệm vụ thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
- Từng cặp HS quan sát tranh theo hướng dẫn của cô.
- Một số em trả lời.
- 1 số HS nhắc lại.
- Lắng nghe, nắm luật chơi
- Tham gia chơi trò chơi.
- HS nhắc lại quy định đi bộ.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 21 thang1 năm 2011
Học vần
Tiết 181 +182 : ăp - âp.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc và viết được: ăp , âp, cải bắp, cá mập.
- Đọc được câu ứng dụng: 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Trong cặp sách của em .
II.Chuẩn bị: 
 GV& HS: Sách tiếng Việt, bộ chữ thực hành tiếng Việt...
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Tiết1:
A: Bài cũ:(5')
- Đọc Y/c HS viết bảng con: chóp núi, tháp chuông. 
- Gọi HS đọc thuộc lòng câu ứng dụng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu vần mới và luyện đọc.(20')
1. Dạy vần ăp: 
- Giới thiệu vần mới thứ nhất:ăp.
- Y/c HS cài và phân tích vần ôc.
- Hướng dẫn HS đánh vần: á- pờ - ắp 
- Y/c HS cài thêm âm b và dấu sắc vào vần ăp để được tiếng bắp .
- GV ghi bảng: bắp .
- Hướng dẫn HS đánh vần: bờ - ăp - băp - sắc - bắp.
- Giới thiệu bức tranh và hỏi: 
 + Bức tranh vẽ gì ?
- Chúng ta có từ khóa: cải bắp. 
- HDHS đọc trơn: ăp, bắp, cải bắp. 
- GV chỉnh sửa cách đọc cho HS. 
2.Dạy vần: âp: 
- Giới thiệu vần mới thứ hai: âp. 
- Y/c HS cài và phân tích vần: âp
- HD HS đánh vần: â - pờ - âp
- Y/c HS cài thêm âm m và dấu nặng vào vần âp để được tiếng: mập.
- GV ghi bảng: mập.
- Hướng dẫn HS đánh vần: mờ - âp - mấp - nặng - mập.
- Giới thiệu bức tranh và hỏi: 
 + Bức tranh vẽ gì ?
- Chúng ta có từ khóa: cá mập.(ghi bảng) 
- HDHS đọc trơn: âp, mập, cá mập. 
 GV chỉnh sửa cách đọc cho HS.
 Các em vừa được học 2 vần mới là 2 vần gì?
 Y/c HS so sánh sự giống nhau và khác 
nhau của 2 vần.
HĐ2: Hướng dẫn đọc từ ứng dụng:(10')
- Chép sẵn 4 từ ứng dụng lên bảng, Y/c HS quan sát, đọc thầm tìm tiếng chứa vần .
- Hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn từ ứng dụng.
- Giải thích đọc mẫu từ ứng dụng, gọi HS đọc .
Tiết 2:
HĐ1: Luyện đọc: (10')
a) Hướng dẫn HS đọc lại nội dung bài của tiết1.
- Y/c HS nhìn bảng và đọc lại toàn bài. 
b) Đọc câu ứng dụng. 
- Y/c HS quan sát nhận xét bức tranh minh họa cho câu ứng dụng. 
- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng. 
- Đọc mẫu, gọi HS đọc lại.
HĐ3: Luyện nói:(8')
- Gọi HS đọc tên chủ đề luyện nói.
- Y/c HS quan sát tranh, nói trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý:
+ Trong cặp của em có những gì?
+ Hãy kể tên những loại sách, vở của em ? 
+ Em có những loại đồ dùng học tập nào?
+ Em sử dụng chúng khi nào?
+ Khi sử dụng sách vở, đồ dùng học tập em phải chú ý điều gì?
+ Bạn nào có thể nói cho cả lớp nghe về chiếc cặp của mình ?
Gọi một số em nói trước lớp.
GV theo dõi nhận xét. 
HĐ2: Luyện viết:(15') 
- GV viết mẫu: ăp, bắp cải, âp, cá mập. HD HS quy trình, cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ, cách đánh dấu thanh. 
- HD HS viết các vần, từ vào bảng con. 
- HD HS viết bài 85 trong vở tập viết.
- Quan sát, uốn nắn, chỉnh sửa chữ viết cho HS. 
- Chấm bài, nhận xét, chữa một số lỗi HS hay mắc để các em rút kinh nghiệm ở bài sau.
C. Củng cố dặn dò:(2') 
- Y/c HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS về nhà tìm tiếng, từ có vần vừa học trong sách, báo...
- Chuẩn bị bài sau.
- Viết bảng con, đọc.
- 2 em đọc. 
- Quan sát.
- Cài, phân tích vần ăp. 
- Đánh vần .
- Cài tiếng bắp .
- Đánh vần .
- Quan sát tranh.
- Tranh vẽ rau cải bắp.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cài phân tích vần âp
- Đánh vần .
- Cài tiếng mập.
- Đánh vần .
 - Quan sát tranh.
 - Tranh vẽ: con cá mập. 
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Vần ăp và vần âp. 
 + Giống nhau 2 âm kết thúc “p”.
 + Khác nhau: Âm đầu ă và â.
- Đọc thầm tìm tiếng mới 
- Đánh vần, đọc trơn.
- 2 - 3 HS đọc.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Quan sát, nhận xét.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- 2 - 3 em đọc. 
- 1- 2 em đọc.
- Quan sát tranh, nói trong nhóm theo các câu hỏi: 
- Một số em nói trước lớp.
- HS theo dõi.
- Luyện viết bảng con.
- Viết bài trong vở TV.
- Theo dõi.
- Đọc bài trong sgk.
- Lắng nghe, thực hiện.
*******************
Toán
Tiết 80 : Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ dạng: 17 - 3.
- Rèn kĩ năng trừ nhẩm. 
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:(5') Gọi 3 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con các bài tập sau: 
- Đặt tính rồi tính:19 - 5; 12 - 1; 16 - 3 
- Nhận xét, tuyên dương. 
B. Bài mới: * Giới thiệu bài.(1')
GVgiới thiệu trực tiếp bài học.
HĐ1: Thực hành (25') 
* Y/c HS làm bài chữa bài. 
Bài1: Đặt tính rồi tính: 
Hướng dẫn HS làm bài: 14 – 3. 
Đặt tính: 
- Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng 4. 
Viết dấu bên trái giữa 2 số 
Kẻ vạch ngang
Tính: 
Tính từ phải sang trái. 
4 trừ 3 bằng 1 viết 1. 
Hạ 1 viết 1. 
Y/c HS làm các bài còn lại. 
Gọi một số em chữa bài trên bảng ( nêu cách đặt tính, cách tính ) 
Bài 2:Tính nhẩm
GV tuỳ khả năng nhẩm của HS.
Bài 3: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính từ trái sang phải(Nhẩm, ghi kết quả cuối cùng) 
 VD: 12 + 3 - 1 =
Nhẩm: 12 + 3 = 15; 15 trừ 1 bằng 4. 
Ghi: 12 + 3 - 1 = 14
Bài 4: Tổ chức thành trò chơi: 
Tuyên dương một số em làm nhanh, đúng.
HĐ2 : Chấm bài , nhận xét.(3') 
+ Chấm một số bài, nêu nhận xét. 
C. Dặn dò (1')
GV nhận xét , tuyên dương 
-3 em làm trên bảng lớp. 
- Cả lớp làm bài vào bảng con, 1 số em nêu cách làm 
Làm bài tập rồi chữa bài. 
 14
	-
 3 
 11
Một số em chữa bài, nêu cách làm 1 số bài. 
-Một số em đọc kết quả và nêu cách nhẩm. 
- 2 HS lên chữa bài.
2 HS cùng bàn thi nhau điền đúng, nhanh. 
HS về xem lại bài.
*****************
Đạo đức:
Tiết 20: Lễ phép vâng lời thầy cô giáo( tiết 2)
A. Mục tiêu: 
- Thầy cô, giáo là những người không quản ngày đêm khó nhọc chăm sóc dạy dỗ các em .Vì vậy các em cần lễ phép vâng lời thầy cô giáo.
 - HS biết lễ phép vâng lời thầy cô, giáo .
 B. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
GV giới thiệu trực tiếp bài học
HĐ1: HD làm bài tập 3.
HĐ2: HD làm bài tập 4.
HĐ 3: Trò chơi:Lễ phép vâng lời thầy cô giáo.
 GV kết luận: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép , vâng lời thầy cô giáo?
GV nêu yêu cầu: em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy cô giáo?
GV nhận xét, bổ sung
GV nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi.
GV khuyến khích , tuyên dương có chủ đề hay . 
- HS kể 1, 2 tấm gương của bạn trong lớp , trong trường.
- Cả lớp trao đổi nhận xét. 
 - HS thảo luận Bài tập 4( thảo luận theo nhốm).
- HS thảo luận , đại diện nhóm trình bày.
- HS thi múa hát về chủ đề " lễ phép vâng lời thầy cô giáo".
- HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
2.Củng cố 
Hôm nay học bài gì?
GV nhận xét tiết học.
 Về nhà chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 181920.doc