Tiết 2 + 3: Học vần (73): it – iêt
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết đơợc : it, iêt, trái mít, chữ viết.
- Đọc đơựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.
B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II. Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Dạy vần:
IT:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần it.
H: Vần it do mấy âm tạo nên ?
- Cho HS phân tích vần it?
b- Đánh vần.
- Cho HS ghép vần it vào bảng cài.
- GV đánh vần mẫu.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng mít ta phải thêm âm nào và dấu nào?.
Tuần 18: Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008. Tiết 1: HĐTT: chào cờ ______________________________________________ Tiết 2 + 3: Học vần (73): it – iêt A. Mục đích, yêu cầu: - HS đọc và viết được : it, iêt, trái mít, chữ viết. - Đọc đựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết. B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ - Đọc và viết: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ. - Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa. II. Dạy bài mới: - Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con - 3 HS đọc 1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp) 2- Dạy vần: IT: a- Nhận diện vần: - GV viết bảng vần it. H: Vần it do mấy âm tạo nên ? - HS đọc theo GV: it, iêt - Vần it do 2 âm tạo nên là i, và t - Cho HS phân tích vần it? b- Đánh vần. - Vần it có i đứng trước t đứng sau. - Cho HS ghép vần it vào bảng cài. - HS gài vần it. - GV đánh vần mẫu. - GV theo dõi, sửa sai. - Muốn có tiếng mít ta phải thêm âm nào và dấu nào?. i – tờ – it (ĐT-CN) - Ta phải thêm âm m và dấu sắc. - Cho HS tìm và gài tiếng mít. - HS lấy bộ đồ dùng gài tiếng mít. - Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng mít. - Cho HS đánh vần tiếng mít. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ gì ? - GV giải thích và rút ra từ khoá: trái mít - Vừa rồi các em học vần gì mới ? GV viết bảng. - GV đọc trơn: it – mít – trái mít *IÊT (Quy trình tương tự ) - mít âm m đứng trước vần it, dấu sắc trên i. - mờ - it –mít- sắc - mít. - Tranh vẽ trái mít - 2 HS đọc trơn: trái mít - HS: vần it - HS đọc CN - ĐT * So sánh vần it, iêt: - Giống nhau: kết thúc bằng t - Khác nhau : it bắt đầu bằng i, iêt - GV đọc mẫu đầu bài: it,iết. - Cho HS đọc cả 2 vần vừa học. Nghỉ giải lao c. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV cho HS gạch chân tiếng chứa vần mới. - Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ. bắt đầu bằng iê . - 2 HS đọc đầu bài. Lớp trưởng điều khiển con vịt thời tiết đông nghịt hiểu biết - GV cho HS đọc ĐT bài một lần. d- Hướng dẫn viết chữ. - GV viết mẫu và hướng dẫn - Cho HS viết bảng con. - GV theo dõi, chỉnh sửa. - HS viết hờ trên không sau đó viết trên bảng con. Tiết 2 3- Luyện tập: a- Luyện đọc: * Đọc ND tiết 1: - HS đọc CN, nhóm, lớp * Đọc câu ứng dụng: - Cho HS qsát tranh rút ra câu ứng dụng. - HS quan sát tranh - Cho HS tìm tiếng chứa vần mới. Con gì có cánh Mà lại biết bơi - GV cho HS đánh vần tiếng chứa vần mới. - GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau đó cho HS đọc theo thứ tự. Ngày xuống ao chơi Đêm vè đẻ trứng. - GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc. - GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần. - HS đọc ĐT 1 lần. - GVHD học sinh viết bài trong VTV. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - GV thu bài chấm và nhận xét bài viết. c- Luyện nói: Em tô, vẽ, viết + Tranh vẽ gì ? + Đặt tên cho từng bạn trong tranh và giới thiệu bạn đang làm gì ? Có thể kèm theo lời khen gợi bạn. - GV lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh nói đủ câu. III. Củng cố,dặn dò: - Cho HS đọc bài trong SGK. + Thi tìm tiếng có chứa vần mới. + Thi tìm từ có chứa vần mới. - GV tập cho học sinh đặt câu. - Về nhà đọc bài và xem trước bài sau. - HS tập viết trong vở - 2 HS đọc tên chủ đề. + Tranh vẽ em bé đang tô, vẽ, viết - Học sinh đặt tên các bạn trong tranh và giới thiệu các bạn đang làm gì cho cả lớp nghe. Tiết 4: Toán(66): Điểm , đoạn thẳng A- Mục tiêu Sau bài này HS: - Nhận biết được điểm và đoạn thẳng. - Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm. - Biết đọc tên các đoạn thẳng. B- Đồ dùng dạy và học: GV: phấn màu thước dài. HS: Bút chì, thước kẻ. C: Các hoạt động dạy và học Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: II- Dạy và học bài mới: 1- Giới thiệu điểm và đoạn thẳng: - GV dùng phấn màu chấm lên bảng và hỏi: đây là cái gì.? - Đây là một dấu chấm. - GV nói đó chính là điểm. + GV viết tiếp chữ A và nói: điểm này cô đặt tên là A. Điểm A - GV nói: Tương tự như vậy ai có thể viết cho cô điểm B ( đọc là bê) - Học sinh đọc điểm A - HS lên bảng viết, viết bảng con B - Cho HS đọc đoạn thẳng điểm bê Điểm B + GV lấy thước nối 2 điểm lại và nói: Nối điểm A với điểm B ta được đoạn thẳng AB. A B - GV chỉ vào đoạn thẳng cho HS đọc. - GV nhấn mạnh: Cứ nối hai điểm thì ta được một đoạn thẳng. 2- Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng - Để vẽ đoạn thẳng chúng ta dùng dụng cụ nào? - Để vẽ đoạn thẳng chúng ta dùng dụng - HS đọc đoạn thẳng AB được một đoạn thẳng. 2- Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng. - Để vẽ đoạn thẳng ta dùng dụng cụ nào? - GV cho HS giơ thước của mình lên để KT dụng cụ vẽ đoạn thẳng của HS - GV cho HS quan sát mép thước dùng ngón tay di động theo mép thước để biết thước có thẳng hay không? + Hướng dẫn HS cách vẽ đoạn thẳng: - GV vừa nói vừa làm. Bước 1: - Dùng bút chấm một điểm rồi chấm một điểm nữa vào giấy đặt tên cho từng điểm. Bước 2: - Đặt mép thước qua hai điểm vừa vẽ, dùng tay trái giữ thước cố định, tay phai cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút đi động trên mặt giấy từ điểm nọ đến điểm kia + Lưu ý HS: Kẻ từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai (điểm bên phải không kẻ ngược lại) Bước 3: Nhấc bút lên trước rồi nhấc rồi nhấc nhẹ thước ra ta có một đoạn thẳng AB . - GV gọi một đến hai HS lên bảng vẽ. cho HS vẽ và đọc tên đoạn thẳng đó lên. 3- Thực hành: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài toán. - GV lưu ý cách đọc cho HS. M: Đọc là mờ N: nờ C: xê D: đê X: ích Bài 2: Dùng thước và bút để nối thành: a. 3 đoạn thẳng c. 5 đoạn thẳng b. 4 đoạn thẳng d. 6 đoạn thẳng - GV lưu ý HS vẽ cho thẳng không lệch các điểm. - GV nhận xét chỉnh sửa. Bài 3: Mỗi hình dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng ? - Cho HS đọc đầu bài. - GV yêu cầu cả lớp làm bài. - GV theo dõi chỉnh sửa. - Dùng thước kẻ để vẽ - HS thực hiện theo yêu cầu - HS theo dõi và bắt trước - 2 HS lên bảng vẽ - HS dưới lớp vẽ ra nháp - Đọc tên và các đt - HS đọc tên điểm trước rồi đọc tên ĐT sau. - 4 HS lên vẽ - Dưới lớp vẽ vào sách - HS ngồi dưới lớp đổi vở KT chéo - Hình vẽ theo thứ tự có số đoạn thẳng là: 4 đoạn thẳng, 3 đoạn thẳng, 6 đoạn thẳng. 4. Củng cố – Dặn dò: - Muốn vẽ một đoạn thẳng ta phải làm ntn? + Trò chơi: Thi vẽ đoạn thẳng. - NX chung giờ học. - Xem trước bài 67. - 1 vài học sinh nhắc lại - Các nhóm cử đại diện chơi thi - HS nghe và ghi nhớ Tiết 5: Đạo đức (18): Thực hành kỹ năng giữa kỳ 1 A. Mục tiêu. - Ôn tập và thực hành các nội dung đã học từ bài 1 đến bài 8. - Biết được những việc nên làm và không nên làm. - Có những hành vi đúng B. Chuẩn bị. - GV chuẩn bị một số tỉnh huống để HS vận dụng những nội dung đã học để giải quyết tình huống. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: + Các em cần phải làm gì trong giờ học - GV nhận xét và bổ sung. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập: + Hãy nêu các bài đạo đức em đã học ? - Bài1: Em là học sinh lớp 1 - Bài2: Gọn gàng sạch sẽ - Bài 3: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập - Bài 4: Gia đình em - Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. + Trẻ em có những quyền gì? - Trẻ em có quền có họ tên có quền được đi học. + Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ? - Quần áo phẳng phiu, sạch sẽ, không nhàu nát. + Em cần làm gì để giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập . - Cần sắp xếp ngăn nắp không làm gì hư hỏng chúng. + Nêu lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. - Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ , có lợi cho sức khoẻ được mọi người yêu mến. + Khi ông, bà, cha, mẹ dạy bảo các em cần làm gì? - Biết vâng lời ông bà cha mẹ để mau tiến bộ. 2. Thực hành: + Y/c HS đóng vai với các tình huống sau: * Tình huống 1: Hai chị em đang chơi với nhau thì được mẹ cho hoa quả (1 quả to và một quả bé) . Chị cầm và cảm ơn mẹ. Nếu em là bạn em cần làm gì cho đúng? - HS thảo luận theo cặp tìm cách giải quyết hay nhất. * Tình huống 2: Hai anh em chơi trò chơi khi anh đang chơi với chiếc ô tô thì em đòi mượn. - HS đóng vai theo cách giải quyết mà nhóm mình đã chọn. Người chị( người anh) cần phải làm gì cho đúng? - Lần các nhóm lên đóng vai trước lớp. - GV n xét đánh giá điểm cho các nhóm. +Yêu cầu học sinh kể những việc mình đã làm để giữ gìn đồ dùng, sách vở. - HS thảo luận nhóm 4( từng học sinh kể trước nhóm ) - Yêu cầu học sinh nhóm khác nhận xét. - Mỗi nhóm cử 1 bạn kể trước lớp. - GV chốt ý chính. Bài tập: GV gắn bảng tập xử lý tình huống (nhất trí giơ thẻ đỏ, không nhất trí giơ thẻ xanh, lưỡng lự giơ thẻ vàng). + Bạn An dùng kẹo cao su bôi vào quần bạn Lan. + Bạn Long xé vở để gấp máy bay? + Bạn Yến dùng giấy bìa để bọc vở. + Bạn Hà đang giằng đồ chơi với em của bạn. + GV đọc lần lượt từng tình huống. - HS nghe, suy nghĩ và nêu ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ. - GV nhận xét và chốt ý. 3. củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung vừa ôn tập. - Tuyên dương những HS thực hiện tốt. - Nhắc nhở những HS thực hịên chưa tốt. - HS nghe và ghi nhớ. Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2008. Tiết 1 + 2: Học vần (74): uôt – ươt A. Mục đích, yêu cầu: - HS đọc và viết được : uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván. - Đọc đựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chơi cầu trượt. B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - Đọc và viết: chim cút, sút bóng, sứt răng. - Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa. - Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con - 3 HS đọc II- Dạy - học bài mới 1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp) 2- Dạy vần: UÔT: a- Nhận diện vần: - GV viết bảng vần uôt. H: Vần uôt do mấy âm tạo nên ? - HS đọc theo GV: uôt, ươt -Vần uôt do 2 âm tạo nên là u,ô và t. - Cho HS phân tích vần uôt. b- Đánh vần. -Vần uôt âm uô đứng trước,t đứng sau. - Cho HS ghép vần uôt vào bảng cài. - HS gài vần uôt. - GV đánh vần mẫu. - GV theo dõi, sửa sai. - Muốn có tiếng chuột ta phải thêm âm nào và dấu nào ?. - uô – tờ – uôt (CN-ĐT) - Ta phải thêm âm ch và dấu nặng. - Cho HS tìm và gài tiếng chuột. - HS lấy bộ đồ dùng thực hành - Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng ... m tiếng, từ có chứa vần mới. - VN đọc bài và xem trước bài sau. + Trò chơi bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột Tiết 3: Thủ công(18): Gấp cái ví (T2) A. Mục tiêu: - Học cách gấp cái ví bằng giấy. - Gấp được cái ví bằng giấy theo mẫu các nếp gấp phẳng. - Rèn đôi tay khéo léo cho học sinh. Yêu thích sản phẩm của mình làm ra. B. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, một tờ giấy màu HCN để gấp ví. 2. Học sinh: - Một tờ giấy HCN để gấp ví. - Một tờ giấy vở học sinh. – Vở thủ công. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. - HS để đồ dùng lên bàn cho GV KT. - GV nhận xét và KT. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. HD thực hành gấp cái ví. - GV nhắc lại quy trình (theo các bước) gấp ví ở tiết 1 hoặc gợi ý để HS nhớ lại quy trình gấp cái ví. - HS nhận xét. Bước 1: Lờy đường dấu giữa. - GV cho HS nhắc lại cách gấp lấy đường dấu -HS để dọc giấy, mặ t màu úp xuống giữa. Khi gấp phải gấp từ dưới lên, hai mép giấy khít nhau. Bước 2: Gấp hai mép ví. - GV cho HS nhắc lại cách gấp hai mép ví. - HS gấp đều phẳng hai mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng. Bước 3: Gấp túi ví. - GV cho HS nhắc lại - Gấp tiếp hai phần ngoài vào trong, sao cho 2 miệng ví sát vào vạch dấu giữa. - Lật ra sau theo bề ngang gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang ví. - Gấp đôi theo đg dấu giữa đc cái ví hoàn chỉnh. - Gợi ý hoàn chỉnh xong cái ví, vGV gợi ý để HS trang trí bên ngoài ví cho đẹp. - Tổ chức trưng bày sản phẩm và chọn một vài bài đẹp để tuyên dương. 4. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị của học sinh. - VN chuẩn bị một tờ giấy màu để tiết sau học bài “ Gấp cái ví “ Tiết 4: Toán 68): Thực hành đo độ dài A. Mục tiêu: - Biết cách và sử dụng đơn vị đó chưa chuẩn, như gang tay, bước chân thước kẻ HS, que tính, để so sánh độ dài 1 số vật quen thuộc như: Bảng đen quyển vở - Nhận biết được rằng: gang tay, bước chân của những người khác nhau thì có độ dài ngắn khác nhau từ đó có biểu tượng về sự sai lệch “ tính xấp xỉ” hay sự ước lượng trong quá trình đo độ dài sử dụng đơn vị đo chưa chuẩn. - Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài. B. Đồ dùng dạy học: - Thước kẻ que tính - GV chuẩn bị một số khung tranh C. Các hoạt động dạy – học Giáo viên Học sinh I. kiểm tra bài cũ: - Giờ trước chúng ta học bài gì? - Muốn sử dụng độ dài hai vật có thể đo bằng cách nào? - GV NX và cho điểm - Độ dài đoạn thẳng - Đo trực tiếp và gián tiếp qua vật đo trung gian , gang tay ô vuông. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu độ dài gang tay. - GV nói gang tay là kích thước tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa ( GV vừa nói vừa thực hành chỉ vào tay mình) 2. HD HS đo độ dài bằng “gang tay”. - HS giơ tay lên để xác định độ dài gang tay mình. - GV nói và làm mẫu: Đo độ dài một cạnh bảng. Đặt ngón tay sát mép bên trái của cạnh bảng, kéo căng ngón giữa và đặt đấu ngón tay giữa tại 1 điểm nào đó trên mép bảng, co ngón tay cái về trùng với mép bảng, ngón tay giữa rồi đặt ngón tay giữa đến một điểm khác thẳng trên mép bảng và cứ như thế thẳng với mép phải của bảng mỗi lần co ngón tay về = với ngón tay giữa đọc một, hai .cuối cùng đọc to kết quả. VD: Cạnh bảng dài 10 gang tay - HS theo dõi 3. Hướng dẫn HS đo độ dài bằng bước chân - GV nói: Độ dài = bước chân được tính = 1 bước đi bình thường mỗi lần nhấc chân lên được tính bằng một bước. - GV làm mẫu và nói: Đặt hai chân = nhau, chụm hai gót chân lại, chân phải nhấn lên 1 bước bình thường như khi đi sau đó tiếp tục nhấc chân trái mỗi lần bước lại đếm từ. - GV hỏi: So sánh độ dài bước chân của cô giáo và bước chân của các bạn thì của ai dài hơn ? + GVKL: Mỗi người đều có đơn vị đo = bước chân, gang tay khác nhau đây là đơn vị đo “chưa chuẩn” nghĩa là không thể đo được chính xác độ dài của một vật. - HS theo dõi - 2 HS lên đo bục giảng bằng bước chân và nêu kết quả đo. - HS nêu - HS chú ý nghe 4. Thực hành: - GV cho HS thực hành một số khung tranh ảnh , bảng mê ka bằng gang tay và nói kết quả với nhau. - GV theo dõi, nhận xét. - Cho HS thực hành và đo chiều dài chiều rộng của lớp học bằng bước chân. - GV theo dõi chỉnh sửa. - HS thực hành nêu và nêu miệng kết quả. -HS thực hành và nêu kết quả. 5. Củng cố dặn dò: - Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng ? - VN học bài và thực hành đo độ dài ở nhà và chuẩn bị bài sau. - 1 vài em nêu - Nghe và ghi nhớ Thứ sáu ngày 26 tháng 12 năm 2008. Tiết 1: Toán (69): Một chục tia số A- Mục tiêu: - Nhận biết được 10 đơn vị hay còn gọi là 1 chục - Biết được tia số, đọc và ghi số trên tia số - Biết vận dụng bài học vào trong thực tế. B- Đồ dùng dạy – học: - Tranh vẽ cây trong SGK, que tính - GV chuẩn bị 2 tờ bìa vẽ các con vật C- Các hoạt động dạy – học: Giáo viên I. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng của HS. II- Dạy học bài mới: 1- Giới thiệu “ Một chục” - Cho HS xem tranh đếm số lượng quả trên cây. + Trên cây có mấy qủa ? - GV nêu: 10 quả hay còn gọi là một chục. - HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính. - GV hỏi: 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính ? - GV hỏi: + 10 đơn vị còn gọi là mấy chục? - GV ghi bảng và cho HS đọc. + 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ? - HS nhắc lại những kết luận đúng. 2- Giới thiệu “tia số” - GV vẽ lên bảng tia số và nói: Đây là tia Học sinh - HS xem tranh và đếm số lượng quả trên cây. + Trên cây có 10 quả. + Có 10 que tính + 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính. + 10 đơn vị còn gọi là 1 chục. 10 đơn vị = 1 chục số, trên tia số có một điểm gốc là o ( được ghi = số o). Các điểm vạch cách đều nhau được ghi số . Mỗi điểm mỗi (vạch) ghi một số theo thứ tự tăng dần (0,1,2,3,4.) và tia số này còn keó dài nữa để ghi các số tiếp theo đầu tia số được đánh mũi nhọn ( mũi tên) + Nhìn vào tia số em có so sánh gì giữa các số ? - HS theo dõi và nghe -Số ở bên trái bé hơn số ở bên phải - số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái 3- Thực hành luyện tập Bài 1: Vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn. - Yêu cầu HS trước khi vẽ phải đếm trong mỗi ô vuông có bao nhiêu chấm tròn nữa thì vẽ cho đủ 1 chục. - GV theo dõi KT và chỉnh sửa. Bài 2: Khoanh vào 1 chục con vật (t mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm và đổi vở KT chéo. Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Em phải viết số theo thứ tự như thế nào - GV nhận xét và chỉnh sửa. 4. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố lại ND bài và nhận xét giờ học. - Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn. -HS làm bài tập theo hướng dẫn . - 1 HS đọc - HS đếm trước khi khoanh 1 chục con vật. - HS đọc đề bài -Viết theo thứ tự từ bé đến lớn. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ______________________________________________ Tiết 2: Âm nhạc : giáo viên bộ môn dạy ____________________________________________ Tiết 3 + 4: Học vần: Kiểm tra cuối học kỳ 1 (Đề của phòng) ______________________________________________ Tiết 5: HĐTT: Sinh hoạt tuần 18 A. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Các em ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. Trong tuần không có em nào vi phạm về đạo đức. - Đi học đầy đủ, đúng giờ - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài đầy đủ. - Ngoài ngoãn, biết giúp đỡ bạn bè. - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp - Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Thảo, Quỳnh , Tuấn Anh, Hải, Hưng, Ngọc Anh B. - Vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Thể dục đúng các động tác đều và đẹp. 2. Tồn tại: - ý thức giữ gìn sách vở chưa tốt, còn bẩn, nhàu, quăn mép như: Nguyễn Quang Huy,Trần Mạnh Hưng, Hờ A Sử, Nguyễn Văn Mạnh - Chưa cố gắng trong học tập như: Ngọc Anh A, Quang, Cao Nam, Huy, Hưng. B. Kế hoạch tuần 19: - Duy trì tốt những ưu điểm tuần 18. - Tìm biện pháp khắc phục tồn tại của tuần qua. - Hoàn thành các khoản thu của nhà trường. - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt để chào mừng các ngày lễ lớn. _____________________________________________ Ôn tập cuối học kỳ I A- Mục tiêu: - HS đọc viết được chắc chắn 1 số chữ ghi âm và ghi vần đã học - Đọc đúng các từ ngữ và các câu ứng dụng - Nhớ kể lại 1 số câu chuyện đã học B- Đồ dùng dạy học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - Viết và đọc: thác nước chúc mừng, ích lợi - Đọc thuộc đoạn thơ ứng dụng - GV nhận xét và cho điểm - 3HS đọc II- Dạy- Học bài mới: 1- Giới thiệu bài( trực tiếp) 2- Ôn tập: a- Ôn các âm và các vần đã học + Cho HS luyện đọc các âm và vần trong bảng ôn - GV đọc cho HS chỉ - GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc + Cho HS ghép các âm ở cột dọc với các vần ở cột ngang để tạo thành tiếng - GV theo dõi sửa sai - HS nghe và luyện viết trên bảng con - HS đọc theo yêu cầu của GV - HS ghép và luyện đọc b- đọc từ ứng dụng - Ghi bảng một số từ ứng dụng và giao việc - Cho HS tìm tiếng có vần vừa ôn - GV giải nghĩa nhanh đơn giản + Cho HS luyện đọc toàn bài trên bảng - HS luyện đọc CN, lớp , nhóm - 1HS tìm và lên bảng kẻ chân -1 vài HS lần lượt đọc c- Củng cố: + trò chơi kết bạn - cho HS đọc lại bài - NX chung giờ học - HS chơi tập thể -HS đọc ĐT Tiết 2 3- luyện tập a- luyện đọc + Luyện đọc bài của tiết 1 - GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc - GV theo dõi chỉnh sửa + Đọc câu ứng dụng - GV ghi bảng một số câu ứng dụng - Cho HS luyện đọc - GV theo dõi, chỉnh sửa b- Luyện viết: - Cho HS luyện viết trong vở ô li - GV đọc một số vần từ đã học cho HS viết - GV theo dõi uốn nắn HS yếu -HS đọc CN, nhóm, lớp - HS đọc thầm, tìm tiếng có vần vừa ôn - HS đọc CN, nhóm, lớp - HS nghe và luyện viết trong vở ô ly c- Kể chuyện: - Cho HS luyện kể lại 1 trong những câu chuyện mà em thích - GV theo dõi và hướng dẫn thêm - HS tập kể CN 4- Củng cố – Dặn dò + Trò chơi: Thi chỉ nhanh tiếng từ - Yêu cầu HS đọc lại bài - NX chung giờ học - Ôn bài vừa học - Chuẩn bị cho bài ôn tiết sau - HS chơi thi theo tổ - 1 vài HS đọc - HS nghe và ghi nhớ
Tài liệu đính kèm: