Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 - Giáo viên: Phan Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Tà Long

Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 - Giáo viên: Phan Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Tà Long

Tiết 1-2:

TIẾNG VIỆT

BÀI 4: DẤU HỎI, NẶNG

A- MỤC TIÊU::

 - Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.

 - Đọc được: bẻ, bẹ

 - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK

 - Học sinh phát triển vốn Tiếng Việt của mình.

B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 Bảng kẻ ô li. Các vật tựa như hình dấu hỏi, nặng.

 Tranh minh họa các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.Tranh minh họa phần luyện nói.

C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 I/ KTBC: HS viết dấu sắc và đọc tiếng bé.

 HS lên bảng chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá tre, vé, bói cá, cá mè.

 II/ BÀI MỚI: Tiết 1

 1.GTB: HS quan sát tranh và TLCH: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (giỏ, khỉ, thỏ, hổ,mỏ).

 - GV: Tất cả các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh hỏi. GV chỉ dấu hỏi. HS đọc đồng thanh các tiếng có thanh hỏi.

 - GV: Tên của dấu này là dấu hỏi.

 ? Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ).

 - GV: Các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh nặng. GV chỉ dấu thanh nặng. HS đọc đồng thanh các tiếng có dấu thanh nặng.

 

doc 21 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 - Giáo viên: Phan Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Tà Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010
 Ngày soạn: 21 / 8 / 2010 
Ngày giảng: 23 / 8 / 2010
Tiết 1-2: 
TIẾNG VIỆT
BÀI 4: DẤU HỎI, NẶNG
A- MỤC TIÊU::
	- Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.
 - Đọc được: bẻ, bẹ
 - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
 - Học sinh phát triển vốn Tiếng Việt của mình.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 	Bảng kẻ ô li. Các vật tựa như hình dấu hỏi, nặng.
 	Tranh minh họa các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.Tranh minh họa phần luyện nói.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	I/ KTBC: HS viết dấu sắc và đọc tiếng bé.
	HS lên bảng chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá tre, vé, bói cá, cá mè.
	II/ BÀI MỚI:	Tiết 1
	1.GTB: HS quan sát tranh và TLCH: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (giỏ, khỉ, thỏ, hổ,mỏ).
	- GV: Tất cả các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh hỏi. GV chỉ dấu hỏi. HS đọc đồng thanh các tiếng có thanh hỏi.
	- GV: Tên của dấu này là dấu hỏi.
	? Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ).
	- GV: Các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh nặng. GV chỉ dấu thanh nặng. HS đọc đồng thanh các tiếng có dấu thanh nặng.
	- GV: Tên của dấu này là dấu nặng.
	2.Dạy dấu thanh: GV viết lên bảng dấu hỏi và dấu nặng.
	a) Ghép chữ và phát âm:
	* Dấu hỏi: GV nói: Khi thêm dấu hỏi vào be, ta được tiếng bẻ.
	- GV viết bảng: bẻ và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bẻ trong SGK.
	? Trong tiếng bẻ, dấu hỏi được đặt ở đâu? (được đặt bên trên con chữ e). 
	- GV phát âm: bẻ. - HS đọc: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
	- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm nhiều lần.
- HS thảo luận tìm ra các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẻ (bẻ cái bánh, bẻ cổ áo, bẻ ngón tay,...)
* Dấu nặng: 
- GV nói: Khi thêm dấu nặng ta được tiếng bẹ.
- HS thảo luận và trả lời: (dấu nặng được đặt bên dưới con chữ e).
Lưu ý: Trong các dấu thanh, duy nhất chỉ có dấu nặng đặt ở dưới con chữ.
- GV phát âm: bẹ. - HS đọc: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm bẹ nhiều lần.
- HS thảo luận để tìm ra các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẹ (bẹ bắp, bẹ măng, bập bẹ, ... )
b) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
* Nhận diện: 
- GV viết dấu hỏi và nói: Dấu hỏi là 1 nét móc. GV đưa dấu hỏi trong bộ chữ cái cho HS xem để nhớ lâu.
? Dấu hỏi giống những vật gì? (giống cái móc câu đặt ngược, cái cổ con ngỗng).
- Dấu nặng: Tiến hành tương tự.
? Dấu nặng giống cái gì? (cái mụn ruồi, ông sao trong đêm, cái đuôi con rùa). 
	* Dấu hỏi:
	- GV viết mẫu lên bảng dấu hỏi và hướng dẫn qui trình. HS viết theo lên không trung.
	- HS viết vào bảng con dấu hỏi. GV lưu ý điểm đầu tiên đặt bút và chiều đi xuống của dấu.
	- GV hướng dẫn HS viết bảng con: bẻ. Chú ý vị trí đặt dấu thanh ở trên chữ e.
	- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
	* Dấu nặng:- GV viết dấu nặng trên bảng. HS viết. GV nhận xét.
	- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: bẹ. GV nhận xét, chữa lỗi.
Tiết 2
	3. Luyện tập:
	a) Luyện đọc:
	- HS phát âm tiếng: bẻ, bẹ. GV sửa lỗi phát âm.
	- HS đọc, phát âm theo: cá nhân, đồng thanh.
	b) Luyện viết
	HS tập tô: bẻ, bẹ, trong vở tập viết.
	c) Luyện nói: HS quan sát tranh và TLCH:
	- Quan sát tranh, các em thấy gì? (chú nông dân đang bẻ bắp, bạn gái đang bẻ bánh đa chia cho các bạn, mẹ bẻ cổ áo cho bạn gái trước khi đến trường).
	- Các bức tranh này có gì giống nhau? (đều có tiếng bẻ để chỉ hoạt động).
	- Các bức tranh này có gì khác nhau? (các hoạt động rất khác nhau).
	- Em thích bức tranh nào? Vì sao?
	- Em thường chia quà cho mọi người không? Hay em thích dùng 1 mình?
	- Trước khi đến trường, em có sửa lại quần áo cho gọn gàng hay không? Có ai giúp em việc đó không?
	- Nhà em có trồng ngô không?Ai đi hái ngô trên đồng về nhà?
	- Tiếng bẻ còn được dùng ở đâu nữa? (bẻ gãy, bẻ gập, bẻ tay lái,...)
	- Đọc lại tên của bài này.
	III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- GV chỉ bảng.- HS theo dõi và đọc
	- HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học. 
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. VN học bài và xem trước bài 5. 
;;;¥;;;
Tiết 3
TOÁN
	Bài 5:	 LUYỆN TẬP
A- MỤC TIÊU:
	- Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
 - Ghép các hình đã biết thành hình mới.
 -Học sinh say mê học bài.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
	- 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
	- Que tính, 1 số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	1.GTB: GV giới thiệu và ghi bảng đề bài.
	2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
	Bài 1: GV hướng dẫn HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình.
	Chú ý: Hình vuông tô cùng 1 màu xanh, hình tròn tô cùng 1 màu đỏ, hình tam giác tô cùng 1 màu vàng.
	Bài 2: Thực hành ghép hình.
	- GV hướng dẫn HS dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để ghép thành 1 hình mới. Ngoài các hình trong SGK, GV khuyến khích HSghép thành 1 số hìnhkhác. HS nào ghép đúng, nhanh thì lớp vỗ tay hoan nghênh.
	- GV động viên những HS ghép được nhiều hình mới.
	* Trò chơi:
	HS thi đua tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác ở các đồ vật trong phòng học, ở nhà,...
	Ai nêu được nhiều đồ vật nhất và đúng sẽ được khen thưởng.
	CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học.
	- VN tìm các hình vừa học trong các đồ vật ở nhà. 
;;;¥;;;
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
Bài 1:	EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T2)
A- MỤC TIÊU:
-Biết tên trường, lớp, tên thầy ,cô giáo,một số bạn bè trong lớp.
-Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp.
-Giáo dục tính mạnh dạn ,lễ phép.
B- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
Điều 7, 28 Công ước quốc tế về quyền TE
Vở BT. Các bài hát: Trường em, Đi học, Em yêu trường em, Đi đến trường, ...
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: HS hát tập thể bài "Đi đến trường".
	HĐ1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (bài tập 4).
	- GV yêu cầu HS quan sát các tranh bài tập 4 trong Vở bài tập và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.
	- HS kể chuyện trong nhóm.
	- GV mời khoảng 2 - 3 HS kể chuyện trước lớp.
	- GV kể lại truyện, vừa kể vừa chỉ vào tranh.
	Tranh 1: Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp Một. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học.
	Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp.
	Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bao điều mới lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán nữa. Em sẽ tự đọc được truyện, đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết được thư cho bố khi bố đi công tác xa,...
	Mai sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
	Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, cả bạn trai lẫn bạn gái.Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi đùa ở sân trường thật là vui.
	Tranh 5: Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn của em. Cả nhà đều vui: Mai đã là học sinh lớp Một rồi !
	HĐ2: HS múa, hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề "Trường em".
	KL: - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
	- Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành học sinh lớp Một.
	- Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một. 
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.- VN học bài, xem bài sau.
 -------- a & b ---------
Thứ 3 ngày24 tháng 8 năm 2010
Ngày soạn 22 / 8 / 2010 
Ngày giảng: 24 / 8 / 2010
Tiết 1-2: 
TIẾNG VIỆT
	Bài 5: DẤU HUYỀN, NGÃ
A- MỤC TIÊU:
	- Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã
 - Đọc được: bè, bẽ
 - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 	Bảng kẻ ô li. Các vật tựa như hình dấu huyền, ngã.
 	Tranh minh họa(hoặc các mẫu vật) các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, võng.Tranh minh họa phần luyện nói: Bè
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	I/ KTBC:
	HS viết dấu hỏi, nặng và đọc tiếng bẻ, bẹ.
	HS lên bảng chỉ dấu hỏi, nặng trong các tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo.
	II/ BÀI MỚI:	 	Tiết 1
	1.GTB: HS quan sát tranh và TLCH: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (dừa, mèo cò, gà).
	- GV: Tất cả các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh huyền. GV chỉ dấu huyền.HS đọc đồng thanh các tiếng có thanh huyền.
	- GV: Tên của dấu này là dấu huyền.
	? Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (vẽ, gỗ, võ, võng).
	- GV: Các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh ngã.GV chỉ dấu thanh ngã.HS đọc đồng thanh các tiếng có dấu thanh ngã.
	- GV: Tên của dấu này là dấu ngã.
	2.Dạy dấu thanh: GV viết lên bảng dấu huyền và dấu ngã. 
	a) Ghép chữ và phát âm:
	* Dấu huyền:GV nói: Khi thêm dấu huyền vào be, ta được tiếng bè.
	- GV viết bảng: bè và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bè trong SGK.
	? Trong tiếng bè, dấu huyền được đặt ở đâu? (dấu huyền được đặt bên trên con chữ e). 
	- GV phát âm: bè.- HS đọc: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
	- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm nhiều lần.
	- HS thảo luận tìm ra các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bè (thuyền bè, bè chuối, bè nhóm, to bè bè,...)
	* Dấu ngã: GV nói: Khi thêm dấu ngã ta được tiếng bẽ.
	- GV ghi bảng: bẽ và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bẽ trong SGK. 
	- HS thảo luận và trả lời: (dấu ngã được đặt bên trên con chữ e)
	- GV phát âm: bẽ - HS đọc: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
	- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm bẽ nhiều lần.
	b) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
* Nhận diện:
Dấu huyền:
- GV viết lại dấu huyền và nói: Dấu huyền là 1 nét sổ nghiêng trái.GV đưa dấu huyền trong Bộ chữ cái cho HS xem để nhớ lâu.
? Dấu huyền giống những vật gì? (giống cái thước kẻ đặt xuôi, dáng cây nghiêng,...).
 Dấu ngã: Tiến hành tương tự.
- Dấu ngã là 1 nét móc có đuôi đi lên. GV đưa dấu ngã trong Bộ chữ cái cho HS xem để có ấn tượng, nhớ lâu.
? Dấu ngã giống những vật gì? (giống cái đòn gánh, làn sóng khi gió to,...).
	* Dấu huyền:
	- GV viết mẫu lên bảng dấu huyền và hướng dẫn qui trình. HS viết theo lên không trung.
	- HS viết vào bảng con dấu huyền. GV lưu ý điểm đầu tiên đặt bút và chiều đi xuống của dấu.
	- GV hướng dẫn HS viết bảng con: bè. Chú ý vị trí đặt dấu thanh ở trên chữ e.
	- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
	* Dấu ngã:
	- GV viết dấu ngã trên bảng. HS viết. GV nhận xét.
	- GV lưu ý điểm đầu tiên đặt bút và chiều đi của dấu ngã.
	- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: bẽ. GV nhận ... :
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ô ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ê v bê ve. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Ai đang bế em bé? Em bé vui hay buồn? Tại sao?
? Mẹ thường làm gì khi bế em bé? Còn em bé làm nũng với mẹ thế nào?
? Mẹ rất vất vả chăm sóc chúng ta, chúng ta phải làm gì cho cha mẹ vui lòng?
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 8.
;;;¥;;;
 Tiết 3
TẬP VIẾT
Tiết 1: TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN
A- MỤC TIÊU:
- HS tô được các nét cơ bản theo vở tập viết 1.
-Học sinh có ý thức viết chữ đẹp.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ tô lại các nét cơ bản đã học hôm trước.
2. GV hướng dẫn HS cách tô các nét cơ bản.
- HS mở vở tập viết.
- GV hướng dẫn kĩ từng nét cho HS nhìn.
+ Nét sổ: Là 1 nét từ trên kéo thẳng xuống, cao 1 li.
+ Nét xiên trái: xiên từ trái xuống.
+ Nét xiên phải: xiên từ phải xuống.
+ Nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu đều cao 1 li.
+ Nét cong trái, nét cong phải, nét cong khép kín cao 1 li.
+ Nét khuyết trên, nét khuyết dưới: cao 2,5 li.
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con các nét đó.
- HS tập tô vào vở.
- GV chú ý quan sát, uốn nắn các HS còn yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV thu vở chấm, nhận xét.
- GV nhắc nhở, tuyên dương HS viết đẹp.
- VN tập viết vào vở ở nhà.
;;;¥;;;
Tiết 4
THỦ CÔNG
Bài: XÉ DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
A- MỤC TIÊU:
- HS biết cách xé (dán) hình chữ nhật.
- Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
T: Bài mẫu, giấy màu, giấy trắng, hồ, khăn lau.
H: Giấy màu, giấy nháp, hồ dán, bút chì, vở TC, khăn lau tay.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem bài mẫu và hỏi: 
? Hãy quan sát và phát hiện xem xq mình xem đồ vật nào có dạng hình CN? (Cửa ra vào, quyển sách, ...)
T: Xq ta có nhiều đồ vật có dạng hình chữ nhật. Em hãy ghi nhớ đặc điểm của những hình đó để tập xé, dán cho đúng hình.
2. GV hướng dẫn mẫu:
a) Vẽ và xé dán hình chữ nhật:
- GV lấy giấy màu lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 12 ô, cạnh ngắn 6 ô.
- GV làm thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật.
- Xé xong GV lật mặt có màu để HS quan sát hình CN.
- HS lấy giấy nháp có kẻ ô đếm, vẽ và xé hình CN.
b) Dán hình: GV hướng dẫn HS dán hình:
Lấy hồ dán ra giấy, dùng ngón tay trỏ di đều sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh. Ướm hình vào các vị trí cho cân đối rồi dán. Dùng 1 tờ giấy đặt lên trên và miết cho phẳng.
* GV nhận xét tiết học.
VN thực hành trên giấy nháp cho thành thạo để tiết 2 thực hành.
-------- a & b ---------
 Thứ 6 ngày 27 tháng 8 năm 2010
Ngày soạn: 25 / 8 / 2010 
Ngày giảng: 27 / 8 / 2010
Tiết 1 
TOÁN
Bài 8: CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5.
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1 đến 5; biết đọc viết các số 4, số 5; đếm được các số từ 1 đến 5 và đọc theo thứ tự ngược lại từ 5 đến 1; biết thứ tự của các số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Các tấm bìa có viết các số.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: GV nêu các nhóm có từ 1 đến 3. HS viết số tương ứng lên bảng.
GV đưa lần lượt các ngón tay
- HS nhìn và đọc số: 1, 2, 3. 3, 2, 1.
II/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu từng số 4, 5.
Tương tự giới thiệu từng số 1, 2, 3. HS quan sát các nhóm chỉ đồ vật. GV nêu. HS nêu lại, rút ra đặc diểm chung của các nhóm đồ vật: đều có số lượng là 4.
- GV: Ta dùng số bốn để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó, số bốn viết bằng chữ số 4 (GV vừa nói vừa viết số 4 lên bảng). HS quan sát số 4 in và số 4 viết, đều đọc là: bốn.
- Giới thiệu số 5: (tiến hành tương tự) đọc là năm.
- GV hướng dẫn HS đếm và xác định thứ tự các số: HS qsát hình vẽ trong Toán 1 và nêu số ô vuông lần lượt từ trái sang phải rồi đọc: một ô vuông- một; hai ô vuông- hai;..., năm ô vuông- năm.
HS chỉ vào các số viết dưới cột các ô vuông và đọc: 1, 2, 3, 4, 5. 5, 4, 3, 2, 1.
- HS viết số còn thiếu vào các ô trống của 2 nhóm ô vuông dòng dưới cùng rồi đọc theo các số ghi trong từng nhóm ô vuông.
2. Thực hành:
Bài 1: 
HS nêu yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS viết số.
Bài 2: 
HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài.
GV chữa bài.
Bài 3: 
HS nêu yêu cầu của bài, làm bài. GV chữa bài.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đếm từ 1 đến 5. Từ 5 đến 1.
- GV nhận xét tiết học. VN học bài và làm bài tập. Xem trước bài 9. 
;;;¥;;;
Tiết 2
TẬP VIẾT
Tiết 2: e b bé
A- MỤC TIÊU:
- Tô và viết được các chữ: e, b, bé theo vở tập viết 1
-Hs có ý thức viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Các chữ mẫu. 
HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: e, b, bé.
2. GV hướng dẫn HS cách viết:
- GV đưa chữ mẫu, HS quan sát và rút ra nhận xét:
+ Chữ b gồm có hai nét: 1 nét khuyết trên cao 2 li rưỡi và 1 nét thắt cao 1 li.
+ Chữ e gồm 1 nét thắt cao 1 li (2 li nhỏ).
+ Chữ bé có chữ b nối với chữ e. Chú ý khi nối giữa chữ b và chữ e phải liền nhau, dấu sắc phải viết trên đầu chữ e.
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
. GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.
. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
- GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- VN viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học.
;;;¥;;;
Tiết 3
TNXH
Bài 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN
A- MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu:
Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
Biết cách chăm sóc cơ thể tốt hơn.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
Các tranh minh họa bài. Phiếu học tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Khởi động: Trò chơi "Vật tay". 
GV yêu cầu HS chơi theo nhóm: 4 HS 1 nhóm, chơi mỗi lần 1 cặp. Những người thắng lại đấu với nhau.
Kết thúc: GV hỏi xem trong nhóm 4 người ai thắng thì giơ tay.
Kl: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn,... hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ rõ.
HĐ1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: 
HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
* Tiến hành:B1: Làm việc theo cặp
- GV hd: + 2 HS cùng quan sát các hình ở trang 6 và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong từng hình.
+ GV gợi ý 1 số câu hỏi để HS tập hỏi và trả lời nhau qua mỗi hình.
? Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn,...? Hãy chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn?
? Hai bạn này đang làm gì? Các bạn đó muốn biết điều gì? (cân)
? Em bé bắt đầu tập làm gì? (đếm). So với lúc mới biết đi em bé đã biết thêm điều gì? 
- Từng cặp HS làm việc. GV đi đế từng cặp và chỉ dẫn.
B2: HĐ cả lớp.
1 số HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm. HS khác bổ sung.
Kết luận:
- Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động (biết lẫy, bò, ngồi, đi,...) và sự hiểu biết (biết lạ, quen, nói,...).
- Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn,.. 
 HĐ2: Thực hành theo nhóm nhỏ.
* Mục tiêu:
- So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
- Thấy được sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn như nhau, có người lớn nhanh hơn, có người lớn chậm hơn.
* Tiến hành:
 B1: Từng cặp HS đứng quan sát nhau xem ai cao hơn. Cặp này quan sát cặp kia.
- Tương tự: Các em đo xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng ngực, vòng đầu ai to hơn. Quan sát xem ai béo, ai gầy.
 B2:
? Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không?
? Điều đó có gì đáng lo không?
- HS trả lời những câu hỏi trên và HS nào có gì băn khoăn về sự lớn lên của bản thân thì hỏi.
Kết luận:
- Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- Các em cần chú ý ăn, uống điều độ; giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- VN cần chú ý ăn, uống điều độ, giữ gìn SK của mình và mọi người.
;;;¥;;;
Tiết 4
ÂM NHẠC
Ôn bài hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
A- MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
-Hs yêu thích học hát.
B- GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị vài động tác vận động phụ họa
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ 1: Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp
- Ôn luyện bài hát
- Cho HS hát kết hợp với vận động phụ họa
- Hướng dẫn HS biểu diễn trước lớp
HĐ 2: 
- Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca (lớp, nhóm)
- Cho HS nghe lại bài hát mẫu
DẶN DÒ: VN hát lại bài hát.
;;;¥;;;
SINH HOẠT LỚP
A- MỤC TIÊU:
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch cho tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức xây dựng tập thể.
B- SINH HOẠT.
1. Đánh giá:
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động học tập của cả lớp trong tuần học vừa qua:
+Về nề nếp.
+ Về học tập
+ Về lao động ,vệ sinh..
- Tổ trưởng và các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến của mình.
 -Giáo viên chủ nhiệm đánh giá lại hoạt động trong tuần học vừa qua:
 +Ưu điểm : Nhìn chung các em đi học đêù , đúng giờ song còn mọt số em đi học muộn như :Sĩ (A) ,Buôn.
 Biết ăn mặc sạch sẽ trước khi đến lớp .
 +Nhược điểm: Đồ dùng học tập cá nhân còn thiếu, một số em chưa biết giữ gìn sách vở. Ngồi trong lớp còn nói chuyện riêng như :Tiến ,Sơn (A ), Ngâm. TD, vệ sinh: Đã đi vào khuôn khổ song 1 số em ra còn chậm. Tập họp ra vào lớp đôi lúc còn lộn xộn. Vệ sinh còn bẩn, chưa tự giác.
2. Phương hướng:
-Tiếp tục duy trì nề nếp, khắc phục những tồn tại mắc phải. 
-Học bài cũ trước khi đến lớp, hăng say phát biểu xây dựng bài.
-Chăm sóc cây xanh lớp học.
-Vệ sinh lớp, trường sach ,đẹp.
 -Tổ chức họp phụ huynh lần 1 (19 h ngày 25 /8/10 ).
 3. Dặn dò : Thực hiện kế hoạch tuần tới .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN(31).doc