Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Buổi 1 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo

Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Buổi 1 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo

Toán

Phép cộng dạng 14 + 3

A. Mục tiêu : Giúp HS

 - Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20.

 - Biết cộng nhẩm (dạng 14 + 3).

 - Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,2, 3); bài 2( cột 2, 3); bài 3( phần 1)

B. Đồ dùng dạy học: Các bó chục que tính và các que tính rời.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Kiểm tra bài cũ : GV k/tra đồ dùng của HS.

II. Dạy bài mới :

Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài.

Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3.

 a. Cho HS lấy 14 que tính (gồm 1 bó chục và 4 que tính rời) rồi lấy thêm 3 que tính nữa.

- Có tất cả bao nhiêu que tính ?

- GV thể hiện ở trên bảng:"Có 1 bó chục, viết 1 ở cột chục ;4 que tính rời , viết 4 ở cột đơn vị"

- GV thể hiện "Thêm 3 que tính rời, viết 3 dới 4 ở cột đơn vị".

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính, ta gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời đợc 7 que tính rời. Có 1 bó chục và 7 que tính rời là 17 que tính.

 

doc 19 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Buổi 1 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 
Ngày soạn: 19/01/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010 
Toán
Phép cộng dạng 14 + 3
A. Mục tiêu : Giúp HS
 - Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20.
 - Biết cộng nhẩm (dạng 14 + 3).
 - Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,2, 3); bài 2( cột 2, 3); bài 3( phần 1)
B. Đồ dùng dạy học: Các bó chục que tính và các que tính rời.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ : GV k/tra đồ dùng của HS.
II. Dạy bài mới :
Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài.
Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3.
 a. Cho HS lấy 14 que tính (gồm 1 bó chục và 4 que tính rời) rồi lấy thêm 3 que tính nữa.
- Có tất cả bao nhiêu que tính ?
- GV thể hiện ở trên bảng:"Có 1 bó chục, viết 1 ở cột chục ;4 que tính rời , viết 4 ở cột đơn vị"
- GV thể hiện "Thêm 3 que tính rời, viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị".
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính, ta gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời được 7 que tính rời. Có 1 bó chục và 7 que tính rời là 17 que tính.
c. Hướng dẫn cách đặt tính và tính :
 Đặt tính : * Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 (ở cột đơn vị) 
* Viết dấu cộng 
* Kẻ vạch ngang dưới hai số đó. 
- Tính (Thực hành tính từ phải sang trái).
* Bài 1 : 
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét kết quả và cách ghi kết quả của các phép tính.
* Bài 2 : Tính 
- Gọi HS đọc kết quả các phép tính cả lớp đối chiếu kết quả.
* Bài 3 : Cho HS nêu yêu cầu của bài 
- Cho HS quan sát nhận xét mẫu : 14 cộng 1 bằng 15, viết 15
III. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nêu lại các bước tính các phép cộng dạng 14 + 3 (2 HS).
- GV nhận xét đánh giá chung tiết học.
- HS thực hiện
- HS đếm số que tính và trả lời 
b. HS đặt bó chục que tính và 4 que tính rời ở bên phải.
- HS lấy thêm 3 que tính nữa rồi đặt ở dưới 4 que rời.
- HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS thực hiện
- (Điền số thích hợp theo mẫu)
- HS thực hiện
- Tương tự HS quan sát, nhẩm và viết tiếp các số còn lại.
- HS chữa bài 
- HS thực hiện
Tiếng Việt
 Bài 81 : ach	
A. Mục tiêu:
- HS đọc được: ach, cuốn sách; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - HS viết được: ach, cuốn sách 
 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
B. Đồ dùng dạy học : Bộ chữ Tiếng Việt lớp 1
C. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét, đánh giá
II .Dạy học bài mới :
Tiết 1
Giới thiệu bài : GV giới thiệu và viết lên bảng vần ach
Dạy vần : Vần ach
Nhận diện vần : Cho HS quan sát trả lời câu hỏi : Vần ach gồm mấy âm ? là những âm nào ? Vần ach và vần ac có gì giống và khác nhau ?
? Có vần ach muốn có tiếng sách phải thêm âm và dấu thanh gì ? 
- GV đưa ra một quyển sách Tiếng Việt 1 : Đây là cái gì ?
- Quyển sách ta còn gọi là gì ? (HS : cuốn sách)
- GV : Ta có từ khoá là : cuốn sách 
* Viết vần, tiếng mới : GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS cách nối tạo vần ach, sách.
- Viết chữ ghi vần ach : Viết chữ a từ điểm kết thúc lia bút viết tiếp chữ ch, 
- Viết chữ sách : Viết chữ s từ điểm kết thúc của chữ s lia phấn viết chữ ghi vần ach, dấu sắc trên đầu chữ a. 
- GV theo dõi uốn nắn .
* Đọc từ ngữ ứng dụng :
- GV viết bảng các từ ứng dụng : viên gạch, sạch sẽ, kênh rạch, cây bạch đàn. 
- GV giải nghĩa sạch sẽ, kênh rạch và đọc lại các từ.
Tiết 2
Luyện đọc :
+) Luyện đọc bảng lớp : ach, sách, cuốn sách. .. và các từ ứng dụng 
+) Luyện đọc câu ứng dụng
+) Luyện đọc SGK : HS đọc lại các vần , tiếng, từ.
Luyện viết : Cho HS mở vở Tập viết đọc lại yêu cầu bài viết :
GV chấm một số bài và chữa lỗi phổ biến.
Luyện nói : 
Tranh vẽ những gì ? Các bạn nhỏ đang làm gì ?
Tại sao cần phải giữ gìn sách vở ?
Con đã làm gì để giữ gìn sách vở ?
Các bạn trong lớp con đã biết giữ gìn sách vở chưa ?
Con hãy giới thiệu về một quyển sách hay một quyển vở được giữ gìn sạch đẹp nhất . 
III. Củng cố, dặn dò :
GV : Vần mới vừa học là gì ? 
*Dặn dò : Tiếp tục luyện đọc tốt vần, tiếng từ có vần ach vừa học.
* Chuẩn bị : Bài 82 ich, êch
HS đọc cá nhân : cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ. 
HS viết bảng con : công việc, thước kẻ 
- Vần ach gồm 2 âm, âm a đứng trước, âm ch đứng sau- HS ghép vần ach và đánh vần : a - chờ - ach / ach (cá nhân nối tiếp đánh vần và đọc vần)
- HS ghép tiếng sách bằng bảng ghép, 1 HS lên ghép trên bảng.
- HS đánh vần sờ - ach - sach - sắc - sách / sách (cá nhân- tập thể)
- HS : Là quyển sách Tiếng Việt 1.
(HS đọc cá nhân)
- HS đánh vần, đọc vần, tiếng, từ mới vừa học : ach - sách - cuốn sách (cá nhân, tập thể). 
- HS luyện viết vào bảng
- HS luyện đọc tiếng, từ, đọc cả bài (cá nhân, tập thể).
- HS đọc lại các từ (Cá nhân 2 HS).
- HS quan sát tranh minh họa câu, đọc câu (Cá nhân, tập thể).
- Luyện đọc từng dòng nối tiếp, đọc cả bài.
- HS mở vở Tập viết đọc lại yêu cầu bài viết
- HS viết từng dòng theo hướng dẫn của GV.
1 HS đọc Giữ gìn sách vở.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV thành câu đầy đủ.
( ach). 
- HS đọc đồng thanh cả bài.
Ngày soạn: 19/01/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010 
Tiếng Việt 
Bài 78: ich, êch
A. Mục tiêu:
- HS đọc được: ich, êch, tờ lịch, con ếch; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- HS viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch 
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Chúng em đi du lịch.
B. Đồ dùng dạy học : Bộ chữ Tiếng Việt lớp 1
C. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, đánh giá
II .Dạy học bài mới:
Tiết 1
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và viết lên bảng vần ich, êch.
2. Dạy vần : 
Vần ich
Nhận diện vần : HS quan sát trả lời câu hỏi : Vần ich gồm mấy âm ? là những âm nào ? 
Vần ich và vần ach có gì giống và khác nhau ?
? Có vần ich muốn có tiếng lịch phải thêm âm và dấu thanh gì ? 
GV giới thiệu từ mới tờ lịch 
Cho HS đánh vần, đọc vần, tiếng, từ mới vừa học : ich - lịch - tờ lịch 
Vần êch : 
- Vần êch và vần ich có gì giống và khác nhau ?
- Cho HS ghép vần êch và đánh vần : ê - chờ - êch / êch 
? Có vần êch muốn có tiếng ếch phải thêm dấu gì ? 
Cho HS quan sát tranh - GV giới thiệu từ mới con ếch 
* Viết vần, tiếng mới : GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS cách nối tạo vần ich, lịch, êch, ếch.
- Viết chữ ghi vần ich : Viết chữ i từ điểm kết thúc lia bút viết tiếp chữ ch. 
- Viết chữ lịch : Viết chữ l từ điểm kết thúc của chữ l rê phấn viết chữ ghi vần ich, dấu nặng (chữ ghi vần êch, chữ ếch cũng tiến hành tương tự).
- GV theo dõi uốn nắn .
* Đọc từ ngữ ứng dụng :
- GV viết bảng các từ ứng dụng : vở kịch, vui thích, mũi hếch, ... 
Tiết 2
Luyện đọc :
Luyện đọc bảng lớp : ich, lịch, tờ lịch - êch, ếch, con ếch. 
Luyện đọc các từ ứng dụng( cá nhân)
Luyện đọc SGK : 
Cho HS quan sát tranh minh họa câu - Luyện đọc câu ứng dụng (Cá nhân, tập thể)
Luyện viết : 
GV chấm một số bài và chữa lỗi phổ biến.
Luyện nói : 
Tranh vẽ gì ? Lớp ta ai đã được đi du lịch cùng với gia đình ?
Khi đi du lịch các con thường mang theo những gì ?
Con có thích đi du lịch không ? Tại sao ?
Con thích đi du lịch như thế nào ?
Hãy kể tên các chuyến du lịch con đã được đi ?
III. Củng cố, dặn dò :
GV : Vần mới vừa học là gì ? 
Tổ chức cho HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần ich, êch
Gv nhận xét
Dặn dò : Tiếp tục luyện đọc tốt vần, tiếng từ có vần ich, êch vừa học.
 * Chuẩn bị Bài 83 Ôn tập
HS đọc cá nhân: viên gạch, sạch sẽ, kênh rạch, cây bạch đàn. 
HS viết bảng con: viên gạch, kênh rạch 
- HS ghép vần ich và đánh vần : i - chờ - ich / ich (cá nhân nối tiếp đánh vần và đọc vần)
- HS so sánh
- HS ghép tiếng lịch bằng bảng ghép, 1 HS lên ghép trên bảng.
- HS quan sát tranh, đọc trơn (cá nhân) 
 (cá nhân, tập thể).
- HS quan sát trả lời câu hỏi
- HS so sánh
- HS ghép vần êch và đánh vần : ê - chờ - êch / êch (cá nhân nối tiếp đánh vần và đọc vần)
- HS ghép tiếng ếch bằng bảng ghép, 1 HS lên ghép trên bảng.
(HS đọc trơn - cá nhân)
HS đánh vần, đọc vần, tiếng, từ mới vừa học : êch - ếch - con ếch(cá nhân , tập thể). 
- HS luyện viết vào bảng
- HS luyện đọc tiếng, từ, đọc cả bài (cá nhân, tập thể).
- HS đọc
HS đọc lại các vần , tiếng, từ.
HS quan sát tranh minh họa câu - Luyện đọc câu ứng dụng (Cá nhân, tập thể)
- HS mở vở Tập viết đọc lại yêu cầu bài viết, HS viết từng dòng theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc Chúng em đi du lịch.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV thành câu đầy đủ.
- (ich, êch). 
Toán
Luyện tập 
A. Mục tiêu : Giúp HS
 - Thực hiện được phép cộng( không nhớ) trong phạm vi 20 cộng nhẩm dạng 14+ 3.
 - Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1, 2, 4); bài 2( cột 1, 2, 4); bài 3(cột 1, 3).
B. Đồ dùng dạy học : Các bó chục que tính và các que tính rời.
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ : GV k/ tra đồ dùng của HS.
II. Dạy bài mới :
Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài (Luyện tập).
GV hướng dẫn HS làm và chữa một số bài tập.
* Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV : Khi đặt tính cần chú ý điều gì ?
- Khi tính tính theo thứ tự nào ? 
* Bài 2 : Tính nhẩm 
- Gợi ý HS nhẩm theo cách thuận tiện nhất 
Ví dụ 1 : 15 + 1 = ?
+ Nhẩm : Mười lăm cộng một bằng mười sáu ghi 15 + 1 = 16
+ Có thể nhẩm : Năm cộng một bằng sáu ; mười cộng sáu bằng mười sáu.
Ví dụ 2 : 14 + 3 = ?
+ Nhẩm : mười bốn cộng ba bằng mười bảy ghi 14 + 3 = 17
+ Có thể nhẩm : Bốn cộng ba bằng bảy ; mười cộng bảy bằng mười bảy Hoặc có thể nhẩm bằng cách đếm thêm 1.
* Bài 3 : Tính 
-GV hướng dẫn HS tính nhẩm từ trái sang phải
Ví dụ : 10 + 1 + 3 = ?
+ Nhẩm : Mười cộng một bằng mười một, mười một cộng ba bằng mười bốn
Viết 10 + 1 + 3 = 14
GV nhận xét
* Bài 4 : Nối (theo mẫu)
- GV theo dõi, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét đánh giá chung tiết học. 
* Dặn dò : Chuẩn bị bài Phép trừ dạng 17 - 3 
- (Đặt tính rồi tính)
HS làm vào bảng con ph/tính 12 + 3
- (Cần viết số đơn vị thẳng cột với số đơn vị)
- (Tính theo thứ tự từ phải sang trái)
- HS thực hành đặt tính và tính , vừa làm vừa nêu các bước tiến hành.
- HS nhẩm rồi ghi kết quả.
- HS tính tiếp các phép còn lại và đọc kết quả -
- HS tính nhẩm và nối phép cộng với kế ... ỉnh núi).
Kể tên một số ngọn núi mà con biết.
Ngọn cây ở vị trí nào trên cây ?
Tháp chuông như thế nào ?
Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông có gì chung ?
Tháp chuông thường có ở đâu ?
 * Thi giới thiệu về chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.
 * Hướng dẫn HS làm Bài tập Tiếng Việt tập 2.
III. Củng cố dặn dò :
Cho HS đọc đồng thanh toàn bài
GV :Vần mới vừa học là gì ? 
Trò chơi : Em tìm tiếng mới ( HS tìm tiếng, từ có op, ap- GV theo dõi nhận xét)
* Dặn dò : Tiếp tục luyện đọc tốt vần, tiếng từ có op, ap vừa học.
* Chuẩn bị bài sau : Bài 85 ăp, âp
HS đọc các từ sau: thác nước, chúc mừng, ích lợi 
HS viết bảng con: ích lợi, thác nước
- HS quan sát trả lời câu hỏi :
- Đánh vần, đọc vần, tiếng, từ :
HS ghép vần op và đánh vần vần op 
- HS ghép tiếng họp bằng bảng ghép, 1 HS lên ghép trên bảng.
- HS đánh vần hờ - op - hop - nặng - họp / họp (cá nhân- tập thể)
HS quan sát tranh -(HS đọc trơn - cá nhân)
- HS quan sát trả lời câu hỏi
- HS ghép vần ap và đánh vần : a - pờ - ap / ap (cá nhân nối tiếp đánh vần và đọc vần)
- HS ghép tiếng sạp bằng bảng ghép, 1 HS lên ghép trên bảng.
HS đánh vần : sờ - ap - sap - nặng - sạp / sạp (cá nhân- tập thể) HS quan sát tranh -
- HS đánh vần, đọc vần, tiếng, từ mới vừa học : ap - sạp - múa sạp(cá nhân tập thể). 
- HS luyện viết vào bảng
- HS nhẩm đọc phát hiện tiếng mới có vừa học và luyện đọc các tiếng, từ. 
- HS luyện đọc từ( cá nhân)- Đọc toàn bài( cá nhân, tập thể)
- HS đọc bài trên bảng 
( cá nhân)
- HS đọc lại các vần , tiếng, từ.
- HS quan sát tranh minh họa câu( Cá nhân, tập thể)
- HS mở vở Tập viết đọc lại yêu cầu bài viết :- HS viết từng dòng theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV thành câu đầy đủ.
- HS chia nhóm bàn lên thi
- HS làm Bài tập Tiếng Việt tập 2.
HS đọc đồng thanh toàn bài
( op, ap). 
Tự nhiên - Xã hội
	An toàn trên đường đi học
A. Mục tiêu: Giúp HS biết
 - X/định được 1 số t/ huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
 - Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
 - HS khá giỏi: Phân tích được tình huống nguy hiểm có thể xảy ra nếu không làm đúng quy định khi đi các loại phương tiện.
B. Đồ dùng dạy học : - Các hình trong SGK
C. Các hoạt đông dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Bài mới: GV gi/thiệu bài và ghi đầu bài 
Hoạt động 1 : Thảo luận tình huống 
* Mục tiêu: Biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
* Cách tiến hành :
+) Bước 1 : Chia nhóm (5 nhóm) mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. 
+) Bước 2 : Mỗi nhóm thảo luận một tình huống theo gợi ý.
+) Bước 3 : 
- GV gọi đại diện một số HS lên trình bày ý kiến thảo luận.
KL: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. Chẳng hạn như : Không được chạy lao ra đường, không được bám vào bên ngoài ô tô, không được thò tay, thò chân, đầu ra ngoài khi đang ở trên ph/ tiệngi/ thông.
Hoạt động 2 : Quan sát tranh
*Mục tiêu: HS biết quy định về đi bộ trên đường.
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Tổ chức cho HS quan sát tranh hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
+ Bước 2 : HS trình bày ý kiến của mình trước lớp.
KL: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần đi sát mép đường về phía bên phải, còn trên đường có vỉa hè thì đi bộ đi ở trên vỉa hè.
Hoạt động 3 : Trò chơi "Đèn xanh, đèn đỏ"
III. Tổng kết, dặn dò :
GV nhận xét đánh giá chung giờ học. 
* Dặn dò : Thi đua thực hiện tốt luật giao thông khi đi bộ.
 Chuẩn bị bài sau Ôn tập : Xã hội.
- HS thảo luận các câu hỏi theo hướng dẫn của GV
- Điều gì có thể xảy ra ?
- Đã khi nào con có những hành động như trong tình huống đó chưa ?
Con hãy khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?
- Đại diện một số HS lên trình bày ý kiến thảo luận, HS cả lớp theo dõi bổ sung.
- HS quan sát tranh hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
Ngày soạn: 19/01/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010 
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu : Giúp HS
 - Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
 - Biết trừ nhẩm (dạng 17 - 3)
 - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 ( cột 2, 3, 4); bài 3( dòng1).
B. Đồ dùng dạy học : Các bó chục que tính.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ôn định tổ chức :
II. Bài mới :
GV giới thiệu và nêu yêu cầu của bài:
Hướng dẫn HS làm một số bài tập và chữa bài.
* Bài 1 : Bài yêu cầu gì ? 
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính vào bảng con 14 - 3 
* Bài 2 : HS nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách thuận lợi nhất.
 Ví dụ : 17 - 2 =
Có thể nhẩm ngay : 17 - 2 = 15.
Có thể nhẩm theo hai bước :
	7 trừ 2 bằng 5 ; 10 cộng 5 bằng 15.
Có thể nhẩm theo cách bớt liên tiếp :
	17 bớt 1 được 16 ; 16 bớt 1 được 15.
* Bài 3 : Hướng dẫn HS thực hiện tính rồi ghi kết quả các phép tính 
* Bài 4: HS trừ nhẩm và nối với số thích hợp.
 - GV theo dõi, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò :
 - Khi làm các phép tính dạng 17 - 3 cần chú ý gì khi đặt tính, khi tính thì tính theo thứ tự nào ?
 * Dặn dò : Chuẩn bị bài sau Phép trừ dạng 17 – 7
 * Nhận xét tiết học
(bài yêu cầu đặt tính rồi tính)
- Nêu cách đặt tính và tính : 
Đặt tính : Viết 14, viết 3 sao cho 3 thẳng với 4, viết dấu cộng, kẻ vạch ngang dưới hai số.
Tính : Lấy 4 trừ 3 bằng 1, viết 1. Hạ 1 viết 1 - Ta có 14 - 3 = 11
- HS làm tiếp các phép tính còn lại và chữa bài.
(Tính nhẩm)
- HS thực hiện
- HS thực hiện tính kết quả các phép tính từ trái sang phải
 Ví dụ : Tính 12 + 3 - 1 = ?
Nhẩm : Mười hai cộng ba bằng mười lăm, mười lăm trừ một bằng mười bốn.
Ghi : 12 + 3 - 1 = 14
Tiếng Việt
Bài 85 : ăp, âp 
A. Mục tiêu:
- HS đọc được: ăp, âp, bắp, mập; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- HS viết được: ăp, âp, bắp, mập.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Trong cặp sách của em. 
B. Đồ dùng dạy học : Bộ chữ Tiếng Việt lớp 1
C. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, đánh giá
II .Dạy học bài mới:
Tiết 1
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và viết lên bảng vần ăp, âp.
2. Dạy vần : 
Vần ăp
Nhận diện vần: Vần ăp gồm mấy âm ? là những âm nào ? Vần ăp và vần op có gì giống và khác nhau ?
? Có vần ăp muốn có tiếng bắp phải thêm âm và dấu thanh gì ? 
GV giới thiệu từ mới cải bắp 
Vần âp
Nhận diện vần : Vần âp gồm mấy âm ? là những âm nào ?
Vần âp và vần ăp có gì giống và khác nhau ?
? Có vần âp muốn có tiếng mập phải thêm âm và dấu thanh gì ? 
+) GV giới thiệu từ mới cá mập 
- Viết vần, tiếng mới :
GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS cách nối tạo ăp, bắp, âp, mập. 
- GV theo dõi uốn nắn . 
*Viết chữ ghi vần ăp : Viết a từ điểm kết thúc rê phấn viết tiếp chữ p , dấu phụ của chữ ă.
*Viết chữ bắp : Viết chữ b từ điểm kết thúc của chữ b lia phấn viết chữ ghi vần ăp, dấu sắc trên đầu chữ ă (chữ ghi vần âp, chữ mập cũng tiến hành tương tự).
Đọc từ ngữ ứng dụng:
GV viết bảng các từ ứng dụng : gặp gỡ, ngăn nắp, bập bênh, 
Tiết 2
Luyện đọc :
Luyện đọc bảng lớp : ăp, bắp, cải bắp - âp, mập, cá mập. 
Luyện đọc các từ ứng dụng
Luyện đọc SGK : 
Luyện viết :
 GV chấm một số bài và chữa lỗi phổ biến.
Luyện nói : 
Trong cặp sách của con có những gì ?
Con có những loại đồ dùng học tập nào ?
Con sử dụng chúng khi nào ?
Khi sử dụng sách vở, đồ dùng con phải chú ý điều gì ?
* Hướng dẫn HS làm Bài tập T/ Việt tập 2.
III. Củng cố dặn dò :
- GV :Vần mới vừa học là gì ? 
Trò chơi : Em tìm tiếng mới 
Tổ chức cho HS tìm tiếng, từ có ăp, âp- GV theo dõi nhận xét
* Dặn dò : Tiếp tục luyện đọc tốt vần, tiếng từ có ăp, âp vừa học.
* Chuẩn bị bài sau : Bài 86 ôp, ơp
- HS đọc các từ sau : con cọp, đóng góp, xe đạp. 
- HS viết bảng con: đóng góp, xe đạp
- HS quan sát trả lời câu hỏi :
- HS ghép vần ăp và đánh vần : ă - pờ - ăp / ăp (cá nhân nối tiếp đánh vần và đọc vần)
HS ghép tiếng bắp bằng bảng ghép, 1 HS lên ghép trên bảng.
HS đánh vần bờ - ăp - bắp - sắc - bắp / bắp (cá nhân- tập thể)
HS quan sát tranh, đọc trơn –( cá nhân)
- HS đánh vần, đọc vần, tiếng, từ mới vừa học ăp, bắp, cải bắp (cá nhân, tập thể).
- HS quan sát trả lời câu hỏi
- HS ghép vần âp và đánh vần : â - pờ - âp / âp (cá nhân nối tiếp đánh vần và đọc vần)
- HS ghép tiếng mập bằng bảng ghép, 1 HS lên ghép trên bảng.
HS đánh vần : mờ - âp - mâp - nặng - mập / mập (cá nhân- tập thể)
- HS quan sát tranh, đọc trơn - cá nhân)
- HS đánh vần, đọc vần, tiếng, từ mới vừa học : âp - mập - cá mập(cá nhân tập thể). 
- HS luyện viết vào bảng 
- HS nhẩm đọc phát hiện tiếng mới có vừa học và luyện đọc các tiếng, từ. 
HS luyện đọc từ( cá nhân)- Đọc toàn bài( cá nhân, tập thể)
( cá nhân)
- HS đọc lại các vần , tiếng, từ.
HS quan sát tranh minh họa câu- Luyện đọc câu Cá nhân, tập thể)
- HS mở vở Tập viết đọc lại yêu cầu bài viết :- HS viết từng dòng theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc "Trong cặp sách của em".
* HS dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi của cô giới thiệu về chiếc cặp sách của mình.
* HS nói về chiếc cặp của mình dựa vào các gợi ý nêu trên
- HS làm bài, chữa bài
- HS đọc đồng thanh toàn bài
( ăp, âp). 
HS tìm tiếng, từ có ăp, âp
 Ngày tháng năm 2010
 TM. BGH ký duyệt
Sinh hoạt lớp 
Họp lớp 
I. Mục tiêu: Giúp HS nhận xét tuần 20 và đề ra phương hướng tuần 21.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Các tổ học sinh tự nhận xét thi đua trong tuần của tổ mình
Các tổ bạn nhận xét:
Giáo viên sơ kết thi đua tuần 20 của các tổ về các mặt: 
- Lao động, vệ sinh theo khu vực được phân công
- ý thức tổ chức, kỷ luật.
- Tinh thần tham gia xây dựng bài trong các giờ học
Việc thực hiện các qui định khác của nhà trường như: mặc đồng phục, giờ giấc ra vào lớp, thực hiện xếp hàng đầu giờ, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể. Sau thời gian nghỉ tết
- Nêu gương và biểu dương những học sinh rèn luyện tốt trong tuần và có thái độ học tập tốt.
4. Phương hướng tuần 21:
- Tiếp tục duy trì các nề nếp đã có.
- Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ. 
III. Tổ chức cho HS tham gia văn nghệ, nghe đọc báo trong tuần.
- GV đọc cho HS nghe một số mẩu chuyện trong báo cuối tháng 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 buoi 1 CKTKN.doc