Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Người soạn: Trần Thị Hằng

Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Người soạn: Trần Thị Hằng

Đạo đức

Tiết 21: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 1)

( Tích hợp: Lòng nhân ái, vị tha – Liên hệ)

Thời gian: 35 phút

I/- Mục tiêu :

- Bước đầu biết: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè. Biết cần phải đoàn kết thân ái với các bạn khi cùng học cùng chơi. Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi. Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh.

- HS khá giỏi biết nhắc nhở bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

* KNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè, KN giao tiếp/ ứng xử với bạn bè.KN thệ hiện sự thông cảm với bạn bè. KN phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.

*PP: Thảo luận nhóm, đóng vai, tổ chức trò chơi, trình bày 1 phút.

II/- Tài liệu và phương tiện :

- Bút màu, giấy vẽ. Bài hát:”Lớp chúng ta kết đoàn”.

- Mỗi HS chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi : Tặng hoa

III/- Các hoạt động dạy học :

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Người soạn: Trần Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
Đạo đức 
Tiết 21: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 1) 
( Tích hợp: Lòng nhân ái, vị tha – Liên hệ)
Thời gian: 35 phút
I/- Mục tiêu : 
- Bước đầu biết: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè. Biết cần phải đoàn kết thân ái với các bạn khi cùng học cùng chơi. Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi. Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh.
- HS khá giỏi biết nhắc nhở bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
* KNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè, KN giao tiếp/ ứng xử với bạn bè.KN thệ hiện sự thông cảm với bạn bè. KN phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.
*PP: Thảo luận nhóm, đóng vai, tổ chức trò chơi, trình bày 1 phút.
II/- Tài liệu và phương tiện :
- Bút màu, giấy vẽ. Bài hát:”Lớp chúng ta kết đoàn”.
- Mỗi HS chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi : Tặng hoa
III/- Các hoạt động dạy học :
TL
Nội dung 
Hỗ trợ HS yếu
5’
10’
10’
10’
* Hoạt động 1 : Chơi trò : Tặng hoa
- Mỗi HS chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích 
 - Chọn ra 3 hs được tặng hoa nhiều nhất khen và tặng quà cho các em.
* KNS:, KN giao tiếp/ ứng xử với bạn bè.
 *PP:Tổ chức trò chơi.
* Hoạt động 2 : Đàm thoại
+ Em có muốn được các bạn tặng nhiều hoa như bạn A, B ,C không ? Những ai đã tặng hoa cho bạn A, B, C ?
Kết luận : 
* KNS:KN thệ hiện sự thông cảm với bạn bè. 
*PP:Trình bày 1 phút.
* Hoạt động 3 : Quan sát tranh bài 2 và đàm thoại.
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? 
- Chơi, học một mình vui hơn hay có bạn cùng học, cùng chơi vui hơn ?
- Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi, em cần phải đối xử như thế nào với bạn khi học, khi chơi ?
( Tích hợp: Đoàn kết, thân ái là thực hiện theo lời dạy của ai?
+ Đoàn kết thân ái với các bạn là thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ)
Kết luận : 
* Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm bài tập 3
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận.
Kết luận : 
* KNS: KN phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.
*PP: Thảo luận nhóm.
- HS viết tên các bạn mà mình chơi chung vào hoa giấy.
- HS bỏ hoa giấy vào lẵng.
- HS thảo luận nhóm 4 và đại diện trả lời.GV theo dõi giúp đỡ.
- HS trả lời câu hỏi theo nội dung
- Cùng nhóm hs thảo luận, lớp nhận xét bổ sung.
Học vần
Bài 86 : ÔP - ƠP 
Thời gian: 90 phút
I/- Mục đích - Yêu cầu :
- Đọc và viết được : ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- Đọc đuợc câu ứng dụng. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Các bạn lớp em.
II/- Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III/- Các hoạt động dạy học :
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
1’
5’
15’
10’
15’
1/- Ổn định lớp :
2/- Kiểm tra bài cũ : 
3/- Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Dạy vần mới . 
+ Dạy vần ôp
- GV ghi vần ôp, phát âm ôp.
- Đồng thanh, cá nhân.
	- Hãy phân tích vần ôp ?
- So sánh vần ôp và ôt?
- Cài vần ôp.
- Phân tích, đánh vần: ĐT – Dãy – CN. Đọc trơn vần ôp.
- Để có tiếng hộp thêm âm gì, dấu gì?
- HS cài, phân tích , đánh vần tiếng hộp.
- Đọc trơn.
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?=> hộp sữa.
- GV đọc lại bài. HS ĐT – CN.
+ Dạy vần ơp (tương tự vần ôp)
So sánh ơp - ôp
* Hoạt động 2 : Viết bảng con:
- Gv viết bảng ôp, hộp sữa, ơp, lớp học.
* Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng:
- Học sinh gạch chân trên bảng, sách GK.
- Đọc vần, tiếng, phân tích tiếng.
- Đọc từ.
- Đồng thanh lại các từ.
Đọc mẫu, giải nghĩa từ..
- Theo dõi hướng dẫn học sinh cài, cài mẫu.
- Uốn nắn phát âm đúng.
- Theo dõi hướng dẫn học sinh cài, cài mẫu.
- Theo dõi sửa sai.
- GV theo dõi hướng dẫn nét nối giữa ô và p, ơ và p, độ cao,
- Theo dõi HS gạch, uốn nắn đọc, phân tích.
14’
15’
10’
5’
1’
TIẾT 2 :
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Đọc lại bài ở Tiết 1.( phần vần , tiếng, từ khóa; phần từ ứng dụng). Đọc không theo thứ tự.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Tranh vẽ gì ? 
- Gạch chân vần mới trong câu.
- Đọc vần, tiếng phân tích tiếng, từ, giải nghĩa từ trong câu.
- Đọc trơn câu ứng dụng. Đoc mẫu
* Hoạt động 2 : Viết vở tập viết.
ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
* Hoạt động 3 : Luyện nói
+ Lớp em có bao nhiêu bạn ?
+ Lớp em có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ ? + Trong lớp các em có thân với các bạn không ?
+ Các bạn trong lớp em có chăm chỉ học hành không ? Em yêu quí bạn nào nhất ? Vì sao ?
* Trò chơi: Tìm tiếng mới.
4. Củng cố - Dặn dò : 
- Đọc lại bài.
- Dặn tìm tiếng mới.
- Nhận xét tiết học.
- Được đọc nhiều không theo thứ tư, phân tích vần, tiếng.GV uốn nắn sửa sai.
- Theo dõi học sinh gạch chân.Đọc vần, tiếng, phân tích( có thể đánh vần)
- Viết vở Tập viết, Gv theo dõi uốn nắn nét nối ô và p; ơ và p, khoảng cách tiếng, độ cao.
- Cá nhân trả lời.Gv uốn nắn trả lời tròn câu.
- Hướng dẫn dựa vào bảng tìm tiếng mới, vật mẫu.
	 Toán
Tiết 81: PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 7
Thời gian: 45 phút
I/- Mục tiêu : Giúp HS : 
- Biết làm các phép tính trừ. Biết trừ nhẩm dạng 17 – 7. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Làm được bài 1( 1,3,4), 2( cột 1,3), 3.
II/- Đồ dùng dạy học :
- Bó chục que tính và một số que tính rời.
III/- Các hoạt động dạy học :
TL
Nội dung 
Hỗ trợ HS yếu
3’
15’
25’
2’
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới:
* Hoạt dộng 1 : Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 7.	
- HS lấy 17 que tính (gồm 1 bó chục và 7 que tính rời), rồi tách thành 2 phần : phần bên trái có bó chục que tính và phầnn bên phải có 7 que tính rời.
- Sau đó cất 7 quetinh1 rời. Còn lại bao nhiêu que tính
	* Đặt tính và làm tính trừ :
- Viết 17 rồi viết 7 sao cho 7 thẳng cột với 7 (ở cột đơn vị).
- Viết dấu trừ ( – ) 
- Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó.
- Tính (từ phải sang trái):
	17	- 7 trừ 7 bằng 0, viết 0
	 7	- Hạ 1, viết 1
	10 
- 17 trừ 7 bằng 10. (17 – 7 = 10).
* Hoạt dộng 2 : Thực hành
Bài 1 : Tính
Bài 2 : Tính mhẩm :
Bài 3 : viết phép tính thích hợp :
HS đọc tóm tắt .
GV HD cách làm .
3/ Củng cố - dặn dò
- Học sinh nhắc cách đặt tính, tính 1 bài.
- HS lấy 17 que tính ( 1 bó chục và 7 que rời ).
- Tách 2 phần : 1 bó chục : phần tái ; 7 que rời : phần phải
- HS quan sát và thực hiện phép tính ở bảng cài.
- Lưu ý viết số thẳng cột.
- Làm bài 2 và đổi vở sửa bài.
- Làm bài 3.
 Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
 Thủ công
Bài : Ôn tập chương II : KĨ THUẬT GẤP HÌNH 
Thời gian 35 phút
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức , kĩ năng gấp giấy.
- Gấp được ít nhất một hình gấp đơn gản. Các nếp gấp tương đối thẳng,phẳng.
- Với học sinh khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình đơn giản. Các nếp thẳng, phẳng. Có thể gấp được thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy thủ công, mẫu gấp hình đã học bài 13,14,15.
- HS chuẩn bị giấy màu.
III. Các hoạt động dạy học.
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
1’
2’
5’
20’
5’
2’
1/- Ổn định lớp :
2/- Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
- Nhắc lại tên các hình đã được gấp.
3/- Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Ôn tập.
- Gv gắn các hình đã được gấp: Gấp cái quạt, gấp cái ví, gấp mũ ca lô.
- Nhắc lại cách gấp hình. 
* Hoạt động 2 : Thực hành
- Học sinh chọn một trong các hình đã học gấp.
* Hoạt động 3 : Đánh giá sản phẩm.
- Gv đánh giá sản phẩm:
+ Hoàn thành:
- Gấp đúng quy định.
- Nếp gấp thẳng, phẳng.
- Sản phẩm sử dụng được.
+ Chưa hoàn thành:
- Gấp chưa đúng quy định
- Nếp gấp chưa thẳng, phẳng.
- Sản phẩm không sử dụng được.
4./ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét.
- HS chưa hoàn thành về nhà làm lại.
- Chuẩn bị giấy màu, kéo, thước, bút chì.
- Hoc sinh chọn một hình đã học nhắc lại cách gấp theo quy trình có sẵn.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm.
- Học sinh được hướng dẫn về nhà làm lại.
 Học vần
Bài 87 : EP - ÊP
Thời gian: 90 phút
I/- Mục đích - Yêu cầu :
- Đọc và viết được : ep, êp, cá chép, đèn xếp.
- Đọc được câu ứng dụng. 	
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Xếp hàng vào lớp.
II/- Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III/- Các hoạt động dạy học :
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
1’
5’
15’
10’
15’
1/- Ổn định lớp :
2/- Kiểm tra bài cũ : 
3/- Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Dạy vần mới . 
+ Dạy vần ep
- GV ghi vần ep, phát âm ep.
- Đồng thanh, cá nhân.
	- Hãy phân tích vần ep ?
- So sánh vần ep và ôp?
- Cài vần ep.
- Phân tích, đánh vần: ĐT – Dãy – CN. Đọc trơn vần ep.
- Để có tiếng chép thêm âm gì, dấu gì?
- HS cài, phân tích , đánh vần tiếng chép.
- Đọc trơn.
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?=> cá chép.
- GV đọc lại bài. HS ĐT – CN.
+ Dạy vần êp (tương tự vần ep)
So sánh êp – ep.
* Hoạt động 2 : Viết bảng con:
- Gv hướng dẫn viết bảng ep, cá chép, êp, đèn xếp.
* Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng:
- Học sinh gạch chân trên bảng, sách GK.
- Đọc vần, tiếng, phân tích tiếng.
- Đọc từ.
- Đồng thanh lại các từ.
Đọc mẫu, giải nghĩa từ..
- Theo dõi hướng dẫn học sinh cài, cài mẫu.
- Uốn nắn phát âm đúng.
- Theo dõi hướng dẫn học sinh cài, cài mẫu.
- Theo dõi sửa sai.
- GV theo dõi hướng dẫn nét nối giữa e và p, ê và p, độ cao,
- Theo dõi HS gạch, uốn nắn đọc, phân tích.
14’
15’
10’
5’
1’
TIẾT 2 :
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Đọc lại bài ở Tiết 1.( phần vần , tiếng, từ khóa; phần từ ứng dụng). Đọc không theo thứ tự.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Tranh vẽ gì ? 
- Gạch chân vần mới trong câu.
- Đọc vần, tiếng phân tích tiếng, từ, giải nghĩa từ trong câu.
- Đọc trơn câu ứng dụng. Đoc mẫu
* Hoạt động 2 : Viết vở tập viết.
ep, êp, cá chép, đèn xếp.
* Hoạt động 3 : Luyện nói
+ Khi xếp hàng vào lớp, chúng ta phải xếp hàng như thế nào ? 
+ Phải chú ý những gì ?
+ Con hãy chjo biết lợi ích của việc xếp hàng ? 
+ Ngoài xếp hàng vào lớp con còn phải xếp hàng khi nào nữa ?
* Trò chơi: Tìm tiếng mới.
4. Củng cố - Dặn dò : 
- Đọc lại bài.
- Dặn tìm tiếng mới.
- Nhận xét tiết học.
- Được đọc nhiều không theo thứ tư, phân tích vần, tiếng.GV uốn nắn sửa sai.
- Theo dõi học sinh gạch chân.Đọc vần, tiếng, phân tích( có thể đánh vần)
- Viết vở Tập viết, Gv theo dõi uốn nắn nét nối e và p; ê và p, k ... n 3 GV hô , Học sinh tập tốt lên làm mẫu.
+ Tổ chức cho HS tập thêm lần nữa.
- Ôn 4 đông tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình.( 1- 2 lần, 2x4 nhịp)
+ Lần 2 GV chỉ hô không làm mẫu, Gv khen những học sinh tập tốt.
- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
* Phần kết thúc :
- Đi thường theo nhịp 2 hàng dọc vỗ tay và hát
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà.
- GV theo dõi và sửa sai động tác của các em.
- GV hô chậm
- GV theo dõi và sửa sai động tác của các em.
Mĩ thuật
Tiết 21: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH 
Thời gian: 35 phút
I/- Mục tiêu :
-Biết thêm về cách vẽ màu.
- Biết cách vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi.
- HS khá, giỏi tô màu mạnh dạn, tạo vẻ đẹp riêng.
II/- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Một số tranh ảnh phong cảnh. Một số tranh phong cảnh của học sinh năm trước.
- Học sinh : Vở tập vẽ , bút chì , bút màu
III/- Các hoạt động dạy học:
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
1’
3’
5’
5’
15’
5’
1’
1/- Ổn định lớp :
2/- Kiểm tra bài cũ : 
3/- Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu tranh, ảnh.( H 1,2 bài 21)
- Giáo viên cho HS xem tranh, ảnh của học sinh năm trước.
+ Đây là cảnh gì?
+ Phong cảnh có những hình ảnh nào?
+ Màu sắc chính trong phong cảnh là màu gì?
- GV tóm tắt: Nước ta có nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố phường, đồi núi,
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ màu
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ( phong cảnh miền núi H 3) trong vở tập vẽ để học sinh nhận ra các hình như:
+ Dãy núi. Ngôi nhà sàn. Cây. Hai người đang đi.
- Gv gợi ý HS cách vẽ màu:
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình: núi, mái nhà, tường nhà, cửa, lá cây, thân cây,
* Hoạt động 3 : Thực hành 
- HS tự chọn màu và vẽ vào hình có sẵn
- Chú ý : Bố cục bài vẽ màu phải đẹp, tô màu không bị lem 
* Hoạt động 4 : Nhận xét – Đánh giá :
- Giáo viên thu vở chấm bài vẽ .
- Nhận xét chung
4. Củng cố - Dặn dò : Nhận xét tiết học.
- Em nhìn thấy tranh vẽ những gì ?
- Dựa vào màu học sinh đang vẽ, GV gợi ý để các em tìm màu cho phù hợp với hình bên cạnh
Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Tập viết
Bài: BẬP BÊNH, LỢP NHÀ, XINH ĐẸP,
Thời gian: 40 phút
I/- Mục đích - Yêu cầu :
- Học sinh viết đúng các chữ : “ bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp,” theo kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 2.
- Học sinh khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, Tập 2.
II/- Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, vở Tập viết.
III/- Các hoạt động dạy học :
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
1’
3’
10’
25’
1’
1/- Ổn định lớp :
2/- Kiểm tra bài cũ : 
3/- Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Phân tích mẫu chữ. Viết bảng con : 
- Giáo viên gắn mẫu chữ lên bảng: con ốc, đôi guốc, cá diếc,”
- Nêu những con chữ cao 2 dòng li ?
- Nêu những con chữ cao 4 dòng li ?
- Nêu những con chữ cao 5 dòng li ?
- Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu 
- Khoảng cách giữa chữ với chữ là bao nhiêu 
- Khoảng cách giữa các từ với từ là bao nhiêu?
* Hoạt động 2 : Luyện viết vở
- Yêu cầu : Học sinh đọc nội dụng bài viết. Giáo viên viết mẫu : con ốc, đôi guốc, cá diếc,”
- Hướng dẫn cách viết :
- Học sinh viết từng hàng theo yêu cầu của Giáo 
viên .
- Giáo viên chỉnh sửa tư thế ngồi viết cho Học sinh .
- Chấm nhận xét : Phần viết vở .
4. Củng cố - Dặn dò : 
- GV củng cố, nhận xét và dặn dò tiết học.
- Học sinh quan sát nhắc lại các con chữ cao 2 ô li: c,o,n,; Con chữ cao 4 ô li: d, đ; Con chữ cao 5 ô li : g,..
- Học sinh quan sát giáo viên viết. 
- Học sinh viết vở mỗi hàng một từ.
Lưu ý : Nét nối giữa các con chữ và vần, vị trí của các dấu thanh .
Tập viết
BÀI: ÔN TẬP
Thời gian: 40 phút
I/- Mục đích - Yêu cầu :
- Học sinh viết đúng các chữ chữ đã học từ tuần 1 đến tuần 19 theo kiểu chữ viết thường, cỡ vừa.
- GV tự chọn từ cho học sinh tập viết trên cơ sở những lỗi các em đã mắc.
II/- Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, vở Tập viết.
III/- Các hoạt động dạy học :
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
1’
3’
10’
25’
1’
1/- Ổn định lớp :
2/- Kiểm tra bài cũ : 
3/- Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Phân tích mẫu chữ. Viết bảng con : 
- Giáo viên gắn mẫu chữ lên bảng một số từ học sinh hay viết sai.
- Nêu những con chữ cao 2 dòng li ?
- Nêu những con chữ cao 4 dòng li ?
- Nêu những con chữ cao 5 dòng li ?
- Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu 
- Khoảng cách giữa chữ với chữ là bao nhiêu 
- Khoảng cách giữa các từ với từ là bao nhiêu?
* Hoạt động 2 : Luyện viết bảng.
Giáo viên viết mẫu 
- Hướng dẫn cách viết :
- Học sinh viết từng từ theo yêu cầu của Giáo 
viên .
- Giáo viên chỉnh sửa tư thế ngồi viết cho Học sinh 
- Chấm nhận xét : Phần viết vở .
4. Củng cố - Dặn dò : 
- GV củng cố, nhận xét và dặn dò tiết học.
- Học sinh quan sát giáo viên viết. Học sinh viết Gv theo dõi Nét nối giữa các con chữ và vần, vị trí của các dấu thanh .
Toán
Tiết 84: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
Thời gian: 45 phút
I/- Mục tiêu :
- Giúp HS bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có : 
+ Các số (gắn với các thông tin đã biết).
+ Câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm).
- Điền đúng số, đúng câu hỏi theo hình vẽ
- Làm được 4 bài toán trong bài học.
II/- Đồ dùng dạy học :
- Sử dụng tranh vẽ trong SGK.
III/- Các hoạt động dạy học :
TL
Nội dung 
Hỗ trợ HS yếu
3’
40’
2’
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới:
+ Giới thiệu bài toán có lời văn.	
Bài 1 : yêu cầu hs nêu nhiệm vụ cần thực hiện.
- Hướng dẫn hs quan sát tranh rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- Có . bạn , có thêm  bạn đang chạy tới . Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ? 
+ Bài toán đã cho biết gì ?
+ Nêu câu hỏi của bài toán ?
+ Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn ?
Bài 2 :
- Nêu yêu cầu của đề bài ?
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ rồi đọc bài toán 
- Có  con thỏ có thêm  con thỏ đang chạy tới . Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ?
Bài 3 : 
- Nêu yêu cầu của đề bài ?
- Hướng dẫn hs quan sát tranh.
Có 1 gà mẹ và 7 gà con . Hỏi
- Bài toán thiếu gì ?
GV cho HS nêu câu hỏi sau đó mới ghi vào bài .
Bài 4 : Có  con chim đậu trên cành, có thêm  con chim đang bay đến . Hỏi .?
GV hD tương tự trên . Lưu ý phần điền số .
Câu hỏi.
- HS tự nêu câu hỏi.
- Chia nhóm 4,HS trao đổi để lập bài toán.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Bài toán có lời văn cần có những gì?
- HS đọc lại bài toán.
- Nhắc lại câu trả lời.
- Muốn biết bao nhiêu bạn làm tính gì?
- Nhắc lại câu hỏi.
Âm nhạc
Tiết 21: Học hát: TẬP TẦM VÔNG
Thời gian: 35 phút
I/- Mục tiêu : 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết tham gia trò chơi tập tầm vông.
II/- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài hát.
III/- Các hoạt động dạy học :
TL
Nội dung 
Hỗ trợ HS yếu
3’
15’
10’
2’
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới:
* Hoạt động 1 : Dạy hát
- GV hát mẫu, giới thiêu sơ nét về bài hát
- GV cho HS đọc từng câu lời bài hát, hướng dẫn HS tập hát từng câu nối tiếp cho đến hết bài hát. 
- Tổ chức cho HS tập hát theo nhóm luân phiên trước lớp. 
* Hoạt động 2 : Hát kết hợp trò chơi
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS vừa hát vừa chơi trò chơi tập tầm vông.
+ Từng đôi hát và chơi với nhau : đến câu “có có không không” bạn kia sẽ đoán xem tay nào và ngược lại bạn này đoán.
- GV theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa chung cho cả lớp.
3/ Củng cố - dặn dò:
Học sinh hát lại bài hát.
- Đọc lời cá nhân
- GV trực tiếp HD cách chơi cho HS, sau đó được chơi với bạn biết chơi.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 21
SKRM- VSRM:
Bài 4: PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG - THỰC HÀNH
Thời lượng 30 phút
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
10
15’
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gợi ý HS nhớ lại tiết học trước. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Bạn nhỏ chải răng khi nào?
GV dùng mẫu hàm và bàn chải hướng dẫn hs chải răng.
- Cách cầm bàn chải. Cách đặt lông bàn chải. Cách chải mặt ngoài. Cách chải mặt trong. Cách chải mặt trong các răng trước. Cách chải mặt nhai
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Chải răng khi nào? Cách chải mặt ngoài như thế nào? Cách chải mặt trong như thế nào? Cách chải mặt nhai như thế nào?
3 Củng cố – Dặn dò: 
- GV ghi thứ tự các bước chải răng.
* Ghi nhớ: GV ghi câu học thuộc lòng( Tài liệu trang 20)
- Hướng dẫn cụ thể để Hs nắm.
- Hướng dẫn học sinh nhắc lại nhiều lần.
* Gv nhận xét, đánh giá: 
* Những tồn tại khác: 
* Phương hướng tuần 22
- Thực hiện tuần 22
- Dạy lồng ghép GDNGLL vào sinh hoạt lớp chủ đề: Giữ gì truyền thống văn hóa( Cho các em đi tham quan các khu di tích của địa phương, tham gia các trò chơi , văn nghệ, hát về quê hương đất nước, tìm hiểu về Tết cổ truyền, ngậm flour,)tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gươngHCM , KNS vào một số môn. 
- Tiếp tục rèn học sinh viết chữ đẹp. Bồi dưỡng hs giỏi, tăng cường rèn hs yếu sau khi thi. Nhắc học sinh còn yếu rèn thêm ở nhà. Lao động vệ sinh trường lớp, bảo quản chăm sóc cây xanh, làm sản phẩm lớp. Nhắc học sinh nghỉ tết và đi học đúng ngày.
Duyệt tuần 21
Tổ trưởng
P hiệu trưởng
SKRM- VSRM:
Bài 4: PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG - THỰC HÀNH
Thời lượng 30 phút
I.Mục tiêu:
- Giúp các em nắm vững và từng bước thực hành chải răng đúng phương pháp để phòng bệnh viêm nướu và sâu răng.
II. Giáo cụ:
- Tranh dạy phương pháp chải răng.
- Mẫu hàm, bàn chải.
III. Triển khai nội dung:
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
10
15’
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gợi ý HS nhớ lại tiết học trước. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Bạn nhỏ chải răng khi nào?
GV dùng mẫu hàm và bàn chải hướng dẫn hs chải răng.
- Cách cầm bàn chải
- Cách đặt lông bàn chải
- Cách chải mặt ngoài
- Cách chải mặt trong
- Cách chải mặt trong các răng trước.
- Cách chải mặt nhai
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Chải răng khi nào?
- Cách chải mặt ngoài như thế nào?
- Cách chải mặt trong như thế nào?
- Cách chải mặt nhai như thế nào?
3 Củng cố – Dặn dò: 
- GV ghi thứ tự các bước chải răng.
* Ghi nhớ: GV ghi câu học thuộc lòng( Tài liệu trang 20)
- Hướng dẫn học sinh học thuộc.
- Nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài và chọn bàn chải tốt để chải răng.
- Hướng dẫn cụ thể để Hs nắm.
- Hướng dẫn học sinh nhắc lại nhiều lần.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an - tuan 21.doc