Giáo án Lớp 1 Tuần 21 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Giáo án Lớp 1 Tuần 21 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

HỌC VẦN

OANG – OĂNG

I/ Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.

 Nhận ra các tiếng có vần oang - oăng. Đọc được từ, câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh, bảng gắn, bộ chữ cái

 Học sinh: Bộ ghép chữ.

III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 Học sinh viết: bài toán, băn khoăn ,tóc xoăn, (Bảo, Giang, Cường)

 Học sinh đọc bài:ngoan ngoãn, cây xoan , khoẻ khoắn , tóc xoăn, hoàn toàn,

( Mai, My, Trinh)

 Đọc câu ứng dụng. (Vũ

 

doc 28 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 832Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 21 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: 4/2/2006
	 Ngày dạy: Thứ hai/6/2/2006
CHÀO CỜ
š&›
HỌC VẦN
OANG – OĂNG 
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc và viết được oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
v Nhận ra các tiếng có vần oang - oăng. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh, bảng gắn, bộ chữ cái
v Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Học sinh viết: bài toán, băn khoăn ,tóc xoăn, (Bảo, Giang, Cường)
v Học sinh đọc bài:ngoan ngoãn, cây xoan , khoẻ khoắn , tóc xoăn, hoàn toàn,
( Mai, My, Trinh)
v Đọc câu ứng dụng. (Vũ
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Hoạt động 1: Dạy vần
*Gắn bảng: oang.
v Hỏi: Đây là vần gì?
v Phát âm: oang.
v Hướng dẫn học sinh gắn vần oang.
v Hướng dẫn học sinh phân tích vần oang.
v Hướng dẫn học sinh đánh vần vần oang.
v Đọc: oang.
v Hươáng dẫn học sinh gắn: hoang.
v Hươáng dẫn học sinh phân tích tiếng hoang. 
v Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng hoang.
v Đọc: hoang.
v Treo tranh giới thiệu: vỡ hoang.
v Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
v Đọc phần 1.
*Gắn bảng: oăng.
v Hỏi: Đây là vần gì?
v Phát âm: oăng.
v Hướng dẫn học sinh gắn vần oăng.
v Hướng dẫn học sinh phân tích vần oăng.
v So sánh:
v Giống: g cuối.
v Khác: oa – oă đầu.
v Hướng dẫn học sinh đánh vần vần oăng.
v Đọc: oăng.
v Hướng dẫn học sinh gắn tiếng hoẵng.
v Hướng dẫn học sinh phân tích tiếng hoẵng.
v Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng hoẵng.
v Đọc: hoẵng.
v Treo tranh giới thiệu: con hoẵng.
v Gíaoviên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc từ : con hoẵng
v Đọc phần 2.
v Đọc bài khóa.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Viết bảng con: 
 oang – oăng 
 vỡ hoang - con hoẵng.
v Hướng dẫn cách viết.
v Nhận xét, sửa sai.
*Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng.
 áo choàng	liến thoắng
 oang oang	dãi ngoẵng
Giảng từ
v Hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có oang – oăng.
v Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
v Đọc toàn bài.
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
v Đọc bài tiết 1.
v Treo tranh.
v Hỏi: Tranh vẽ gì?
v Đọc bài ứng dụng:
 Cô dạy em tập viết
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài.
v Giáo viên đọc mẫu.
v Đọc toàn bài.
*Hoạt động 2: Luyện viết.
v Lưu ý nét nối giữa các chữ và các dấu.
v Thu chấm, nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện nói:
v Chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
v Treo tranh:
v Hỏi: Tranh vẽ gì?
v Hỏi: Khi nào mặc áo choàng?
v Hỏi: Khi nào mặc áo len?
v Hỏi: Khi nào mặc áo sơ mi?
v Hỏi: Em có những loại áo nào?
v Nêu lại chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
*Hoạt động 4: Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa.
Vần oang
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Vần oang có âm o đứng trước,âm a đứng giữa, âm ng đứng sau: Cá nhân
o- a – ngờ – oang : cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng hoang có âm h đứng trước, vần oang đứng sau.
hờ – oang – hoang : cá nhân.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm.
Vần oăng.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Vần oăng có âm o đứng trước, âm ă đứng giữa, âm ng đứng sau: cá nhân.
So sánh.
o - ă – ngờ - oăng: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng hoẵng có âm h đứng trước, vần oăng đứng sau, dấu ngã đánh trên âm ă: cá nhân.
hờ – oăng – hoăng – ngã - hoẵng: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa
Học sinh viết bảng con.
2 – 3 em đọc
choàng, oang oang, thoắng, ngoẵng.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Cô dạy, các bạn học sinh.
2 em đọc.
Nhận biết tiếng có oang.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Viết vào vở tập viết.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Bạn mặc áo choàng, áo len, áo sơ mi.
Trời lạnh.
Trời lạnh.
Đi học lúc trời nóng.
Tự trả lời.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:Chơi trò chơi tìm tiếng mới: loang lổ, dài ngoẵng, hoàng hôn, bàng hoàng...
5/ Dặn dò: Dặn học sinh học thuộc bài.
ĐẠO ĐỨC
EM VÀ CÁC BẠN (T1).
I/ Mục tiêu:
v Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.
v Hình thành cho học sinh: Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn.
v Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên:Tranh.
v Học sinh: Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Hảo, Lương)
v Gọi học sinh đọc 2 câu thơ của bài: 
v Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1: Học sinh chơi trò chơi “Tặng hoa”.
v Chuyển hoa tới những em được các bạn chọn.
v Chọn ra 3 học sinh được tặng nhiều hoa nhất, khen các em.
*Hoạt động 2: Đàm thoại.
1/Hỏi: Em có muốn được các bạn tặng nhiều hoa như bạn ., bạn ., bạn . không?
v Chúng ta hãy tìm hiểu vì sao bạn , bạn ., bạn .lại được tặng nhiều hoa nhé.
2/Hỏi: Những ai đã tặng hoa cho bạn A, bạn B, bạn C?
v Hỏi những học sinh giơ tay.
3/Hỏi: Vì sao em lại tặng hoa cho bạn A, bạn B, bạn C?
v Kết luận: 3 bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi.
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 3: Học sinh quan sát tranh bài 2 và đàm thoại.
v Hỏi: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Hỏi: Chơi, học 1 mình có vui hơn hay có bạn cùng chơi, cùng học vui hơn?
v Hỏi: Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi?
Kết luận: Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn.
v Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có 1 mình.
v Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
*Hoạt động 4: Học sinh thảo luận nhóm bài 3.
v Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
v Kết luận: Tranh 1, 3, 5, 6 là những hành vi nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn.
v Tranh 2, 4 là những hành vi không nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn.
Mỗi học sinh chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích được cùng học, cùng chơi nhất và viết tên bạn lên bông hoa bằng giấy màu để tặng cho bạn.
Học sinh lần lượt bỏ hoa vào lẵng.
Có.
Giơ tay.
Tự trả lời.
Nhắc lại.
Hát múa.
Học và chơi.
Có bạn cùng chơi, cùng học vui hơn.
Cư xử tốt với bạn.
Nhắc lại.
Các nhóm thảo luận bài 3.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Nhắc lại.
4/ Củng cố:
v Hỏi: Muốn có bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử với bạn như thế nào? (Cư xử tốt với bạn).
5/ Dặn dò:
v Về ôn bài.
TOÁN
PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 7 
I/ Mục tiêu:
v Biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
v Tập trừ nhẩm (dạng 17 – 7).
v Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tính chính xác.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: bó 1 chục que tính và các que tính rời.
v Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, sách.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (, Bảo, Hà, Anh
14 – 3 =	19 – 2 =	16 – 5 =	19 – 7 =
	14	16	19	19
 – 3 	 – 5 	 – 2 	 – 7
12 + 3 – 1 =	15 – 2 + 1 =	17 – 5 + 2 =	16 – 2 + 1 =
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 7.
a/ Thực hành trên que tính.
v Cho học sinh lấy 17 que tính (gồm 1 bó chục que tính và 7 que tính rời) rồi tách thành 2 phần: Phần bên trái có 1 bó chục que tính và phần bên phải có 7 que tính rời.
v Từ 17 que tính rời tách lấy ra 7 que tính. 
Hỏi: Còn lại bao nhiêu que tính?
b/ Hướng dẫn cách đặt tính trừ.
Đặt tính (từ trên xuống dưới)
+Viết 17 rồi viết 7 thẳng cột với 7 (ở cột đơn vị).
+Viết dấu trừ (– ).
+Kẻ vạch dưới 2 số đó.
	17
 – 7 
-Tính (từ trái sang phải).
	17
 – 7 
+7 trừ 7 bằng 0. Viết 0
+Hạ 1. Viết 1.
+17 trừ 7 bằng 10 (17 – 7 = 10).
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh luyện tập cách trừ theo cột dọc.
Bài 2: Cho học sinh tính nhẩm. 
Bài 3:Viết phép tính thích hợp vào ô trống 
Làm theo.
Còn lại gồm 1 bó chục que tính là 10 que tính.
Quan sát, theo dõi.
Nêu lại cách làm
Hát múa.
Nêu yêu cầu, lần lượt từng em lên bảng làm bài , cả lớp làm vở .Đổi vở sửa bài 
Nêu yêu cầu, làm bài. lần lượt từng em đứng đọc kết quả .Đổi vở sửa bài 
Nêu yêu cầu, làm bài.Một học sinh làm bảng . Cả lớp nhận xét sửa bài.
15
-
5
=
10
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét.
v Chơi nêu nhanh kết quả: 17 – 7 , 14– 4, 15 – 5, 19 - 9
5/ Dặn dò:
v Về xem lại bài.
š&›
	 Ngày soạn: 3/2/006
	 Ngày dạy: Thứ ba/ 7/ 2/2006
HỌC VẦN
OANH – OACH 
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc và viết được oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
v Nhận ra các tiếng có vần oanh - oach. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
II/ Chuẩn bị ... .
Đọc đồng thanh cả đoạn.
Đọc nối tiếp.
Hát múa.
Viết vở tập viết.
Chú gà trống khôn ngoan.
Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào từng bức tranh và câu hỏi gợi ý.
Cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:
v Cho học sinh nhắc lại các vần đã ôn.
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh đọc các vần, từ, đoạn thơ.
š&›
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
	š&›
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
-Rèn luyện kĩ năng so sánh các số.
-Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ và tính nhẩm.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tính chính xác.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Bó 1 chục que tính và que tính rời.
v Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, sách.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Trinh, Phụng, )
14 – 2 =	18 – 8 =	11 + 3 – 4 =
12 + 5 – 7 =	15 – 5 £ 14 – 4	11 £ 13 – 3
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1:
Bài 1:
Bài 2: Nêu lấy 1 số nào đó cộng với 1 thì được số liền trước số đó.
Bài 3: Nêu lấy 1 số nào đó trừ 1 thì được số liền sau số đó.
Có thể tạo trò chơi “Vui để học” để hoàn thành bài tập 2,3
*Trò chơi giữa tiết:
Bài 4:
Bài 5:
Điền mỗi số thích hợp vào 1 vạch của tia số.
Đổi, sửa bài.
Viết vào vở.
Đổi, sửa bài.
Viết vào vở.
Đổi, sửa bài.
Hát múa
Tự đặt tính rồi tính.
Đổi vở, sửa bài.
Thực hiện các phép tính vào sách giáo khoa từ trái sang phải.
Đổi, sửa bài.
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét.
5/ Dặn dò:
v Về ôn bài.
š&›
	 Ngày soạn: 6/2/2006
	 Ngày dạy: Thứ sáu/ 10/2/2006
HỌC VẦN
UÊ – UY 
I/ Mục tiêu:
v Học sinh dọc và viết được uê, uy, bông huệ, huy hiệu.
v Nhận ra các tiếng có vần uê - uy. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh.
v Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Học sinh đọc viết: khoa học, ngoan ngoãn, khoanh tròn, khoai hoang. ( Anh, Bảo, Đông, Hà)
-Đọc bài thơ ứng dụng . (Hoa, Vân )
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Hoạt động 1: Dạy vần
*Gắn bảng: uê.
Hỏi: Đây là vần gì?
-Phát âm: uê.
-Hướng dẫn học sinh gắn vần uê.
-Hướng dẫn học sinh phân tích vần uê.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần vần uê.
-Đọc: uê.
-Hươáng dẫn học sinh gắn: huệ.
-Hươáng dẫn học sinh phân tích tiếng huệ. 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng huệ.
-Đọc: huệ.
-Treo tranh giới thiệu: bông huệ.
-Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc.
-Đọc phần 1.
*Gắnbảng: uy.
-Hỏi: Đây là vần gì?
-Phát âm: uy.
-Hướng dẫn học sinh gắn vần uy.
-Hướng dẫn học sinh phân tích vần uy.
-So sánh:
+Giống: u đều.
+Khác: ê – y cuối.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần vần uy.
-Đọc: uy.
-Hướng dẫn học sinh gắn tiếng huy.
-Hướng dẫn học sinh phân tích tiếng huy.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng huy.
-Đọc: huy.
-Treo tranh giới thiệu: huy hiệu.
-Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc từ : huy hiệu
-Đọc phần 2.
-Đọc bài khóa.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Viết bảng con: 
 uê – uy 
 bông huệ - huy hiệu.
-Hướng dẫn cách viết.
-Nhận xét, sửa sai.
*Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng.
 cây vạn tuế	tàu thủy
 xum xuê	khuy áo
Giảng từ
-Hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có uê – uy.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
-Đọc toàn bài.
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Đọc bài tiết 1.
-Treo tranh giới thiệu bài
-Đọc bài ứng dụng:
“Cỏ mọc... nơi nơi”
-Giáo viên đọc mẫu.
-Đọc toàn bài.
*Hoạt động 2: Luyện viết.
-Lưu ý nét nối giữa các chữ và các dấu.
-Thu chấm, nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện nói:
-Chủ đề: Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay.
-Treo tranh:
H: Em thấy gì trong tranh?
H: Em đã được đi ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay chưa? Em đi phương tiện đó khi nào?
-Nêu lại chủ đề: Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay.
*Hoạt động 4: Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa.
Vần uê
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Vần uê có âm u đứng trước, âm ê đứng sau: Cá nhân
u – ê – uê : cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng huệ có âm h đứng trước, vần uê đứng sau, dấu nặng đánh dưới âm ê.
hờ – uê – huê – nặng – huệ: cá nhân.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm.
Vần uy.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Vần uy có âm u đứng trước, âm y đứng sau: cá nhân.
So sánh.
u – y – uy: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng huy có âm h đứng trước, vần uy đứng sau.
hờ – uy – huy: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa
Học sinh viết bảng con.
2 – 3 em đọc
tuế, xuê, thủy, khuy.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
2 em đọc.
Nhận biết tiếng có uê.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Viết vào vở tập viết.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay.
Tự trả lời.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:
v Chơi trò chơi tìm tiếng mới: xứ Huế, lũy tre... 
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh học thuộc bài.
š&›
TOÁN
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I/ Mục tiêu:
v Giúp học sinh bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có.
v Các số (Gắn với các thông tin đã biết).
v Câu hỏi (Chỉ thông tin cần tìm)
v Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tính chính xác.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh
v Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, sách.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Lâm, Thảo, Tuyết).
Hỏi : Số liền sau của 7 là số nào? (số 8)
Hỏi : Số liền trước số 11 là số nào? (số 10)
	12	15	11 + 2 + 3 =	16 + 3 – 9 =
 + 3	 – 3
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán có lời văn.
Bài 1: Yêu cầu nêu học sinh tự nêu nhiệm vụ cần thực hiện.
-Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ rồi viết số thích hợp vào mỗi chỗ chấm đề có bài toán.
-Gọi vài học sinh đọc lại bài toán.
Hỏi: Bài toán cho biết gì?
Hỏi: Bài toán hỏi gì?
Hỏi: Theo câu hỏi tra phải làm gì?
Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1.
Bài 3: Nêu ỵêu cầu.
-Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ rồi đọc bài toán.
Hỏi: Bài toán còn thiếu gì?
-Gọi học sinh tự nêu câu hỏi của bài toán.
-Mỗi lần học sinh nêu câu hỏi lại cho học sinh đọc toàn bộ bài toán.
-Chú ý: Trong các câu hỏi đều phải có
+Từ “hỏi” ở đâu câu.
+Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ “tất cả”.
+Viết dấu ? ở cuối câu.
Bài 4: Tổ chức hướng dẫn học sinh tự điền số thích hợp viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm tương tự bài 1, 3.
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 2: Trò chơi “Lập bài toán”
-Cho học sinh dựa vào tranh để tự lập bài toán tương tự như các bài 1, 2, 3, 4.
-Gắn lên bảng 3 thuyền (Cắt bằng bìa) rồi gắn tiếp lên 2 thuyền nữa, vẽ dấu móc để chỉ thao tác “gộp”.
-Cho các nhóm học sinh trao đổi trong nhóm để cùng lập bài toán. Sau đó đại diện nhóm nêu bài toán.
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Vài cá nhân đọc bài toán.
Có 1 bạn, thêm 3 bạn nữa.
Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn.
Viết hoặc nêu câu hỏi để có bài toán.
Có 1 con gà mẹ và 7 con gà con. Hỏi...?
Thiếu câu hỏi.
“Hỏi có tất cả mấy con gà ?” hoặc “Hỏi cả gà mẹ và gà con có tất cả bao nhiêu con gà”? hoặc “Hỏi có bao nhiêu con gà tất cả?
Nhắc lại.
Hát múa.
Hàng trên có 3 thuyền, hàng dưới có 2 thuyền. Hỏi cả 2 hàng có bao nhiêu thuyền?
 hoặc “Có 3 thuyền thêm 2 thuyền nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu thuyền?
4/ Củng cố:
v Hỏi: Qua những bài tập trên bạn nào có thể nhận xét bài toán thường có những gì? (Có các số [Số liệu] và có câu hỏi).
5/ Dặn dò:
v Về tập đặt câu hỏi và trả lời theo dạng toán có lời văn.
š&›
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
 SINH HOẠT LỚP – VUI CHƠI
I/ Mục tiêu:
v Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần.
v Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
v Gíao dục học sinh mạnh dạn và biết tự quản.
II/ Chuẩn bị:
v Gíao viên : Nội dung sinh hoạt, trò chơi, bài hát.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
 +Đạo đức :
 -Đa số các em chăm ngoan, lễ phép,vâng lời thầy cô
 -Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép, đi học đúng giờ.
 -Các em đều tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
 -Biết giữ trật tự lớp học .
 +Học tập :
 -Chuẩn bị bài tốt, học và làm bài đầy đủ. 
 - Học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập.
 -Thi đua giành nhiều sao chiến công . 
 - Biết rèn chữ giữ vở.
 -Nề nếp lớp tương đối tốt.
*Hoạt động 2: Ôn bài hát “Sắp đến tết rồi”.
 -Chơi trò chơi: Con muỗi.
*Hoạt động 3: Nêu phương hướng tuần tới
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông .
 -Chú ý phòng chống cháy nổ 
 - Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập .
 -Nhắc nhở 1 số em còn mắc khuyết điểm, cần phấn đấu trong tuần tới.
š&›

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 21 27.doc