Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Giáo viên: Lê Thị Kiều - Trường Tiểu học Gio Hải

Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Giáo viên: Lê Thị Kiều - Trường Tiểu học Gio Hải

TẬP ĐỌC

TRƯỜNG EM

A- Mục đích yêu cầu:

1. HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, rất yêu

2.Hiểu được nội dung bài : Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

3.Trả lời được câu hỏi 1.2 sgk

B-Đồ dùng dạy học: :

Tranh minh họa bài. Bộ chữ rời.

C-Hoạt động dạy học :

Tiết 1

I/ Mở đầu: Các em đã học xong phần vần. Từ nay các em sẽ học sang phần tập đọc qua các chủ điểm: nhà trường, gia đình và quê hương đất nước.

II/ Bài mới:

1. Giớí thiệu bài: GV giới thiệu và gb đề bài.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc.

- GV đọc bài ở bảng, HS dò từng chữ một.

GV giao nhiệm vụ cho từng tổ: Tổ 1: tìm vần ương; Tổ 2: vần anh; Tổ 3: vần iên; Tổ 4: âm nh. HS đọc tiếng đó và phân tích các tiếng.

- GV hướng dẫn đọc từ: (gạch chân) thân thiết, anh em, cô dạy, điều hay, rất yêu.HS phân tích tiếng. GV giải nghĩa từ khó: ngôi nhà thứ hai (trường học giống như một ngôi nhà vì ở đấy có những người rất gần gũi, thân yêu); thân thiết (rất thân, rất gần gũi).

- Luyện đọc câu: GV chỉ bảng, 3- 4 HS đọc câu thứ nhất. Tiếp tục với các câu 2, 3, 4,. và quay lại từ đầu đến hết lớp.

HS tiếp nối đọc mỗi em một câu. GV chỉ câu bất kì cho HS đọc.

- Luyện đọc đoạn, bài: HS tiếp nối đọc đoạn trong nhóm (mỗi em 1 đoạn). HS tiếp nối đọc đoạn trước lớp (2 em đọc 1 đoạn).

 1 số HS đọc toàn bài. Lớp và GV nhận xét. Lớp đọc ĐT cả bài 1 lần.

3. Ôn các vần ai, ay.

- HS đọc yêu cầu 1: Tìm tiếng trong bài, ngoài bài có vần ai, ay.GV: Hôm nay cta ôn lại vần ai, ay.GV gb-HS đọc lại và phân tích: ai(a+i), ay(a+y).

- HS thi tìm nhanh tiếng có vần ai, ay trong và ngoài bài.

- HS đọc yêu cầu 3.HS quan sát tranh và nói câu mẫu ở SGK.GV nhắc HS cần nói trọn câu.GV đọc một số câu.HS suy nghĩ và nói câu của mình.Lớp nx.

 

doc 15 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Giáo viên: Lê Thị Kiều - Trường Tiểu học Gio Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai
 Ngày soạn: 27/ 02/ 2011
Ngày dạy: 28/ 02 /2011
TẬP ĐỌC
TRƯỜNG EM
A- Mục đích yêu cầu: 
1. HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, rất yêu
2.Hiểu được nội dung bài : Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
3.Trả lời được câu hỏi 1.2 sgk
B-Đồ dùng dạy học: :
Tranh minh họa bài. Bộ chữ rời.
C-Hoạt động dạy học : 	
Tiết 1
I/ Mở đầu: Các em đã học xong phần vần. Từ nay các em sẽ học sang phần tập đọc qua các chủ điểm: nhà trường, gia đình và quê hương đất nước.
II/ Bài mới:
1. Giớí thiệu bài: GV giới thiệu và gb đề bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc bài ở bảng, HS dò từng chữ một. 
GV giao nhiệm vụ cho từng tổ: Tổ 1: tìm vần ương; Tổ 2: vần anh; Tổ 3: vần iên; Tổ 4: âm nh. HS đọc tiếng đó và phân tích các tiếng.
- GV hướng dẫn đọc từ: (gạch chân) thân thiết, anh em, cô dạy, điều hay, rất yêu.HS phân tích tiếng. GV giải nghĩa từ khó: ngôi nhà thứ hai (trường học giống như một ngôi nhà vì ở đấy có những người rất gần gũi, thân yêu); thân thiết (rất thân, rất gần gũi). 
- Luyện đọc câu: GV chỉ bảng, 3- 4 HS đọc câu thứ nhất. Tiếp tục với các câu 2, 3, 4,... và quay lại từ đầu đến hết lớp.
HS tiếp nối đọc mỗi em một câu. GV chỉ câu bất kì cho HS đọc.
- Luyện đọc đoạn, bài: HS tiếp nối đọc đoạn trong nhóm (mỗi em 1 đoạn). HS tiếp nối đọc đoạn trước lớp (2 em đọc 1 đoạn).
 1 số HS đọc toàn bài. Lớp và GV nhận xét. Lớp đọc ĐT cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần ai, ay.
- HS đọc yêu cầu 1: Tìm tiếng trong bài, ngoài bài có vần ai, ay.GV: Hôm nay cta ôn lại vần ai, ay.GV gb-HS đọc lại và phân tích: ai(a+i), ay(a+y). 
- HS thi tìm nhanh tiếng có vần ai, ay trong và ngoài bài.
- HS đọc yêu cầu 3.HS quan sát tranh và nói câu mẫu ở SGK.GV nhắc HS cần nói trọn câu.GV đọc một số câu.HS suy nghĩ và nói câu của mình.Lớp nx.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài và luyện nói.
a) Tìm hiểu bài:
- HS đọc câu hỏi 1. 
2 HS đọc câu văn thứ nhất, trả lời: (Trường học là ngôi nhà thứ hai của em).
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các câu văn2, 3, 4. Sau đó nhiều em tiếp nối nhau nói tiếp: (Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì ...
+ Ở trường có cô giáo hiền như mẹ
+ Ở trường có nhiều bạn bè thân thiết như anh em
+ Trường học dạy em thành người tốt
+ Trường học dạy em những điều hay)
- GV đọc diễn cảm lại bài văn.
- 2 - 3 HS thi đọc diễn cảm.
b) Luyện nói: Hỏi nhau về trường lớp.
- HS nêu yêu cầu của bài luyện nói.
- 2 HS đọc mẫu ở SGK: "Bạn học lớp nào? Tôi học lớp 1A."
- HS thảo luận theo cặp. GV gọi 1 số cặp hỏi đáp trước lớp.
+ Bạn học trường nào?
+ Lớp bạn có bao nhiêu người?
+ Cô giáo lớp bạn tên gì?...
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến phát biểu của các em về trường lớp.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
- VN luyện đọc cho thật lưu loát, trôi chảy bài Trường em.
Chuẩn bị bài sau Tặng cháu
____________________________
TOÁN
Bài 94: LUYỆN TẬP 
A- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính, làm tính và trừ nhẩm các số tròn chục (trong phạm vi 100).
- Củng cố về giải toán có lời văn. 
- Giáo dục HS yêu thích môn Toán.
B-Đồ dùng dạy học: : 
Sử dụng tranh ở SGK.
C-Hoạt động dạy học 
I/ Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
II/ Bài mới: GV giới thiệu bài và gb đề bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Đặt tính rồi tính.
- GV hướng dẫn HS tự nêu cách làm bài rồi tự làm bài.
- Chữa bài: HS làm ở bảng và nêu từng bước.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm.
- HS tính nhẩm rồi thi tiếp nối nêu nhanh kết quả đúng. GV theo dõi, nếu đúng thì nói đúng, HS nào tính sai thì nói sai để các em tính lại.
- GV tổng kết ai sai, ai đúng.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu rồi tự làm bài.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình. Lớp nhận xét.
Bài 4: 	Bài giải
- HS đọc bài toán.	Đổi: 1 chục cái bát = 10 cái bát
- HS tự tóm tắt rồi giải bài toán.	Nhà Lan có tất cả:
- Chữa bài: 1 HS làm bảng.	 20 + 10 = 30 (cái bát)
 Lớp nhận xét.	 Đáp số: 30 cái bát.
Bài 5: dành cho h/s khá giỏi
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm bài. GV theo dõi.
- 1 HS làm bảng lớp, Lớp theo dõi, nhận xét. 
III/ Củng cố dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau.
**************************** 
Thứ ba
Ngày soạn: 27/ 02/ 2011
Ngày dạy: 01/ 03 /2011
TOÁN
BÀI 95: ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH
A- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình.
- Biết cộng, trừ các số tròn chục và giải toán có phép cộng.
B-Đồ dùng dạy học: :
C-Hoạt động dạy học :
I/Kiểm tra bài cũ: : 
Đặt tính rồi tính: 50 - 20 = , 70 - 40 = , 80 - 30 = , 
II/ Bài mới:
1. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
a) Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông.
- GV vẽ hình vuông và các điểm A, N trên bảng.(SGK)
- GV chỉ vào điểm A và nói: "Điểm A ở trong hình vuông".
Vài HS nhắc lại.
- GV chỉ vào điểm N và nói: "Điểm N ở ngoài hình vuông".
Vài HS nhắc lại.
b) Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn.
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ ở SGK, rồi tự nêu: "Điểm O ở trong hình tròn, điểm P ở ngoài hình tròn".
c) Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tam giác tương tự như trên.
2. Thực hành.
Bài 1: - HS nêu yêu cầu, tự nêu cách làm bài.
 - HS làm bài và chữa bài.
 ? Những điểm nào ở trong hình tam giác? (A, B, I). Những điểm nào ở ngoài hình tam giác? (C, E, D) 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu:
 - HS làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
 - Chữa bài: lần lượt theo các phần a, b.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu.
 - HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức số. VD: 20 + 10 +10 = ...
 - HS làm bài. GV theo dõi.
 - Chữa bài: 1 số HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Bài 4: - HS đọc đề toán, tóm tắt đề toán, giải bài toán vào vở.
 - 1 HS làm bảng lớp. Lớp và GV nhận xét.
III/ Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
_________________________
TẬP VIẾT
TÔ CHỮ A Ă Â B
A- Mục đích yêu cầu:
- HS biết tô các chữ hoa: A, Ă, Â, B.
- Viết đúng các vần ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau: chữ thường, cỡ vừa; đúng kiểu; đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn.
B-Đồ dùng dạy học: :
Chữ mẫu A, Ă, Â phóng to.
C-Hoạt động dạy học :
I/ Mở đầu: GV nêu yêu cầu của các tiết tập viết: tập tô các chữ hoa; viết các vần và từ ngữ ứng dụng ở bài TĐ - chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. 
HS cần có: bảng, phấn, khăn lau, vở, bút chì, bút mực,...
II/ Bài mới: 
1. Giớí thiệu bài: GV giới thiệu và gb đề bài.
2. Hướng dẫn tô chữ hoa.
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
+ HS quan sát chữ A có mấy nét? Kiểu nét ntn? GV kết luận và nêu quy trình viết (vừa nói, vừa tô chữ trong khung chữ).
Chữ Ă, Â chỉ khác chữ A ở 2 dấu phụ đặt trên đỉnh. Chữ B có mấy nét? Các nét ntn?
+ HS viết vào bảng con. GV theo dõi và sửa sai.
3. Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ ứng dụng.
- HS đọc và quan sát ở bảng xem các vần và từ viết mấy nét? Mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai.
4. Hướng dẫn HS tập tô, tập viết.
- HS tập tô các chữ hoa A, Ă, Â, B; tập viết các vần: ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau vào vở tập viết.
GV quan sát, nhắc nhở HS về tư thế, cách cầm bút, sửa lỗi.
5. Củng cố, dặn dò.
- GV chấm bài, nhận xét, sửa sai.
- VN tập viết chữ hoa vào bảng. 
___________________________
CHÍNH TẢ
TRƯỜNG EM
A- Mục đích yêu cầu:
- HS nhìn sách hoặc bảng chép lại chính xác đoạn“ Trường học là anh em” 26 chữ trong khoảng 15 phút. 
- Điền đúng vần ai hoặc ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống.
- Làm được bài tập 2-3 (sgk)
B-Đồ dùng dạy học: :
Bảng phụ, bảng nam châm. VBT.
C-Hoạt động dạy học :
I/ Mở đầu:
- GV nêu yêu cầu của tiết chính tả, đồ dùng.
- HS đọc bài Trường em.
- GV nhắc 1 số từ, HS viết bảng. GV nhận xét.
II/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu và gb đề bài.
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng đoạn văn cần chép: "Trường học ... như anh em".
- 2, 3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn.
- HS chỉ bảng đọc những tiếng mà HS dễ viết sai: ngôi, giáo, nhiều,... HS viết bảng, GV nhận xét.
- HS nhìn bảng chép đoạn văn.
- GV đọc bài, HS dò và chữa lỗi ra lề vở, gạch chân chữ viết sai.
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV chấm một số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu: Điền vần ai hoặc ay.
- HS tìm hiểu từ, làm mẫu: gà m(ái).
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài, lớp nhận xét.
Bài 3: Điền chữ c hoặc k.
Tiến hành tương tự bài 1.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN chép bài vào vở ở nhà và làm lại bài tập.
____________________________
HÁT NHẠC: ( GV bộ môn dạy ) 
*************************
Thứ tư 
Ngày soạn: 27/ 02/ 2011
Ngày dạy: 02/ 03 /2011
THỂ DỤC: ( GV bộ môn dạy )
TẬP ĐỌC
Tặng cháu
A- Mục đích yêu cầu:
1. HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần yêu; tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non. 
2. Hiểu nội dung bài : Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cấu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
3. Trả lời được câu hỏi 1,2 ( sgk)
4. Học thuộc lòng bài thơ.
B-Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài. Bộ chữ rời.
C-Hoạt động dạy học : 	
Tiết 1
I/ Kiểm tra bài cũ: 
-2 HS đọc bài và trả lời CH: Trong bài, trường học được gọi là gì? Vì sao nói: "trường học là ngôi nhà thứ hai của em?"
II/ Bài mới:
1. Giớí thiệu bài: GV giới thiệu và gb đề bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc.
a) GV đọc bài: 
-GV đọc bài ở bảng, HS dò từng chữ một. 
? Bài thơ này có mấy câu? Bài thơ chia làm mấy ý?
b) Luyện đọc tiếng, từ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tìm tiếng có vần ăng, yêu, au và ươc. HS nhắc lại nhiệm vụ của mình.
- Luyện đọc tiếng: tặng, nước, yêu, cháu. HS phân tích  ... .HS qsát tranh và TLCH trong SGK
- GV theo dõi, giúp đỡ và kiểm tra HĐ của HS.
Bước 2: GV gọi 1số HS trả lời các câu hỏi sau, các em khác bổ sung:
+ Nói về một số cách bắt cá.+ Kể tên các loại cá mà em biết.+ Em thích ăn loại cá nào.+ Tại sao chúng ta ăn cá.
c.Kết luận: (SGV)
Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển, chóng lớn, ...
3.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân với phiếu bài tập (VBT)
a.Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu biểu tượng về con cá.
b.Tiến hành:
- GV phát phiếu ht cho HS.
- HS đọc yêu cầu và tìm xem cần phải làm gì.
- HS nêu rõ nhiệm vụ của mình rồi làm việc vào phiếu. GV theo dõi, hdẫn.
- HS trình bày bài vẽ của mình.
4.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.VN học bài và xem bài sau.
__________________________
Thứ năm
Ngày soạn: 27/ 02/ 2011
Ngày dạy: 03/ 03 /2011
TẬP ĐỌC 
CÁI NHÃN VỞ.
I.MỤC TIÊU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
-Biết được tác dụng của nhãn vở.
Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK).
II. ĐỒ DÙNG:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ 
- §äc bµi: TÆng ch¸u.
- Nêu một số câu hỏi của bài
2. Giíi thiÖu bµi 
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
3. LuyÖn ®äc 
- Đọc mẫu toàn bài.
- Bµi v¨n gåm cã mÊy c©u? GV ®¸nh sè c¸c c©u.
-Luyện đọc tiếng, từ: nắn nót, quyển vở, ngay ngắn, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: nhãn vở, nắn nót.
- LuyÖn ®äc c©u: Cho HS luyÖn ®äc tõng c©u, chó ý c¸ch ng¾t nghØ vµ tõ ng÷ cÇn nhÊn giäng 
- Gäi HS ®äc nèi tiÕp .
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- Cho HS ®äc ®ång thanh mét lÇn.
Tiết 2
1. Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài 
- GV gọi HS đọc câu 3.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Gọi HS đọc câu 4.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: Nhãn vở giúp ta không bị nhầm vở
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS . 
- Cho HS thi đua làm và trang trí nhãn vở, ai làm đẹp giữ lại treo tường
2. Củng cố - dặn dò 
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Bàn tay mẹ. 
TOÁN 	
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU :
 - Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng, trừ số tròn chục; biết giải toán có một phép cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bộ đồ dùng toán 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.KTBC: Hỏi tên bài học.
Gv vẽ lên bảng hình tròn, trong hình tròn có 4 điểm G, J, V, A và ngoài hình tròn có 3 điểm P, E, Q.
Gọi hs xác định điểm trong hình tròn, điểm ngoài hình tròn.
Giáo viên nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi mơc.
* Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Gọi học sinh đọc cột mẫu:
Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị
Cho học sinh làm các cột còn lại vào VBT và nêu kết quả.
Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh so sánh các số tròn chục với các số đã học và tập diễn đạt:
13 < 30 (vì 13 và 30 có số chục ¹ nhau, 1 chục < 3 chục, nên 13 < 30) 
Từ đó viết các số theo thứ tự “bé đến lớn”, “lớn đến bé” vào ô trống.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên lưu ý cho học sinh viết tên đơn vị kèm theo (cm)
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh đọc đề toán, nêu tóm tắt bài và giải.
Đọc đề toán , tóm tắt và giải bài toán.
- 1 em lên bảng giải
- Còn lại làm vào vở
- Chữa bài ở bảng.
Bài 5: Gọi nêu yêu cầu của bài: - Cho học sinh thực hành ở bảng con.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, dặn dò tiết sau.
 *****************************
MỸ THUẬT: GV bộ môn dạy
Thứ sáu
Ngày soạn: 27/ 02/ 2011
Ngày dạy: 04/ 03 /2011
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
____________________________
CHÍNH TẢ
TẶNG CHÁU
A- Mục đích yêu cầu:
- HS nhìn sách hoặc bảng chép lại chính xác bốn câu thơ bài thơ Tặng cháu trong khoảng 15-17 phút. 
- Điền đúng chữ l hoặc n, dấu hỏi hay dấu ngã vào chỗ trống.
B-Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ, bảng nam châm. VBT.
C-Hoạt động dạy học : 
I/ Kiểm tra bài cũ : 
-GV kiểm tra bài tập chép ở nhà của HS.
-1 HS đọc các từ ở bài tập 2, 3 cho 2 HS viết ở bảng lớp. Lớp nhận xét.
II/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu và gb đề bài.
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng bài thơ Tặng cháu.
- 2, 3 HS nhìn bảng đọc lại bài thơ.
- HS tìm những tiếng các em dễ viết sai, nhẩm đánh vần viết ra bảng con: này, chút lòng, yêu cháu, ra công, giúp. GV kiểm tra HS viết, HS nào viết sai tự nhẩm đánh vần và viết lại.
- HS nhìn bảng chép đoạn văn. GV hướng dẫn HS cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách trình bày bài thơ. Chữ sau dấu chấm phải viết hoa.
- GV đọc bài, HS dò và chữa lỗi ra lề vở, gạch chân chữ viết sai.
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV chấm một số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu: Điền chữ l hay n?
- HS tìm hiểu từ, làm mẫu: nụ hoa.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài, lớp nhận xét.
Bài 2: Điền dấu hỏi hay ngã?
Tiến hành tương tự bài 1.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN chép bài vào vở ở nhà và làm lại bài tập.
 _________________________
KỂ CHUYỆN
RÙA VÀ THỎ
A- Mục đích yêu cầu:
- HS nghe, nhớ và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ chủ quan, kiêu ngạo. Chậm như Rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
B. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-Xác định giá trị( Nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được: cần biết tôn trọng người khác).
- Tự nhận thức bản thân( biết được điểm mạnh điểm yếu của bản thân, tự tin kiên trì, nhẫn nại thì việc khó cũng thành công).
C-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa truyện.
D-Hoạt động dạy học : 
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và gb đề bài.
2. GV kể chuyện:
GV kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm.
- Lần 1 GV kể toàn truyện.
- Lần 2, 3 kể kết hợp với tranh minh họa.
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn:
- Tranh 1: HS quan sát tranh, đọc câu hỏi và TLCH:
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì? (Rùa tập chạy. Thỏ vẻ mỉa mai, coi thường nhìn theo Rùa).
+ Câu hỏi dưới tranh là gì? (Rùa trả lời ra sao?) Thỏ nói gì với Rùa?
 GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 
 Lớp theo dõi, nhận xét: (nd, các chi tiết, diễn cảm không?)
- Tiếp tục cho HS kể theo các tranh 2, 3, 4.(cách làm tương tự).
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện.
- GV phân nhóm 3 em đóng các vai: Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện thi kể lại toàn câu chuyện.
- Lần 1: GV đóng vai người dẫn chuyện. Những lần sau HS đóng.
5. Ý nghĩa câu chuyện:
- Vì sao thỏ thua Rùa? (Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn).
- Câu chuyện này khuyên các em điều gì?
Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại. Hãy học tập Rùa. Rùa chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.
- Liên hệ: Tìm ví dụ người thật việc thật gần giống với nội dung câu chuyện Thỏ và Rùa
GV chốt lại:
+ Thỏ kiêu ngạo, cậy mình có tài chạy nhanh, chủ quan nên đã thua rùa trong cuộc chạy thi.
+ Mỗi người có một khả năng khác nhau. Đừng thấy người khác kém hơn mình điều gì mà tỏ ra coi thường. Chủ quan kiêu ngạo sẽ dẫn tới thất bại dù đó là việc dễ nhất. Biết tự tin kiên trì, quyết tâm thì việc khó cũng thành công.
6. Củng cố, dặn dò. 
- GV nhận xét, tổng kết tiết học.
- VN tập kể lại câu chuyện. Chuẩn bị cho tiết sau: Cô bé trùm khăn đỏ.
___________________________
Thủ công
CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT( Tiết 2)
I-Mục tiêu
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II- Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị bài mẫu, giấy màu bút chì, thước kẻ, kéo
- HS : giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo.
III- Các hoạt động dạy học
1- KTBC
- KT đồ dùng học tập của HS
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài: Cắt, dán hình chữ nhật tiết 2.
b- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát hình chữ nhật mẫu.
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+ Độ dài của các cạnh như thế nào? 
Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
c- GV hướng dẫn lại cách kẻ hình chữ nhật
* Hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật cách 1
- Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm thế nào?
- Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
- Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống phía dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D.
- Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C. 
- Nối lần lượt các điểm A B; B C; C D; D A, ta được hình chữ nhật ABCD.
* Hướng dẫn HS cắt rời hình chữ nhật.
- Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
- Thao tác mẫu từng bước cắt để HS quan sát.
d- GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật đơn giản hơn ( cách 2)
- Cách kẻ hình chữ nhật như trên phải cắt 4 cạnh và thừa nhiều giấy vụn. Nếu như chỉ cắt 2 cạnh mà được hình chữ nhật như trước, ta có cách nào?
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước. Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại.
- Cách kẻ: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, ta được cạnh AB và AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. hai đường thẳng kẻ gặp nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD.
- Như vậy chỉ có 2 lần cắt ta được hình chữ nhật.
- Sau khi cắt được hình chữ nhật, bôi hồ lên mặt sau của tờ giấy màu rồi dán vào vở.
- GV cho HS thực hành. 
3- HS thực hành
- Cho HS thực hành trên tờ giấy màu.
- Theo dõi uốn nắn HS còn lúng túng.
4- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 25(4).doc