Tập đọc
HOA NGỌC LAN
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn. Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).
- LGBVMT: Hoa ngọc lan vừa đẹp và thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần được chúng ta giữ gìn và bảo vệ. Các loài hoa góp phần cho môi trường thêm đẹp cuộc sống của con người thê ý nghĩa.
* HS KG gọi được tên các loài hoa trong ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng con.
- Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy và học
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút) Vẽ ngựa
-Đọc bài ở SGK và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài. (1 phút)
b. Các hoạt động:
Tập đọc HOA NGỌC LAN Ngày soạn: 15/3/2010 Ngày dạy: 22/3/2010 I. Mục tiêu - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn. Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK). - LGBVMT: Hoa ngọc lan vừa đẹp và thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần được chúng ta giữ gìn và bảo vệ. Các loài hoa góp phần cho môi trường thêm đẹp cuộc sống của con người thê ý nghĩa. * HS KG gọi được tên các loài hoa trong ảnh. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh minh họa, bảng con. - Học sinh: SGK. III. Hoạt động dạy và học 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ: (4 phút) Vẽ ngựa -Đọc bài ở SGK và trả lời câu hỏi. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. (1 phút) b. Các hoạt động: DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 20 phút 5 phút Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Giáo viên đọc mẫu. - Giáo viên gạch chân các từ ngữ cần luyện đọc: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xòe ra. - Giáo viên giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc: từ, câu, bài. Hoạt động 2: Ôn vần ăm – ăp. Mục tiêu: Tìm được tiếng có vần ăm trong bài - Tìm tiếng trong bài có vần ăp. - Phân tích tiếng vừa nêu. - Tìm tiếng ngoài bài có vần ăm – ăp. - Quan sát tranh SGK dựa vào câu mẫu nói câu mới theo yêu cầu. - Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt. - Học sinh dò theo. - Học sinh nêu từ khó. + Học sinh luyện đọc từ. + Đọc câu: 2 học sinh đọc. + Mỗi bàn đồng thanh 1 câu. + Luyện đọc cả bài. khắp. - Tiếng khắp có âm kh đứng đầu, vần ăp đứng sau. - Học sinh thảo luận nêu. - Học sinh đọc câu mẫu. + Đội A: nói câu có vần ăm. + Đội B: nói câu có vần ăp. (Tiết 2) DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn. Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK). - Giáo viên đọc mẫu. - Đọc đoạn 1, đoạn 2. - Hoa lan có màu gì? - Hương lan thơm như thế nào? - LGBVMT - Cho Hs đọc toàn bài CN - ĐT Hoạt động 2: Luyện nói. Mục tiêu: Hs nêu được tên các loại hoa mà em biết. - Chúng ta sẽ kể lại cho nhau nghe về các loại hoa mà mình biết. - Cho học sinh đem 1 số hoa thật ra. - Em có biết các loại hoa này không? Kể tên chúng. (Hoa này là hoa gì? Cánh hoa to hay nhỏ? Lá như thế nào? Hoa nở vào mùa nào? - LGBVMT - Học sinh dò bài. - Học sinh đọc từng đoạn. - Hoa lan có màu trắng ngần. - Hương lan thơm ngan ngát. - Học sinh đọc toàn bài. - Học sinh mang hoa để ra bàn và quan sát. - Học sinh luyện nói theo gợi ý. 4. Củng cố (4 phút) - Đọc lại toàn bài. - Hoa dùng để làm gì? IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Về nhà đọc lại bài. - Tiết sau học bài: Ai dậy sớm. Rút kinh nghiệm Chính tả NHÀ BÀ NGOẠI Ngày soạn: 16/3/2010 Ngày dạy: 23/3/2010 I. Mục tiêu - Nhìn bảng, chép lại cho đúng bài Nhà bà ngoại: 27 chữ trong khoảng 10 đến 15 phút. - Điền đúng vần ăm, ăp; chữ c, k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 (SGK) - GD tính cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: -Giáo viên: Đoạn văn viết ở bảng phụ. -Học sinh: Vở viết, bảng con. III. Hoạt động dạy và học: 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ: (4 phút) - Cho HS viết: hộp bánh, chú nghé, ngà voi. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút) DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 20 phút 5 phút Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. Mục tiêu: Nhìn bảng, chép lại cho đúng bài Nhà bà ngoại: 27 chữ trong khoảng 10 đến 15 phút. - Giáo viên treo bảng phụ. - Nêu cho cô tiếng khó viết. - Phân tích các tiếng đó. - Học sinh viết bảng con. - Cho học sinh chép bài vào vở. Hoạt động 2: Làm bài tập. Mục tiêu: Điền đúng vần ăm, ăp; chữ c, k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 (SGK) - Bài 2: Điền vần ăm hay ăp. - Bài 3: Điền chữ c hoặc k. - Khi nào viết k, c? - Giáo viên sửa sai cho học sinh. - Học sinh đoc đoạn cần chép. - Học sinh nêu: ngoại, rộng rãi, lòa xòa, hiên, thoang thoảng, khắp vườn. - Học sinh phân tích. - Viết bảng con. - Học sinh chép bài vào vở. - Học sinh đổi vở cho nhau để sửa bài. Hoạt động cá nhân. - Học sinh đọc yêu cầu. - 4 học sinh lên bảng làm. Lớp làm vào SGK - Hoc sinh nêu. - Làm bài 4. Củng cố (3 phút) - Thi viết từ khó. - Khen các em viết đẹp, có tiến bộ. IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Nhận xét tiết học - Em nào có nhiều lỗi sai về nhà chép lại bài. - Học thuộc qui tắc viết chính tả. Rút kinh nghiệm Tập viết TÔ CHỮ HOA E, Ê, G Ngày soạn: 16/3/2010 Ngày dạy: 23/3/2010 I. Mục tiêu - Tô được các chữ hoa: E, Ê, G. - Viết đúng các vần ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2. ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần) - GD tính kiên trì, cẩn thận, thẩm mĩ cho HS. *HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Chữ mẫu, bài viết mẫu. - Học sinh: Vở viết, bảng con. III. Hoạt động dạy và học: 1. Khởi động: (1 phút) 2. Bài cũ: (3 phút) - Viết: hạt thóc, sạch sẽ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động hoc 7 phút 8 phút 10 phút Hoạt động 1: Tô chữ hoa E, Ê, G. *Mục tiêu: Tô được các chữ hoa: E, Ê, G. - Gắn chữ E, Ê, G. - Chữ G gồm những nét nào? - Giáo viên vừa viết, vừa nêu quy trình viết. Hoạt động 2: Viết vần. *Mục tiêu: Viết đúng và đẹp các vần, từ ngữ. - Giáo viên treo bảng phụ. - Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách ngồi viết, cách nối nét các con chữ. Hoạt động 3: Viết vở. *Mục tiêu: Tô được chữ hoa và viết đứng từ ngữ trong bài. - Nêu tư thế ngồi viết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng dòng. - Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh. - Thu chấm một số vở. - Học sinh quan sát. - nét xoắn cong phải và nét khuyết dưới. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh quan sát, đọc các từ ngữ. - Học sinh viết bảng con. Hoạt động cá nhân. - Học sinh nêu. - Học sinh viết theo hướng dẫn 4. Củng cố (4 phút) - Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần ươm – ương viết vào bảng con. IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm Tập đọc AI DẬY SỚM Ngày soạn: 17/3/2010 Ngày dạy: 24/3/2010 I. Mục tiêu - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Ai đậy sớm mới thấy hếtđược vẻ đẹp của đất trời. Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (SGK). Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ. - Có thói quen tốt: dậy sớm. *HSKG học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh, . - Học sinh: SGK, bảng con III. Hoạt động dạy và học 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ: Hoa ngọc lan. (4 phút) - 4 HS đọc và TLCH trong SGK. (Mỗi em 1 đoạn) - Viết: hoa lan, xanh thẫm 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Học bài: Ai dậy sớm. b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 20 phút 5 phút Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Giáo viên đọc mẫu. - Giáo viên gạch chân các từ cần luyện đọc: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón. - Luyện đọc câu, đoạn. Hoạt động 2: Ôn vần ươm – ương. Mục tiêu: tìm đươc tiếng có vần ươm -ương. - Tìm tiếng trong bài có vần ươm – ương. - Phân tích tiếng vừa tìm đươc. -Tìm tiếng ngoài bài có vần ươm – ương. -Thi nói câu có tiếng chứa vần ươm – ương. -Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội nói hay, đúng. - Học sinh dò bài. - Học sinh luyện đọc từ. - Mỗi học sinh đọc 1 câu theo hình thức tiếp nối. - Mỗi bàn đọc 1 câu. - Học sinh đọc đoạn. - vườn , hương. - Học sinh phân tích. - Đọc đồng thanh tiếng đúng. - Lớp chia thành 2 đội thi tìm tiếng có vần ươm, ương. (Tiết 2) DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 10 phút 10 phút 5 phút Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Ai đậy sớm mới thấy hếtđược vẻ đẹp của đất trời. Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (SGK). Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ - Giáo viên đọc mẫu. - Đọc khổ thơ 1. - Khi dậy sớm điều gì chờ đón con? - Đọc khổ thơ 2. - Ai dậy sớm mà chạy ra đồng thì điều gì đang chờ đón? - Đọc khổ thơ cuối. - Cả đất trời đang chờ đón con ở đâu? Hoạt động 2: Học thuộc lòng. Mục tiêu: Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ - Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài. - Đọc câu đầu – xóa dần các tiếng chỉ giữ lại tiếng đầu câu. Hoạt động 3: Luyện nói. Mục tiêu: nói những việc làm vào buổi sáng. - Nêu chủ đề luyện nói. - Giáo viên ghi nhận, tuyên ... : Khắc sâu kiến thức đã học . - Số có 2 chữ số là những số nào?. - Giải bài toán có lời văn gồm có những bước nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu: Rèn cho HS kỹ năng tính nhanh, chính xác. - Bài 1: Yêu cầu gì? - Y/C cầu viết số theo thứ tự từ số nào? - Rồi đến số nào? - Đến số nào thì dừng lại? - Các số hơn kém nhau bao nhiêu? - Bài 2: Nêu yêu cầu bài. - Cho số hãy ghi cách đọc số. - Bài 3: Nêu yêu cầu bài. - So sánh số có chữ số hàng chục giống nhau dựa vào số nào? Bài 4: Đọc đề bài. - Đề bài cho gì? - 1 chục cái bát là mấy cái? - Thêm bao nhiêu nữa? - Đề bài hỏi gì? - Muốn có bao nhiêu cái làm sao? - YC HS làm bài - Bài 5: Yêu cầu gì? - Cho HS ghi ra bảng con HS nêu. - Viết các số. 59. 60. 69. 1 đơn vị. - Học sinh làm bài. Sửa bài - Viết theo mẫu. - Học sinh làm bài. - Điền dấu >, <, =. - có hàng chục giống nhau, dựa vào hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn, số đó lớn hơn. - Đọc đề bài - có 1 chục cái bát, thêm 5 cái bát - 10 cái. - 5 cái nữa. - có tất cả bao nhiêu cái? - HS nêu - Học sinh làm bài. - Viết số lớn nhất có 2 chữ số - Học sinh làm bảng con 4. Củng cố: (4 phút) So sánh các số: a) 90 với 91. b) 32 với 33. c) 70 với 69. d) 50 với 30. IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Giải toán có lời văn tiếp theo. Rút kinh nghiệm Tự nhiên - xã hội CON MÈO Ngày soạn: 16/3/2010 Ngày dạy: 23/3/2010 I. Mục tiêu - Sau giờ học, học sinh nêu được ích lợi của việc nuôi mèo. - Chỉ được các bộ phận ngoài của con mèo trên hình vẽ. - Biết chăm sóc mèo, yêu quý vật nuôi trong nhà. *HS KG nêu được một số đặc điểm giúp mèo săn mồi tốt như: mắt tinh; tai mũi thính; răng sắc; vuốt móng nhọn; chân có đệm thịt đi rất êm. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh ảnh về con mèo. - Học sinh: VBT. III. Hoạt động dạy và học 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ: Con gà. (4 phút) - Nuôi gà có lợi gì? - Cơ thể gà có những bộ phận nào? 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút) b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 12 phút 2 phút 12 phút Hoạt động 1: Quan sát và làm bài tập. Mục tiêu: Học sinh tự khám phá kiến thức và biết cấu tạo của mèo, ích lợi của mèo, vẽ được con mèo. - Cho học sinh quan sát tranh con mèo. - Cho học sinh tự làm bài trên vở bài tập. - Giáo viên sửa bài. Giải lao Hoạt động 2: Đi tìm kết luận. Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về con mèo cho học sinh. - Con mèo có những bộ phận nào? - Nuôi mèo để làm gì? - Nhờ đâu mà mèo săn mồi tốt? - Con mèo ăn gì? - Con chăm sóc mèo thế nào? Kết luận: Khi mèo có biểu hiện khác lạ, con sẽ nhốt mèo lại, nhờ bác sĩ thú y theo dõi. - Học sinh quan sát. - Học sinh làm bài. - Hát múa, trò chơi - Đầu, mình, lông, ria. - bắt chuột. - HSKG trả lời. - ăn cá, cơm, chuột. - cho mèo ăn, chơi đùa với mèo . 4. Củng cố (3 phút) - Cho HS chơi trò: Bắt chước tiếng mèo kêu IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Chăm sóc con mèo nuôi ở nhà. - Chuẩn bị: Con muỗi. Rút kinh nghiệm Đạo đức CẢM ƠN – XIN LỖI (T2) Ngày soạn: 17/3/2010 Ngày dạy: 24/3/2010 I. Mục tiêu - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi. - Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày. - Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng những người xung quanh. *HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh. - Học sinh: Vở bài tập. III. Hoạt động dạy và học: 1. Khởi động: hát (1 phút) 2. Bài cũ: (4 phút) - Khi nào con nói lời cảm ơn? - Khi nào con nói lời xin lỗi? 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút) b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 phút 8 phút 2 phút 8 phút Hoạt động 1: Làm bài tập 1. Mục tiêu: Nhìn và nêu được hoạt động trong tranh. - Cho HS quan sát tranh ở bài tập 1. + Trong từng tranh có những ai? + Họ đang làm gì? + Họ đang nói gì? Vì sao họ lại nói vậy? Kết luận: Khi được người khác quan tâm, giúp đỡ thì nói lời cảm ơn, khi có lỗi, làm phiền người khác thì phải xin lỗi. Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 2. Mục tiêu: Nêu được hoạt động trong từng tình huống. - Cho học thảo luận theo cặp quan sát các tranh ở bài tập 2 và cho biết. + Trong từng tranh có những ai? + Họ đang làm gì? Kết luận: Tùy theo từng tình huống khác nhau mà ta nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi. Giải lao Hoạt động 3: Liên hệ. Mục tiêu: Biết nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi. - Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ về bạn của mình hoặc bản thân đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. + Em (hay bạn) đã cảm ơn hay xin lỗi ai? + Em đã nói gì để cảm ơn hay xin lỗi? + Vì sao lại nói như vậy? + Kết quả là gì? Kết luận: Khen 1 số em đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng. -Học sinh quan sát tranh. - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi. - 2 em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau. bạn Lan, bạn Hưng, bạn Vân, bạn Tuấn, . - Học sinh trình bày kết quả bổ sung ý kiến. - Học sinh nêu. 4. Củng cố (3 phút) Chơi trò: Ghép cánh hoa. IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Nhận xét tiết học - Thực hiện điều đã được học. - Chuẩn bị bài sau: Chào hỏi, tạm biệt Rút kinh nghiệm Thủ công CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG ( tiết 2) Ngày soạn: 18/3/2010 Ngày dạy: 25/3/2010 I. Mục tiêu : - Biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông. - Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo hai cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. - GD học sinh tính khéo léo, cẩn thận, sáng tạo *HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình vuông theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.Có thể kẻ, cắt, dán hình vuông có kích thước khác. II.Đồ dùng dạy học - GV: Hình cắt dán mẫu, giấy màu, kéo. - HS: Giấy màu, thước, kéo, bút chì. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ: (2 phút) -Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: HS nhắc lại kiến thức Mục tiêu: Nêu lại được quy trình cắt, dán được hình vuông - Gv gắn hình vuông mẫu õ lên bảng cho HS quan sát -Hình vuông có mấy cạnh? -Các cạnh như thế nào?? -Mỗi cạnh mấy ô? - Gọi Hs nêu cách vẽ hình vuông Hoạt động 2 : Thực hành Mục tiêu: Hs cắt ,dán được hình vuông theo 2 cách. Gv quan sát giúp đỡ hs yếu. - 4 cạnh - Bằng nhau - 7ô - HS nêu cách vẽ -Hs thực hành vẽ, cắt dán hình vuông bằng giấy màu 4. Củng cố : Cho HS trưng bày sản phẩm Nhận xét đánh giá cách vẽ , cắt của HS IV. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị giấy màu, bút thước để tiết sau học cắt dán hình tam giác Gv nhận xét tiết học V. Rút kinh nghiệm Sinh hoạt chủ nhiệm (Tuần 27) Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cơ giáo Ngày sinh hoạt: 26/03/2010 Ổn định: Hát vui Triển khai công việc Sơ kết tuần qua - Tác phong: + Mặc đồng phục tốt, quần áo gọn gàng. Lễ phép, vâng lời thầy cô, xưng hô đúng với bạn. Đi học chuyên cần, đúng giờ. + Đi học muộn: Không có trường hợp nào xảy ra - Phòng chống tai nạn: + Không có tai nạn xảy ra. Còn chạy ra đường khi chơi: Nam, Tấn Phong - Vệ sinh: + Phòng lớp: Đa số biết giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng quy định, biết bảo vệ của công. Còn một vài bạn chưa bỏ rác đúng quy định: Vũ, Kỵ. + Tổ 1 trực nhật tốt. + Tích cực trong vệ sinh: Cẩm, Ngọc + Đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Chất lượng học tập: + Điểm giỏi: 32 em + Điểm yếu: 4 em + Tích cực học tập của HS: Đa số các bạn đều tích cực trong học tập, chú ý xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kiến, đọc và làm bài tốt, Đa số thuộc bài và làm bài đầy đủ. Mang đầy đủ dụng cụ học tập. Còn nói chuyện nhiều trong giờ học như: Thanh, Luân, Quý, Huế. Không mang đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở: Trọng, Huyền - Tham gia phong trào: Chữ viết có tiến bộ hơn, các bạn đều cố gắng luyện viết. - Phê bình kỉ luật: Những em vi phạm vệ sinh, không thuộc bài, không mang ĐDHT, b) Công tác tuần tới - Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô giáo - Tác phong đạo đức: Tiếp tục thực hiện nói lời hay làm việc tốt. Mặc đồng phục. Đi học đều và đúng giờ. Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, sạch sẽ. Bảo vệ của công. Thực hiện tốt nội quy học sinh. - Phòng chống tai nạn: Không leo trèo cây, chạy xe hoặc chạy ra đường đùa giỡn khi chơi. Thực hiện tốt quy tắc an toàn giao thông trên đường đi học. - Vệ sinh: Tổ 3 trực nhật và quản lí vệ sinh tuần tới. Đi vệ sinh , bỏ rác đúng nơi quy định. - Tham gia phong trào: Rèn chữ viết đẹp. Thi đua đạt nhiều điểm 10 - Học tập: Học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi vào lớp. Ở lớp cần tập trung xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kiến, viết bài nhanh, không nói chuyện và làm việc riêng. Mang đủ dụng cụ học tập khi đi học. Chuẩn bị bài ở nhà cho tốt trước khi đi học. c) Nêu gương người tốt, việc tốt - Đọc truyện tranh
Tài liệu đính kèm: