Giáo án Lớp 1 - Tuần 28 - Giáo viên: Trần Thị Hóa - Trường tiểu học Tân Phú

Giáo án Lớp 1 - Tuần 28 - Giáo viên: Trần Thị Hóa - Trường tiểu học Tân Phú

Tập đọc

NGÔI NHÀ

I. Mục tiêu

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. Trả lời câu hỏi 1 (SGK). Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.

- GD HS Tình cảm yêu thương gắn bó với ngôi nhà của mình.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Tranh vẽ SGK.

- Học sinh: bảng con

III. Hoạt động dạy và học

1. Khởi động: Hát (1 phút)

2.Bài cũ: (4 phút)

- 4 HS đọc bài: Mưu chú Sẻ. Trả lời câu hỏi dưới bài

3.Bài mới:

a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)

b. Các hoạt động

 

doc 24 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 28 - Giáo viên: Trần Thị Hóa - Trường tiểu học Tân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
NGÔI NHÀ
Ngày soạn: 22/3/2010	Ngày dạy: 29/3/2010
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. Trả lời câu hỏi 1 (SGK). Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.
- GD HS Tình cảm yêu thương gắn bó với ngôi nhà của mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh vẽ SGK.
- Học sinh: bảng con
III. Hoạt động dạy và học
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2.Bài cũ: (4 phút)
- 4 HS đọc bài: Mưu chú Sẻ. Trả lời câu hỏi dưới bài
3.Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20 phút
2 phút
5 phút
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Ngôi nhà.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức.
- Luyện đọc câu: học sinh nối tiếp nhau đọc trơn từng dòng thơ.
- Học sinh luyện đọc cả bài.
Giải lao
Hoạt động 2: Ôn các vần yêu – iêu.
*Mục tiêu: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần yêu - iêu
- Tìm tiếng trong bài có vần yêu.
- Đọc yêu cầu câu 2 ở sách.
- Viết bảng con tiếng có vần yêu.
- Học sinh nêu từ khó.
- Học sinh luyện đọc từ, câu, cả bài.
- Hát múa, trò chơi
 yêu.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần yêu.
- Dãy nào tìm được nhiều sẽ thắng.
Tiết 2
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
2 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài: Tình cảm yêu thương của bạn nhỏ gắn bó với ngôi nhà của mình
- Giáo viên đọc mẫu.
- Đọc 2 khổ thơ đầu.
- Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ đã nhìn thấy gì? Nghe thấy gì?
- Tìm và đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu quê hương đất nước.
- Hãy đọc lại bài thơ.
Ú Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Giải lao
Hoạt động 2: Luyện nói.
*Mục tiêu: Hs nói lên tình cảm của mình với ngôi nhà
- Chủ đề: Ngôi nhà mà em mơ ước.
- Giáo viên treo tranh nhiều ngôi nhà khác nhau.
- Sau này các con mơ ước ngôi nhà của mình như thế nào?
- Lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc
- Thấy hàng xoan trước ngõ, Nghe tiếng chim hót ở đầu hồi.
- Em yêu ngôi nhà .
- Đọc cá nhân, ĐT.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nói về ngôi nhà của mình.
- Lớp nghe, bình chọn người nói về ngôi nhà mơ ước hay nhất.
Học sinh đọc cá nhân.
Học sinh nêu.
4. Củng cố: (4 phút)
- Cho HS thi đọc cá nhân.
IV. Hoạt động nối tiếp:
 Chuẩn bị bài tập đọc tới: Quà của bố.
Rút kinh nghiệm
Chính tả
NGÔI NHÀ
Ngày soạn: 23/3/ 2010 	Ngày dạy: 30/3/2010
I. Mục tiêu
- Nhìn bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10 đến 12 phút.
- Điền đúng vần iêu hay yêu; chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 (SGK)
- GD tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên: Đoạn văn viết ở bảng phụ.
-Học sinh: Vở viết, bảng con.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)
- Viết bảng con: thi chạy, tranh bóng, giỏ cá, vỏ trứng
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b.Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
20 phút
2 phút
5 phút
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
*Mục tiêu: Học sinh chép đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Hãy tìm những tiếng trong khổ thơ mà em có thể viết sai. Và cho HS viết bảng con
-Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết để tên bài vào giữa trang.
- Cho HS chép bài vào vở
YCHS soát lỗi, chấm 1 số bài
Giải lao
Hoạt động 2: Làm bài tập.
*Mục tiêu: Điền đúng vần iêu hay yêu; chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 (SGK)
 - Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
- 2HS làm bài trên bảng.
- Bài 2: Yêu cầu gì?
- Treo tranh: Tranh này vẽ gì?
- Nêu quy tắc chính tả viết với k.
- Học sinh quan sát.
-  mộc mạc, đất nước. Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh chép khổ thơ 3 vào vở, cách lề 3 ô, đầu dòng viết hoa.
- Học sinh dò bài, soát lỗi.
- Hát múa, trò chơi
- Điền vần iêu hay yêu.
- 2 học sinh lên bảng làm. Lớp làm vào vở BT.
- Điền c hay k.
Ông trồng cây cảnh. Bà kể chuyện. Chị xâu kim.
- 3 em làm trên bảng, lớp làm vào vở.
- Học sinh nêu.
4. Củng cố: (4 phút)
- Cho HS viết bảng con 3 lỗi sai phổ biến của lớp 
- Khi nào thì viết k?
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Học thuộc quy tắc chính tả viết với k.
Những em viết sai nhiều, chép lại toàn bộ bài.
Rút kinh nghiệm
Tập viết
TÔ CHỮ HOA H, I, K
Ngày soạn: 23/3/2010	Ngày dạy: 30/3/2010
I. Mục tiêu
- Tô được các chữ hoa: H, I, K
- Viết đúng các vần iêt, uyêt, iêu, yêu; các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mean, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2. ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
- GD tính kiên trì, cẩn thận, thẩm mĩ cho HS.
*HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai
II. Đồ dùng day học
- Giáo viên: Chữ mẫu, bài viết mẫu
Học sinh: Vở viết, bảng con.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: (1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
Viết: chăm học, khắp vườn.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
7 phút
8 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tô chữ hoa H, I, K.
*Mục tiêu: Tô được các chữ hoa: H, I, K
- Gắn chữ H, I, K.
- Chữ H gồm những nét nào?
- Giáo viên vừa viết, vừa nêu quy trình viết.
(Tương tự với I, K)
Hoạt động 2: Viết vần, từ
*Mục tiêu: Viết đúng và đẹp các vần, từ ngữ.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Cho HS viết bảng con, mỗi lần 1 từ
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách nối nét các con chữ.
Hoạt động 3: Viết vở.
*Mục tiêu: Tô được chữ hoa và viết đứng từ ngữ trong bài.
- Nêu tư thế ngồi viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng dòng.
- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
- Thu chấm một số vở.
- Học sinh quan sát.
- HS nêu
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh quan sát, đọc các từ ngữ.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết theo hướng dẫn
4. Củng cố (4 phút)
- Cho HS xem bài viết đẹp nhất.
- Viết bảng con từ: ngoan ngoãn, đoạt giải
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
Rút kinh nghiệm
Tập đọc
QUÀ CỦA BỐ 
Ngày soạn: 24/3/2010	Ngày dạy: 31/3/2010
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn, luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em.Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
 - GD HS phải biết yêu thương bố, và hiểu được tình cảm của bố đối với con.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ 
- Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ (4 phút)
- 4 HS đọc bài Ngôi nhà và trả lời câu hỏi trong SGK
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu: nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20 phút
2 phút
5 phút
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: Học sinh đọc trơn được cả bài tập đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc:
+ lần nào, về phép, luôn, vững vàng
Ú Giáo viên giải nghĩa.
- Cho Hs đọc câu.
- Đọc đoạn, bài
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Ôn các vần oan – oat.
*Mục tiêu: Tìm được tiếng trong bài có chứa vần oan – oat.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Chia lớp thành 2 đội nói câu có vần oan – oat.
- Học sinh dò bài.
- Học sinh nêu.
- Học sinh luyện đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc thanh.
-Luyện đọc câu. Học sinh đọc tiếp nối.
- Luyện đọc đoạn, bài thơ.
- Học sinh thi đua đọc trơn theo tổ.
- Tìm tiếng trong bài có vần oan. (Ngoan).
- Nói câu có chứa tiếng có vần oan – oat.
- Lớp chia thành 2 đội thi nói.
Tiết 2
15 phút
2 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: HS hiểu các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng.
Giáo viên đọc mẫu.
Đọc khổ thơ 1 của bài thơ.
Bố của bạn nhỏ làm việc gì? Ở đâu?
Đọc khổ thơ 2.
Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì?
Đọc khổ thơ 3.
Con có biết vì sao bạn nhỏ lại được bố cho nhiều quà như vậy không?
Học thuộc lòng.
Nghỉ giải lao
Hoạt động 3: Luyện nói.
Mục tiêu: Nói được nghề nghiệp của cha mẹ.
- Quan sát tranh và nêu nghề nghiệp của những người trong tranh.
- Cha bạn làm nghề gì?
Ú Nghề nào cũng rất đáng quý.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh dò bài.
Đọc khổ 1
Bố bạn nhỏ là bộ đội làm việc ở đảo xa.
Đọc khổ 2
Nghìn cái nhớ.
Nghìn cái thương.
Đọc khổ 3
Vì bạn nhỏ rất ngoan.
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Học sinh nêu 1 số nghề nghiệp của người có trong tranh.
-Học sinh nói theo nghề nghiệp của cha mình.
4. Củng cố: (4 phút)
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Qua bài thơ này muốn nói điều gì với con?
IV. Hoạt động nối tiếp:
Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
 ... .
Rút kinh nghiệm
Tự nhiên - xã hội
CON MUỖI
Ngày soạn: 23/3/2010	Ngày dạy: 30/3/2010
 Mục tiêu:
- Nêu một số tác hại của muỗi.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
 Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Các hình ở bài 28 SGK, phiếu bài tập
- Học sinh: SGK, 
 Hoạt động dạy và học:
Khởi động: Hát (1 phút)
Bài cũ: (4 phút)
- Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Nuôi mèo để làm gì?
Bài mới:
a. Giới thiệu: (1 phút) nêu và ghi tựa bài lên bảng
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10 phút
10 phút
5 phút
Hoạt động 1: Quan sát con muỗi.
Mục tiêu: Học sinh nói được tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Quan sát tranh con muỗi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Con muỗi to hay nhỏ?
Con muỗi dùng gì để hút máu người?
Con muỗi di chuyển như thế nào?
Bên ngoài con muỗi có những bộ phận nào?
Kết luận: Muỗi là loài sâu bọ bé hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân, dùng vòi để hút máu. Muỗi truyền bện qua đường hút máu.
Hoạt động 2: Làm vở bài tập.
Mục tiêu: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt, và 1 số cách diệt muỗi.
Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em. Các em cùng nhau thảo luận và điền dấu x vào nếu các em chọn.
Viết tên các bộ phận của muỗi vào ô trống.
Kết luận: Khi bị muỗi đốt sẽ ngứa, bị sốt rét, sốt xuất huyết.
Hoạt động 3: Hỏi đáp về cách phòng chống muỗi khi ngủ.
Mục tiêu: Học sinh biết cách tránh muỗi đốt
Hãy nêu một số cách phòng chống muỗi đốt.
Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt?
Kết luận: Khi ngủ cần phải mắc mùng cẩn thận để tránh muỗi đốt.
* GDHS Giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh  để diệt muỗi
2 em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau: 1 em hỏi, 1 em trả lời.
Học sinh lên trình bày trước lớp.
4 em thảo luận và điền.
Học sinh điền phiếu bài tập. Đại diện các nhóm lên trình bày.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu nhiều cách khác nhau.
Củng cố: (4 phút)
Hãy nêu bộ phận bên ngoài của muỗi ?
Hãy nêu một số tác hại của muỗi?
IV. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học
Cùng gia đình, hàng xóm dọn dẹp để muỗi không còn nơi sinh sống.
Chuẩn bị: Nhận biết cây cối và các con vật.
Rút kinh nghiệm
Đạo đức
CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (T1)
Ngày soạn: 24/3/2010	Ngày dạy: 31/3/2010
I. Mục tiêu
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
*HSKG biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Trang phục chuẩn bị trò chơi sắm vai.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: 
 - Khi nào con nói lời cảm ơn? Hãy kể 1 việc làm nói lời cảm ơn.
 -Khi nào con nói lời xin lỗi? Hãy kể 1 việc con đã thực hiện nói lời xin lỗi.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài
b. các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8 phút
10 phút
8 phút
Hoạt động 1: Thảo luận bài tập 1 theo cặp đôi.
Mục tiêu: Nhìn tranh nói được theo tranh.
-Giáo viên yêu cầu từng cặp quan sát tranh ở bài tập 1à và thảo luận.
-Trong từng tranh có những ai?
-Chuyện gì xảy ra với các bạn nhỏ?
-Các bạn đã làm gì khi đó?
-Noi theo các bạn, các con cần làm gì?
- Kết luận: Noi theo các bạn các con cần chào hỏi khi gặp gỡ. Khi chia tay cần nói lời tạm biệt.
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai.
Mục tiêu: Sắm được vai mà mình thể hiện.
-Giáo cho từng cặp thể hiện việc chào hỏi, tạm biệt: bạn bè, hàng xóm, nhân viên bưu điện, .
- Kết luận: Các em đã biết thể hiện lời chào hỏi, tạm biệt phù hợp, không gây ồn ào, .
Hoạt động 3: Làm bài tập 2.
Mục tiêu: Nhìn tranh làm bài tập theo tranh.
-Yêu cầu từng cá nhân làm bài tập 2: Trong từng tranh, các bạn nhỏ đang gặp chuyện gì?
Kết luận:
-Các bạn nhỏ đi học, gặp cô giáo các bạn chào cô. Bạn nhỏ cùng bố mẹ đang chào tạm biệt khách.
-Các con cần có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
-Từng cặp độc lập làm việc.
- Theo từng tranh, học sinh trình bày ý kiến, bổ sung cho nhau.
- Từng cặp chuẩn bị.
- Một số cặp diễn vai.
- Lớp nhận xét.
- Từng học sinh độc lập làm bài.
- Học sinh trình bày kết quả 
4. Củng cố: (3 phút)
	-Khi gặp khách em phải làm gì?
	- Khi chia tay ta phải làm gì?
IV. Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Thực hiện điều đã học.
Rút kinh nghiệm
Thủ công
CẮT , DÁN HÌNH TAM GIÁC ( tiết 1 )
Ngày soạn: 25/3/2010	Ngày dạy: 01/4/2010
I. Mục tiêu :
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác .
- Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đỗi thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
- Thái độ: Giáo dục HS qúy trọng sản phẩm do chính tay mình làm ra.
*HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.Có thể kẻ, cắt, dán hình tam giác có kích thước khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình tam giác bằng giấy màu, dụng cụ thực hiện, quy trình 
- Học sinh: giấy màu, giấy nháp có kẻ ô, vở thủ công, khăn lau tay, các loại, hồ dán.
IIII. Các hoạt động dạy – học :
1. Khởi động: Hát (1 phút)
 2. Bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.	
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5 phút
20 phút
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
*Mục tiêu: HS biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác .
- Gv gắn hình mẫu lên bảng và hướng dẫn HS quan sát về hình dạng, kích thước của hình mẫu.
- Hình tam giác có mấy cạnh?
- Trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1cạnh của hình chữ nhật có độ dài là 8ô, còn 2 cạnh kia được nối với điểm giữa của cạnh đối diện 
Hoạt động 2: Thực hành 
*Mục tiêu: HS cắt, dán được hình tam giác 
- Nêu yêu cầu bài thực hành, hướng dẫn HS thực hành 
- GV gợi ý cách kẻ 
- Từ nhận xét trên, hình tam giác là 1 phần hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh mấy ô?
- Muốn vẽ hình tam giác cần xác định mấy điểm?
- Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình gì? 
- GV hướng dẫn cắt dời hình tam giác và dán sản phẩm.
-HS quan sát kĩ về hình dạng, kích thước, của hình mẫu.
- Hình tam giác có mấy cạnh?
- 8 ô
- Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 điểm
- Hình tam giác
- HS thực hành kẻ và cắt hình tam giác 
4. Củng cố: (4 phút)
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm 
- Cho HS nhận xét và chọn ra sản phẩm đẹp nhất 
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
 - Chuẩn bị tiết sau: giấy màu, kéo, hồ, thước kẻ
 - Gv nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm
Sinh hoạt chủ nhiệm (Tuần 28)
Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cơ giáo
Ngày sinh hoạt: 02/4/2010
Ổn định: Hát vui 
Triển khai công việc
Sơ kết tuần qua 
- Tác phong: 
 + Mặc đồng phục tốt, quần áo gọn gàng. Lễ phép, vâng lời thầy cô, xưng hô đúng với bạn. Đi học chuyên cần, đúng giờ. 
+ Đi học muộn: Không có trường hợp nào xảy ra
- Phòng chống tai nạn:
+ Không có tai nạn xảy ra. Còn chạy ra đường khi chơi: Nam, Tấn Phong
- Vệ sinh:
+ Phòng lớp: Đa số biết giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng quy định, biết bảo vệ của công. Còn một vài bạn chưa bỏ rác đúng quy định: Vũ, Kỵ.
+ Tổ 1 trực nhật tốt.
+ Tích cực trong vệ sinh: Cẩm, Ngọc
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Chất lượng học tập:
+ Điểm giỏi: 32 em
+ Điểm yếu: 4 em
+ Tích cực học tập của HS: Đa số các bạn đều tích cực trong học tập, chú ý xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kiến, đọc và làm bài tốt, Đa số thuộc bài và làm bài đầy đủ. Mang đầy đủ dụng cụ học tập. Còn nói chuyện nhiều trong giờ học như: Thanh, Luân, Quý, Huế. Không mang đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở: Trọng, Huyền
- Tham gia phong trào:
Chữ viết có tiến bộ hơn, các bạn đều cố gắng luyện viết. 
- Phê bình kỉ luật: Những em vi phạm vệ sinh, không thuộc bài, không mang ĐDHT, 
b) Công tác tuần tới 
- Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô giáo
- Tác phong đạo đức:
Tiếp tục thực hiện nói lời hay làm việc tốt. Mặc đồng phục. Đi học đều và đúng giờ. Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, sạch sẽ. Bảo vệ của công. Thực hiện tốt nội quy học sinh.
- Phòng chống tai nạn:
Không leo trèo cây, chạy xe hoặc chạy ra đường đùa giỡn khi chơi. Thực hiện tốt quy tắc an toàn giao thông trên đường đi học.
- Vệ sinh: 
Tổ 3 trực nhật và quản lí vệ sinh tuần tới. Đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định. 
- Tham gia phong trào: Rèn chữ viết đẹp. Thi đua đạt nhiều điểm 10 
- Học tập: 
Học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi vào lớp. Ở lớp cần tập trung xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kiến, viết bài nhanh, không nói chuyện và làm việc riêng. Mang đủ dụng cụ học tập khi đi học. Chuẩn bị bài ở nhà cho tốt trước khi đi học.
c) Nêu gương người tốt, việc tốt 
- Đọc truyện tranh 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 1 TUAN 28.doc