Giáo án Lớp 1 - Tuần 28 - GV: Mai Thị Loan - Trường tiểu học số 1 Thị Trấn Sơn Tịnh

Giáo án Lớp 1 - Tuần 28 - GV: Mai Thị Loan - Trường tiểu học số 1 Thị Trấn Sơn Tịnh

TẬP ĐỌCNGÔI NHÀ

I. Mục tiêu

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đng chỗ cĩ dấu cu nhưng chưa đặt thanh yu cầu đnh gi kĩ năng đọc

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

- Trả lời câu hỏi 1 (SGK). Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.

- GD HS Tình cảm yêu thương gắn bó với ngôi nhà của mình.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Tranh vẽ SGK.

- Học sinh: bảng con

III. Hoạt động dạy và học

1. Khởi động: Hát (1 phút)

2.Bài cũ: (4 phút)

- 4 HS đọc bài: Mưu chú Sẻ. Trả lời câu hỏi dưới bài

3.Bài mới:

a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)

b. Các hoạt động

 

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 28 - GV: Mai Thị Loan - Trường tiểu học số 1 Thị Trấn Sơn Tịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 12 tháng 03 năm 2012
CHÀO CỜ
-----------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ cĩ dấu câu nhưng chưa đặt thanh yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc 
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. 
- Trả lời câu hỏi 1 (SGK). Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.
- GD HS Tình cảm yêu thương gắn bó với ngôi nhà của mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh vẽ SGK.
- Học sinh: bảng con
III. Hoạt động dạy và học
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2.Bài cũ: (4 phút)
- 4 HS đọc bài: Mưu chú Sẻ. Trả lời câu hỏi dưới bài
3.Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Ngôi nhà.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức.
- Luyện đọc câu: học sinh nối tiếp nhau đọc trơn từng dòng thơ.
- Học sinh luyện đọc cả bài.
Giải lao
Hoạt động 2: Ôn các vần yêu – iêu.
*Mục tiêu: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần yêu - iêu
- Tìm tiếng trong bài có vần yêu.
- Đọc yêu cầu câu 2 ở sách.
- Viết bảng con tiếng có vần yêu.
- Học sinh nêu từ khó.
- Học sinh luyện đọc từ, câu, cả bài.
- Hát múa, trò chơi
 yêu.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần yêu.
- Dãy nào tìm được nhiều sẽ thắng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài: Tình cảm yêu thương của bạn nhỏ gắn bó với ngôi nhà của mình
- Giáo viên đọc mẫu.
- Đọc 2 khổ thơ đầu.
- Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ đã nhìn thấy gì? Nghe thấy gì?
- Tìm và đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu quê hương đất nước.
- Hãy đọc lại bài thơ.
Ú Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Giải lao
Hoạt động 2: Luyện nói.
*Mục tiêu: Hs nói lên tình cảm của mình với ngôi nhà
- Chủ đề: Ngôi nhà mà em mơ ước.
- Giáo viên treo tranh nhiều ngôi nhà khác nhau.
- Sau này các con mơ ước ngôi nhà của mình như thế nào?
- Lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc
- Thấy hàng xoan trước ngõ, Nghe tiếng chim hót ở đầu hồi.
- Em yêu ngôi nhà .
- Đọc cá nhân, ĐT.
- Học sinh nêu.
- H s nói về ngôi nhà của mình.
- Lớp nghe, bình chọn người nói về ngôi nhà mơ ước hay nhất.
Học sinh đọc cá nhân.
Học sinh nêu.
4. Củng cố: (4 phút)
- Cho HS thi đọc cá nhân.
IV. Hoạt động nối tiếp:
 Chuẩn bị bài tập đọc tới: Quà của bố.
-------------------------------------------------
TỐN
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ( TIẾP THEO )
Mục tiêu:
Hiểu bài tốn cĩ một phép trừ : bài tốn cho biết gì? hỏi gì ? Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải , phép tính, đáp số.
Làm bài 1,2. Khơng làm BT 3.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ SGK, Que tính.
Học sinh:	Que tính.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Bài mới: GTB : giải toán có lời văn 
Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải và trình bày bài giải.
Cho học sinh đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn lại mấy con làm sao?
Nêu cách trình bày bài giải.
Hoạt động 2: Luyện tập.
.Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn lại mấy viên làm sao?
Bài 2, bài 3: Tiến hành tương tự.
Củng cố:
Cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn mà con đã học?
Dựa vào đâu để biết?
Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng tính gì?
Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì?
Ngoài ra nếu thêm vào, gộp lại thì thực hiện tính cộng.
Nếu bớt đi thực hiện tính trừ.
Giáo viên đưa ra bài toán.
Dặn dò:Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Em nào còn sai về nhà làm lại bài.
Hát.
Học sinh đọc.
 nhà An có 9 con gà. mẹ bán 3 con.
 còn lại mấy con?
 làm phép trừ.
9 – 3 = 6 (con gà)
Lời giải, phép tính, đáp số.
Số gà còn lại là
1 em lên bảng giải.
Lớp làm vào nháp.
Học sinh đọc đề bài.
An có 7 viên bi, cho 3 viên.
An còn lại mấy viên bi?
 tính trừ.
Học sinh ghi tóm tắt.
Học sinh giải bài.
Sửa ở bảng lớp.
 khác về phép tình – tính trừ.
 câu hỏi.
 tính cộng.
 tính trừ.
Học sinh nói nhanh phép tính và kết quả của bài toán.
Thứ ba ngày 13 tháng 03 năm 2012
CHÍNH TẢ (tập chép)
NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu
- Nhìn bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10 đến 12 phút.
- Điền đúng vần iêu hay yêu; chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 (SGK)
- GD tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên: Đoạn văn viết ở bảng phụ.
-Học sinh: Vở viết, bảng con.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)
- Viết bảng con: thi chạy, tranh bóng, giỏ cá, vỏ trứng
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b.Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
*Mục tiêu: Học sinh chép đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Hãy tìm những tiếng trong khổ thơ mà em có thể viết sai. Và cho HS viết bảng con
-Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết để tên bài vào giữa trang.
- Cho HS chép bài vào vở
YCHS soát lỗi, chấm 1 số bài
Giải lao
Hoạt động 2: Làm bài tập.
*Mục tiêu: Điền đúng vần iêu hay yêu; chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 (SGK)
 - Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
- 2HS làm bài trên bảng.
- Bài 3: Yêu cầu gì?
- Treo tranh: Tranh này vẽ gì?
- Nêu quy tắc chính tả viết với k.
- Học sinh quan sát.
-  mộc mạc, đất nước. Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nhắc lại.
- Hs chép khổ thơ 3 vào vở, cách lề 3 ô, đầu dòng viết hoa.
- Học sinh dò bài, soát lỗi.
- Hát múa, trò chơi
- Điền vần iêu hay yêu.
- 2 hs lên bảng làm. 
Lớp làm vào vở BT.
- Điền c hay k.
Ông trồng cây cảnh. Bà kể chuyện. Chị xâu kim.
- 3 em làm trên bảng, lớp làm vào vở.
- Học sinh nêu.
4. Củng cố: (4 phút)
- Cho HS viết bảng con 3 lỗi sai phổ biến của lớp 
- Khi nào thì viết k?
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Học thuộc quy tắc chính tả viết với k.
Những em viết sai nhiều, chép lại toàn bộ bài.
--------------------------------------------------------------
TỐN
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
	- Biết giải tốn cĩ phép trừ ;thực hiện được cộng,trừ( khơng nhớ ) các số trong phạm vi 20 - Làm bài1,2,3.
Chuẩn bị:
Giáo viên	Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh:	Vở bài tập.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu: học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
Muốn biết còn bao nhiêu quả cam làm tính gì?
Bài 2: Thực hiện tương tự.
Bài 3: Yêu cầu điền số vào ô vuông.
Lấy số 16 + 3 được bao nhiêu ghi vào ô vuông.
Lấy kết quả vừa ra trừ tiếp cho 5, được bao nhiêu ghi vào ô còn lại.
Củng cố:Thi đua: Ai nhanh hơn.
Chia làm 2 đội: Đội A đặt đề toán, đội B giải toán, và ngược lại. Đội nào nhanh sẽ thắng.
Nhận xét.
Dặn dò:Sai thì sửa vào vở 2.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
Học sinh đọc đề bài toán.
HS tóm tắt.
 trừ.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa ở bảng lớp.
Học sinh chia 2 đội và tham gia thi đua.
Nhận xét.
ĐẠO ĐỨC
 CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT* (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
*HSKG biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp
* Khơng yêu cầu HS đĩng vai trong các tình huống chưa phù hợp .
*KNS:Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạ biệt khi chia tay. Cách chào hỏi, tạm biệt.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Trang phục chuẩn bị trò chơi sắm vai.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: 
 - Khi nào con nói lời cảm ơn? Hãy kể 1 việc làm nói lời cảm ơn.
 -Khi nào con nói lời xin lỗi? Hãy kể 1 việc con đã thực hiện nói lời xin lỗi.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài
b. các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thảo luận bài tập 1 theo cặp đôi.
Mục tiêu: Nhìn tranh nói được theo tranh.
-Gv yêu cầu từng cặp qs tranh ở bài tập 1à và thảo luận.
-Trong từng tranh có những ai?
-Chuyện gì xảy ra với các bạn nhỏ?
-Các bạn đã làm gì khi đó?
-Noi theo các bạn, các con cần làm gì?
- Kết luận: Noi theo các bạn các con cần chào hỏi khi gặp gỡ. Khi chia tay cần nói lời tạm biệt.
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai.
Mục tiêu: Sắm được vai mà mình thể hiện.
-Giáo cho từng cặp thể hiện việc ch ...  chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: (5’)
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
Hướng dẫn tô chữ hoa: (5’)
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: (5’)
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết).
3.Thực hành : (20’)
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
4.Củng cố : (5’)Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ K.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: (2’) Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa K trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
KỂ CHUYỆN 
BƠNG HOA CÚC TRẮNG*
I.Mục tiêu : 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
-Hiểu nội dung câu chuyện : Trí khơn của con người giúp con người làm chủ được muơn lồi.
-Chưa yêu cầu kể lại tồn bộ câu chuyện ; chưa yêu cầu phân vai tập kể lại câu chuyện 
* KNS: khăn Trước những khĩ nguy hiểm ,cần bình tĩnh tìm cách giải quyết
- Trao đổi nhận xét , đánh giá hành vi và tính cách của các nhân vật.
II.Đồ dùng dạy học:-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : (5’)
2.Bài mới : (30’)Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn câu chuyện:
* Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
KNS: khăn Trước những khĩ nguy hiểm ,cần bình tĩnh tìm cách giải quyết
3.Củng cố dặn dò: (5’)
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
Học sinh nhắc lại tựa bài.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh.
Học sinh hoá trang theo vai và thi kể theo nhóm 3 em.
.Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (3 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
THỦ CƠNG
CẮT , DÁN HÌNH TAM GIÁC ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu :
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác .
- Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đỗi thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
- Thái độ: Giáo dục HS qúy trọng sản phẩm do chính tay mình làm ra.
*HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.Có thể kẻ, cắt, dán hình tam giác có kích thước khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình tam giác bằng giấy màu, dụng cụ thực hiện, quy trình 
- Học sinh: giấy màu, giấy nháp có kẻ ô, vở thủ công, khăn lau tay, các loại, hồ dán.
IIII. Các hoạt động dạy – học :
1. Khởi động: Hát (1 phút)
 2. Bài cũ:Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.	
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
H đ 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
*Mục t: HS biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác .
- Gv gắn hình mẫu lên bảng và hướng dẫn HS quan sát về hình dạng, kích thước của hình mẫu.
- Hình tam giác có mấy cạnh?
- Trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1cạnh của hình chữ nhật có độ dài là 8ô, còn 2 cạnh kia được nối với điểm giữa của cạnh đối diện 
Hoạt động 2: Thực hành 
*Mục tiêu: HS cắt, dán được hình tam giác 
- Nêu yêu cầu bài thực hành, hướng dẫn HS thực hành 
- GV gợi ý cách kẻ
- Muốn vẽ hình tam giác cần xác định mấy điểm?
- Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình gì? 
- GV hướng dẫn cắt dời hình tam giác và dán sản phẩm.- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm 
4. Củng cố: (4 phút)- Cho HS nhận xét và chọn ra sản phẩm đẹp nhất 
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
 - Chuẩn bị tiết sau: giấy màu, kéo, hồ, thước kẻ
 - Gv nhận xét tiết học 
-HS quan sát kĩ về hình dạng, kích thước, của hình mẫu.
- Hình tam giác có mấy cạnh?
- 8 ô
- Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 điểm
- Hình tam giác
- HS thực hành kẻ và cắt hình tam giác 
Thứ sáu ngày 16 tháng 03 năm 2012
TẬP ĐỌC
VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ cĩ dấu câu nhưng chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc 
- Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
- GD HS không nên làm nũng với mẹ, phải biết thương yêu mẹ
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ.
- Học sinh: bảng con, SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)- 4 HS đọc bài Quà của bố và trả lời câu hỏi
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài
 b. Các hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: Học sinh đọc trơn được cả bài.
Giáo viên đọc mẫu.
Gv gạchchân các từ ngữ cần luyện đọc.
Giáo viên giải nghĩa từ khó.
Luyện đọc.
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Ôn vần ưt – ưc.
*Mục tiêu: Tìm được tiếng trong bài có vần ưt – ưc.
Tìm tiếng trong bài có vần ưc – ưt.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ưc – ưt.
Học sinh dò bài.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc từ khó.
Luyện đọc câu nối tiếp 
Học sinh thi đọc trơn cả bài.
 đứt.
Viết bảng con tiếng tìm được
 (Tiết 2)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Nói được câu chứa tiếng có vần ưt – ưc.
Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
Khi cậu bé bị đứt tay, cậu có khóc không?
Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao cậu khóc?
Trong bài có mấy câu hỏi?
Câu hỏi thường đọc cao giọng ở cuối câu.
Luyện đọc.
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Luyện nói.
MT: Hiểu được làm nũng với mẹ là không ngoan
- Hãy nói cho cô yêu cầu bài.
- Con hãy hỏi đáp theo mẫu. 
-Theo con, làm nũng bố mẹ có ngoan không? Vì sao?
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc.
 không khóc.
Mẹ về cậu mới khóc vì cậu làm nũng với mẹ.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện cách đọc câu hỏi.
Học sinh luyện đọc toàn bài.
Hát múa, trò chơi.
Nêu yêu cầu.
Bạn có làm nũng mẹ hay không? (Nối tiếp nhau hỏi và trả lời)
HS trả lời
4. Củng cố (4 phút)
- Thi đọc lại toàn bài.
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài .
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Đầm sen.
-------------------------------------------------------
TỐN
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
- Biết lập đề toán theo hình vẽ , tĩm tắt đề tốn,biết cách giải và trình bày bài giải toán có lời văn.
- Làm bài tập 1,2.
	Chuẩn bị:
Giáo viên:	Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh:	Vở bài tập.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Bài mới: Giới thiệu: luyện tập chung.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Đọc yêu cầu bài 1.
Nhìn xem đề bài còn thiếu gì? Số trong phần đề bài có không?
Giải được không?
Viết tiếp phần câu hỏi vào (Nhìn tranh rồi viết).
Nhận xét.
Tương tự cho bài 2.
Tóm tắt
Có: 8 con chim
Bay đi: 4 con chim
Còn lại  con chim?
Củng cố:Có 7 cái thuyền, cho đi 3 cái thuyền.
Nhận xét.
Dặn dò:Em nào sai thì sửa lại bài.
Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 100.
Hát.
Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm 
 câu hỏi.
 không giải được.
Học sinh viết câu hỏi.
Đọc đề toán. My làm được 5 bông hoa, làm thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi My làm được tất cả bao nhiêu bông hoa?
Bài giải
My làm được là:
5 + 3 = 8 (bông hoa)
Đáp số: 8 bông hoa.
1 em ghi tóm tắt, 1 em giải.
Bài giải
Số con chim còn lại là:
8 – 4 = 4 (con chim)
Đáp số: 4 con chim.
 SINH HOẠT LỚP- TUẦN 28
MỤC TIÊU:
Tổng kết tuần học tập vừa qua.
Phương hướng tuần sau.
HS có ý thức vươn lên trong học tập.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Giáo viên: Phương hướng tuần sau.
Học sinh: Tổng kết điểm các mặt.
 NỘI DUNG SINH HOẠT:
Khởi động: Hát bài hát ngắn.
Lên lớp:
Tổng kết tuần học vừa qua:
GV nhận xét chung.
3.Phương hướng tuần sau:
Thực hiện chương trình tuần .

Tài liệu đính kèm:

  • docgioa an lop 1 tuan 28.doc