Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

A. YÊU CẦU:

- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt

- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quan thuộc hàng ngày.

- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, bảng lớp

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Hoạt động 1: Học sinh thảo luận nhóm – làm bài tập 4

- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp góp ý bổ sung.

- Giáo viên kết luận: cách ứng xử c là phù hợp

* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 5 – chơi ghép hoa:

- Cách chơi: Giáo viên phát mỗi nhóm 2 nhụy hoa, một nhụy hoa là cám ơn và một nhụy hoa là xin lỗi

- Trên các cánh hoa có ghi các tình huống khác nhau, học sinh chọn ghép các cánh hoa đúng với nhụy hoa cảm ơn hoặc nhụy xin lỗi.

- Học sinh thực hành ghép. Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình lên bảng.

- Giáo viên chốt lại bài.

 

doc 15 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
 Ngày soạn: 02/ 4/ 2010
 Ngày giảng:Thứ hai: 5/ 4/ 2010
ĐẠO ĐỨC: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (tiếp)
A. YÊU CẦU:
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quan thuộc hàng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng lớp
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Học sinh thảo luận nhóm – làm bài tập 4
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp góp ý bổ sung.
- Giáo viên kết luận: cách ứng xử c là phù hợp
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 5 – chơi ghép hoa:
- Cách chơi: Giáo viên phát mỗi nhóm 2 nhụy hoa, một nhụy hoa là cám ơn và một nhụy hoa là xin lỗi
- Trên các cánh hoa có ghi các tình huống khác nhau, học sinh chọn ghép các cánh hoa đúng với nhụy hoa cảm ơn hoặc nhụy xin lỗi.
- Học sinh thực hành ghép. Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình lên bảng.
- Giáo viên chốt lại bài.
* Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 6
- GV yêu cầu của bài tập 6. Học sinh làm bài, sau đó đọc lại các từ đã chọn.
- Cả lớp đọc đồng thanh 2 câu thơ của bài.
- GV kết luận chung: Cần nói cám ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ, dù là việc nhỏ. Cần nói xin lỗi khi làm phiền lòng người khác.
- Dặn: Thực hành đúng bài học.
_______________________________
TÂP ĐỌC: 	 	ĐẦM SEN
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiếu, dẹp lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài " Vì bây giờ mẹ mới về " và trả lời câu hỏi:
+ Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?
+ Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao?
+ Bài có mấy câu hỏi? Hãy đọc các câu hỏi và câu trả lời đó lên.
2. Dạy học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV đưa tranh, HS quan sát rồi giới thiệu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a/ GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi, khoan thai.
b/ HS luyện đọc.
Luyện đọc tiếng, từ:
- GV hướng dẫn HS đọc: xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết.
- GV giải thích các từ: xanh mát, ngan ngát.
Luyện đọc câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài theo tổ, nhóm, dãy bàn.
Luyện đọc đoạn, bài:
- HS đọc bài theo nhóm 3, mỗi nhóm đọc 1 đoạn.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Thi đọc cả bài giữa các cá nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
* Hoạt động 3: Ôn các vần en, oen
a- Tìm tiếng trong bài có vần en.
- 1 HS yêu cầu 1 trong SGK
- HS thi nói nhanh tiếng trong bài có vần en.
- GV nhận xét tuyên dương.
b- Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen
- 1 HS đọc yêu cầu 2 trong SGK
- HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen.
- GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
c- Nói câu chứa tiếng có vần en hoặc oen.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- HS thi nói nhanh câu chứa tiếng có vần en, oen.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS
- GV và HS tuyên dương những HS nói được nhiều câu hay.
TIẾT 2
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc
- 1 HS đọc lại đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen?
- 1 HS đọc lại đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Khi nở, hoa sen đẹp như thế nào?
+ Hãy đọc câu văn tả hương sen.
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
- Gọi 2-3 HS đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Luyện nói
- HS đọc yêu cầu của bài luyện nói.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
- 2 HS hỏi - đáp theo mẫu
- HS thảo luận theo nhóm 2.
- Đại diện từng cặp trình bày trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV gọi 2 - 3 HS đọc diễn cảm toàn bài
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau "Mời vào "
- Nhận xét giờ học.
________________________________________________________
 Ngày soạn: 3/ 4/ 2010
 Ngày giảng:Thứ ba: 6/ 4/ 2010
 MĨ THUẬT: VẼ TRANH: ĐÀN GÀ NHÀ EM
 (Có GV bộ môn)
_______________________________
TẬP VIẾT:	 TÔ CHỮ HOA L, M, N
A. YÊU CẦU:
- Học sinh biết tô các chữ hoa: L, M, N
- Viết đúng các vần: en, oen, ong, oong; các từ ngữ : hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn:
Các chữ hoa: L, M, N đặt trong khung.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ;
 - 4 HS lên bảng viết: con cóc, cá lóc, quần cộc, đánh moóc.
 - GV kiểm tra và chấm bài viết ở nhà.
 GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới:
Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Hướng đẫn tô chữ hoa
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- HS quan sát chữ L, M, N hoa trên bảng phụ và trong vở tập viêt. Nhận xét về số lượng và kiểu nét. GV nêu quy trình viết 
GV vừa viết vừa nói và tô chữ trong khung chữ
Hỏi: 	+ Chữ L hoa gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
+ Chữ M, N giống và khác nhau ở chỗ nào?
- HS viết vào bảng con
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng:
HS đọc các vần và từ ứng dụng trên bảng phụ.
HS quan sát mẫu và trong VTV, nhận xét
+ Khoảng cách giữa các nét và con chữ viết như thế nào?
HS tập viết trên bảng con.
GV nhận xét, sửa lại cho HS.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tập tô, tập viết
- HS giở vở và chuẩn bị tư thế ngồi viết
- HS tô, viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
- GV chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
 -GV tuyên dương HS có bài viết đúng đẹp
 -Về nhà luyện viết tiếp phần B
- Nhận xét giờ học.
_______________________________
CHÍNH TẢ: 	 HOA SEN
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát : Hoa sen: 28 chữ trong khoảng 12 - 15 phút.
- Điền đúng vần em, oen, g, gh vào chỗ trống.
- Làm bài tập 2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn, nội dung 2 bài tập.
Vở chính tả của HS.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra vở chép bài ở nhà của HS.
 - HS nhắc lại quy tắc chính tả khi viết k, c
2. Dạy- học bài mới
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV treo bảng phụ và gọi HS đọc bài.
- HS tự tìm những chữ dễ viết sai, vừa nhẩm vừa viết vào bảng con GV kiểm tra việc làm của HS.
- HS nhìn bảng chép lại bài vào vở. GV quan sát uốn nắn cho HS.
GV chỉ bảng đọc lại bài, HS dò lại bài.
HS gạch chân những chữ viết sai, sau đó sửa bên lề vở
GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến
HS đổi vở kiểm tra cho nhau
GV chấm một số bài, nhận xét
*Hoạt động 2: Làm bài tập
a- Điền vần en hay oen?
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
GVgợi ý để HS điền đúng .
Gọi HS đọc kết quả của bài làm, HS khác nhận xét bài của bạn
GV chốt lại trên bảng
b- Điền g hay gh?
1HS nêu yêu cầu của bài 
HS tự làm bài, GVquan sát giúp đỡ HS yếu
Gọi 2- 3 HS đọc kết quả bài làm của mình
GV nhận xét, cả lớp chữa bài( nếu sai)
c- Dạy quy tắc chính tả:
 - GV: Từ bài tập trên bạn nào cho cô biết:
+ Trong trường hợp nào thì ta viết g?
+ Trong những trường hợp nào thì viết gh?
- GV cho HS học thuộc quy tắc.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tuyên dương HS viết đúng, đẹp
- Về nhà chép lại bài vào vở ở nhà
- Nhận xét giờ học
_______________________________
TOÁN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100
 (Cộng không nhớ )
A. YÊU CẦU:
- Nắm được cách cộng số có hai chữ số; biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán.
- Làm 1,2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng cài, que tính, thước kẻ thẳng có vạch chia thành từng xăngtimet.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau:
Sợi dây dài: 10 cm
Cắt đi : 3 cm
Còn lại : . . . cm?
- Cả lớp và GV nhận xét - ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng có dạng 35 + 24
Bước 1: Thao tác trên que tính
- HS lấy 35 que tính ( 3 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 5 que tính rời )
 Hỏi: + 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 GV viết bảng.
 - HS lấy 24 que tính ( 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 4 que tính rời )
 Hỏi : + 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 GV viết bảng.
 - Gộp lại, ta được 5 bó và 9 que tính rời, GV viết bảng
Chục
đơn vị
3
+
2
5
4
5
9
Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính
 Hướng dẫn HS thực hiện theo 2 bước:
* Đặt tính:
 - Viết 35 rồi viết 24 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị. 
 35
 +
 24
 - Viết dấu + giữa 2 số.
 - Kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng.
* Tính (từ phải sang trái )
 35 * 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
 + * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
 24
 59	Vậy : 35 + 24 = 59.
 - Gọi HS nhắc lại cách tính.
Trường hợp dạng: 35 + 20 ( Tương tự như trên )
Lưu ý HS: đây là phép cộng với số tròn chục.
Trường hợp dạng: 35 + 2 ( Tương tự như trên ).
Lưu ý HS: đây là phép cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
+ Khi đặt tính ta phải đặt như thế nào?
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1 : ( Hoạt động cá nhân)
 - HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài
 - GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
 - Gọi HS đọc kết quả của từng phép tính và nêu cách tính của 1 phép tính bất kỳ nào đó. GV nhận xét sửa sai cho HS
Bài 2: ( Hoạt động cả lớp, làm trên phiếu học tập )
 - HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài.
 	 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
 - Gọi 3 HS lên làm, mỗi em làm một cột.
 - Gọi HS khác nhận xét bài của bạn trên bảng.
 - GV kết luận, HS chữa bài ( nếu sai )
Bài 3: ( Hoạt đông nhóm đôi )
 - HS đọc bài toán
 - HS đọc thầm lại bài toán và phân tích bài toán theo nhóm 2.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
 - 1HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
 - HS khác nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà ôn lại bài, làm bài trong VBT toán.
- Nhận xét giờ học
________________________________________________________
 Ngày soạn: 5/ 4/ 2010
 Ngày giảng:Thứ năm: 8/ 4/ 2010
THỂ DỤC: CHUYỀN CẦU THEO NHÓM 2 NGƯỜI
 TRÒ CHƠI: KÉO CƯA LỪA XẺ
 (Có GV bộ môn)
_______________________________
CHÍNH TẢ: 	MỜI VÀO
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 1,2 bài Mời vào khoảng 15 phút
- Điền đúng vần ong hay oong; chữ ng hay ngh vào chỗ trống.
- Bài tập 2,3
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và 2 của bài " Mời vào "
- Vở chính tả của HS.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra vở chép bài ở nhà của HS.
 - HS nhắc lại quy tắc chính tả khi viết k, c
2- Dạy- học bài mới
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
- GV treo bảng phụ và gọi HS đọc bài.
- Gọi 3 - 5 HS đọc đoạn văn trên bảng phụ. Tìm tiếng khó viết.
- GV gọi một HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con ( cất bảng phụ ).
- HS nghe GV đọc và viết bài vào vở. GV quan sát uốn nắn cho HS.
GV đọc lại bài, HS dò lại bài.
HS gạch chân những chữ viết sai, sau đó sửa bên lề vở
GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến
HS đổi vở kiểm tra cho nhau
GV chấm một số bài, nhận xét
*Hoạt động 2: Làm bài tập
a- Điền vần ong hay oong?
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
GVgợi ý để HS điền đúng .
Gọi HS đọc kết quả của bài làm, HS khác nhận xét bài của bạn
GV chốt lại trên bảng
b- Điền ng hay ngh?
1HS nêu yêu cầu của bài 
HS tự làm bài, GV quan sát giúp đỡ HS yếu
Gọi 2- 3 HS đọc kết quả bài làm của mình
GV nhận xét, cả lớp chữa bài( nếu sai)
3- Củng cố, dặn dò:
GV tuyên dương HS viết đúng, đẹp
Về nhà chép lại bài vào vở ở nhà.
_______________________________
KỂ CHUYỆN:	 NIỀM VUI BẤT NGỜ
A. YÊU CẦU:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh
- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ truyện kể trong sách giáo khoa.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên kể lại câu chuyện" Bông hoa cúc trắng", mỗi em kể theo 2 tranh nối tiếp nhau.
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét và ghi điểm
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Giáo viên kể chuyện
- Lần 1: GV kể để học sinh biết câu chuyện.
- Lần 2, 3: GV kể kết hợp với từng tranh minh hoạ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh 1 và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch?
- HS hoạt động nhóm 2 kể lại đoạn 1.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét .
- GV nhận xét và tuyên dương.
 Tương tự như vậy với các tranh còn lại.
* Hoạt động 4:Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện
- GV gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS kể chuyện theo vai: người dẫn chuyện, Sói, Sóc.
- GV nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 5: Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Qua câu chuyện giúp các em hiểu điều gì?
4. Củng cố, dặn dò;
- GVnhận xét và tổng kết tiết học
- Về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần. 
- Nhận xét giờ học.
_______________________________
TOÁN:	LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100; biết tính nhẩm vận dụng để cộng các số đo độ dài
- Làm các bài tập 1,2,4 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng học toán lớp 1
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HS làm lần lượt các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
12 + 23 	 13 + 55	78 - 73 	 65 - 13
15 + 43 	 16 + 22 99 - 59 	 86 - 56
Bài 2: Tính nhẩm
53 + 33 = 	 65 + 12 = 	72 + 23 =
43 + 21 = 	 75 - 43 = 	84 - 62 =
99 - 59 =	 88 - 56 = 	15 + 52 =
Bài 3: , =
14 + 41 . . . 23 + 54 	87 - 34 . . . 23 + 10
66 - 36 . . . 24 + 13 	58 - 13 . . . 45 + 12
61 + 24 . . . 85 - 32 	42 + 32 . . . 64 - 32
Bài 4: Hà có 36 hòn bi, Hải cho thêm 13 hòn bi nữa. Hỏi Hà có tất cả bao nhiêu hòn bi?
- HS tự nêu yêu cầu của từng bài rồi làm vào vở
- GV quan sát giúp, giúp đỡ HS yếu
- Gọi HS lên bảng chữa bài, HS nhận xét, bổ sung.
- GV chấm bài và nhận xét.
__________________________________________________________
 Ngày soạn: 6/ 4/ 2010
 Ngày giảng:Thứ sáu: 9/ 4/ 2010
TOÁN: 	PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
(Trừ không nhớ )
A. YÊU CẦU:
Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số, biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số
- Làm các bài tập 1,2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng cài, que tính, thanh thẻ, bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập: Tính
a/	27 + 11	b/	 64 + 5
33cm + 14cm	 9cm + 30cm
- Cả lớp và GV nhận xét - ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ có dạng 57 - 23 (trừ không nhớ)
Bước 1: Thao tác trên que tính
- HS lấy 57 que tính ( 5 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 7 que tính rời )
 Hỏi: + 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 GV viết bảng: 57
 - HS tách ra 2 bó que tính và 3 que tính rời, xếp ở dưới 57 que tính
 Hỏi : + Chúng ta vừa tách ra bao nhiêu que tính?
 GV viết bảng: 23
 -+ Sau khi tách 23 que tính ra thì còn lại bao nhiêu que tính?
Chục
đơn vị
5
-
2
7
3
3
4
Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính
 Hướng dẫn HS thực hiện theo 2 bước:
* Đặt tính:
 - Viết 57 rồi viết 23 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị. 
 57
 -
 23
 - Viết dấu - giữa 2 số.
 - Kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng.
* Tính (từ phải sang trái )
 57 * 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
 - * 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 23
 34	Vậy : 57 - 23 = 34
 - Gọi HS nhắc lại cách tính.
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1 : ( Hoạt động cá nhân)
 - HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài
 - GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
 - Gọi HS đọc kết quả của từng phép tính và nêu cách tính của 1 phép tính bất kỳ nào đó. GV nhận xét sửa sai cho HS
Bài 2: Trò chơi " Tiếp sức "
 - HS nêu yêu cầu của trò chơi và thảo luận cử đại diện lên chơi.
 	 - Các nhóm thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn.
 - Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
 - GV nhận xét và tuyên dương tổ thắng cuộc.
Bài 3: ( Hoạt đông nhóm đôi )
 - HS đọc bài toán
 - HS đọc thầm lại bài toán và phân tích bài toán theo nhóm 2.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
 - 1HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
Giải
Số trang Lan còn phải đọc là:
64 – 24 = 40 (trang)
	Đáp số: 40 trang
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
 - HS khác nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà ôn lại bài, làm bài trong VBT toán.
 - Nhận xét giờ học
_____________________________
TÂP ĐỌC: 	CHÚ CÔNG
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
- Hiểu nộ dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 HS đọc thuộc lòng bài " Mời vào " và trả lời câu hỏi:
+ Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
+ Gió được mời vào trong nhà bằng cách nào?
+ Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì?
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV đưa tranh, HS quan sát rồi giới thiệu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a/ GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi.
b/ HS luyện đọc.
Luyện đọc tiếng, từ:
- GV hướng dẫn HS đọc: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.
- GV giải thích các từ: rẻ quạt, lóng lánh.
Luyện đọc câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài theo tổ, nhóm, dãy bàn.
Luyện đọc đoạn, bài:
- HS đọc bài theo nhóm 2, mỗi em đọc 1 đoạn.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Thi đọc cả bài theo tổ, bàn, cá nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần.
* Hoạt động 3: Ôn các vần oc, ooc
a- Tìm tiếng trong bài có vần oc
- 1 HS yêu cầu 1 trong SGK
- HS thi nói nhanh tiếng trong bài có vần oc.
- GV nhận xét tuyên dương.
b- Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc
- 1 HS đọc yêu cầu 2 trong SGK.
- HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc.
- GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
c- Nói câu chứa tiếng có vần oc hoặc ooc
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- HS thi nói nhanh câu chứa tiếng có vần oc, ooc.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
- GV và HS tuyên dương những HS nói được nhiều câu hay.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài " Mời vào " và trả lời câu hỏi:
+ Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
+ Gió được mời vào trong nhà bằng cách nào?
+ Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì?
TIẾT 2
* Hoạt động 1:Tìm hiểu bài đọc
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì?
+ Chú đã biết làm những động tác gì?
+ Khi lớn bộ lông của chú thế nào?
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Sau hai, ba năm đuôi công trông đẹp như thế nào?
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
- Gọi 2-3 HS đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Luyện nói
- HS đọc yêu cầu của bài luyện nói.
- GV yêu cầu HS hát bài hát về con công.
- HS thi hát theo bàn, tổ, cá nhân.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV gọi 2 - 3 HS đọc diễn cảm toàn bài
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau " Chuyện ở lớp ".
_____________________________
 SINH HOẠT: SINH HOẠT SAO
A. YÊU CẦU:
- Nhận xét đánh giá tình hình hoạt động tuần qua
- Kế hoạch tuần tới.
- Sinh hoạt tập thể.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Nhận xét, đánh giá.
- Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Nề nếp duy trì tốt. 
- Không có trường hợp nói tục.
- Trang phục một số em còn luộm thuộm,vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ như: 
- Trong giờ học một số em sôi nổi tham gia xây dựng bài như: 
- Tham gia sinh hoạt sao đều
2. Kế hoạch tuần tới.
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt sao.
- Tham gia đầy dủ các buổi sinh hoạt khác.
- Duy trì nề nếp và sĩ số lớp học.
3. Sinh hoạt sao.
- Lớp ra sân sinh hoạt múa hát do các anh chị phụ trách.
- Gv nhận xét giờ học .
- Dặn dò về nhà.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 29.doc