Giáo án Lớp 1 Tuần 3, 4 chuẩn KTKN

Giáo án Lớp 1 Tuần 3, 4 chuẩn KTKN

Tiếng việt

Bài 8: l, h

I- Mục tiêu:

- Đọc được: l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: l, h, lê, hè ( viết được các số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1)

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le.

II- Đồ dùng dạy học:

GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : lê, hè; câu ứng dụng : ve ve ve , hè về.

 -Tranh minh hoạ phần luyện nói : le le

HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt

 

doc 35 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 3, 4 chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
CHÀO CỜ
Nhận xét tuần 2
I- Mục tiêu:
	- Học sinh quen với nề nếp chào cờ.
	- Học sinh nắm được ưu, khuyết điểm của lớp,của mìnhtrong tuần qua.
	- Nắm được phương hướng tuần 3.
II- Các hoạt động chủ yếu:
1. ổn định lớp
2. Tiến hành
GV nêu nhận xét các nề nếp thực hiện trong tuần 3.
 + Tuyên dương những HS thực hiện tốt.
 + Nhắc nhở nhữnh HS thực hiện chưa tốt.
- GV nêu phương hướng tuần 3
3. Tổng kết.
- GV tổng kết, nhận xét giờ.
- HS ổn định lớp.
- HS nghe nhận xét.
- HS nghe nhiệm vụ.
- HS vui văn nghệ.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiếng việt
Bài 8: l, h
I- Mục tiêu:
- Đọc được: l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: l, h, lê, hè ( viết được các số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1)
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : lê, hè; câu ứng dụng : ve ve ve , hè về.
 -Tranh minh hoạ phần luyện nói : le le
HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III- Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và viết : ê, v , bê, ve.
 - Đọc câu ứng dụng : bé vẽ bê.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm l - h.
a. Dạy chữ ghi âm l :
- Nhận diện chữ: Chữ l gồm 2 nét : nét 
khuyết trên và nét móc ngược.
Hỏi: Chữ l giống chữ nào nhất ?
- Phát âm và đánh vần : l , lê
b. Dạy chữ ghi âm h :
- Nhận diện chữ: Chữ h gồm một nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
Hỏi: Chữ h giống chữ l ?
 - Phát âm và đánh vần tiếng : h, hè
 - Đọc lại sơ đồ ¯­
 - Đọc lại 2 sơ đồ trên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tiếng từ ứng dụng
HS đọc GV kết hợp giảng từ.
- Đọc lại toàn bài trên bảng.
Hoạt động 3: Luyện viết.
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt ‘viết)
4. Củng cố, dặn dò.
Thảo luận và trả lời: giống chữ b .
Giống : đều có nét khuyết trên
Khác : chữ b có thêm nét thắt.
(Cá nhân- đồng thanh)
Giống : nét khuyết trên
Khác : h có nét móc hai đầu, l có nét móc ngược.
(C nhân- đồng thanh)
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
Viết bảng con : l , h, lê, hè.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyên đọc : 
a. Luyên đọc bài ở tiết 1:
GV chỉnh sữa lỗi phát âm cho HS
b. Đọc câu ứng dụng: 
- Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
- Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : hè) 
- Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : ve ve ve, hè về
c. Đọc sách giáo khoa.
Hoạt động 3: Luyện nói:
Hỏi: 
- Trong tranh em thấy gì ?
- Hai con vật đang bơi trông giống con gì ?
 - Vịt, ngan được con người nuôi ở ao, hồ. Nhưng có loài vịt sống tự do không có nguời chăn, gọi là vịt gì ?
Kết luận : Trong tranh là con le le. Con le le hình dáng giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có vài nơi ở nước ta.
- Giáo dục : Cần bảo vệ những con vật quí hiếm.
Hoạt động 2: Luyện viết
- HS viết vào vở theo từng dòng. 
Củng cố, dặn dò
Đọc bài trong sách.
Dặn: xem trước bài mới: o-c
Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
Đọc thầm và phân tích tiếng hè
Đọc câu ứng dụng (C nhân- đ thanh) :
Đọc SGK(Cá nhân- đồng thanh)
Quan sát và trả lời
( con vịt, con ngang, con vịt xiêm )
( vịt trời )
Tô vở tập viết : l, h, lê, hè.
TOÁN (tiết 9)
Bài 9: Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Nhận biết số lượng và các số trong phạm vi 5. 
- Đọc,viết,đếm các số trong phạm vi 5.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Vẽ sơ đồ ven trên bảng lớp ( bài tập số 2 vở bài tập toán ).
 - Bộ thực hành toán giáo viên và học sinh. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị Sách Giáo khoa.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Em hãy đếm xuôi từ 1 – 5 , đếm ngược từ 5- 1 
- Số 5 đứng liền sau số nào ? Số 3 liền trước số nào? 3 gồm mấy và mấy? 2 gồm mấy và mấy?
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài luyện tập các sốù từ 1®5.
- Giáo viên cho học sinh viết lại trên bảng con dãy số 1,2,3,4,5.
- Treo một số tranh đồ vật yêu cầu học sinh học sinh lên gắn số phù hợp vào mỗi tranh.
- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài. 
Hoạt động 2 : Thực hành trên SGK.
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK,quan sát và nêu yêu cầu của bài tập 1. 
- Giáo viên nhận xét .
- Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.Gv quan sát và cho sửa bài chung.
Bài 2: Ghi số phù hợp với số que diêm.
Bài 3: Điền các số còn thiếu vào chỗ trống.
- Cho học sinh làm bài 3 vào vở bài tập.
- Giáo viên xem xét nhắc nhở những em còm chậm.
Bài 4: Viết số 
- Cho học sinh viết lại dãy số 1,2,3,4,5 và 5,4,3,2,1.
-Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu. 
Hoạt động 3: Trò chơi 
- Giáo viên vẽ các chấm tròn vào biểu đồ ven.
- Yêu cầu 4 tổ cử 4 đại diện lên ghi số phù hợp vào các ô trống. Tổ nào ghi nhanh, đúng, đẹp là tổ đó thắng.
- Giáo viên quan sát nhận xét tuyên dương học sinh làm tốt.
- Học sinh để bảng con trước mặt. Viết theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh lần lượt thực hiện.
- Học sinh nêu yêu cầu : Viết số phù hợp với số lượng đồ vật trong tranh.
- 1 học sinh làm mẫu 1 bài trong SGK.
- Học sinh tự làm bài và chữa bài .
- Học sinh nêu được yêu cầu của bài và tự làm bài , chữa bài .
- Học sinh nêu yêu cầu của bài .
- 1 em làm miệng dãy số thứ nhất 
- Học sinh làm bài 3/ VBT.
- 1 em sửa bài chung
- Học sinh viết vào vở BT
- Tổ cử 1 đại diện lên tham gia trò chơi.
- Học sinh dưới lớp cổ vũ cho bạn.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? Đếm xuôi và đếm ngược trong phạm vi 5. 
- Số nào ở giữa số 3 và 5 ? số nào liền trước số 2 ?
- 5 gồm 4 và mấy? 5 gồm 3 và mấy ?
- Nhận xét tiết dạy- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài Bé hơn-Dấu <
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
Tiếng việt
Bài 9: o, c
I- Mục tiêu:
- Đọc được: o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: o, c, bò, cỏ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: vó bè.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ có tiếng : bò, cỏ; câu ứng dụng : bò bê có bó cỏ.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói : vó bè
HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III- Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và viết : l, h, lê, hè
 - Đọc câu ứng dụng : ve ve ve, hè về.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm o-c
a. Dạy chữ ghi âm o
- Nhận diện chữ: Chữ o gồm 1 nét cong kín.
Hỏi: Chữ o giống vật gì ?
- Phát âm và đánh vần : o, bò
- Đọc lại sơ đồ ¯­
b. Dạy chữ ghi âm c:
- Nhận diện chữ: Chữ c gồm một nét cong hở phải.
Hỏi : So sánh c và o ?
- Phát âm và đánh vần tiếng : o, cỏ
- Đọc lại sơ đồ ¯­
- Đọc lại cả 2 sơ đồ trên
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tiếng từ ứng dụng.
HS đọc GV kết hợp giảng từ.
- Đọc cả 2 sơ đồ.
- Đọc lại toàn bài trên bảng.
Hoạt động 3: Luyện viết
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt viết).
4. Củng cố, dặn dò
Thảo luận và trả lời: giống quả bóng bàn, quả trứng , 
(Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn :bò
Giống : nét cong
Khác : c có nét cong hở phải, o có nét cong kín.
 (Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn :cỏ
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Viết bảng con : o, c, bò, cỏ
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Đọc bài tiết 1
GV chỉnh sữa lỗi phát âm
- Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
- Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : bò, bó, cỏ) 
- Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : bò bê có bó cỏ.
- Đọc SGK.
Hoạt động 3: Luyện nói
Hỏi: 
- Trong tranh em thấy gì ?
- Vó bè dùng làm gì ?
- Vó bè thường đặt ở đâu ? Quê hương em có vó bè không?
- Em còn biết những loại vó bè nào khác?
Hoạt động 2: Luyện viết:
- GV hướng dẩn HS viết theo dòng.
Củng cố, dặn dò
Đọc lại bài tiết 1 (Cá nhân- đồng thanh)
Thảo luận và trả lời : bò bê có bó cỏ
Đọc thầm và phân tích tiếng bò, bó, cỏ 
Đọc câu ứng dụng(Cá nhân-đồngthanh) 
Đọc SGK(Cá nhân- đồng thanh)
Quan sát và trả lời
Tô vở tập viết : o, c, bó, cỏ
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
MĨ THUẬT (tiết 3)
 Bài 3: 	 MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Nhận biết được 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam
Biết chọn màu, vẽ màu vào hình đơn giản. Tô được màu kín hình.
Thích vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Một số tranh ảnh có màu đỏ, vàng, xanh lam. Một số bài của HS lớp trước
HS: vở vẽ, bút chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*/Bài mới: Giới thiệu bài 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra
GV kiểm tra vở mĩ thuật và màu của HS
Tuyên dương các em có bài vẽ đẹp, tô màu hài hoà
Nhắc nhở một số khuyết điểm còn tồn tại
HS mở dụng cụ ra để kiểm tra
Hoạt động 1
Giới thiệu màu sắc
GV giới thiệu 3 màu đỏ, vàng, lam
Cho HS xem tranh và hỏi:
Kể tên các màu có ở hình 1?
Kể tên các đồ vật, (các quả) có màu đỏ, màu vàng, màu lam?
Kết luận: mọi vật xung quanh ta đếu có màu sắc. Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn. Màu đỏ, màu vàng, màu lam là ba màu chính
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2
Thực hành
GV yêu cầu HS mở vở ra và quan sát
Ơû hình 2 vẽ gì?
Lá cờ màu gì?
Giữa lá cờ có gì?
Ngôi sao màu gì?
Ơû hình 3 vẽ gì?
Xoài chưa chín màu gì?
Quả xoài chín màu gì?
Hình 4 vẽ gì?
GV hướng dẫn các em tô màu vào hình vẽ 
Dãy núi có thể vẽ màu tím, màu xanh lá cây hoặc màu lam, các em có thể vẽ màu tuỳ thích
Chú ý: không vẽ màu ra ngoài hình, nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau
HS thực hành vẽ màu vào vở
GV uốn nắn một số em yếu
HS quan sát, nhận xét, thảo luận với nhau
HS lắng nghe
HS thực hành vẽ màu vào hình
Hoạt động 3
Nhận xét đánh giá
Dặn dò
GV cho HS trình bày sản phẩm của mình theo nhóm
Trình bày sản phẩm trước lớp. Lớp nhận xét đánh giá bài của các bạn
Cho HS tìm bài mà mình thích 
Hôm nay học bài gì?
Tuyên dương một số bài vẽ đẹp
Nhắc nhở một số bài còn bị vẽ ra ngoài hình
Dặn các em về nhà quan sát mọi vật và gọi tên màu của chúng
Chuẩn bị cho bài vẽ sau.
Nhận xét tiết học 
HS trình bày sản phẩm theo nhóm sau đó nhóm chọn và trình bày trước lớp
HS lắng nghe
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN (tiết 10) 
Bài 11: Bé hơn. Dấu < .
I- Mục tiêu:
	Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn và dấu < để so sánh các số.
II- Đồ dùng dạy học:
 + Các nhóm đồ vật, tranh như sách giáo khoa 
 + Các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 dấu  ... Viết được: i, a, n, m, d, đ, t, th;các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.
 - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: cò đi lò dò.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: - Bảng ôn 
 - Tranh minh câu ứng dụng : bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
 - Tranh minh hoạ cho truyện kể: Cò đi lò dò.
- HS: - SGK, vở tập viết.
III- Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và viết : t, th, tổ, tho, ti vi, thợ mỏ.
 - Đọc câu ứng dụng : bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Ôn tập
a. Ôn các chữ và âm đã học :
 Treo bảng ôn:
- Ôn ghép chữ và âm thành tiếng.
- Ôn ghép tiếng và dấu thanh.
b. Ghép chữ thành tiếng:
c. Đọc từ ứng dụng:
- Chỉnh sửa phát âm.
- Giải thích nghĩa từ.
Hoạt động 2: Luyện viết
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút).
4. Củng cố, dặn dò:
Đưa ra những âm và từ mới học
Lên bảng chỉ và đọc
Đọc các tiếng ghép ở B1, B2
(Cá nhân- đồng thanh)
Viết bảng con : tổ cò
Tiết 2:
Hoạt động 1:Luyện đọc
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng :
+ Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.
- Đọc SGK:
Hoạt động 2: Luyện viết:
- GV đọc HS viết theo từng dòng.
Hoạt động 3: Kể chuyện:
- Kể lại diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ
Tranh1: Anh nông dân liền đem cò về nhà chạy chữa nuôi nấng.
Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó đi lò dò khắp nhà bắt ruồi, quét dọn nhà cửa.
Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò đang bay liệng vui vẻ. Nó nhớ lại những ngày tháng còn đang vui sống cùng bố mẹ và anh chị em.
Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò lại cùng anh cả đàn kéo về thăm anh nông dân và cánh đồng của anh.
- Ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân.
Củng cố , dặn dò:
Đọc sgk, tìm tiếng mới
Dặn hs về học lại bài, viết bảng con.
Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh).
Thảo luận và trả lời: cảnh cò bố, cò 
mẹ đang lao động mệt mài có trong
tranh.
Đọc trơn (C nhân- đ thanh). 
Đọc SGK(C nhân- đ thanh).
Viết từ trong vở tập viết.
Đọc lại tên câu chuyện
Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài
Một hoc sinh kể lại toàn chuyện
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN (tiết 16)
Bài 16: Số 6
I- Mục tiêu:
Biết 5 thêm 1 được 6, viết dược số 6. Đếm được từ 1 đến 6. So sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại.
- Các chữ số rời 1,2,3,4,5,6. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Ổn Định : Hát - chuẩn bị đồ dùng học tập. 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đếm xuôi và đếm ngược từ 1 đến 5 và 5 đến 1 
- Số nào bé hơn số 5 ? Số nào lớn hơn số 1 ? 
- Số nào bằng số 3 ? bằng số 2 ?
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 6
- GV hướng dẫn học sinh xem tranh hỏi :
+ Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới . Vậy tất cả có mấy em ?
+ 5 thêm 1 là mấy ?
- Yêu cầu HS lấy 5 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn. 
- Cho HS nhìn tranh trong sách giáo khoa lặp lại.
- Các nhóm đều có số lượng là mấy ?
- GV giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết . GV viết lên bảng. 
- Số 6 đứng liền sau số mấy ? 
- Cho HS đếm xuôi, ngược phạm vi 6 
Hoạt động 2 : Viết số 
- GV hướng dẫn viết trên bảng lớp.
- Cho HS viết vào bảng con.
- GV uốn nắn sửa sai cho HS yếu. 
Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1 : Viết số 6 
Bài 2 : Cấu tạo số 6 
- GV hướng dẫn mẫu trong SGK.
- GV cho HS đọc lại cấu tạo số 6 
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho HS quan sát tranh , hướng dẫn mẫu 1 bài 
- Cho HS làm bài 
Bài 4 : Điền dấu : , = vào ô trống 
- GV hướng dẫn mẫu ,cho học sinh làm bài 
- GV nhận xét bài làm của HS.
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- 5 em đang chơi thêm 1 em nữa là 6 em 
- 5 thêm 1 là 6 . HS lặp lại lần lượt 
- Học sinh nói : 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn. 
- HS lần lượt nhắc lại 
- HS nêu : 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn. 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính. 
-  có số lượng là 6 
- HS nhận xét so sánh 2 chữ số 6 
- Đọc số 
-  6 liền sau số 5 
- HS đếm 1, 2, 3 ,4, ,5 ,6 .
 6, 5, 4, 3 ,2, 1 .
- HS quan sát theo dõi 
- HS viết vào bảng con 
- HS viết số 6 vào vở Bài tập toán . 
- HS nêu yêu cầu của bài tập .
- HS tự làm bài. 
- 1 em sửa bài chung cho cả lớp .
- HS lắng nghe nắm yêu cầu bài. 
- Tự làm bài và chữa bài. 
- HS tự nêu yêu cầu bài tập. 
- HS tự làm bài vở Bài tập .
- 2 em chữa bài .
4. Củng cố, dặn dò : 
- Hôm nay em học số mấy ? Số 6 đứng liền sau số nào ? 
- Đếm xuôi từ 1 đến 6 . Đếm ngược từ 6 đến 1 ?
- Nêu lại cấu tạo số 6 
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài hôm sau : số 7 
Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
ÂM NHẠC (TIẾT 4)
Ôn Tập Bài Hát: MỜI BẠN VUI MÚA CA
Trò Chơi: Theo Bài Đồng Dao Ngựa Ông Đã Về
Mục tiêu : 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
- Tham gia trò chơi
II. Đồ dùng dạy học:
	- Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách)
	- Nắm vững trò chơi, chuẩn bị một vài thanh tre hoặc que dài 0,5m giả làm roi ngựa.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
	1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
	2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Mời bạn vui múa ca.
- Hỏi học sinh tên bài hát vừa được nghe giai điệu, sáng tác của nhạc sĩ nào.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức.
+ Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay)
+ Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa (vỗ tay, chân nhún nhịp nhàng sang trái, sang phải theo nhịp bài ca).
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét
* Hoạt động 2:Trò chơi theo đồng dao:Ngựa ông đã về.
- Hướng dẫn HS đọc câu đồng dao theo âm hình tiết tấu.
Nhong nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
- Sau khi đã đọc thuộc bài đồng dao đúng tiết tất, GV hướng dẫn HS trò chơi “ cưỡi ngựa” như sau:
- HS Nam: Miệng đọc câu đồng dao, hai chân kẹp que giả làm ngựa vào đầu gối và nhảy theo phách, ai để rơi que là thua cuộc.
+ HS nữ: Một tay cầm roi ngựa, một tay giải như đang nắm cương ngựa, chân nhảy theo phách, ai nhảy không đúng là thua.
* Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
- Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát Mời bạn cùng múa ca ( hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc.
- Nhận xét ( khen cá nhân và những nhóm biễu biễn chưa đạt cần cố gắng hơn).
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát.
- Đoán tên bài hát và tác giả
+ Tên bài: Mời bạn vui múa ca.
+ Tác giả: Phạm Tuyên
- Hát theo hướng dẫn của GV
+ Hát không có nhạc
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với vận dộng phụ họa theo hướng dẫn.
HS biễu diễn trước lớp.
+ Từng nhóm
+ Cá nhân.
- Chú ý nghe GV đọc mẫu.
- HS thực hiện đọc câu đồng dao và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu. Sử dụng thanh phách để gõ đệm.
+ Cả lớp.
+ Từng dãy.
+ Cá nhân
- HS nghe hướng dẫn
- HS tham gia trò chơi, mỗi đội chia thành hai nhóm ( nam, nữ). Nhóm nam thi trước. Các bạn còn lại ở dưới lớp vừa đọc đồng thanh bài đồng dao vừa vỗ tay theo phách.
- HS ôn hát theo hướng dẫn
- HS lắng nghe và ghi nhớ
TẬP VIẾT
Tập Viết tuần 3: lễ, cọ, bờ, hổ
I- Mục tiêu:
 Viết đúng các chữ : lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Chữ mẫu: lễ ,cọ, bờ, hổ . 
HS: Vở tập viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.
III- Hoạt động dạy học: 
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết bảng con: bé ( 2 HS lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con)
- Nhận xét , ghi điểm
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu chữ lễ, cọ, bờ, ho.å
 - Ghi đề bài : Bài 3: lễ, cọ, bờ, hổ
Hoạt động 2 : Quan sát chữ mẫu và viết bảng con.
- GV đưa chữ mẫu 
- Đọc và phân tích cấu tạo từng tiếng:“ lễ ,cọ, bờ, 
hổ ù”? 
- Sử dụng que chỉ tô chữ mẫu.
- GV viết mẫu. 
- Hướng dẫn viết bảng con:
GV uốn nắn sửa sai cho HS.
Hoạt động 3: Thực hành 
- HS nêu yêu cầu bài viết?
- Cho xem vở mẫu.
- Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- Hướng dẫn HS viết vở:
- GV theo dõi , uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu, kém.
- Chấm bài HS đã viết xong ( Số vở còn lại thu về nhà chấm).
- Nhận xét kết quả bài chấm.
4. Củng cố , dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Về luyện viết ở nhà.
- Chuẩn bị : Bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau.
HS quan sát
4 HS đọc và phân tích
HS quan sát
HS viết bảng con
lễ , cọ, bờ, hổ 
2 HS nêu
HS quan sát
HS làm theo
HS viết vở
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP VIẾT
Tập Viết tuần 4: mơ, do, ta, thơ
I- Mục tiêu:
 Viết đúng các chữ : mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Chữ mẫu: mơ, do, ta, thơ. 
 HS: Vở tập viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.
III- Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Viết bảng con: lễ, cọ, bờ , hổ ( 2 HS lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con).
- Nhận xét , ghi điểm.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu chữ: mơ, do, ta, thơ.
- Ghi đề bài : Bài 4: mơ, do, ta, thơ.
Hoạt động 2 : Quan sát chữ mẫu và viết bảng con.
- GV đưa chữ mẫu 
- Đọc và phân tích cấu tạo từng tiếng : 
“ mơ, do, ta, thơ” 
- GV viết mẫu. 
- Hướng dẫn viết bảng con:
- GV uốn nắn sửa sai cho HS.
Hoạt động 3: Thực hành 
- HS nêu yêu cầu bài viết?
- Cho xem vở mẫu
- Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở
- Hướng dẫn HS viết vở:
- Chú ý HS: Bài viết có 4 dòng, khi viết cần nối nét với nhau ở các con chữ.
- GV theo dõi , uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu kém.
- Chấm bài HS đã viết xong ( Số vở còn lại thu về nhà chấm).
- Nhận xét kết quả bài chấm.
4. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về luyện viết ở nhà 
- Chuẩn bị : Bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau.
HS quan sát
4 HS đọc và phân tích
HS quan sát
HS viết bảng con
mơ, do, ta, thơ
2 HS nêu
HS quan sát
HS làm theo
HS viết vở

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an khoi 1 tuan 34 theo chuan KTKN.doc