Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Gv Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Thạch Hòa

Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Gv Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Thạch Hòa

Tiết 2

 Tập đọc

Chuyện ở lớp

I- Mục tiêu:

1. HS đọc trơn cả bài, luyện đọc từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần uôt, uôc, tìm tiếng có vần uôc.

3. Hiểu ND bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan nh thế nào.

- Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh nh sgk.

III- Các hoạt động dạy học:

A - Kiểm tra bài cũ :

- Giờ trớc chúng ta học bài gì ?

- 2 hs đọc bài: Chú công + Trả lời câu hỏi.

B - Bài mới:

1 - Giới thiệu bài:

- Bức tranh vẽ cảnh gì ?

+ Hằng ngày đi học về , các em có kể chuyện ở lớp cho bố mẹ nghe không ?

Theo các em bố mẹ muốn nghe chuyện gì nhất ? Bài tập đọc hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều ấy .

2 - Hớng dẫn đọc:

- Đọc mẫu.

+ giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé kể cho mẹ nghe .

+ Giọng dịu dàng , trìu mến ở các câu thơ ghi lời của mẹ .

 

doc 25 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Gv Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Thạch Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 30
 Ngày soạn: 4 - 4 - 2010
 Ngày dạy: 5 - 4 - 2010
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tiết 1
Chào cờ
( Tập trung đầu tuần ) 
------------------------------------------------------
Tiết 2 
 Tập đọc
Chuyện ở lớp
I- Mục tiêu:
1. HS đọc trơn cả bài, luyện đọc từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần uôt, uôc, tìm tiếng có vần uôc.
3. Hiểu ND bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào.
- Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào. 
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh như sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra bài cũ :
- Giờ trước chúng ta học bài gì ? 
- 2 hs đọc bài: Chú công + Trả lời câu hỏi.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
+ Hằng ngày đi học về , các em có kể chuyện ở lớp cho bố mẹ nghe không ? 
Theo các em bố mẹ muốn nghe chuyện gì nhất ? Bài tập đọc hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều ấy .
2 - Hướng dẫn đọc:
- Đọc mẫu.
+ giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé kể cho mẹ nghe .
+ Giọng dịu dàng , trìu mến ở các câu thơ ghi lời của mẹ .
- Luyện đọc từ ngữ khó: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc 
- Luyện đọc dòng thơ.
- Luyện đọc khổ thơ.
- Cho hs chia khổ thơ ?
- Luyện đọc bài thơ.
3 - Ôn vần uôt, uôc:
- Tìm tiếng từ trong bài có vần uôt?
 ( vuốt ) 
- Tìm tiếng từ ngoài bài có vần uôc?
- Cho hs quan sát tranh và đọc câu mẫu ...
+ Cuốc đất , bắt buộc , lọ ruốc , cái cuốc ...
+ Tuốt lúa , nuốt cơm , khó nuốt , suốt ngày ... 
- GV nhận xét và khen ... 
 Tiết 3
4 - Tìm hiểu bài và luyện nói.
* Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc:
- GV đọc lần 2 : ...
- Cho hs đọc khổ thơ 1 + 2 : 
 + Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
- Cho hs đọc đoạn 3 : 
 + Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Vì sao mẹ muốn bé kể chuyện ngoan ngoãn ? 
* Nội dung bài: . Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào. 
* Luyện nói: Đề tài hãy kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?
- Gv gợi ý về bức tranh trong sgk.
- Đóng vai: 
Gợi ý: Mẹ: - Con kể xem ở lớp con ngoan như thế nào?
 Con: - Mẹ ơi, hôm nay con làm trực nhật, lau bảng sạch, cô giáo khen con làm trực nhật giỏi.
 Mẹ: - Con mẹ ngoan thế nhỉ. 
- Nhận xét.
C - Củng cố - tổng kết:
- 2, 3 hs đọc bài sgk, nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- ... Chú công .
- HS thực hiện đọc theo đoạn + Trả lời câu hỏi.
- ...Hai mẹ con đang nói chuyện .
- Lớp đọc thầm cả bài.
- Hs tìm những từ ngữ khó luyện đọc.
+ Hs đọc nối tiếp từng dòng thơ ...
- ...3 khổ thơ .
+ Đọc cả bài: cá nhân, nhóm , lớp.
- ...Hs đọc yêu cầu ...
- ...Tìm và phân tích tiếng ...
- Hs quan sát tranh sgk đọc từ mẫu trong bài.Thi tìm tiếng từ.
- Hs đọc khổ thơ ( 3, 4 em), lớp đọc thầm.
+ Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực...
+ HS đọc khổ thơ 3 ( 3, 4 em)
( Mẹ không nhớ chuyện bạn nhỏ kể. Mẹ muốn nghe bạn kể chuyện của bạn đã ngoan n t n khi ở lớp ).
- Hs đọc lại bài( vài hs)
- ...Mẹ mong ai cũng ngoan ngoãn . 
- Hs đọc y/c của bài.
- Hs hoạt động nhóm đôi trao đổi về nội dung tranh. Đại diện nhóm trình bày.
- Hs thực hiện.
------------------------------------------------
Tiết 3 
 Âm nhạc 
 ( giáo viên bộ môn ) 
 ---------------------------------------------------
 Tiết 4
 Mĩ thuật 
( giáo viên bộ môn ) 
 ______________________________________________________________ 
 Ngày soạn: 5 / 4 / 2010
 Ngày dạy: 6 / 4 / 2010 
 Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 
 Tập đọc
 Mèo con đi học
I- Mục tiêu:
1. HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các tiếng, từ: buồn bực, kiếm cớ, be toáng, cái đuôi, cừu. Biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2. Ôn vần ưu, ươu. Tìm được tiếng, nói được câu có vần ưu, ươu.
3. Hiểu từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, be toáng và hiểu nội dung bài:
- Bài thơ kể chuyện mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi khiến Mèo sợ phải đi học.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh như sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra bài cũ :
- Giờ trước chúng ta học bài gì ? 
 - Cho hs đọc bài và trả lời câu hỏi . 
- NX đánh giá
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
- Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
- Các em vừa học bài thơ chuyện ở lớp . Bây giờ lớp mình học bài thơ khác cũng nói về chuyện đi học , nhưng là chuyện của 1 chú Mèo . Chúng ta tìm hiểu xem chú Mèo đi học ra sao nhé ! 
2 - Hướng dẫn đọc:
- Đọc mẫu đọc mẫu : 
Chú ý : giọng diễn cảm , hồn nhiên , nghịch ngợm .
Giọng Mèo : Chậm chạp , vờ mệt mỏi , kiếm cớ đuôi ốm để chốn học .
Giọng Cừu : to , nhanh nhẹn , láu táu .
Giong Mèo hốt hoảng sợ bị cắt đuôi .
- Luyện đọc từ ngữ khó: 
 Giảng nghĩa:
Buồn bực: buồn và khó chịu.
Kiếm cớ: tìm lí do
Be toáng: kêu ầm ĩ.
- Luyện đọc dòng thơ:
- Cho hs luyện đọc từng dòng thơ nối tiếp
- Luyện đọc đoạn, bài:
3 - Ôn vần ưu, ươu:
- Tìm tiếng trong bài có vần ưu,?
 ( Cừu )
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu?
+ Ưu: về hưu , mưu trí , cửu chương , cửu vạn ...
+ Cái bướu , con hươu , bươu đầu , ...
- Nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu.
- Nhận xét. 
VD:
+ Em bé bị ngã bươu đầu .
+ Chú bưu tá mới chuyển cho mẹ bức thư.
 ......
 Tiết 2 
4 - Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc.( 20")
* Tìm hiểu bài:
- GV đọc mẫu lần 2 : 
- Cho hs đọc 4 dòng thơ đầu : 
 + Mèo kiếm cớ gì để chốn học?
- Cho hs đọc 6 dòng thơ cuối :
 + Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?
- Cho vài hs đọc : 
- Cho vài hs đóng vai Mèo , Cừu kể lại nội dung . 
Mèo : lấy cớ đuôi ốm để nghỉ học .
Cừu : liền be toáng lên " cắt đuôi đi sẽ khỏi bệnh "
 Mèo ta sợ quá vội xin đi học ngay . 
- Đọc học thuộc lòng bài thơ : 
- Cho hs đọc lần lượt gv xoá bảng dần ...
- Cho hs đọc thuộc lòng tại lớp ...
* Luyện nói theo nội dung bài: 
- Chia nhóm đôi, luyện nói theo chủ đề trong sgk. 
C - Củng cố - tổng kết:
- 2, 3 hs đọc thuộc lòng bài thơ, nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Chuyện ở lớp .
- Hs đọc ...
- ...Mèo con đi học và con cừu cầm kéo .
- HS hình dung 
- Lớp đọc thầm cả bài.
- Hs tìm những từ ngữ khó luyện đọc: buồn bực, kiếm cớ, be toáng, cái đuôi, cừu. 
- Hs đọc dòng thơ nối tiếp.
+ Đọc cả bài: cá nhân, nhóm , lớp.
( Đọc theo vai: 
 1 em đọc lời dẫn
 1 em đọc lời cừu 
 1 em đọc lời Mèo.)
- Đọc yêu cầu ...
- Hs tìm: ...( phân tích)
- Đọc yêu cầu ...
- Hs thi tìm.
- Hs quan sát đọc câu mẫu trong bài.
Thi Nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu.
- HS đọc thầm ...
- 2 hs đọc 4 dòng thơ đầu, lớp đọc thầm.
( Mèo kêu đuôi ốm, xin nghỉ học)
- 1 hs đọc 6 dòng thơ cuối, lớp đọc thầm.
( Cừu nói muốn nghỉ học thì hãy cắt đuôi Mèo. Mèo vội xin đi học ngay). 
- 2 hs đọc cả bài.
- HS kể lại nội dung bài.( mèo lấy cớ đuôi ốm muốn nghỉ học. Cừu be toáng lên: sẽ chữa lành cho Mèo bằng cách " Cắt đuôi" Mèo thấy vậy xin đi học ngay)
- Hs đọc y/c của bài.
- Hs hoạt động nhóm đôi trao đổi về nội dung bức tranh
+ Đại diện nhóm trình bày.
 - HS luyện htl bài thơ.
- HS đọc yêu cầu ...
- HS thảo luận ...
- Trình bày ...
Tiết 3 
 Toán 
 Phép trừ trong phạm vi 100
 ( trừ không nhớ) ( 159 ) 
I- Mục tiêu: 
- Bước đầu giúp hs:
+ Biết đặt tính, làm tính trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 
( dạng 65-30, 36- 4).
+ Củng cố về kĩ năng tính nhẩm.
+ Giáo dục hs ý thức cẩn thận khi học toán.
 II- Chuẩn bi:
- Sách giáo khoa.
IV-Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy.
 A- Kiểm tra:(5')
- Gv nêu yêu cầu: 
+ Cho hs thực hiện phép cộng: 
 85-64 49-25 98-72 35-15 
- Nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới: ( 25')
1 - Giới thiệu bài :...
2 - Giới thiệu cách làm tính trừ có dạng: 65-30.
- Gv hướng dẫn.
B1: Hướng dẫn hs thao tác trên que tính.
GV gài 65 que tính trên bảng và hỏi :
? Cô vừa lấy ra bao nhiêu que tính ? 
Bây giờ cô tách ra 3 bó que tính và hỏi :
? Cô vừa tách ra bao nhiêu que tính ? 
? Còn lại bao nhiêu que tính ?
? Vì sao em biết ? 
+ GV nói đúng .Nhưng cô có thể tìm ra số que tính còn lại bằng cách thực hiện phép tính trừ . 
? Bạn nào có thể nêu được đó là phép tính gì?
- Gv giúp hs nêu và điền vào bảng: 
 Ghi bảng: như sgk. 
Chục
Đơn vị
6
 - 
 3
5
 0
 3
 5
B2: Hướng dẫn kĩ thuật trừ :
( Cách đặt tính, cách trừ )
Đặt tính: 65
 -
 30
 35
Cách tính: Tính từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
3 - Giới thiệu cách làm tính trừ có dạng: 36- 4.
- GV giới thiệu như trên. 
4 - Thực hành: ( 159)
 Bài 1:Tính.
 - Cho hs nêu yêu cầu.
a. 82 75 48 69 98 55
 - 50 - 40 - 20 -50 - 30 - 55
 ------ ------- ----- ------ ------ -----
b. 68 37 88 33 79 54
 - 4 - 2 - 7 - 3 - 0 - 4
 ----- ----- ----- ----- ----- -----
 Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s.
- Cho hs nêu yêu cầu.
? Muốn biết phép trừ đúng hay sai chúng ta phải kiểm tra những gì ? 
- Cho hs làm bài và chữa bài ...
? Vì sao các phần a, b , c lại điền s .
a. vì sai kết quả .
b. đặt tính sai .
c. cũng đặt tính sai .
d. điền đúng vì đặt tính đúng , kết quả đúng .
Bài 3: Tính nhẩm.
- Gv cho hs nêu yêu cầu, làm bài.
- Nhận xét 
C- Củng cố, tổng kết:( 4')
 + Cho hs nêu lại bài học.
 + Nhận xét tiết học.
D- Dặn dò:(1')
 - Xem trước bài sau.
 Hoạt động của trò.
- Hs thực hiện.
 - hs theo dõi ...
- ...65 que tính .
- ...30 que tính .
- ...Còn 35 que tính .
Còn lại 3 chục và 5 que tính rời nên còn 35 .
- ... 65 - 30 = 35 
- Hs thực hiện.( nêu cách đặt tính, và tính)
 + 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
 + 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
Vậy 65-30=35.
- Hs thực hiện tính.
- Tính bảng con:
Kết quả:
 a- 32, 35, 28, 19, 68, 0.
 b- 64, 35, 81, 30, 79, 50.
- ....cách đặt tính và kết quả .
- Hs thực hiện, giải thích:
a- s ; b- s ; c- s ; d- đ
- .... hs trả lời ...
- HS làm bài.
a-66-60=6 98-90=8 72-70=2
78-50=28 59-30=29 43-20=23
b-58-4=54 67-7=60 99-1=98
58-8=50 67-5=62 99-9=90 
----------------------------------------------------
 Tiết 4 
 Tự nhiên và xã hội 
 Trời nắng , trời mưa 
I- Mục tiêu:
- Giúp hs biết:
+ nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa.
 ... g tuần lễ ( 161 )
 I- Mục tiêu: 
- Giúp hs : 
+ Nhận biết 1 tuần lễ có 7 ngày.
+ Biết gọi tên các ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
+ Biết đọc thứ, ngày, tháng, trên 1 tờ lịch bóc hàng ngày. Bước đầu làm quen với lịch học tập trong tuần.
 II- Chuẩn bi:
- Sách giáo khoa.
III-Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy.
 A- Kiểm tra:(5')
- Gv nêu yêu cầu: 
+ Hs lên bảng làm: 28-17; 30-10; 25-24; 50-40.
- Nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới: ( 25') 
1- Giới thiệu bài : Hàng ngàyđi học các em có xem lịch không ? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem lịch nhé ! 
2- Giới thiệu quyển lịch bóc hàng ngày.
- GV treo tờ lịch lên :
+ Hôm nay là ngày thứ mấy ? 
- Cho hs nhắc lại : Hôm nay là ngày thứ 5 
3- Giới thiệu về tuần lễ : 
- Cho hs quan sát hình vẽ sgk .
- GV giới thiệu tên các ngày trong tuần : chủ nhật , thứ hai , thứ ba , thứ tư , thứ năm , thứ sáu , thứ bảy . Đó là các ngày trong tuần.
- GV nhấn mạnh : 1 tuần lễ có 7 ngày là chủ nhật , ......
+ 1 tuần lễ có mấy ngày ? 
- Cho hs nhắc lại ...
4- Giới thiệu về ngày trong tháng : 
+ Hôm nay là ngày bao nhiêu?
- Cho vài hs nhắc lại ...
5 - Thực hành: trang 161.
Bài 1: 
- Cho hs nêu yêu cầu.
- HS phải trả lời được: Trong tuần lễ phải đi học vào những ngày nào: được nghỉ ngày nào?
 Bài 2: Đọc tờ lịch của ngày hôm nay rồi viết lần lượt tên ngày trong tuần , ngày trong tháng , tên tháng .
 Bài 3:Đọc thời khoá biểu của lớp em .
- Gv cho hs nêu yêu cầu, làm bài 
- Nhận xét.
C- Củng cố, tổng kết:( 4')
 + Cho hs nêu lại bài học.
 + Nhận xét tiết học.
D- Dặn dò:(1')
 - Xem trước bài sau
 Hoạt động của trò.
- Hs thực hiện.
- HS nghe ...
- ...hs trả lời ...
- HS nhắc lại : c n , n l.
- HS theo dõi ...
- ...có 7 ngày . 
- Vài hs nhắc lại: 1 tuần có 7 ngày: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. 
- Hs tự tìm và trả lời:
Hôm nay là ngày 9 .4 . 2009
- Hs nêu yêu cầu 
- Hs làm bài.
a- Em đi học vào các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6.
b- Em được nghỉ các ngày thứ 7, chủ nhật.
- Hs làm bài:
a- Hôm nay là thứ năm ngày 9 tháng 4.
b- Ngày mai là thứ sáu ngày 10 tháng 4.
- Hs tự ghi thời khóa biểu của lớp mình.
------------------------------------------------------------
Tiết 4 
 Thủ công
 ( gv bộ môn )
Ngày soạn: 8 / 4 / 2010
Ngày dạy: 9 / 4 / 2010
 Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 
 Toán 
 Cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100. 
I- Mục tiêu: 
- Giúp hs củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 ( cộng trừ không nhớ )
+ Rèn kĩ năng làm tính nhẩm, bước đầu nhận biết về quan hệ giữa phép cộng và tính trừ. Củng cố về giải toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
+ Giáo dục hs ý thức cẩn thận khi học toán.
 II- Chuẩn bi:
- Sách giáo khoa.
III-Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy.
 A- Kiểm tra:(5')
- Gv nêu yêu cầu: 
Một tuần lễ có mấy ngày?
Em đi học vào những ngày nào trong tuần?
- Nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới: ( 25')
1- Giới thiệu bài : 
2 - Luyện tập : 
 Gv hướng dẫn hs làm bài tập (162)
Bài 1:Tính nhẩm.
- Cho hs nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài và chữa bài ...
80 + 10 = 30 + 40 = 80 + 5 =
90 - 20 = 70 - 30 = 85 - 5 = 
90 - 10 = 70 - 40 = 85 - 80 = 
 Bài 2: Đặt tính rồi tính. ( bảng con)
- Cho hs thực hiện.
 36+12 65-22 
 48-36 87 - 65 
 48- 12 87-22
- Nhận xét.
 Bài 3: Đọc bài toán ...
- Gv cho hs nêu yêu cầu, làm bài.
- Chữa bài ...
 Tóm tắt
 Hà có : 35 que tính
 Lan có : 43 que tính
 Có tất cả : ... que tính?
 Bài 4: 
Tóm tắt
Tất cả có : 68 bông hoa
Hà có : 34 bông hoa
 Lan có :... bông hoa?
 - Nhận xét.
C- Củng cố, tổng kết:( 4')
 + Cho hs nêu lại bài học.
 + Nhận xét tiết học.
D- Dặn dò:(1')
 - Xem trước bài sau.
 Hoạt động của trò.
- Hs thực hiện.
- Hs thực hiện.
Kết quả: 90 , 70 , 85
 10 , 40, 80
 80 , 30, 5 
- Hs thực hiện.
Kết quả: 48, 36, 22
 12, 43, 65
- HS nêu bài toán, làm bài.
 Bài giải
Số que tính có tất cả là:
 35 + 43= 78 ( que tính )
 Đáp số: 78 que tính.
 Bài giải
Số bông hoa của bạn Lan là:
 68 - 34= 34 ( bông hoa)
 Đáp số: 34 bông hoa
 ----------------------------------------------------------
Tiết 2 
 Chính tả ( tập chép )
 Mèo con đi học
I- Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng 6 dòng thơ của bài: Mèo con đi học. Làm đúng bài tập chính tả: Điền chữ r, d, gi, điền vần iêm hay vần im. 
- Rèn cho hs kĩ năng viết đúng chính tả.
- Hs có ý thức học tốt.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra:
- Cho hs điền chữ c hay k, cho hs nhắc lại qui tắc chính tả.
- Nhận xét.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
2 - Hướng dẫn viết bài.
- Đọc mẫu bài.
- Cho vài hs đọc ...
- Lớp đọc đồng thanh .
+ Mèo kiếm cớ gì để chốn học ? 
- Viết chữ khó.
- VG : nhận xét ...
 + Những chữ cái nào được viết hoa ? 
 + Khoảng cách tiếng cách tiếng n t n ? 
 + Các chữ trong 1 tiếng n t n ? 
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết và cho hs viết bài vào vở. 
* Soát bài: 
- Gv đọc lần 1: đọc đúng để hs soát bài. 
+ Lần 2: đọc dừng lại ở các từ khó để đánh vần.
3 - Chấm bài.
4 - Luyện tập: 
Bài 1: Điền chữ r, d hay gi? 
 Thầy giáo dạy học.
 Bé nhảy dây.
 Đàn cá rô lội nước.
Bài 2: Điền vần iên hay vần in?
 Đàn kiến đang đi.
 Ông đọc bảng tin.
C - Củng cố - tổng kết:
- 2, 3 hs nhắc lại bài học, gv chữa 1 số lỗi phổ biến.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Hs làm bài:
Túi kẹo, quả cam.
- 2, 3 hs đọc bài.
- Đọc đồng thanh .
- Đuôi ốm .
- Hs viết bảng con: buồn bực, kiếm cớ, be toáng.
- HS trả lời ...
- HS viết bài vào vở.
- Soát bài, chéo vở soát bài.
- Hs làm bài vào vở.
- Chữa bài.
----------------------------------------------------
Tiết 3 
 Kể chuyện
sói và sóc
I- Mục tiêu:
- Hs nghe Gv kể chuyện Sói và Sóc. HS nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. sau đó phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh nhận ra Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
- Rèn cho hs có ý thức nghe, kể tốt.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa như sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra: 
+ Giờ trước cô kể câu chuyện gì ? 
- Nhận xét.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:Một hôm con Sóc đang chuyền cành thì bị trúng đầu người Sói . Sóc bị Sói bắt , tình thế thật nguy hiểm , liệu Sóc có thoát được lão Sói quan ác không ? Cô mời các em cùng nghe câu chuyện Sói và Sóc nhé!
2 - Kể chuyện: 
- GV kể cả câu chuyện lần 1 :
- GV cho hs quan sát vào tranh sgk :
+ Trong câu chuyện có mất nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ? 
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh : 
3 - Hướng dẫn kể theo tranh:
- GV cho hs quan sát tranh gợi ý hs kể theo tranh, đọc câu hỏi dưới tranh trả lời câu hỏi.
VD: Tranh 1:
+ Tranh 1 vẽ gì ? 
+ Câu hỏi dưới tranh là gì? 
 + Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây ? 
- GV yêu cầu mỗi tổ 1 đại diện thi kể đoạn 1
Tranh 2, 3, 4 tương tự.
4 - Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện theo cách phân vai: 
- Cho vài em kể toàn bộ câu chuyện ...
- GV chia nhóm mỗi nhóm 3 hs lên đóng vai ...
- GV nhận xét ...
5 - Giúp hs hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Sói và Sóc ai là người thông minh ?
- Vì sao em biết ? 
 - Nhờ chí thông minh ai đã thoát nạn ? 
- Các em cần học tập ai ? 
 + Qua câu chuyện này cho em biết điều gì ? 
C - Củng cố - tổng kết:
- 2, 3 hs nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Niềm vui bất ngờ .
- Hs nối tiếp nhau kể câu chuyện Niềm vui bất ngờ.
- HS nghe ...
- Hs nghe kể.
- ...Có 2 nhân vật , đó là Sói và Sóc . 
- HS theo dõi ...
- HS trả lời ...
- HS đọc ...
- Sóc rơi đúng đầu lão Sõi đang ngãi ngủ .
- Vài em kể ...
- Mỗi nhóm 3 em:
+ Người dẫn chuyện.
+ Sói.
+ Sóc.
- ...Đó là Sóc .
.....
- ....Sóc đã thoát nạn .
- ...
- HS thảo luận.
( Sóc là nhân vật thông minh. Khi Sói hỏi, Sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả lời sau. Nhờ vậy Sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của Sói sau khi trả lời.) 
 -------------------------------------------------------
Tiết 4 
 Sinh hoạt lớp
 Tuần 30
I.Mục tiêu:
- Nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Phương hướng tuần sau.
II.Nội dung:
1. Nền nếp:
-Thực hiện tốt nền nếp.
2. Học tập.
- Khen hs có nhiều cố gắng trong học tập.
- Duy trì tốt việc học tập.
3. Phương hướng tuần sau.
- Đi học đúng giờ.
- Học tập tốt giành nhiều bông hoa điểm 9-10.
- Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
______________________________________________________
Thủ công
 Cắt dán hàng rào đơn giản ( tiết 1)
I- Mục tiêu:
- HS biết cách cắt các nan giấy.
- Hs biết cắt các nan giấy và dán thành hàng rào.
- Hs có ý thức học tốt, sự khéo léo trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Hình mẫu, giấy kẻ, hồ dán, vở.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra:
- Đồ dùng học tập.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
2 - Hướng dẫn hs qs và nhận xét.
- Gắn hình mẫu.
Cho hs quan sát nan giấy và hàng rào.
- GV định hướng cho hs thấy : Cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều . Hàng rào được cắt dán bởi các nan giấy . 
? + Số nan đứng là mấy nan? ( 4)
 + Số nan ngang là mấy nan? ( 2)
 + Khoảng cách giữa các nan đứng là mấy ô? ( 1 ô)
 + Khoảng cách giữa các nan ngang là mấy ô? ( 2 ô)
 * Hướng dẫn kẻ các nan giấy.
- Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ có 2 đường thẳng cách đều nhau, hướng dẫn kẻ 4 nan đứng dài 6 ô, rộng 1 ô.
- Kẻ 2 nan ngang dài 9 ô, rộng 1 ô.
- Cắt theo các đường thẳng cách đều nhau sẽ được nan giấy.
3 - Thực hành: 
- GV cho hs lấy giấy ra thực hành theo các bước.
- Gv theo dõi và giúp đỡ hs còn lúng túng.	 
4 Trưng bày sản phẩm:
- GV cho hs trưng bày theo nhóm.
C - Củng cố - tổng kết:
- 2, 3 hs nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Hs thực hiện.
- Quan sát mẫu.
+HS theo dõi ... 
- HS trả lời ...
- HS quan sát mẫu, thực hành.
- Hs thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 303.doc