A. YÊU CẦU:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
- Biết chăm sóc cây và hoa ở vườn trường
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh và một số hình ảnh minh hoạ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ : Cần chào hỏi và tạm biệt khi nào ? Em thấy thế nào khi được nói lời cảm ơn, xin lỗi ?
2. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Quan sát cây hoa ở sân trường , vườn trường
- Quan sát và đàm thoại
+ Ra chơi ở sân trường , vườn trường em có thích không ? ở các chỗ đó có mát không ? đẹp không ?
+ Để sân trường , vườn hoa luôn đẹp mát em phải làm gì ?
- Giáo viên kết luận
* Hoạt động 2 : Làm bài tập 2
- Học sinh làm và trả lời các câu hỏi
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ? Những việc đó có lợi gì ?
+ Em có làm được như các bạn không ?
- Học sinh trình bày ý kiến , lớp bổ sung
- Giáo viên kết luận
* Hoạt động 3 : Quan sát thảo luận bài tập 2
+ Các bạn đang làm gì ? em có đồng ý như các bạn không ? Vì sao ?
- Cho học sinh tô màu vào các bạn có hành động đúng
- GV hướng dẫn cho các em tô đúng , và giải thích theo cách chọn của mình
- Giáo viên kết luận
3. Dặn dò:
- Vận dụng bài học
- Chuẩn bị bài sau , tiết 2 học tiếp
A. YÊU CẦU: B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TUẦN 30 Ngày soạn: 9/ 4/ 2010 Ngày giảng:Thứ hai: 12/ 4/ 2010 ĐẠO ĐỨC: BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG A. YÊU CẦU: - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây và hoa nơi công cộng - Biết chăm sóc cây và hoa ở vườn trường B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh và một số hình ảnh minh hoạ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ : Cần chào hỏi và tạm biệt khi nào ? Em thấy thế nào khi được nói lời cảm ơn, xin lỗi ? 2. Bài mới : * Hoạt động 1 : Quan sát cây hoa ở sân trường , vườn trường - Quan sát và đàm thoại + Ra chơi ở sân trường , vườn trường em có thích không ? ở các chỗ đó có mát không ? đẹp không ? + Để sân trường , vườn hoa luôn đẹp mát em phải làm gì ? - Giáo viên kết luận * Hoạt động 2 : Làm bài tập 2 - Học sinh làm và trả lời các câu hỏi + Các bạn nhỏ đang làm gì ? Những việc đó có lợi gì ? + Em có làm được như các bạn không ? - Học sinh trình bày ý kiến , lớp bổ sung - Giáo viên kết luận * Hoạt động 3 : Quan sát thảo luận bài tập 2 + Các bạn đang làm gì ? em có đồng ý như các bạn không ? Vì sao ? - Cho học sinh tô màu vào các bạn có hành động đúng - GV hướng dẫn cho các em tô đúng , và giải thích theo cách chọn của mình - Giáo viên kết luận 3. Dặn dò: - Vận dụng bài học - Chuẩn bị bài sau , tiết 2 học tiếp _______________________________ TẬP ĐỌC: CHUYỆN Ở LỚP I. Yêu cầu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào? trả lời được các câu hỏi 1,2 SGK II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc và phần tập nói trong SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. kiểm tra bài cũ: - 3 HS đọc bài " Chú công " và trả lời câu hỏi: + Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì? + Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc như thế nào? + Đuôi chú công đẹp như thế nào? 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Hoạt động 1: Giới tiệu bài. - GV đưa tranh, HS quan sát rồi giới thiệu. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc a/ GV đọc mẫu: Giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp. Đọc giọng dịu dàng, trìu mến ở các câu thơ ghi lời của mẹ. b/ HS luyện đọc. Luyện đọc tiếng, từ: - GV hướng dẫn HS đọc: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. - GV giải thích các từ: trêu, vuốt tóc. Luyện đọc câu: - HS tự đọc nhẩm từng tiếng ở các dòng thơ trong bài. - HS đọc nối tiếp nhau từng dòng thơ của bài Luyện đọc đoạn, bài: - Từng nhóm 3 em, mỗi em đọc 1 khổ thơ tiếp nối nhau. - Thi đọc cả bài giữa các nhóm, tổ, bàn, cá nhân. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. * Hoạt động 3: Ôn các vần uôt, uôc. a- Tìm tiếng trong bài có vần uôt. - 1 HS yêu cầu 1 trong SGK. - HS thi nói nhanh tiếng trong bài có vần uôt. - GV nhận xét tuyên dương. b- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc. - Gọi HS nêu yêu cầu 2 trong SGK. - HS thi đua nói tiếng có chứa vần uôt, uôc - GV nhận xét và tuyên dương. TIẾT 2 * Hoạt động 1:Tìm hiểu bài đọc - GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi HS đọc. - 2 HS đọc khổ thơ 1 và khổ thơ 2, trả lời câu hỏi: + Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp? - 2 HS đọc khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Mẹ nói gì với bạn nhỏ? - 2 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Vì sao mẹ muốn bé kể chuyện ngoan ngoãn? - GV đọc diễn cảm toàn bài thơ. - Gọi 2-3 HS đọc diễn cảm toàn bài có phân vai. * Hoạt động 2: Luyện nói - HS đọc yêu cầu của bài luyện nói. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ. - 2 HS hỏi - đáp theo mẫu - HS thảo luận theo nhóm 2. - Đại diện từng cặp trình bày trước lớp. - Lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV gọi 2 - 3 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ. - Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau "Mèo con đi học ". - Nhận xét giờ học. _________________________________________________________ Ngày soạn: 10/ 4/ 2010 Ngày giảng:Thứ ba: 13/ 4/ 2010 MĨ THUẬT: XEM TRANH THIẾU NHI ĐỀ TÀI SINH HOẠT (Có GV bộ môn) _______________________________ TẬP VIẾT: TÔ CHỮ HOA O, Ô, Ơ, P I. Yêu cầu: - Tô được các chữ hoa : O, Ô, Ơ, P - Viết đúng các vần: uôt, uôc, ưu, ươu; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần) - Giáo dục cho HS tính cẩn thận khi viết bài II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn: - Các chữ hoa: O, Ô, Ơ, P đặt trong khung. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ; - 4 HS lên bảng viết: con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu. - GV kiểm tra và chấm bài viết ở nhà. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy - học bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - HS quan sát chữ O, Ô, Ơ, P hoa trên bảng phụ và trong vở tập viêt. Nhận xét về số lượng và kiểu nét. GV nêu quy trình viết uôt, uôc, ưu, ươu chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu - GV vừa viết vừa nói và tô chữ trong khung chữ Hỏi: + Chữ O hoa gồm mấy nét? + Chữ O, Ô, Ơ giống và khác nhau ở chỗ nào? - HS viết vào bảng con - GV nhận xét, sửa lỗi cho HS * Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng: - HS đọc các vần và từ ứng dụng trên bảng phụ. - HS quan sát mẫu và trong VTV, nhận xét + Khoảng cách giữa các nét và con chữ viết như thế nào? - HS tập viết trên bảng con. - GV nhận xét, sửa lại cho HS. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tập tô, tập viết - HS giở vở và chuẩn bị tư thế ngồi viết - HS tô, viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết - GV quan sát và giúp đỡ HS yếu - GV chấm và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - GV tuyên dương HS có bài viết đúng đẹp -Về nhà luyện viết tiếp phần B - Nhận xét giờ học. ________________________________ CHÍNH TẢ: CHUYỆN Ở LỚP I. Yêu cầu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp; 20 chữ trong khoảng 10 phút. - Điền dúng vần uốt, uốc; chữ c, k vào chỗ trống. Làm các bài tập 2,3 SGK - Giáo dục cho HS tính cẩn thận khi viết bài II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cuối của bài, nội dung 2 bài tập. - Vở chính tả của HS. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ; - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. Điền chữ r, d hay gi Cành hoa . . . ung . . . inh . . . ó thổi, lá . . . ơi Để . . . ành học . . . ỏi - GV kiểm tra vở chép bài ở nhà của HS. - HS và GV nhận xét bài trên bảng. - GV ghi điểm. 2. Dạy - học bài mới: * Hoạt động1: Hướng dẫn HS tập chép. - GV treo bảng phụ và gọi HS đọc bài. - HS tự tìm những chữ dễ viết sai, vừa nhẩm vừa viết vào bảng con GV kiểm tra việc làm của HS. - HS nhìn bảng chép lại bài vào vở. GV quan sát uốn nắn cho HS. - GV chỉ bảng đọc lại bài, HS dò lại bài. - HS gạch chân những chữ viết sai, sau đó sửa bên lề vở - GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến - HS đổi vở kiểm tra cho nhau - GV chấm một số bài, nhận xét * Hoạt động 2: Làm bài tập a- Điền vần uôt hay uôc? - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV gợi ý để HS điền đúng . - Gọi HS đọc kết quả của bài làm, HS khác nhận xét bài của bạn. - GV chốt lại trên bảng. b- Điền c hay k? - 1HS nêu yêu cầu của bài - HS tự làm bài, GVquan sát giúp đỡ HS yếu - Gọi 2- 3 HS đọc kết quả bài làm của mình - GV nhận xét, cả lớp chữa bài( nếu sai) c- Dạy quy tắc chính tả: - GV: Từ bài tập trên bạn nào cho cô biết: + Trong trường hợp nào thì ta viết c? + Trong những trường hợp nào thì viết k? - GV cho HS học thuộc quy tắc. 3. Củng cố, dặn dò: - GV tuyên dương HS viết đúng, đẹp - Về nhà chép lại bài vào vở ở nhà- - Nhận xét giờ học ____________________________ TOÁN: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (trừ không nhớ ) I. Yêu cầu: - Giúp học sinh làm tính trừ trong phạm vi 100 ( dạng 65 - 30 và 36 - 4 - Củng cố kĩ năng tính nhẩm II. Đồ dùng dạy học: - Bảng cài, que tính, thanh thẻ, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ; - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập: Tính 65 - 23 57 - 34 95 - 55 - Cả lớp làm vào bảng con: 85 - 42 - Cả lớp nhậ xét bài làm trên bảng , GV nhận xét - ghi điểm. 2. Dạy - học bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ có dạng 65 - 30 Bước 1: Thao tác trên que tính - HS lấy 65 que tính ( 6 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 5 que tính rời ) Hỏi: + 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? GV viết bảng: 65 - HS tách ra 3 bó que tính và 0 que tính rời, xếp ở dưới 65 que tính Hỏi : + Chúng ta vừa tách ra bao nhiêu que tính? GV viết bảng: 30 + Sau khi tách 30 que tính ra thì còn lại bao nhiêu que tính? - GV thực hiện trên bảng lớp: Chục đơn vị 6 - 3 5 0 3 5 Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính Hướng dẫn HS thực hiện theo 2 bước: * Đặt tính: - Viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị. 65 - 30 - Viết dấu - giữa 2 số. - Kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng. * Tính (từ phải sang trái ) 65 * 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 - * 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. 30 35 Vậy : 57 - 23 = 34 - Gọi HS nhắc lại cách tính. * Hoạt động 2: Thực hành. Tương tự như trên với phép tính có dạng : 36 - 4 Chú ý: Khi đặt tính 4 thẳng cột với 6 ở cột đơn vị. Bài 1 : ( Hoạt động cá nhân) - HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài - GV quan sát và giúp đỡ HS yếu - Gọi HS đọc kết quả của từng phép tính và nêu cách tính của 1 phép tính bất kỳ nào đó. GV nhận xét sửa sai cho HS Bài 2: ( Hoạt đông nhóm đôi ) - HS đọc yêu cầu của bài . - HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS yếu - GV yêu cầu HS đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra. - HS khác nhận xét bài làm của bạn và đọc kết quả. - GV nhận xét chung. Bài 2: Trò chơi " Tiếp sức " - HS nêu yêu cầu của trò chơi và thảo luận cử đại diện lên chơi. - Các nhóm thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét và tuyên dương tổ thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà ôn lại bài, làm bài trong VBT toán. - Nhận xét giờ học _____________________________________________________________ Ngày soạn: 12/ 4/ 2010 Ngày giảng:Thứ năm: 15/ 4/ 2010 THỂ DỤC: CHUYỀN CẦU ... - Hướng dẫn viết bảng con vần đọc từ cần viết, nêu cách viết. Chú ý khoảng cách giữa các nét và cách viết giữa các tiếng - Hướng dẫn chữ R tương tự. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở - GV hướng dẫn học sinh viết bài vào vở, chú ý hướng dẫn cách viết - Chấm bài và nhận xét - Bình bầu bài viết đẹp - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau _______________________________ CHÍNH TẢ: NGƯỠNG CỬA I. Yêu cầu: - Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng chỗ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: 20 dòng trong khoảng 8 - 10 phút - Điền đúng vần ăt, ăc; chữ g, gh vào chỗ trống - Làm các bài tập 2,3 (SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài chính tả III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập 2. Dạy - học bài mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép - GV treo bảng phụ có viết nội dung bài chính tả, cho học sinh đọc lại - Tự nhẩm những tiếng khó dễ viết sai và tự viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho học sinh Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở - Đọc bài cho học sinh dò bài * Hoạt động 2: Làm bài tập + Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu, cho học sinh làm - Gọi 2 em lên bẩng làm 2 câu - Chữa bài: Họ bắt tay nhau Bé treo áo lên mắc - Học sinh làm bài vào vở + Bài 2: Điền g hay gh - Học sinh đọc qua bài và tự điền kết quả vào vở - Gọi học sinh đứng tại chỗ đọc bài và chữa - Chấm và chữa bài 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn dò chuẩn bị bài sau _________________________________ TOÁN: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu: Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ. - Làm các bài tập 1,2,3 SGK II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, SGK III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm BT. Bài 1: - Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. - Yêu cầu học sinh làm tính cộng, chẳng hạn: 34 + 42 = 76 22 + 43 = 65 - Và làm tính trừ: 76 – 34 = 42 76 – 42 = 34 Bài 2: - Hướng dẫn HS xem mô hình trong sách rồi lựa chọ các số tương ứng với tùng phép tính đã cho. - Tương ứng với phép tính cộng là: 42 + 34 = 76 Hoặc 34 + 42 = 76 - Tương ứng với phép tính trừ là: 76 – 42 = 34 76 – 34 = 42 Bài 3: Học sinh thực hiện phép tính ở vế trái, ở vế phải, so sánh hai số tìm được rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. 66 – 60 = 6, 98 – 90 = 8, 58 – 4 = 54, 67 – 7 = 60, - Học sinh làm bài - Giáo viên theo dõi - Học sinh đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra. - Giáo viên thu bài, chấm điểm và chữa bài. - Giáo viên nhận xét – tuyên dương. * Dặn dò: - Dặn: về nhà làm bài tập ở vở bài tập Toán. ___________________________________________________________ Ngày soạn: 19/ 4/ 2010 Ngày giảng:Thứ năm: 22/ 4/ 2010 THỂ DỤC: CHUYỀN CẦU THEO NHÓM 2 NGƯỜI TRÒ CHƠI: KÉO CƯA LỪA XẺ (Có GV bộ môn) _______________________________ CHÍNH TẢ: KỂ CHO BÉ NGHE I. Yêu cầu: - Nghe - viết chính xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10 - 15 phút. - Điền đúng vần ươc, ướt; chữ ng, ngh vào chỗ trống - Làm bài tập 2,3 SGK II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ có viết sẵn bài chính tả III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập 2. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập chép - Treo bảng phụ và cho học sinh đọc lại hai khổ thơ đầu của bài thơ - Tìm tiếng khó dễ viết sai và viết vào bảng con - Đọc lại các tiếng - Giáo viên sửa Hướng dẫn học sinh chép bài chính tả vào vở - Đọc dò lỗi phổ biến và chữa lỗi - Chấm bài và nhận xét Hoạt động 2: Làm bài tập Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng bài + Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu Gọi 2 em lên bảng làm Chữa bài, lớp làm vào vở + Bài 2: Nêu yêu cầu - Hướng dẫn làm vào vở. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau ______________________________ KỂ CHUYỆN: DÊ CON NGHE LỜI MẸ I. Yêu cầu: - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉ bỏ đi II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh kể lại câu chuyện: Sói và Sóc. 2. Dạy - học bài mới: - Giấo viên giới thiệu câu chuyện - Giáo viên kể câu chuyện lần 1 - Kể lần 2 có kèm tranh minh hoạ Chú ý phân biệt lời từng nhân vật - Học sinh kể chuyện theo tranh + Tranh 1: Thảo luận xem tranh vẽ gì? Câu hỏi dưới bức tranh là gì? Nhóm thảo luận và kể lại nội dung tranh + Tranh 2, 3,4 hướng dẫn tương tự, chú ý khi kể cho học sinh thể hiẹn được lời của các nhân vật Bình chọn các nhóm kể hay Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Giáo viên chốt lại nội dung 3. Củng cố dặn dò: - Về nhà kể lại câu chuyện - Chuẩn bị chuyện sau. ________________________________ TOÁN: THỰC HÀNH I. Yêu cầu: - Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày - Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK II. Đồ dùng dạy học: - Mô hình mặt đồng hồ. III. Các hoạt động dạy học: Bài 1: Đây là bài toán xem giờ đúng. HS tự xem tranh và làm theo mẫu. Khi chữa bài, giáo viên yêu cầu HS đọc số giờ ứng với từng mặt đồng hồ. - GV có thể hỏi: Lúc 10 giờ thì kim ngắn chỉ vào số mấy? Kim dài chỉ vào số mấy?... Bài 2: - Đây là bài toán vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước - HS tự làm bài rồi chữa bài. - 1 giờ: Kim ngắn chỉ số 1; 2 giờ: Kim ngắn chỉ số 2; Bài 3: - HS nối các tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng. Học sinh nối tranh “buổi sáng học ở trường” với mặt đồng hồ chỉ 8 giờ, “buổi trưa ăm cơm” với mặt đồng hồ chỉ 11 giờ, “buổi chiều học nhóm” với mặt đồng hồ chỉ 3 giờ, “buổi tối nghỉ ở nhà” với mặt đồng hồ chỉ 10 giờ. Bài 4: - Hướng dẫn HS làm tương tự như bài 2, nhưng HS phải phán đoán được các vị trí hợp lý của kim ngắn. Đây là bài toán mở, có nhiều đáp số khác nhau, nên khuyến khích học sinh nêu các lí do phù hợp với vị trí của kim ngắn trên mặt đồng hồ. Lúc đi vào buổi sáng có thể là 6,7 hay 8 giờ (có mặt trời mọc) Lúc đến nhà có thể là trưa 11 giờ hay 12 giờ (tuỳ theo phương tiện để đi). - GV thu bài, chấm điểm và chữa bài - GV nhận xét – tuyên dương Dặn: về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán. ___________________________________________________________ Ngày soạn: 20/ 4/ 2010 Ngày giảng:Thứ sáu: 23/ 4/ 2010 TOÁN: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu: - Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ. bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày. - Làm các bài tập 1,2,3 SGK II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, SGK III. Các hoạt động dạy học: * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: - HS tự làm bài rồi chữa bài. 9 giờ, 6 giờ, 3 giờ, 10 giờ, 2 giờ. - Khi chữa bài xong cho HS đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra. Bài 2: - HS tự làm bài rồi chữa bài. - Học sinh quay kim đồng hồ và nêu các giờ đúng: 11 giờ, 5 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ. Bài 3: - HS nối các câu chỉ từng hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng. - Em ngũ dậy lúc 6 giờ sáng – đồng hồ chỉ 6 giờ sáng. - Em đi học lúc 7 giờ – đồng hồ chỉ 7 giờ, - Học sinh làm bài – giáo viên theo dõi uốn nắn. - Thu bài- chấm, chữa bài. * Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn: Về nhà làm bài tập ở VBT Toán. ______________________________ TẬP ĐỌC: HAI CHỊ EM I. Yêu cầu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẽ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. - Trả lời câu hỏi 1,2 SGK II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài học III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc bài: Kể cho bé nghe. - GV nhận xét, ghi điểm 2. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu - Giáo viên đọc mẫu - Hướng dẫn luyện đọc - Luyện tiếng, từ: bỗng, giận, kết hợp phân tích tiếng - Giảng nghĩa từ: giận - Luyện câu: Học sinh nối tiếp nhau đọc lần lượt các câu - Chú ý lời của các nhân vật - Luyện đoạn: Luyện đọc đoạn 1: Đọc theo cách phân vai, hướng dẫn học sinh đọc đúng lời đối thoại - Luyện đoạn 2: Chú ý hướng dẫn các em đọc đúng và nghỉ hơi sau dấu phẩy - Học sinh đọc toàn bài - Lớp đọc đồng thanh *Ôn vần - Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm tiếng trong bài có vần et. - Thảo luận cùng nói câu có tiếng chứa vần - Khuyến khích nói câu hay và có nghĩa TIẾT 2 1. Tìm hiểu bài và luyện nói * Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - Cho học sinh đọc đoạn đầu, lớp đọc thầm và trả lời + Khi chị đụng vào con gấu bông, cậu em đã nói gì? + Khi chị đụng vào chiếc xe, cậu em lại nói gì? - Học sinh trả lời, lớp bổ sung - Cho học sinh đọc tiếp đoạn còn lại và trả lời + Vì sao ngồi chơi một mình cậu em lại cảm thấy buồn chán? - Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chốt - Học sinh đọc lại bài * Hoạt động 2: Luyện nói - Giáo viên nêu yêu cầu của bài luyện nói - Đề tài: Kể về người bạn tốt của em - Giáo viên cho từng bàn trao đổi kể về người bạn tốt của mình - Các nhóm lên trình bày cho cảc lớp nghe 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau _______________________________ SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP A. YÊU CẦU: - Nhận xét đánh giá tình hình hoạt động tuần qua - Kế hoạch tuần tới. - Sinh hoạt tập thể. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Nhận xét, đánh giá. - Đi học đầy đủ đúng giờ. - Nề nếp duy trì tốt. - Không có trường hợp nói tục. - Trang phục một số em còn luộm thuộm,vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ như: - Trong giờ học một số em sôi nổi tham gia xây dựng bài như: - Tham gia sinh hoạt sao đều 2. Kế hoạch tuần tới. - Về nhà học bài và làm bài đầy đủ. - Tăng cường các buổi sinh hoạt để ôn lại Quy trình sinh hoạt Sao. - Tham gia đầy dủ các buổi sinh hoạt khác. - Duy trì nề nếp và sĩ số lớp học. 3. Sinh hoạt tập thể. - Lớp ra sân sinh hoạt múa hát. - GV nhận xét giờ học . - Dặn dò về nhà.
Tài liệu đính kèm: