Giáo án Lớp 1 Tuần 30 - Trường TH Cẩm Lý

Giáo án Lớp 1 Tuần 30 - Trường TH Cẩm Lý

 Tập đọc

 CHUYỆN Ở LỚP

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. H/s đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần uôt, uôc.

- Tìm được tiếngtrong bài có vần uôt.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc.

2. Hiểu nội dung bài.

- Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi. Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan thế nào.

- Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào.

 

doc 17 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 30 - Trường TH Cẩm Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 15 tháng 4 năm 2010
 Chào cờ
 .
 Tập đọc
 chuyện ở lớp
I/ Mục đích yêu cầu:
H/s đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc...Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần uôt, uôc. 
- Tìm được tiếngtrong bài có vần uôt.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc.
Hiểu nội dung bài.
- Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi. Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan thế nào.
- Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào.
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bộ chữ HVTH
- HS: Đọc bài cũ: Q/S tranh SGK, đọc trước bài “Chuyện ở lớp”. 
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: - 2 H/s đọc bài “Chú công” và trả lời câu hỏi 1 trong SGK.5’
	- GV nhận xét và cho điểm.
2/ Bài mới:25’
* Giới thiệu bài: (Bằng tranh).
 *HĐ1: HD học sinh luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm bài văn: giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp. Đọc giọng dịu dàng, âu yếm các câu thơ ghi lời của mẹ.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó, đễ lẫn :ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc... Gọi HS đọc cá nhân cả lớp đọc đồng thanh. GV sữa lỗi cho HS.
- H/s K,TB phân tích các từ trên, H/s Y nhắc lại.
- Luyện đọc câu: H/s tiếp nối nhau đọctrơn từng dòng thơ theo cách: Gv gọi 1 H/s đầu bàn theo dãy hàng ngang các em tự đứng lên đọc nối tiếp. GV theo dõi và chỉnh sữa cho HS.
- Luyện đọc đoạn, bài: H/s tiếp nối nhau đọc từngkhổ thơ: Sau đó thi đọc cả bài (cá nhân, bàn). Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm thi đua.
- 1 H/s giỏi đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
 *HĐ2: Ôn các vần uôc, uôt.7’
a. GV đọc y/c 1 trong SGK ( tìm những tiếng trong bài có vần uôt): GV yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần uôt. (H/s K, G tìm phân tích. H/s TB, Y nhắc lại: vuốt tóc).
b.H/s G đọc yêu cầu2 trong SGK.
- GV tổ chức cho cả lớp đồng loạt tìm các tiếng có vần uôc hoặc uôt, rồi viết vào bảng con. Gv nhận xét chốt kết quả đúng. (Vần uôc : cuốc đất, cái cuốc... tuốt lúa, nuốt cơm...)
Tiết 2
 *HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 a/ Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc.23’
- GV đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi.
- 1-2 H/sK, G đọc khổ thơ 1 và 2. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. (H/s: chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con...).
- 2- 3 H/s K, TB đọc khổ 3. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK (H/s: Mẹ không nhớ chuyện bạn nhỏ kể. Mẹ muốn nghe chuyện của mình... ) . GV nhận xét.
- 2, 3 H/s K, G thi đọc diễn cảm bài thơ. GV nhận xét cho điểm .
 *HĐ3: Luyện nói :7’
- 1 H/s G đọc yêu cầu của bài trong SGK.
- Từng cặp quan sát tranh trao đổi nhanh và thực hành hỏi và trả lời câu hỏi của bạn – Thi nhiều H/s luyện nói. Cả lớp và Gv nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò :5’
- GV nhận xét chung tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và đọc trước bài “Mèo con đi học”.
toán
phép trừ trong phạm vi 100 
(trừ không nhớ).
I/ Mục tiêu:
*Giúp h/s : -HS biết làm tính trừ trong phạm vi 100 ( dạng 65 –30 và 36 - 4).
- Củng cố kỹ năng tính nhẩm.
II/ Chuẩn bị: - GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1. phiếu học tập
	 - HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.	 	
III /Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: 	
2/ Bài mới: 30’
*Giới thiệu bài (qua bài cũ)
 *HĐ1: Giới thiệu cách làm tính trừ ( không nhớ) dạng 65 – 30.
- Tiến hành tương tự như giới thiệu cách làm tính trừ dạng 57 – 23 ở tiết 112.
 *HĐ1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 36 – 4.
- Tiến hành tương tự như giới thiệu cách làm tính trừ dạng 57 – 23 ở tiết 112.
- Lưu ý: Trường hợp này GV bỏ qua bước thao tác trên que tính mà H/d ngay H/s đặt tính và thực hiện phép tính trừ dạng 36 – 4.
- Khi đặt tính 4 phải thẳng với 6 ở cột đơn vị.
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
	Bài 1: HS đọc Y/c đề bài toán. (HS K đọc).(H/s TB,Y làm câu a và 2 phép tính của câu b còn lại về nhà hoàn thành).
- GV H/d H/s lần lượt làm bài vào bảng con. GV nhận xét , chốt kết quả đúng trên bảng.
	Bài 2a: H/s K,TB nêu y/c bài tập., gọi H/s nối tiếp nhau nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng.
	Bài 2b: cho H/s làm vào bảng con GV kiểm tra kết quả.
 Bài 4: H/s K,G đọc bài toán. (h/s K,G nêu cách giải) 
- GV hỏi: Muốn biết sợi dây còn lại bao nhiêu cm ta làm như thế nào.(H/s: Phép trừ).
- H/s làm vào vở BT. G/v thu bài chấm và nhận xét.
	Bài 3: GV hướng dẫn H/s về nhà làm.
3/ Củng cố, dặn dò. 5’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà làm BT 1,2,3 trong SGK vào vở ô ly. Xem trước bài 114.
.
 Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2010
 Thủ công
 Đ/C Hằng Dạy
 Thể dục (bs)
Trò chơi vận động
I. Mục tiêu :
- Làm quen với chuyển cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức nhất định.
- Làm quen với trò chơi " Kéo cưa lừa xẻ ". Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi ở mức ban đầu ( chưa có vần điệu ).
II. Địa điểm, phương tiện :
 - Trên sân trường. GV chuẩn bị còi và kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi và một số quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp :
1. Phần mở đầu :
- GV phổ biến yêu cầu bài học. GV để cán sự lớp tập hợp lớp.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Đi thường theo nhịp và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục : 1 lần, mỗi động tác 2 X 8 nhịp, do cán sự điều khiển, GV giúp đỡ.
2. Phần cơ bản :
- Trò chơi : " Kéo cưa lừa xẻ " 6- 8 phút.
GV cho HS đứng theo từng đôi một quay mặt vào nhau ( theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn ). GV sửa chữa, uốn nắn cách cầm tay và tư thế đứng chuẩn bị, sau đó HS bắt đầu cuộc chơi. GV giới thiệu cho HS cách chơi kết hợp có vần điệu.
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người : 8 - 10 phút.
GV cho HS cả lớp tập hợp thành 2 hoặc 4 hàng dọc, sau đó quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một. Tiếp theo dàn đội hình sao cho từng đôi một cách nhau 1,5 - 3 m. Trong mỗi hàng, người nọ cách người kia tối thiểu 1 m.
GV cho từng nhóm HS tự chơi.
3. Phần kết thúc :
- HS chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 30 - 40 m.
- Tập động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục : 2 x 8 nhịp.
- Đi thường theo nhịp và hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài học. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 .
 Chính tả tập chép
mèo con đi học
I/ Mục đích ,yêu cầu:
-. H/s chép lại chính xác 8 dòng thơ đầu của bài thơ “Mèo con đi học”. 
- Làm đúng các bài tập chính tả:, điền đúng vần iên hay invà các chữ r, d,hay gi.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ chép 8 dòng của bài Mèo con đi học và ND bài tập 2a.
- HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/Bài cũ: + Gọi hai H/s lên bảng làm bài tập 2,3 của tiết trước.
 + GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 
 *GTB:(qua câu hỏi)
 *HĐ 1: Hướng dẫn HS tập chép.20’
- GV đọc bài chính tả chép trên bảng phụ (1lần). 2-3 HS K,G đọc lại.
b/Hướng dẫn viết từ khó dễ viết sai. 
-Cả lớp đọc thầm lại 8 dòng thơ, tìm những tiếng, từ trong dễ viết sai: : (H/s: kiếm, toáng, đuôi...).
-Yêu cầu HS đọc và phân tích các từ vừa tìm ở trên,GV hướng dẫn- HS viết các từ dễ viết sai vào bảng con.GV nhận xét.
 c/ HS chép 8 dòng thơ vào vở. GV h/d và nhắc H/s cách ngồi ,cách cầm bút, những tiếng đầu dòng phải viết hoa. HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 d/ Chấm, chữa bài.- GV chấm 10- 12 bài , nhận xét. còn lại đem về nhà chấm.
 *HĐ2: HD làm bài tập chính tả (lựa chọn).10’
+Bài tập 2a:-1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( HS: Thầy giáo dạy học, Bé nhảy dây, Đàn cá rô lội nước ).
3/ Củng cố, dặn dò:5’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li nếu bài viết ở lớp viết chưa đẹp.
 kể chuyện
sói và sóc
I/ Mục đích ,yêu cầu:
Học sinh hào hứng nghe Gv kể chuyện Sói và Sóc, H/s kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh. Sau đó kể lại được toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện.
 2. H/s nhận ra Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
II/ Đồ dùng dạy –học:
GV: Tranh minh họa truyện kể trong SGK. Mặt nạ Sói và Sóc.
- HS: Đồ dùng học tập.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/ Bài cũ: - Gọi 2 H/s nối tiếp nhau kể chuyện “Niềm vui bất ngờ”. H/s thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa chuyện.
	 - GV nhận xét, cho điểm. 
2/ Bài mới: GTB:(trực tiếp)
 *HĐ1: Hướng dẫn HS luyện kể chuyện.30’
- GV kể chuyện với giọng diễn cảm :
+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với tranh minh họa – Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện theo yêu cầu.
- Chú ý về kỷ thuật kể – Lời mở truyện: kể thong thả, dừng lại ở những chi tiết Sói định ăn thịt Sóc. Sóc van nài.
- Lời Sóc khi còn trong tay Sói: mềm mỏng, nhẹ nhàng.
- Lời Sói thể hiện sự băn khoăn.
- Lời Sóc khi đứng trên cây giải thích: ôn tồn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ.
 *HĐ2: Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK , đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ cảnh gì.(H/s: Sóc đang truyền cành thì bị rơi xuống người Sói)
? Câu hỏi dưới tranh là gì.(H/s: Chuyện gì sảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây?)
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương).
- HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).
*HĐ 3: HD học sinh phân vai kể toàn chuyện.
- 1-2 G HS kể lại toàn bộ câu truyện.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, (mỗi nhóm 3 em) HS tập kể toàn chuyện trong nhóm đóng các vai: Người dẫn chuyện, Sói, Sóc. Các em có thể đeo mặt nạ Sói và Sóc Đẻ tạo thêm hứng thú. 
- GV gọi các 1 số nhóm lên thực hành kể toàn chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất.
 HĐ4: Giúp H/s hiểu ý nghĩa truyện.
? Câu truyện này giúp em thấy Sói và Sóc ai là người thông minh hơn. Hãy nêu một việc chứng tỏ sự thông minh đó. (H/s: Sóc là con vật thông minh.Khi Sói hỏi, Sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả lời sau ...). Gv nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò:5’
- GV nhận xét tiết học.
- GV hỏi cả lớp: ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì.
-Dặn HS v ...  và ut (H/s: K, G đọc yêu cầu trong SGK. H/s: Cúc, bút).
- Gọi H/s đọc và phân tích tiếng vừa tìm được (H/s TB, K phân tích).
- H/s G đọc y/c 2 trong SGK , H/s thi tìm tiếng ngoài bài có vần oc và ooc. (H/s :bóc, bọc, cóc; rơ moóc, quần soóc...) . 
- GV nêu yêu cầu 3 trong SGK. H/s quan sát tranh, 1 H/s G đọc câu mẫu trong SGK.
- HS thảo luận theo cặp để đặt câu, sau đó lần lượt các cặp thi nói nhanh câu của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV cho học sinh đọc lại các câu vừa tìm được. ( Hoa cúc nở vào mùa thu./ kim phút chạy nhanh hơn kim giờ./...)
Tiết 2
 *HĐ1: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.20’
- 1- 2 H/s K, G đọc đoạn 1của bài văn, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 1trong SGK (H/s: Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ cho Hà mượn) .
- 2 H/s đọc đoạn 2 của bài, cả lớp đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi 2 trong trong SGK. (H/s: người bạn tốt là người luôn luôn giúp đỡ bạn...). Gv nhận xét. 
- GV đọc diễn cảm bài văn. 2- 3 HS đọc lại cả bài.
 *HĐ 2: Luyện nói: 10’
- 1 H/s G đọc y/c của bài, ( Kể về người bạn tốt của em) 
- Gv cho H/s troa đỏi theo cặp kể với nhau về người bạn tốt. GV gọi 1 số cặp K,G nhìn tranh và gợi ý trong SGK kể mẫu trước lớp , sau đó cho các cặp khác tự kể . GV giúp đỡ các cặp .
 - Cho hs luyện nói trước lớp. H/s và Gv nhận xét.
 3/ Củng cố dặn dò :5’
- GV Y/c: nhìn tranh minh họa kể lại các việc 2 bạn nhỏ đã giúp nhau như thễ nào.GV nhận xét tiết học. Biểu dương những H/s học tốt.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc trước bài “Ngưỡng cửa”.
 .
Hoạt động tập thể
KIểm điểm các hoạt động trong tuần 30 
I . Mục tiêu 
 Kiểm điểm đánh giá các mặt hoạt động trong tuần 30. Bình bầu gương HS tiêu biểu . Đề ra kế hoạch tuần 31 .
 Rèn HS có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể, tích cực tham gia hoạt động chung.
II . Nội dung sinh hoạt 
 1 . Tập hợp sao : ( 5’ )
 Các sao trưởng tập hợp sao mình, cho điểm danh, báo cáo sĩ số, kiểm tra vệ sinh cá nhân. 
 Cho toàn sao hát bài : năm cánh sao vui .
 2 . Kiểm điểm việc làm trong tuần 30 ( 10’ )
 Sao trưởng lên báo cáo các hoạt động trong sao, kể những bạn làm được nhiều việc tốt, những bạn chưa làm được việc tốt . GV ghi sổ, khen .
 HS và GV bổ sung .
- Khen thưởng bạn 
- Phê bình bạn 
 3 . Nội dung phương hướng tuần 31 
 Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30 tháng 4 .
 Duy trì thực hiện tốt các nề nếp quy định .
 Tích cực ôn tập, phù đạo HS yếu .
 Chú trọng nề nếp rèn chữ viết cho HS.
 Thực hiện tốt luật ATGT
 4 . Sinh hoạt câu lạc bộ : Thi giải toán ( 7’ ) 
 5 . Kết thúc buổi sinh hoạt : ( 3’ ) 
 GV nhận xét, toàn sao đọc lời hứa của nhi đồng.
 Dặn dò : Thực hiện tốt mọi nề nếp đề ra. 
 Thứ hai, ngày 15 tháng 4 năm 2010
 Hát 
 GV chuyên dạy 
 ..
 Toán (bs) 
Luyện tập: Phép trừ trong phạm vi 100
I. Yêu cầu :
+ Giúp HS củng cố về :
- Biết đặt tính rồi làm tính trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100.
- Củng cố về làm tính nhẩm.
II. Lên lớp :
1. ổn định tổ chức.
2. Bài tập ở lớp :
 Bài 1: Tính
 78 65 58 82 40 81
 - - - - - -
 25 40 30 2 20 11
 .......... .......... ......... .......... .......... .........
HS làm bài, chữa bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Bài 2 : Đặt tính rồi tính
36 - 20 75 - 35 49 - 8 67 - 7 8 + 50
HS làm bài, chữa bài. GV quan sát giúp đỡ HS.
- Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S.
HS làm bài, chữa bài. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài. GV lưu ý HS đổi 2 chục = 20
HS làm bài, chữa bài.
GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 Thể dục
Trò chơi vận động
I. Mục tiêu :
- Làm quen với chuyển cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức nhất định.
- Làm quen với trò chơi " Kéo cưa lừa xẻ ". Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi ở mức ban đầu ( chưa có vần điệu ).
II. Địa điểm, phương tiện :
 - Trên sân trường. GV chuẩn bị còi và kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi và một số quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp :
1. Phần mở đầu :
- GV phổ biến yêu cầu bài học. GV để cán sự lớp tập hợp lớp.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Đi thường theo nhịp và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục : 1 lần, mỗi động tác 2 X 8 nhịp, do cán sự điều khiển, GV giúp đỡ.
2. Phần cơ bản :
- Trò chơi : " Kéo cưa lừa xẻ " 6- 8 phút.
GV cho HS đứng theo từng đôi một quay mặt vào nhau ( theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn ). GV sửa chữa, uốn nắn cách cầm tay và tư thế đứng chuẩn bị, sau đó HS bắt đầu cuộc chơi. GV giới thiệu cho HS cách chơi kết hợp có vần điệu.
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người : 8 - 10 phút.
GV cho HS cả lớp tập hợp thành 2 hoặc 4 hàng dọc, sau đó quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một. Tiếp theo dàn đội hình sao cho từng đôi một cách nhau 1,5 - 3 m. Trong mỗi hàng, người nọ cách người kia tối thiểu 1 m.
GV cho từng nhóm HS tự chơi.
3. Phần kết thúc :
- HS chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 30 - 40 m.
- Tập động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục : 2 x 8 nhịp.
- Đi thường theo nhịp và hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài học. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2010
 Toán (bs)
Luyện tập : Cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100
I. Yêu cầu : 
- Giúp HS : 
+ Củng cố về kĩ năng làm tính cộng, tính trừ các số trong phạm vi 100.
+ Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm.
+ HS biết nhận biết bước đầu về quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ.
II. Lên lớp :
1. ổn định tổ chức :
2. Bài tập ở lớp :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
43 + 25 68 - 25 67 - 45 52 + 36 94 - 94
HS làm bài, chữa bài.
GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Bài 2 : Tính nhẩm
50 + 30 = 60 + 8 =
 80 - 50 = 68 - 60 =
 80 -30 = 68 - 8 =
35 + 20 + 30 = 98 - 18 - 50 =
29 + 30 + 10 = 54 - 14 + 35 =
HS làm bài, đổi vở kiểm tra bài cho bạn.
GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Bài 3 : HS đọc bài toán.
 HS giải bài toán, HS chữa bài.
Bài 4 : HS làm bài, chữa bài.
 HS đổi vở kiểm tra bài cho bạn.
Bài 5 : Số
HS nêu yêu cầu bài, HS chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV khen ngợi HS làm bài nhanh đúng.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 Tiếng việt (bs)
Luyện tập : Chuyện ở lớp
I.Yêu cầu :
- HS đọc viết đúng các tiếng, các câu có vần uôc hay uôt.
- HS hiểu được nội dung bài tập đọc : Chuyện ở lớp.
- HS làm đúng các bài tập trong nội dung bài : Chuyện ở lớp.
II. Lên lớp: 1. ổn định tổ chức.
 2. Bài tập ở lớp:30’
- Bài 1: Viết câu chứa tiếng có vần :
+ uôc :.....................................................................................................................
+ uôt :.....................................................................................................................
 HS làm bài, đổi vở kiểm tra bài cho bạn. GV quan sát giúp đỡ HS.
HS đọc lại các câu.
- Bài 2: Nối đúng từ ngữ. HS nối các câu thơ " Mẹ có biết ở lớp " với các việc bạn nhỏ ( trong bài thơ ) đã kể cho mẹ nghe.
HS làm bài, chữa bài. 
HS đọc lại các từ ngữ vừa tìm được.
- Bài 3 : Mẹ yêu cầu bạn nhỏ " nói mẹ nghe ở lớp" điều gì ? Đánh dấu X vào ô trống trước điều mẹ yêu cầu bạn nhỏ nói cho mẹ nghe.
 Cô giáo khen thế nào ?
 Con giúp bạn điều gì ? 
 Con đã ngoan thế nào ?
	 Con viết đẹp ra sao ?
- Bài 4 : HS tìm tiếng có vần uôt, uôc. GV cho HS các tổ thi nhau tìm nhanh các câu có tiếng có vần " uôc, uôt ".
3. Củng cố- dặn dò:5’
- HS đọc bài.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 .
 Tự học
Thi hát và biểu diễn
I. Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu, hát hay, biểu diễn đẹp.
- Rèn luyện phong thái biểu diễn cho HS.
II. Chuẩn bị :
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 : Hát ôn các bài hát đã học 20’
- GV đệm cho HS hát tất cả các bài hát đã học.
- Nhắc nhở HS khi thì phải hát to, rõ lời, biểu diễn đẹp.
- GV đánh giá.
- Chia nhóm, tổ hát thi.
- HS hát cá nhân - HS làm mẫu.
Hoạt động 2 : Thi biểu diễn và thi hát 10’
- GV gọi lần lượt HS lên hát và biểu diễn.
- Đánh giá HS hát, múa có kĩ thuật ( Hát to, nhỏ, tròn chữ, độ ngân đúng, mắt nhìn ngang tầm, múa đẹp, mềm mại.)
- HS biểu diễn theo nhóm, tổ.
Hoạt động 3 : Dặn dò :5’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2010
 Tiếng việt (bs)
Luyện tập : Mèo con đi học
I. Yêu cầu : 
- HS đọc, viết đúng các tiếng có vần : ưu, ươu.
- HS làm đúng các bài tập chính tả.
- Mở rộng vốn từ cho HS.
II. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài tập ở lớp. 30’ 
Bài 1 : HS tìm tiếng ngoài bài có vần 
+ ưu : ...............................................................................................................
+ ươu : ................................................................... ...........................................
HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.
 Bài 2 : Viết câu có tiếng có vần.
+ ưu : ....................................................................................................................
+ ươu : ..................................................................................................................
HS đọc lại các câu vừa tìm được.
GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
Bài 3 : HS làm bài, chữa bài.
HS đọc lại các từ ngữ vừa tìm được.
Bài 4 : Điền chữ : r, d, gi.
Cửa hàng bán bánh giày.
Công nhân đang dựng dàn dáo.
Em bé vo gạo bằng rá.
HS đọc lại các câu vừa tìm được.
3. Củng cố - dặn dò5’
- HS đọc bài.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 Tự học
tô chữ hoa n (phần b) 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Tô gọn nét các chữ n (viết hoa kiểu 2). Viết đúng các vần và từ: oc, ooc, vải vóc, quần soóc trong vở tập viết. 
2. Kỹ năng: Viết đúng tốc độ, đảm bảo kỹ thuật.
3. Thái độ: Có ý thức viết nắn nót, cẩn thận và giữ vở sạch chữ đẹp.
ii - đồ dùng.
Bảng con + mẫu chữ. 
iii - hoạt động dạy - học. 30’
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn tô các chữ: n (viết hoa kiểu 2)
T viết mẫu n (viết hoa kiểu 2)
Chú ý: Hướng dẫn H viết đúng kỹ thuật.
3. Yêu cầu HS tô chữ: n (viết hoa kiểu 2) và viết vần từ trong vở tập viết: oc, ooc, vải vóc, quần soóc.
HS quan sát mẫu chữ
HS viết bảng con 
HS sử dụng vở tập viết
T chỉnh sửa tư thế ngồi viết đúng cho H.S
4. Chấm bài - nhận xét.5’

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan30 sang, chieu.doc