Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

TẬP ĐỌC

TIẾT 37 + 38 NGƯỠNG CỬA

I. Mục tiêu :

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi

men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 - Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa. Trả lời được câu hỏi 1, 2( SGK).

 - Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăt, ăc.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh hoạ.

 HS : Bộ ghép chữ Tiếng Việt, bảng con.

III. Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1.

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 01/04/2010
 Giảng: Thứ hai, 05/04/2010.
Tuần 31
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 37 + 38 Ngưỡng cửa 
I. Mục tiêu :
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi 
men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa. Trả lời được câu hỏi 1, 2( SGK).
 - Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăt, ăc. 
II. Chuẩn bị: 
 GV: Tranh minh hoạ. 
 HS : Bộ ghép chữ Tiếng Việt, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1.
A. ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Người bạn tốt và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- HD HS xem tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bức tranh vẽ em bé đang làm gì?
2. HD luyện đọc:
a. GV đọc mẫu: Giọng thiết tha, trìu mến.
b. HD HS luyện đọc:
+ Luyện đọc các tiếng, từ ngữ( SGK), các từ ngữ khác.
+ Giải nghĩa các từ ngữ khó: 
 - Luyện đọc câu: 
- Luyện đọc đoạn, bài:
* Thi đọc trơn cả bài:
- GV nhận xét.
- Đọc đồng thanh:
3. Ôn các vần ăt, ăc. 
- Nêu YC 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần ăt
- Nêu YC 2 SGK: Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng có vần ăt hoặc vần ăc.
- GV ghi nhanh lên bảng:
 + Mẹ dắt bé đi chơi.
 + Chị biểu diễn lắc vòng.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a. Tìm hiểu bài đọc.
- Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa? 
- Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đâu?
+ GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
c. Luyện nói theo nội dung bài: 
 - HD HS quan sát tranh SGK.
* VD: + Bước qua ngưỡng cửa, bạn Hà đi đến trường.
 + Từ ngưỡng cửa, bạn Nam đi đá bóng.
- Nhận xét, khen ngợi HS .
- 2, 3 HS đọc bài - TLCH.
- Quan sát.
- Em bé đang bước qua ngưỡng cửa.
- Đọc cá nhân, ĐT.
- Phân tích một số tiếng khó - ghép.
- Đọc tiếp nối từng dòng thơ..
- HS đọc tiếp từng khổ thơ. 
- 2 HS đọc toàn bài 
- Cá nhân, nhóm, bàn thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài( 1 lần).
- HS tìm và đọc - phân tích: dắt.
- Quan sát tranh - Thảo luận nhóm.
- Các nhóm đọc tiếng tìm được.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc ĐT.
-
- 1, 2 HS đọc khổ thơ 1. Cả lớp đọc thầm và TLCH.
- Mẹ dắt em bé..
- 2, 3 HS đọc khổ thơ 2 và 3 .
- Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa đi tới trường và đi xa hơn nữa.
- 3, 4 HS đọc toàn bài.
- Đọc YC của bài
 - Quan sát tranh minh hoạ, thực hành hỏi và trả lời câu hỏi.
- 1 HS khá nói mẫu.
- HS luyện nói theo nhóm.
- các nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn người nói hay.
5. Củng cố -Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau: Kể cho bé nghe.
 ÔN Tiếng Việt
Tiết 115 Luyện viết: Ngưỡng cửa 
 I. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện viết được khổ thơ 1 - 2 trong bài Ngưỡng cửa. Trình bày đúng khoảng cách các chữ, nét nối, dấu phụ,
- HS có ý thức giữ gìn sách vở - Rèn luyện chữ viết thường xuyên.
II. Chuẩn bị:
 GV : Bảng phụ.
 HS : Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy- học 
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- KT bài viết tiết trước của những HS viết chưa đạt yêu cầu.
- Nhận xét, chấm điểm, sửa lỗi.
3. Dạy bài mới:
* Luyện viết bảng con.
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết 
 ( khổ thơ 1 - 2)
- Nhận xét, bổ sung.
- HD tìm chữ dễ viết sai.
- Nhận xét, sửa sai.
* HD viết vở:
- Nêu yêu cầu: 
- HD HS viết.
Lưu ý: Cách cầm bút, đặt vở, trình bày khổ thơ, ...
- Đọc cho HS viết.
- Theo dõi, uốn nắn giúp đỡ HS.
- Đọc soát:
- Chấm bài, nêu nhận xét.
- HS hát. 
- Nghe, sửa lỗi.
- Quan sát - 2 , 3 HS nhìn bảng đọc (lớp đọc thầm).
 - Nhận xét về cách trình bày dòng thơ, khổ thơ, khoảng cách các chữ
- HS Tìm : quen, dắt vòng,
- Viết bảng con
- Đọc lại nội dung bài viết.
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở
- Dùng bút chì soát lỗi.
- Nghe, rút kinh nghiệm để viết tốt hơn.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - YC HS viết lại trên bảng con (những chữ viết sai).
 - Nhận xét chung giờ học.
Đạo đức
 Tiết 31 Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( T. 2)
I. Mục tiêu: 
 - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với c/s của con người.
 - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
 - Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng,; Biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện .
 - Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với MT sống(HS K - G).
II. Chuẩn bị:
 GV: Điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyềnTE.
 HS: Vở BT.
III.Cỏc hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
- HS quan sát tranh SGK.
+ GV nêu yêu cầu:
- HS làm bài tập. 
- Một số HS trình bày trước lớp.
GV KL: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai theo tình huống BT 4. 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các bạn nhỏ đang làm gì ?
GV KL: nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn
- Các nhóm đóng vai trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.
- Chia tổ - Giao nhiệm vụ:
+ Nhận bảo vệ, chăm sóc cây ở đâu?
+ Vào thời gian nào?
+ Bằng những việc làm cụ thể nào?
- Từng tổ HS thảo luận.
+ Ai phụ trách từng việc?
GV KL: Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh .
Hoạt động 4:
- Cho HS đọc đoạn thơ trong vở BT.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét chung tiết học.
- Đại diện các tổ lên đăng kí và trình bày kế hoạch hành động của mình.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS đọc CN, ĐT.
- HS hát bài: Ra chơi vườn hoa.
 Soạn: 02/04/2010.
 Giảng: Thứ ba, 06/04/2010.
Toán
Tiết 121 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ( không nhớ)trong phạm vi 100; bước đầu 
 nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
- HS Khá - Giỏi làm hết BT trong SGK.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ.
 HS: Que tính.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy học bài mới:
* HD HS luyện tập.
- Nhắc lại kĩ thuật đặt tính và cách thực hiện phép tính.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- HD và làm mẫu.
- Nêu YC - Cách làm - Làm bảng con.
 34 42 76 76
 + + - - 
 42 34 34 42 
 76   
Bài 2: Viết phép tính thích hợp.
- HD HS quan sát hình vẽ.
- Chữa bài - Nêu nhận xét.
- 2 - 3 HS làm bài trên bảng lớp.
- Quan sát hình vẽ - Viết phép tính vào vở.
 42 + 34 = 76
 34 + 42 = 76
 76 - 42 = 34
 76 - 34 = 42
Bài 3:
- HD HS thực hiện phép tính, so sánh rồi điền dấu thích hợp.
- Nêu yêu cầu - Làm bảng con.
 30 + 6 = 6 + 30
 45 + 2 < 45 + 3
 55 > 50 + 4
Bài 4: Đúng ghi đ, sai ghi s( Theo mẫu).
- Nêu yêu cầu - Làm bài vào phiếu.
- Chữa bài trước lớp.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Bài củng cố nội dung gì?
- Nhận xét chung tiết học. 
- Chuẩn bị tiết học sau.
Chính tả 
Tiết 13 Ngưỡng cửa
I. Mục tiêu:
 - Chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: 20 chữ trong khoảng 
 8 - 10 phút.
	- Điền đúng vần ăt hay ăc; chữ g hay gh vào chỗ trống. 
	- Làm được BT 2,3 ( SGK).
II. Chuẩn bị: 
	GV: Bảng phụ viết sẵn bài viết.
	 HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- KT bài viết tiết trước. 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
- Nhận xét .
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn học sinh tập chép 
+ Treo bảng phụ( có bài viết )
- Tìm tiếng khó viết: 
- Phân tích tiếng khó và viết bảng.
- Hướng dẫn và sửa sai cho HS .
+ Viết chính tả:
- Quan sát, uốn nắn cách ngồi  
+ Soát lỗi: 
- HD HS gạch chân chữ viết sai, .
- Chữa trên bảng những lỗi phổ biến.
- Chấm một số bài tại lớp - Nêu nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Điền vần: ăt hay ăc?
- Nhận xét - Chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 3: Điền chữ: g hay gh?
- Thi làm BT nhanh, đúng .
- Chữa bài, nhận xét.
- Lời giải:
 .gấp truyện, ghi .,ghế..
- Hát.
- Thực hiện theo HD của GV.
- Quan sát trên bảng phụ.
- HS nhìn bảng đọc đoạn văn - lớp đọc thầm.
- HS tìm: đường, chờ,
- 2 HS viết trên bảng lớp - Lớp viết bảng con. 
- Chép bài vào vở.
( chú ý cách cầm bút và tư thế ngồi)
- Theo dõi, soát lỗi - Ghi lỗi ra lề vở.
- Theo dõi.
- Nghe, sửa lỗi.
- Làm bài vào vở - Chữa bài.
- Lời giải: Họ bắt tay chào nhau.
 Bé treo áo lên mắc.
- Nêu YC.
- HS nhắc lại quy tắc CTả: g, gh - Lấy VD minh hoạ.
- 2 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học.
 - Luyện viết thêm ở nhà.
Tập viết
Tiết 7 Tô chữ hoa Q, r 
I. Mục tiêu: 
	- Tô được các chữ hoa: Q, R.
 - Viết đúng các vần: ăt, ăc, ươt, ươc; các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2.
 - Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở TViết 1( HS khá - giỏi). 
II. Chuẩn bị: 
	GV: - Mẫu chữ viết hoa: Q, R. 
	 - Bảng phụ viết sẵn các chữ viết hoa.
 HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài viết ở nhà tiết trước. 
- Chấm điểm, nêu nhận xét. 
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
- Nêu MT tiết học.
b. Hướng dẫn tô chữ hoa: Q, R.
+ Treo bảng có viết chữ hoa. 
- Hướng dẫn quan sát và nhận xét 
 ( Lần lượt từng chữ hoa).
- Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét .
- Nêu quy trình viết (vừa viết vừa tô chữ trong khung chữ ).
- HD viết bảng con( Từng chữ hoa).
c. Hướng dẫn viết vần , từ ngữ ƯD
 ( Treo bảng phụ)
- HD HS nhận xét về cách đặt dấu thanh, cách nối nét,
- Hướng dẫn viết trên bảng con .
- Nhận xét.
d. Hướng dẫn viết vào vở.
- Quan sát, uốn nắn, nhắc nhở tư thế,
cách cầm bút,.
- Chấm, 1số bài - chữa lỗi.
- Hát. 
- Thực hiện theo YC GV.
- Quan sát chữ trên bảng phụ.
- NX về số lượng nét và kiểu nét, độ cao các chữ cái, khoảng cách các chữ,
- Quan sát .
- Viết vào bảng con: Q, R.
- 1 - 2 HS đọc - Lớp đọc ĐT.
- Nêu nhận xét.
- Viết vào bảng con
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút,
- HS tập tô chữ hoa; tập viết các vần; các từ ngữ theo mẫu chữ trong vở TV1/2
- Nghe, chữa lỗi.
4. Củng c ... ng dạy - học :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài
* HD luyện tập:
Bài 1: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
Bài 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
 a. 11 giờ; b. 5 giờ; c. 3 giờ; d.6 giờ.
 e. 7 giờ ; g. 8giờ ; h.10 giờ; i.12 giờ.
- GV đọc cho HS quay trên mô hình đồng hồ.
Bài 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp( theo mẫu). 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Trò chơi:
 “Thi xem đồng hồ đúng, nhanh”.
- HD cách chơi: GV quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ từng giờ đúng. GV nêu câu hỏi để HS trả lời. 
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài.
 - Nhận xét chung tiết học.
 - Chuẩn bị tiết học sau.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài - Chữa bài.
- HS sử dụng mô hình đồng hồ quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ giờ đúng.
- Nêu yêu cầu.
- HS nối.
- Trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét. 
- HS chơi thi đua theo nhóm.
- Nhận xét phân thắng, thua.
Chính tả
Tiết 14 Kể cho bé nghe
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10 - 15 phút .
 - Điền đúng chữ ng hay ngh; vần ươc hay ươt vào chỗ trống. 
 - Làm được BT 2, 3 ( SGK).
II. Chuẩn bị: 
	GV: Bảng phụ viết sẵn bài viết.
	 HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. Ôn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nhắc lại quy tắc chính tả: ng, ngh - Nêu VD. 
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả. 
+ Treo bảng phụ( có bài viết )
- GVđọc mẫu.
- Tìm tiếng khó viết trong bài.
- Phân tích tiếng khó và viết bảng.
- Hướng dẫn và sửa sai cho HS .
+ Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết.
- Quan sát, uốn nắn cách ngồi đúng tư thế,. Viết hoa đầu mỗi dòng thơ.
+ Soát lỗi: Đọc thong thả , đánh vần lại tiếng khó. HD HS gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề vở.
- Chữa trên bảng những lỗi phổ biến.
- Chấm 1số bài tại lớp - nêu nhận xét
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Điền vần: ươc hoặc ươt?
 ( Treo bảng phụ viết sẵn ND BT).
- HD HS làm bài.
- Nhận xét - Chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 3: Điền chữ: ng hoặc ngh?
- Chép nội dung BT lên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
- Hát 1 bài .
- 2, 3 HS nêu.
- Quan sát trên bảng phụ.
- HS nhìn bảng đọc bài viết - Lớp đọc thầm.
- HS tìm: chăng, quay tròn, cối xay,.
- 2, 3 HS viết trên bảng lớp - Lớp viết bảng con. 
- Nghe - viết bài vào vở.
( chú ý cách cầm bút và tư thế ngồi)
- Theo dõi, soát lỗi - Ghi lỗi ra lề vở.
- Nghe, sửa lỗi.
- Đọc YC - Thi làm nhanh BT.
- HS đọc bài vừa điền: Mái tóc rất mượt;
Dùng thước đo vải. 
- Lớp đọc thầm yêu cầu BT.
- Quan sát tranh SGK - Làm bài vào vở.
- Chữa bài.
4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét chung tiết học.
 	 - Luyện viết thêm ở nhà.	
Kể chuyện
Tiết 7 Dê con nghe lời mẹ
I. Mục tiêu: 
	- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
 - Kể được toàn bộ câu chuyện( HS khá - giỏi).
II. Chuẩn bị: 
	 GV: - Tranh minh họa truyện kể; bảng phụ.
 	 HS: Mặt nạ Dê mẹ, Dê con, Sói.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Câu chuyện Sói và Sóc giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Giáo viên kể chuyện 
- Giáo viên kể với giọng diễn cảm .
- Kể lần 1: 
- Kể lần 2 - 3: Kết hợp từng tranh minh họa. 
c. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh .
* Tranh 1: GV nêu yêu cầu 
- Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
- Câu hỏi dưới tranh là gì?
* Tranh 2, 3, 4:
( HD HS tương tự như tranh 1)
d. HD HS kể toàn bộ câu chuyện.
e. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện.
- Vì sao Sói lại tiu nghỉ, cúp đuôi bỏ đi?
- Truyện khuyên ta điều gì?
- Bình chọn CN, nhóm kể hay, nói đúng ý nghĩa câu chuyện.
- Hát.
- HS nêu .
- Lắng nghe 
- HS biết câu chuyện 
- HS nhớ câu chuyện.
- Nghe QS tranh minh hoạ.
- HS xem tranh trong SGK, đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh .
+ Dê mẹ lên đường đi kiếm cỏ.
- Mỗi tổ cử đại diện em thi kể đoạn 1.
- HS khác lắng nghe, nhận xét .
- 4 HS đóng vai( Dê mẹ, Dê con, Sói, người dẫn chuyện) diễn lại câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố - Dặn dò 
	- Giáo viên nhận xét giờ
- Tuyên dương em có ý thức học tập tốt .
	- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe .
Hoạt động tập thể
Tiết 31 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 - Tổng kết các hoạt động trong tuần.
 - Nêu nhận xét ưu, khuyết điểm. Đề ra biện pháp khắc phục.
 - Đề ra phương hướng tuần 32.
II. Cách tiến hành:
1.Nhận xét các hoạt động tuần:
a. Lớp trưởng điều khiển:
- Các tổ báo cáo các hoạt động của tổ.
b. GV nêu nhận xét chung:
 Ưu điểm: 
 - Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép, đoàn kết, biết giúp đỡ bạn .
 - Học tập: 
 + Học tập có nhiều cố gắng trong học tập.
 + Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài, có ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ như: Mai Linh, Vinh, Huyền, Cường,
 + Luôn có ý thức, tự giác trong học tập: Hà Linh, Huyền, Thức,
 - Các hoạt động khác: 
 Thể dục, múa hát tập thể thực hiện thường xuyên, có nền nếp. Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường, lớp, khu vực tương đối sạch sẽ.
 - Thường xuyên chăm sóc cây cảnh .
 - Duy trì tốt hoạt động đội, hoạt động ngoại khóa.
 - Hưởng ứng cuộc thi Em hát dân ca. 
Tồn tại:
 - Chữ viết ẩu, chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ học: Luận, N.Hoàng.
 - ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập chưa tốt; vở còn để bẩn, nhàu 
 nát, tẩy xoá nhiều. 
 2. Phương hướng tuần tới:
 - Khắc phục những tồn tại của tuần 31. 
 - Phát huy tinh thần giúp bạn cùng tiến trong mọi hoạt động.
 - Nâng cao chất lượng dạy và học.
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
 - Duy trì các hoạt động tập thể, hoạt động đội.
 Ôn Toán
Tiết 93 Luyện tập các ngày trong tuần lễ. 
 Đồng hồ. Thời gian
I. Mục tiêu: 
Củng cố cho HS về: 
 - Các ngày trong tuần lễ, biết tên các ngày; biết đọc thứ, ngày, thángtrên lịch. 
 - Kĩ năng xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
II. Chuẩn bị :
 GV : Mô hình đồng hồ; quyển lịch.
 HS : Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. 1.Kiểm tra bài cũ:
2.Dạy bài mới
* Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Nối đồng hồ với câu TL đúng.
- Phát phiếu BT - HD HS làm.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài cá nhân trên phiếu.
Học sinh chào cờ lúc 8 giờ ẳ
Học sinh ăn trưa lúc 11 giờ ắ
Em tập thể dục lúc 6 giờ ẵ
Em đi học lúc 8 giờ Á
Bài 2:
 Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng
9 giờ
10 giờ
2 giờ
4 giờ
 ¿ º
 á À
- Chữa bài.
- Nêu yêu cầu BT.
- Làm bài theo nhóm.
- Chữa bài.
Bài 3:
Nối các ngày trong tuần lễ với ngày đi học, ngày nghỉ
- HD HS làm bài vào vở - GV chấm chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài.
 - Nhận xét chung tiết học.
Chủ nhật
Ngày nghỉ
Thứ sáu
Thứ hai
Thứ tư
Thứ ba
Thứ năm
Thứ bảy
Ngày đi học
 - Ôn Tiếng Việt
Ôn Tiếng Việt
Tiết 118 Ôn kể chuyện: Dê con nghe lời mẹ
I. Mục tiêu : 
* Giúp HS :	
 - Luyện kể lại chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con bết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
 - Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh( HS khá - giỏi).
II. Chuẩn bị: 
	 GV: Tranh minh họa truyện kể; Đồ dùng đóng vai.
 HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại chuyện Sói và Sóc. Nêu nội dung câu chuyện.
3. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài 
a. Giáo viên kể chuyện: 
- Kể lần 1.
- Kể lần 2 - 3 kết hợp từng tranh minh họa
b. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
* Tranh 1: GV nêu yêu cầu 
- Trước khi đi, Dê mẹ dặn con thế nào?
- Nhận xét về giọng kể, cử chỉ, điệu bộ, nội dung,.
* Tranh 2, 3, 4:
 ( HD HS tương tự như tranh 1)
c. Hướng dẫn học sinh kể phân vai toàn bộ câu chuyện ( HS khá - giỏi). 
* GV chia nhóm ( mỗi nhóm gồm 4 em đóng vai theo nội dung câu chuyện ) thi kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương, cho điểm.
d. Giúp các em hiểu ý nghĩa truyện .
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
* Truyện khuyên ta cần biết vâng lời bố, mẹ và người lớn trong nhà.
- Hát.
- 2 HS kể, 1HS nêu nội dung.
- Lắng nghe 
- Nghe QS tranh minh hoạ.
- HS xem tranh trong SGK, đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
+ Mẹ đi vắng, các con phải đóng chặt cửa...
- Thi kể đoạn 1.
- Nhận xét .
- Quan sát tranh. 
- Đọc câu hỏi dưới tranh.
- Luyện kể phân vai theo nhóm.
- Thi kể phân vai.
- Nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS nhắc lại.
4. Củng cố - Dặn dò: 
	 - Giáo viên nhận xét chung giờ học .
 - Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
ÔN Mĩ thuật
Tiết 31 Ôn bài: Vẽ cảnh thiên nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố kĩ năng: 
 - Quan sát, nhận xét thiên nhiên xung quanh.
 - Vẽ & vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản.
 - Vẽ được cảnh thiên nhiên có nhiều hình ảnh, màu sắc theo ý thích( HS Khá - Giỏi).
II. Chuẩn bị:
 GV: Một số tranh, ảnh phong cảnh. 
 HS: Vở vẽ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu một số tranh, ảnh để HS biết được sự phong phú của thiên nhiên.
- Hình ảnh trong tranh:
- HS quan sát và nêu được:
+ Cảnh sông biển;
+ Cảnh đồi núi;
+ Cảnh đồng ruộng;
+ Cảmh phố phường;
+ Cảnh hàng cây ven đường;.
+ Biển, thuyền, mây,.
b. HD cách vẽ:
+ Núi, đồi, cây,
+ Cánh đồng, con đường,.
- HS nhắc lại:
- Gợi ý để HS vẽ tranh:
+ Các hình ảnh chính.
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Vẽ thêm hình ảnh cho tranh sinh động.
- HD vẽ màu theo ý thích:
+ Vẽ màu vào các hình.
+Vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh.
+ Vẽ màu thay đổi: có đậm, có nhạt.
+ Hình ảnh chính: nhà, cây, 
+ Hình ảnh chính: vẽ to vừa phải.
+ Vẽ thêm h/ả: vườn hoa, ao cá,
c. Thực hành: 
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài vẽ.
- Trưng bày bài vẽ:
- HD nhận xét về: Hình vẽ& cách sắp xếp
 Màu sắc và cách vẽ màu
- Thực hành làm bài cá nhân - vẽ theo ý thích của mình.
- Tô màu theo ý thích.
- Trưng bày bài theo nhóm.
- Bình chọn bài vẽ.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà quan sát trước đường diềm trên váy, áo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31- the.doc