Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 (tham khảo)

Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 (tham khảo)

Tập đọc

CÂY BÀNG

I.Mục tiêu:

-Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.

-Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.

-Ôn các vần oang, oac; tìm được tiếng trong bài có vần oang, tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oa.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Ảnh một số loại cây trồng ở sân trường.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

_ Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành

_ Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 19 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 (tham khảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 27/04/09
Tập đọc
CÂY BÀNG
I.Mục tiêu:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
-Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.
-Ôn các vần oang, oac; tìm được tiếng trong bài có vần oang, tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oa.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Ảnh một số loại cây trồng ở sân trường.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : (5’)
2.Bài mới: (30’)
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc rõ, to, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách đọc nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần oang, oac.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập1:
Tìm tiếng trong bài có vần oang ?
Bài tập 2:
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần oang hoặc oac ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1: (5’)
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Cây bàng thay đổi như thế nào ? 
Vào mùa đông ?
Vào mùa xuân ?
Vào mùa hè ?
Vào mùa thu ?
Theo em cây bàng đẹp nhất vào lúc nào ?
Luyện nói:
Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
Giáo viên tổ chức cho từng nhóm học sinh trao đổi kể cho nhau nghe các cây được trồng ở sân trường em. Sau đó cử người trình bày trước lớp.
Tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
5.Củng cố: (5’)
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: (1’) Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. 
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Khoảng.
Học sinh đọc câu mẫu SGK.
Bé ngồi trong khoang thuyền. Chú bộ đội khoác ba lô trên vai.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các câu chứa tiếng có vần oang, vần oac, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều câu nhóm đó thắng.
2 em.
Mẹ mở toang cửa sổ. Tia chớp xé toạc bầu trời đầu mây 
Cây bàng khẳng khiu trụi lá.
Cành trên cành dưới chi chít lộc non.
Tán lá xanh um che mát một khoảng sân.
Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá
Mùa xuân, mùa thu.
Học sinh quan sát tranh SGK và luyện nói theo nhóm nhỏ 3, 4 em: cây phượng, cây me tây, cây tràm, cây dầu 
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
Mục tiêu:
Học sinh được củng cố về đếm, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
Đo độ dài đoạn thẳng có số đo bé hơn hoặc bằng 10 cm.
Rèn luyện kỹ năng làm tính nhanh.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên:	Đồ dùng phục vụ luyện tập, trò chơi.
Học sinh:	Vở bài tập.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
5’
2’
Ổn định:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu: Ôn tập các số đến 10.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Cho học sinh làm vở bài tập trang 59.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
Lưu ý mỗi vạch 1 số.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Đọc các số từ 0 đến 10.
Số lớn nhất có 1 chữ số là số mấy?
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Giáo viên đọc câu đố, đội nào có bạn giải mã được nhanh và đúng sẽ thắng.
Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả là mười
Mái hơn tám con
Còn là gà trống
Đố em tính được
Nhận xét.
Dặn dò:
Sửa lại các bài còn sai ở vở 2.
Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 10.
Hát.
Học sinh làm vào vở bài tập.
Viết số thích hợp.
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
Điền dấu >, <, =
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Viết số theo thứ tự.
Học sinh làm bài.
Thi đua sửa ở bảng lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài.
Đổi vở kiểm bài.
Học sinh đọc.
 số 9.
Học sinh chia 2 đội thi đua.
Nhận xét.
Thứ ba 28/04/09 
ĐẠO ĐỨC
NỘI DUNG DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 Tập viết
 TÔ CHỮ HOA U, Ư , V
I.Mục tiêu:-Giúp HS biết tô chữ hoa U, Ư, V
 -Viết đúng các vần oang, oac, ăn, ăng các từ ngữ: khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết
 II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: U, Ư, V đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: (5’)
2.Bài mới : (30’)
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ U, Ư, V
Nhận xét học sinh viết bảng con.
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết bảng con.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
4.Củng cố : (5’)
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ S, T
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: (1’) Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa U, Ư, V trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
Chính tả (tập chép)
CÂY BÀNG
I.Mục tiêu:
-HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn cuối trong bài: Câu bàng.
	-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần oang hoặc oac, chữ g hoặc gh.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có VBT.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : (5’)
2.Bài mới: (30’)
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm đoạn văn cần chép và tìm những tiếng thường hay viết sai viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
Thực hành bài viết (tập chép).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò: (2’)
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Học sinh nhắc lại.
2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các t ... øi mới:
Giới thiệu: Ôn tập các số đến 10.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
Lưu ý mỗi vạch 1 số.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Đọc các số từ 0 đến 10.
Số lớn nhất có 1 chữ số là số mấy?
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Giáo viên đọc câu đố, đội nào có bạn giải mã được nhanh và đúng sẽ thắng.
Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả là mười
Mái hơn tám con
Còn là gà trống
Đố em tính được
Nhận xét.
Dặn dò:
Sửa lại các bài còn sai ở vở 2.
Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 10.
Hát.
Viết số thích hợp.
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
Điền dấu >, <, =
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Viết số theo thứ tự.
Học sinh làm bài.
Thi đua sửa ở bảng lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài.
Đổi vở kiểm bài.
Học sinh đọc.
 số 9.
Học sinh chia 2 đội thi đua.
Nhận xét.
SINH HOẠT LỚP
MỤC TIÊU:
Tổng kết tuần học tập vừa qua.
Phương hướng tuần sau.
HS có ý thức vươn lên trong học tập.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Giáo viên: Phương hướng tuần sau.
Học sinh: Tổng kết điểm các mặt.
 NỘI DUNG SINH HOẠT:
Khởi động: Hát bài hát ngắn.
Lên lớp:
Tổng kết tuần học vừa qua:
Lớp trưởng điều động tiết sinh hoạt.
Các tổ trưởng báo cáo kết quả học tập của từng thành viên về các mặt: Học tập, Đạo đức, chuyên cần
Lớp phó học tập ghi bảng, tổng kết.
Lớp trưởng nhận xét:
Tuyên dương tập thể : Tổ ...
Tuyên dương các nhân: 
Điểm 10 cao nhất: .
Phê bình: ..
GV nhận xét chung.
3.Phương hướng tuần sau:
Thực hiện chương trình tuần .
Không chửi thề, nói tục
HS thực hiện đúng nội quy trường lớp.
Chăm sóc bồn hoa, cây kiểng.
Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Thứ sáu 24/04/09
TẬP ĐỌC
SAU CƠN MƯA
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực. Luyện đọc các câu tả cảnh.
-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Ôn các vần ây, uây; tìm được tiếng trong bài có vần ây, tiếng ngoài bài có vần ây, uây.
Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẽ sau trận mưa rào.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : (5’)
2.Bài mới: (30’)
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm đều, tươi vui)
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực. 
Cho học sinh ghép bảng từ: quây quanh, nhởn nhơ.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Đoạn 1: Từ đầu đến “Mặt trời”.
Đoạn 2: Phần còn lại: 
Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần ây, uây:
Tìm tiếng trong bài có vần ây ?
Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây ?
Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1: (5’)
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói (30’)
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi thế nào?
Những đoá râm bụt ?
Bầu trời?
Mấy đám mây bông ?
Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào ?
Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Luyện nói:
Đề tài: Trò chuyện về mưa.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, hỏi chuyện nhau về mưa.
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố: (5’)
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: (1’) Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Ghép bảng từ: quây quanh, nhởn nhơ.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
Thi đọc cá nhân, 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để thi đọc đoạn 1.
Lớp theo dõi và nhận xét.
2 em.
Nghỉ giữa tiết
Mây. 
Đọc các từ trong bài: xây nhà, khuấy bột
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần ây, uây.
2 em đọc lại bài.
Thêm đỏ chót.
Xanh bóng như vừa được giội rửa.
Sáng rực lên.
Học sinh đọc: Gà mẹ mừng rỡ  trong vườn.
2 học sinh đọc lại bài văn.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên và theo mẫu SGK.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
 TNXH
GIÓ
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Nhận xét trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh bằng quan sát và cảm giác.
-Dùng vốn từ riêng để miêu tả cây cối khi có gió thổi và cảm giác.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định : (1’)
2.KTBC: (5’)
3.Bài mới: (30’)
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1 : Quan sát tranh.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết các dấu hiệu khi trời có gió qua tranh, ảnh.
Biết được dấu hiệu khi có gió nhẹ, gió mạnh.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 5 hình của bài trang 66 và 67 và trả lời các câu hỏi sau:
Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió ?
Vì sao em biết là trời đang có gió?
Gió trong các hình đó có mạnh hay không? Có gây nguy hiểm hay không ?
Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên.
Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
Bước 3: Giáo viên treo tranh ảnh gió và bão lên bảng cho học sinh quan sát và hỏi:
Gió trong mỗi tranh này như thế nào?
Cảnh vật ra sao khi có gió như thế nào?
Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ quan sát và trả lời các câu hỏi.
Giáo viên chỉ vào tranh và nói: Gió mạnh có thể chuyển thành bão (chỉ vào tranh vẽ bão), bão rất nguy hiểm cho con người và có thể làm đổ nhà, gãy cây, thậm chí chết cả người nữa.
kết luận: Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão.
Hoạt động 2: Tạo gió.
MT: Học sinh mô tả được cảm giác khi có gió thổi vào mình.
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh cầm quạt vào mình và trả lời các câu hỏi sau: Em cảm giác như thế nào? 
Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Quan sát ngoài trời.
MT: Học sinh nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh ra sân trường và giao nhiệm vụ cho học sinh.
Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ, lá cờ  có lay động hay không?
Từ đó rút ra kết luận gì?
Bước 2: Tổ chức cho các em làm việc và theo dõi hướng dẫn các em thực hành.
Bước 3: Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm.
Giáo viên kết luận: Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
4.Củng cố dăn dò: (5’)
Tổ chức cho học sinh khắc sâu kiến thức bằng câu hỏi:
Làm sao ta biết có gió hay không có gió?
Gió nhẹ thì cây cối, cảnh vật như thế nào? Gió mạnh thì cảnh vật cây cối như thế nào?
Học bài, xem bài mới.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm.
Hình lá cờ đang bay, hình cây cối nghiêng ngã, hình các bạn đang thả diều.
Vì tạo cho cảnh vật lay động (cờ bay, cây nghiêng ngã, diều bay)
Nhẹ, không nguy hiểm.
Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Rất mạnh.
Cây cối nghiêng ngã, nhà cửa siêu vẹo.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi
Mát, lạnh.
Đại diện học sinh trả lời.
Ra sân và hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
Lay động nhẹ –> gió nhe.ï
Lay động mạnh –> gió mạnh.
Học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận ngoài sân trường.
Nhắc lại.
Cây cối cảnh vật lay động –> có gió, cây cối cảnh vật đứng im –> không có gió.
Gió nhẹ cây cối  lay động nhẹ, gió mạnh cây cối  lay động mạnh.
Thực hành ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 33 tham khao.doc