Giáo án Lớp 1 Tuần 34 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Giáo án Lớp 1 Tuần 34 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TẬP ĐỌC

BÁC ĐƯA THƯ

I/ Mục tiêu

 Học sinh đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh , lễ phép. Luyện đọc ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.

 Ôn các vần inh, uynh; tìm được tiếng nói được câu chứa tiếng có vần inh, uynh.

 Hiểu được nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác.

II /Chuẩn bị:

 Giáo viên : Bảng phụ, Học sinh : Sách giáo khoa .

III /Hoạt động dạy và học chủ yếu :

1/ Ổn định lớp :

2/ Kiểm tra bài cũ : Đọc và trả lời câu hỏi (Vương, Thư, Vy)

 Hỏi :Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu , ai đã chạy tới giúp ? ( Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói . Nhưng họ chẳng thấy sói đâu)

 Hỏi :Khi sói đến thật , chú kêu cứu , có ai đến giúp không ? Sự việc kết thúc thế nào ? (Không ai đến giúp.kết cục bầy cừu bị sói ăn thịt)

 Hỏi :Tìm tiếng trong bài có vần it ?( thịt )

 

doc 20 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 34 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 6/05/2007
	Ngày dạy : Thứ hai 07/05/2007
CHÀO CỜ
–&—
TẬP ĐỌC
BÁC ĐƯA THƯ
I/ Mục tiêu 
v Học sinh đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh , lễ phép. Luyện đọc ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
v Ôn các vần inh, uynh; tìm được tiếng nói được câu chứa tiếng có vần inh, uynh.
v Hiểu được nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác. 
II /Chuẩn bị:
v Giáo viên : Bảng phụ, Học sinh : Sách giáo khoa .
III /Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : Đọc và trả lời câu hỏi (Vương, Thư, Vy)
v Hỏi :Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu , ai đã chạy tới giúp ? ( Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói . Nhưng họ chẳng thấy sói đâu)
v Hỏi :Khi sói đến thật , chú kêu cứu , có ai đến giúp không ? Sự việc kết thúc thế nào ? (Không ai đến giúp.kết cục bầy cừu bị sói ăn thịt) 
v Hỏi :Tìm tiếng trong bài có vần it ?( thịt ) 
3/ Dạy học bài mới :
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh
* Tiết 1 : 
Cho học sinh xem tranh. 
Hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Giới thiệu bài, ghi đề bài: Bác đưa thư. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc tiếng, từ (8 phút) 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm + tìm các tiếng trong bài có vần inh. 
- Giáo viên gạch chân tiếng: Minh.
- Giáo viên gạch chân các từ khó: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.
- Hướng dẫn luyện đọc từ, kết hợp giảng từ.
* Hoạt động 2 : Luyện đọc câu . (6 phút). 
- Chỉ thứ tự câu. 
- Chỉ không thứ tự.
* Nghỉ giữa tiết 
* Hoạt động 3 : Luyện đọc đoạn, bài (6 phút)
- Chỉ thứ tự đoạn. 
- Hướng dẫn cách đọc cả bài: Giọng chậm rãi, khoan thai. 
- Luyện đọc cả bài.
* Hoạt động 4 : Trò chơi củng cố (5 phút)
 Treo tranh .
Hỏi: Tìm từ phù hợp với tranh?
Hỏi: Trong tiếng kính, tiếng huỳnh có vần gì? 
Hỏi: Tìm tiếng, từ có vần inh, có vần uynh? 
- Yêu cầu học sinh nói câu có tiếng, từ vừa tìm 
- Gọi học sinh thi đọc cả bài .
* Nghỉ chuyển tiết 
* Tiết 2 : 
* Hoạt động 1: Luyện đọc bài bảng. (10 phút)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
*Hoạt động 2: Luyện đọc SGK. (6 phút)
-Gọi học sinh đọc cả bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm (tìm trong bài có mấy đoạn).
- Luyện đọc từng câu, đoạn, bài.
* Nghỉ giữa tiết : 
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài (8 phút)
- Gọi học sinh đọc đoạn 1
Nhận được thư của bố Minh muốn làm gì ? 
- Gọi học sinh đọc đoạn 2
Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại Minh đã làm gì? 
- Giáo dục học sinh thấy được Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác. 
* Hoạt động 4 : Luyện nói. (6 phút)
Nói lời chào của Minh :
+ Khi gặp bác đưa thư.
+ Khi mời bác uồng nước.
- Gọi 1 học sinh nêu chủ đề.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Gọi các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
Tranh vẽ bác đưa thư 
Cá nhân. 
Theo dõi.
Đọc thầm và phát hiện tiếng: Minh
Học sinh phân tích tiếng, đánh vần tiếng, đọc tiếng: Minh.
Cá nhân. 
Đọc cá nhân.
Nhóm đọc nối tiếp.
Múa hát.
Đọc cá nhân, nhóm, tổ ( nối tiếp )
Cá nhân đọc.Lớp đồng thanh 
Quan sát.
tủ kính, chạy huỳnh huỵch.
kính có vần inh, tiếng huỳnh có vần uynh 
Học sinh tìm và viết vào băng giấy 
Cái áo trắng tinh ,Bố đi họp phụ huynh.
2 em đọc, lớp nhận xét.
Múa hát.
Cá nhân.
Lấy sách giáo khoa.
1 em đọc.
Đọc thầm.
Đọc cá nhân, nhóm, tổ.
Hát múa.
Học sinh đọc đoạn 1.
Minh muốn chạy vào nhà khoe với mẹ 
+ Học sinh đọc đoạn 2
Minh chạy vào nhà rót nước mời bác uống.
Cá nhân.
Thảo luận nhóm 2. 
2 em học sinh 1 em đóng vai Minh , 1 em đóng vai bác đưa thư , Hai em thực hiện cuộc gặp gỡ ban đầu và lúc Minh mời bác đưa thư uống nước 
4/ Củng cố v Thi đọc đúng, diễn cảm (2 em ). Về đọc lại bài nhiều lần 
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I/ Mục tiêu:
vGiúp học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100. Viết số liền trước, liền sau của một số đã cho.
vThực hiện phép cộng, phép trừ các số có hai chữ số. Giải toán có lời văn.
vGiáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II/ Chuẩn bị:
vGiáo viên: Sách giáo khoa.
vHọc sinh: Sách giáo khoa, bảng, vở.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài cũ
vChấm vở bài tập 
3/Dạy học bài mới :
* Hoạt động của giáo viên:
* Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Oâân tập các số đến 100
-Gọi học sinh nêu yêu cầu các bài tập trong sách giáo khoa.
-Bài 1: (3 phút) Yêu cầu học sinh đọc đề và làm bài tập trong sách giáo khoa.
Theo dõi, nhắc nhở
-Bài 2: (5 phút) Yêu cầu học sinh đọc đề và làm bài tập.
-Bài 3: (5 phút) Yêu cầu học sinh đọc đề và làm bài.
Theo dõi học sinh làm bài.
*Nghỉ giữa tiết:
-Bài 4: (5 phút) Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
Theo dõi học sinh làm.
-Bài 5: (7 phút) Yêu cầu học sinh đọc đề, tóm tắt và giải toán.
 Nhắc đề: cá nhân
 HS làm bài trong SGK, vở
Viết số : 38, 28, .
Làm và sửa bài.
Viết số thích hợp
Số liền trước, số đã biết, số liền sau.
 18 19 20
 54 55 56
Làm và sửa bài.
Khoanh số bé nhất.
 39, 34, 76, 28.
Khoanh số lớn nhất.
 66, 39, 54, 58.
Làm, sửa bài.
Múa hát.
Đặt tính rồi tính
 68 – 31; 98 – 51; 
Làm vào vở.
 	 Bài giải
 Số máy bay cả 2 bạn có là:
 12 + 14 = 26 ( máy bay )
 Đáp số: 26 máy bay
4/Củng cố: vThu chấm – Nhận xét., Về ôn bài.
	Ngày soạn: 6/5/2007
	Ngày dạy:Thứ ba8/5/2007
TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA: X,Y
I/ Mục tiêu:
v Học sinh biết tô các chữ hoa X,Y. Viết đúng các vần en, oen; các từ ngư õ: inh, uynh; các từ ngữ: bình minh, phụ huynh.
v Học sinh viết chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết, giãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.
v Giáo dục học sinh viết chữ đẹp, tính cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Bảng phụ các chữ trong bài đã được viết sẵn.Vở, bút, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Học sinh lên viết: ăn, ăng , khăn quàng , măng non . (Tuấn, Trâm, Nhi)
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ X ,Y (5 phút)
-Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- -Cho học sinh thi viết đẹp chữ X,Y
-Giáo viên cho học sinh nhận xét chữ viết
*Hoạt động 2:Hướng dẫn viết (5 phút)
-Gọi học sinh đọc các từ inh, uynh, bình minh , phụ huynh . ia, uya, tia chớp, đêm khuya.
- Giáo viên giảng từ 
-Cho học sinh quan sát các vần và từ ứng dụng trên bảng phụ . 
- phân tích các và từ ứng dụng, nêu cách viết . 
-Cho học sinh tập viết bảng con.
*Nghỉ giữa tiết: 
*Hoạt động 3: Thực hành (13 phút)
-Quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, tô và viết bài vào vở. 
Quan sát chữ X,Y hoa trên bảng phụ. 
Viết trên bìa cứng.
 Lên gắn trên bảng lớp chữ X,Y viết hoa.
Đọc cá nhân , lớp.
Quan sát từ và vần.
inh : i + n + h ; uynh : u + y + n + h
bình minh : bình + minh ; 
Viết các vần và từ vào bảng con.
Hát múa.
Lấy vở tập viết
Đọc bài trong vở.
Tập tô các chữ hoa X
Tập viết các vần, các từ.
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét
v Hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết.
v Cho học sinh xem một số bài viết đẹp để cả lớp học tập.
5/ Dặn dò: v Tập viết bài ở nhà.
–&—
NỘI DUNG TỰ CHỌN : CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
I/ Mục tiêu :
v Củng cố cho học sinh khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
v Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
v Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, chân thành khi giao tiếp . Quý trọng những người biết cảm ơn, xin lỗi.
II/ Chuẩn bị : 
v Giáo viên : Các tình huống 
v Học sinh : Vở bài tập đạo đức .
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ : 
v Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3/ Dạy học bài mới :
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài : Nội dung tự chọn : Cảm ơn và xin lỗi .
*Hoạt động 1: Giáo viên nêu các tình huống : 
- Hoa được Lan cho mượn bút màu trong giờ học vẽ. Nếu em là hoa em sẽ nói gì?
- Hà sơ ý dẫm lên chân Lan, nếu em là Hà em sẽ nói gì? 
- Trong giờ Tập đọc Mai quên sách Tiếng Việt, Thu đã cho Mai cùng xem sách với mình . Theo em, Mai sẽ nói gì với Thu?
-Cô giáo chấm điềm vở bài tập cho Hoa. Khi cô trả vở cho Hoa, Hoa sẽ làm gì ?
- Trong giờ học toán các bạn đang chú ý vào làm bài Hùng bỗng hát rất to, cô giáo phải nhắc nhở Hùng. Nếu em là Hùng em sẽ nói gì? 
* Nghỉ giữa tiết : 
* Hoạt động 2 : Đóng vai .
- Giáo viên nêu tình huống: Cả lớp đã vào học. Ngọc Đi học trễ. Cô giáo nhắc nhở Ngọc. Ngọc xin lỗi cô và hứa sửa  ... II/Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
vYêu cầu học sinh mở SGK / 135 bài kể chuyện“ Cô chủ không biết quí tình bạn ”.
vGọi 2 em học sinh tiếp nối nhau kể lại mỗi em theo 2 tranh .
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài: “ Hai tiếng kì lạ“(1 phút)
 -Kể lần 1 câu chuyện. (5 phút)
 -Kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ. (6 phút)
 -Hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. (5 phút)
*Nghỉ giữa tiết.
-Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện. (10 phút)
-Gọi 2 em thi kể chuyện dựa vào tranh .
-Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
- nhận xét , bình chọn người kể chuyện hay nhất .
Nhắc đề cá nhân.
Theo dõi và nghe.
Nghe và quan sát từng tranh.
+Tranh 1 : Pao – lích đang buồn bực cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên ?
+Tranh 2 : Pao – lích xin chị cái bút bằng cách nào ?.
+Tranh 3 : Bằng cách nào Pao – lích đã xin được bánh của bà ?
+Tranh 4: Pao – lích bằng cách nào để anh cho đi bơi thuyền ? 
Múa, hát
HS thảo luận nhóm kể chuyện dựa vào tranh và câu hỏi .
 2 em thi kể lại câu chuyện . 
Lễ phép , lịch sự sẽ được mọi người yêu quí . 
4/ Củng cố: 
vGiáo dục học sinh: Lễ phép , lịch sự . 
5/ Dặn dò:
vVề nhà ôn bài , tập kể lại câu chuyện .
–&—
	Ngày soạn: 10/5/2007 
	Ngày dạy:Thứ sáu/ 11/5/2007
TẬP ĐỌC
NGƯỜI TRỒNG NA
I/Mục tiêu 
vHọc sinh đọc trơn cả bài . Phát âm đúng các từ : lúi húi , ngoài vườn , trồng na , ra quả . Luyện đọc các câu đối thoại .
vÔn các vần : oai , oay ; tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần oai , oay 
vHiểu nội dung bài : Cụ già trồng na cho con cháu hưởng . Con cháu sẽ không quên công ơn của người đã trồng .
II /Chuẩn bị :
vGV : Bảng phụ
vHS : Sách giáo khoa .
III /Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài : “ Làm anh “ .
Hỏi : Làm anh phải làm gì khi em bé khóc , khi em bé ngã ? (Phương ).
Hỏi : Làm anh phải làm gì khi mẹ cho quà bánh , khi có đồ chơi đẹp ? ( Hà ) .
Hỏi : Tìm tiếng trong bài có vần ia? ( Nhi ).
3/ Dạy học bài mới :
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
*Tiết 1 : 
Cho học sinh xem tranh. 
Hỏi : Tranh vẽ gì ? 
- Giới thiệu bài, ghi đề bài: Người trồng na.
*Hoạt động 1 : Luyện đọc tiếng, từ. (8 phút)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm + tìm tiếng trong bài có vần oai . 
- Giáo viên gạch chân tiếng : ngoài
- Yêu cầu học sinh phân tích tiếng, đánh vần tiếng, đọc tiếng : ngoài.
- Giáo viên gạch chân các từ : lúi húi , ngoài vườn , trồng na , ra quả . 
 - Yêu cầu học sinh đọc các từ kết hợp giảng từ . 
* Hoạt động 2 : Luyện đọc câu . (6phút)
- Chỉ thứ tự câu. 
- Chỉ không thứ tự.
- Chỉ thứ tự.
* Nghỉ giữa tiết 
* Hoạt động 3 : Luyện đọc đoạn, bài (5 phút) 
- Chỉ thứ tự đoạn . (2 đoạn )
 - Hướng dẫn cách đọc cả bài : Giọng người hàng xóm vui vẻ , xởi lởi . Giọng cụ già tin tưởng 
- Luyện đọc cả bài .
- Giáo viên đọc mẫu .
* Hoạt động 4 : Trò chơi củng cố (5 phút)
- Treo tranh .
Hỏi : Tranh vẽ gì ?
Hỏi : Trong tiếng thoại, tiếng xoay có vần gì ?
 Hỏi: Tìm tiếng, từ có vần oay, có vần oai ? 
- Yêu cầu nói câu có tiếng, từ có vần oai , vần oay vừa tìm .
- Gọi học sinh thi đọc cả bài .
 * Nghỉ chuyển tiết 
* Tiết 2 : 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc bài bảng. (10phút)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
*Hoạt động 2: Luyện đọc bài trong sách giáo khoa (6 phút)
-Gọi học sinh đọc cả bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm + tìm đoạn 
- Hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ khi gặp dấu chấm, dấu phẩy .
- Luyện đọc từng câu, đoạn, bài.
 * Nghỉ giữa tiết : 
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài (8 phút)
- Gọi học sinh đọc đoạn 1 
- H : Thấy cụ già trồng na , người hàng xóm khuyên cụ điều gì ?
- Gọi học sinh đọc đoạn 2
H : Cụ trả lời thế nào ?
- Giáo dục HS thâáy được : Cụ già trồng na cho con cháu hưởng . Con cháu sẽ không quên công ơn của người đã trồng .
* Hoạt động 4 : Luyện nói. (5 phút)
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm theo chủ đề :Kể về ông ( bà ) của em. 
- Gọi các nhóm trình bày nội dung thảo luận .
Tranh vẽ cụ già trồng na
Cá nhân, lớp. 
Theo dõi.
Đọc thầm và phát hiện tiếng : ngoài.
Cá nhân. 
Cá nhân.
Lớp đồng thanh
Đọc cá nhân. 
Đọc cá nhân.
Nhóm đọc nối tiếp.
Múa hát.
Đọc cá nhân, nhóm, tổ ( nối tiếp )
Cá nhân đọc .
Lớp đồng thanh 
Quan sát .
Bác sĩ . ; diễn vên múa .
Tiếng thoại có vần oai, tiếng xoay có vần oay.
Học sinh tìm và viết vào băng giấy : củ khoai , khoan khoái loay hoay , dòng xoáy 
Mẹ đi chợ mua khoai về luộc .
Bạn Vy hay loay hoay trong giờ học.
2 em đọc, lớp nhận xét .
Múa hát .
Cá nhân.
Lấy sách giáo khoa.
1 em đọc.
Đọc thầm , tỉm đoạn . ( 2 đoạn )
Đọc cá nhân, nhóm, tổ .
Hát múa.
Cá nhân
Thấy cụ già trồng na , người hàng xóm khuyên cụ nên trồng chuối vì trồng chuối chóng có quả còn trồng na lâu có quả .
Cá nhân
Cụ nói con cháu cụ ăn na sẽ không quên ơn người trồng .
Thảo luận nhóm 2. 
Cá nhân trình bày 
4/ Củng cố
vThi đọc đúng, diễn cảm (2 em ).
5/ Dặn dò :
vVề đọc bài nhiều lần và tập trả lời câu hỏi.
–&—
THỦ CÔNG
OâN TẬP CHƯƠNG II: KĨ THUẬT CẮT, DÁN GIẤY
I/ Mục tiêu:
vHọc sinh biết các thao tác để gấp hình .
vbiết tự mình gấp được 1 hình tuỳ thích trong thời gian ngắn .
vGiáo dục học sinh óc thẩm mĩ, tính tỉ m
II/ Chuẩn bị:
-Giáo viên: mẫu vật ( hình vuông, tam giác, hàng rào ngôi nhà,)
-Học sinh: 1 tờ giấy màu
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra dụng cụ:
-Học sinh lấy dụng cụ để trên bàn.
-Giáo viên kiểm tra.
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. (8 phút)
-Cho học sinh xem các hình đã chuẩn bị
Đây là hình gì ? 
*Hoạt động 2: Oân các thao tác cắt, dán hình. (8 phút)
Muốn cắt hình vuông ta làm như thế nào?
Muốn cắt hình chữ nhật ta làm như thế nào?
Muốn cắt hình tam giác ta làm như thế nào?
*Hoạt động 3: Thực hành. (8 phút)
 -Theo dõi, sửa sai.
học sinh nêu tên từng vật mẫu, nêu công dụng của từng đồ vật 
Học sinh kể tên các hình
Hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô.
Học sinh nhắc lại cách cắt các hình , cả lớp lắng nghe, nhận xét
Học sinh tự cắt một hình tuỳ theo ý thích của mình .
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét.
5/ Dặn dò
v Về xem lại bài.
–&—
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
vGiúp học sinh củng cố về đọc, viết số, so sánh các số.
vThực hiện các phép tính, cộng trừ(không nhớ).Giải toán có lời văn, đo độ dài, đoạn thẳng.
vGiáo dục học sinh tính cẩn thận chính xác.
II/ Chuẩn bị:
vGiáo viên: Sách giáo khoa, vở bài tập.
vHọc sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/Ổn địnhlớp:
2/Kiểm tra bài cũ:
vChấm vở bài tập toán 
3/Dạy học bài mới :
* Hoạt động của giáo viên:
* Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung
-Bài1: (2 phút) Yêucầu học sinh đọc và sửa bài.
-Theo dõi, nhắc nhở.
-Bài 2: (8phút) Yêu cầu tự làm và sửa bài
Theo dõi.
-Bài 3: (5 phút) Yêu cầu tự làm, sửa bài.
*Nghỉ giữa tiết:
-Bài 4: (7phút) Yêu cầu đọc đề, tóm tắt và giải toán.
-Bài 5: (3 phút) Yêu cầu đọc đề và tự làm, theo dõi học sinh tự làm.
 Đọc cá nhân
Viết số.
 5, 19, 
Làm và sửa bài
Tính : 4 + 2 = 6; 10 – 6 = 4 ...
 51 62
 + 38 + 12
	89 74
Điền dấu >;<;=.
35 < 42 ...
87 > 85 ...
63 > 36 ...
Làm và sửa bài.
 Múa hát.
 Tóm tắt:
 Băng giấy: 75 cm
 Cắt bớt : 25 cm
 Còn lại : ... cm ?
 Bài giải
Số cm băng giấy còn lại dài là:
75 – 25 = 50 (cm)
Đáp số: 50 cm
Đo rồi ghi số
5 cm.
7 cm.
4/Củng cố:
vThu chấm – Nhận xét.
5/Dặn dò:
vVề ôn bài. 	
–&—
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
SINH HOẠT LỚP – VUI CHƠI
I/ Mục tiêu:
vHọc sinh nắm được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
vBiết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
vGiáo dục học sinh mạnh dạn và biết tự quản.
II/ Chuẩn bị:
vGiáo viên: Nội dung sinh hoạt, trò chơi, bài hát.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
vCác em chăm ngoan, lễ phép, chuyên cần, đi học đúng giờ.
vDuy trì tốt các nề nếp ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ.
vHăng hái phát biểu xây dựng bài tốt, học và làm bài đầy đủ. .
vCác em đều tích cực rèn chữ giữ vở .
vThi đua giành nhiều hoa chuyên cần
vKhen những em học có tiến bộ Đức, Trinh
vTồn tại: còn 1 số em hay quên vở, đọc viết chậm, viết chính tả còn sai nhiều.
*Hoạt động 2: Ôn bài hát “Đường và chân”.
vChơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
*Hoạt động 3: Nêu phương hướng tuần tới
vThực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. 
vDuy trì phong trào rèn chữ giữ vở .
vThi đua giành nhiều hoa điểm 10.
vDạy mới, ôn cũ thật tốt để thi học kỳ 2 đạt kết quả cao
vNhắc nhở 1 số em cần khắc phục những tồn tại 
 –&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 34.doc