Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Chung

Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Chung

1.KTBC : Hỏi bài trước.

Đọc sách kết hợp bảng con.

Chia lớp thành 2 nhóm viết bảng con.

Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.

GV nhận xét chung.

2.Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

GV cầm nơ, quả me trên tay hỏi: Cô có cái gì đây?

Nơ (me) dùng để làm gì?

Trong tiếng nơ và me, chữ nào đã học?

Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ mới còn lại: n, m.

GV viết bảng n, m.

2.2. Dạy chữ ghi âm.

a) Nhận diện chữ:

GV viết bằng phấn màu lên bảng chữ n và nói: Chữ n in gồm một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi. Chữ n thường gồm một nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.

Yêu cầu học sinh tìm chữ n trên bộ chữ.

Nhận xét, bổ sung.

b) Phát âm và đánh vần tiếng:

-Phát âm.

GV phát âm mẫu: âm n.

Lưu ý học sinh khi phát âm n, đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi.

 

doc 20 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
 Tuần4: ( Từ ngày 14 /9 đến 18/ 9 năm 2009) 
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
Học vần 
Mỹ thuật 
Đạo đức
Bài 13: n-m
Vẽ hình tam giác 
Gọn gàng, sạch sẽ (T2) 
Ba
Thể dục
Học vần 
Toán
 Bài 4: Đội hình đội ngũ – Trò chơi vận động 
Bài 14: d-đ
Bằng nhau – dấu =
Tư
Thủ công 
Học vần 
Toán
Xé, dán hình vuông, hình tròn (T1) 
Bài 15: t-th
Luyện tập 
Năm
Học vần 
Toán
TN-XH 
Bài 16: Ôn tập 
Luyện tập chung 
Bảo vệ mắt và tai 
Sáu
Aâm nhạc 
Toán
Tập viết 
Tập viết 
Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca
Số : 6
Tuần 2: Lẽ, cọ, bờ, hổ 
Tuần 3: Mơ, do, ta, thơ 
 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
Học vần: BÀI13 : N , M
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh å:
	-Đọc được: n, m.nơ,me từ và câu ứng dụng 
	-Viết được n,m,nơ,me
 - Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Bố mẹ, ba má 
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Chia lớp thành 2 nhóm viết bảng con.
Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
GV cầm nơ, quả me trên tay hỏi: Cô có cái gì đây?
Nơ (me) dùng để làm gì?
Trong tiếng nơ và me, chữ nào đã học?
Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ mới còn lại: n, m.
GV viết bảng n, m. 
2.2. Dạy chữ ghi âm.
a) Nhận diện chữ:
GV viết bằng phấn màu lên bảng chữ n và nói: Chữ n in gồm một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi. Chữ n thường gồm một nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
Yêu cầu học sinh tìm chữ n trên bộ chữ.
Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm.
GV phát âm mẫu: âm n.
Lưu ý học sinh khi phát âm n, đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi.
-Giới thiệu tiếng:
GV gọi học sinh đọc âm n.
GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm n muốn có tiếng nơ ta làm như thế nào? 
Yêu cầu học sinh cài tiếng nơ.
GV nhận xét và ghi tiếng nơ lên bảng.
Gọi học sinh phân tích .
Hướng dẫn đánh vần
GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
Gọi đọc sơ đồ 1.
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
Âm m (dạy tương tự âm n).
- Chữ “m” gồm 2 nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
- So sánh chữ “n” và chữ “m”.
-Phát âm: Hai môi khép lại rồi bật ra, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi.
-Viết: Lưu ý học sinh nét móc xuôi thứ hai phải rộng gấp hai nét móc xuôi thứ nhất
Đọc lại 2 cột âm.
Viết bảng con: n – ơ, m – me.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy tiếng ứng dụng:
GV ghi lên bảng: no – nô – nơ, mo – mô – mơ. 
GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.
Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. 
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học
Đọc lại bài
NX tiết 1.
Tiết 2
Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
GV nhận xét.
- Luyện câu:
GV trình bày tranh, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
Tranh vẽ gì?
Từ tranh vẽ rút ra câu ứng dụng ghi bảng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
Gọi đánh vần tiếng no, nê, đọc trơn tiếng.
Gọi đọc trơn toàn câu.
GV nhận xét.
- Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV tuỳ trình độ lớp mà đặt câu hỏi gợi ý).
VD:
Ơû quê em gọi người sinh ra mình là gì?
Con có biết cách gọi nào khác không?
Nhà em có mấy anh em? Em là con thứ mấy?
Bố mẹ con làm nghề gì?
Hằng ngày bố mẹ, ba málàm gì để chăm sóc và giúp đỡ em trong học tập?
Em có yêu bố mẹ không? Vì sao?
Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng?
Em có biết bài hát nào nói về bố mẹ không?
Giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con.
GV nhận xét cho điểm.
-Luyện viết:
GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút.
GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng.
Theo dõi và sữa sai.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5.Nhận xét, dặn dò:
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài.
N1: i – bi , N2: a – cá.
1 em đọc.
Nơ (me).
Nơ dùng để cài đầu. (Me dùng để ăn, nấu canh.)
Âm ơ, âm e.
Theo dõi và lắng nghe.
Tìm chữ n và đưa lên cho GV kiểm tra.
Lắng nghe.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Ta cài âm n trước âm ơ.
Cả lớp
1 em
CN đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
CN 2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu..
Khác nhau: Âm m có nhiều hơn một nét móc xuôi..
Theo dõi và lắng nghe.
CN 2 em.
Toàn lớp.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm 2 em.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Tranh vẽ bò, bê đang ăn cỏ.
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng no, nê.).
CN 6 em.
CN 7 em.
“bố mẹ, ba má”.
Học sinh trả lời.
Bố mẹ.
Ba má, bố mẹ, tía – bầm, u, mế,
Trả lời theo ý của mỗi người.
CN 10 em
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
 Đạo đức:
 GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (T2).
I.Mục tiêu: : Sau bài học học sinh : 
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ 
- Biết được lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ 
-Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân ,đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ 
-Biết phân biệt giữa gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ 
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: 
Yêu cầu học sinh kể về cách ăn mặc của mình.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1: Hát bài “Rửa mặt như mèo” 
GV cho cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”.
GV hỏi:
Bạn mèo trong bài hát ở có sạch không? Vì sao em biết?
Rửa mặt không sạch như mèo thì có tác hại gì?
GV kết luận: Hằng ngày, các em phải ăn ở sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ, mọi người khỏi chê cười. 
Hoạt động 2: Học sinh kể về việc thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Yêu cầu học sinh nói cho cả lớp biết mình đã thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ như thế nào?
GV kết luận: Khen những học sinh biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và đề nghị các bạn vỗ tay hoan hô.
Nhắc nhở những em chưa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 3.
Yêu cầu các cặp học sinh quan sát tranh ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi:
Ơû từng tranh, bạn đang làm gì?
Các em cần làm như bạn nào? Vì sao?
GV kết luận : Hằng ngày các em cần làm như các bạn ở các tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8 – chải đầu, mặc quần áo ngay ngắn, cắt móng tay, thắt dây giày, rửa tay cho gọn gàng, sạch sẽ.i
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ cuối bài.
3.Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
4.Dặn dò :Học bài, xem bài mới.
Cần thực hiện: Đi học cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
3 em kể.
Cả lớp hát.
Học sinh thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi.
Lắng nghe.
Lần lượt, một số học sinh trình bày hằng ngày, bản thân mình đã thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ chưa:
Tắm rửa, gội đầu;
Chải đầu tóc;
Cắt móng tay;
Giữ sạch quần áo, giặt giũ;
Giữ sạch giày dép,..
Lắng nghe.
Từng cặp học sinh thảo luận.
Trả lời trước lớp theo từng tranh.
Lắng nghe.
Đọc theo hướng dẫn của GV.
“Đầu tóc em chải gọn gàng
Aùo quần sạch sẽ, trông càng đáng yêu ”.
Nêu lại tên bài.
Lắng nghe.
Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt.
 Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
Thủ công: 
 XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (T1) 
I.Mục tiêu:	Giúp học sinh biết xé,dán được hình vuông, hình tròn 
 -Xé dám hình vuông, hình tròn đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa hình dán có thể chưa phẳng 
 - Với học sinh khéo tay đường xé hình dán ít răng cưa và phẳng hơn 
 II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: KT dụng cụ học tập môn thủ công của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Cho các em xem bài mẫu và phát hiện quanh mình xem đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn.
Hoạt động 2: Vẽ và xé hình vuông
GV lấy 1 tờ giấy thủ công màu sẫm, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ hình vuông có cạnh 8 ô.
Làm các thao tác xé từng cạnh một như xé hình chữ nhật.
Sau khi xé xong lật mặt màu để học sinh quan sát hình vuông.
Yêu cầu học sinh thực hiện trên giấy nháp có kẻ ô vuông.
Hoạt động 3: Vẽ và xé hình tròn
GV thao tác mẫu để đánh dấu, đếm ô và vẽ 1 hình vuông có cạnh 8 ô.
Xé hình vuông ra khỏi tờ giấy màu.
Lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường đã vẽ, sau đó xé dàn dần, chỉnh sửa thành hình tròn.
Yêu cầu học sinh thực hiện trên giấy nháp có kẻ ô vuông, tập đánh dấu, vẽ, xé hình tròn từ hình vuông có cạnh 8 ô.
Hoạt động 4: Dán hình
Sau khi xé xong hình vuông, hình tròn. GV hướng dẫn học sinh thao tác dán hình: 
Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
Pải dán hình bằng một lớp hồ mỏng, đều.
Miết tay cho phẳng các hình. 
Hoạt động 5: Thực hành
GV yêu cầu học sinh xé một hình vuông, một hình tròn, nhắc học sinh cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội xé không đều còn nhiều vết răng cưa.
Yêu cầu các em kiểm tra lại hình trước khi dán.
Yêu cầu các em dán vào vở thủ ... áng và nêu cách ứng xử của nhóm mình về tình huống đó. Gọi 2 nhóm lên đóng vai theo tình huống đã phân công.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
GV hỏi: Hãy kể những việc em đã làm được hằng ngày để bảo vệ mắt và tai.
GV khen ngợi các em đã biết giữ gìn vệ sinh mắt và tai. Nhắc nhở một số em chưa biết giữ gìn bảo vệ tai, mắt. Đồng thời cũng nhắc nhở các em có tư thế ngồi học chưa đúng dễ làm hại mắt.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Cần giữ gìn bảo vệ tai và mắt.
Để đồ dùng học tập môn TNXH lên bàn để GV kiểm tra.
Lớp hát bài hát “Rửa mặt như mèo”.
Làm việc theo cặp (2 em): 1 bạn đặt câu hỏi, bạn kia trả lời, sau đó đổi ngược lại.
VD: Chỉ bức tranh thứ 1 bên trái trang sách hỏi:
Bạn nhỏ đang làm gì?
Việc làm của bạn đó đúng hay sai?
Chúng ta có nên học tập bạn nhỏ đó không?
Làm việc theo lớp. Hai em lên bảng: 1 em gắn tranh vào phần nên, 1 em gắn tranh vào phần không nên. Các bạn khác theo dõi và nhận xét. Sau khi các bạn gắn xong, các bạn khác có thể đặt câu hỏi như ở phần thảo luận theo cặp để hỏi 2 bạn đó.
Làm việc theo nhóm nhỏ (4 em).
Tập đặt câu hỏi và thảo luận trong nhóm để tìm ra câu trả lời.
VD: Đặt câu hỏi cho bức tranh thứ 1 ở bên trái.
Hai bạn đang làm gì?
Theo bạn việc làm đó đúng hay sai?
Nếu bạn nhìn thấy 2 bạn đó, bạn sẽ nói gì với 2 bạn?
Đại diện 2 nhóm lên làm.
Làm việc theo nhóm
Thảo luận về các cách xử lí và chọn ra cách xử lí hay nhất để phân công các bạn đóng vai.
Tập đóng vai đối đáp trong nhóm trước khi lên trình bày.
Thực hiện theo yêu cầu của GV.
2 nhóm lên đóng vai theo tình huống đã phân công.
Nhắc lại tên bài.
Trả lời những việc mình đã làm hằng ngày để bảo vệ mắt và tai.
Lắng nghe.
Thực hiện ở nhà. 
 	Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
 Âm Nhạc: 
Ôn tập: MỜI BẠN VUI MÚA CA
I.Mục tiêu :
 	-HS biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản
- Tham gia trò chơi tập biểu diễn bài hát .
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Học sinh xung phong hát lại bài hát: “Mời bạn vui múa ca”.
2.Bài mới : 
GT bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Ôn bài hát “Mời bạn vui múa ca”
Cho học sinh hát kết hợp với vận động phụ họa (tay vỗ theo phách và chân chuyển dịch).
Tổ chức cho học sinh biểu diễn trước lớp.
Hoạt động 2: 
Trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về.
Tập đọc đồng dao theo đúng tiết tấu: (nghệ thuật SGV).
Chia lớp thành từng nhóm vừa đọc lời đồng dao, vừa chơi trò chơi “cưỡi ngựa”.
Thi đua giữa các nhóm biểu diễn.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài hát.
HS hát có vận động phụ hoạ, gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà:
Học thuộc lời ca, tập hát và biểu diễn cho bố mẹ cùng xem.
3 học sinh xung phong hát.
Vài HS nhắc lại
Lớp hát lại bài hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
Chia làm 2 nhóm thi đua biểu diễn trước lớp.
Đọc bài đồng dao theo đúng tiết tấu GV đã hướng dẫn.
Lớp chia thành 4 nhóm vừa đọc lời đồng dao, vừa chơi trò chơi “cưỡi ngựa”.
Lớp chia thành nhiều nhóm: nhóm cưỡi ngựa, nhóm gõ phách, nhóm gõ song loan, nhóm gõ trống.
Nêu tên bài hát “Mời bạn vui múa ca”.
Thực hiện ở nhà.
Toán: Số 6
I. MỤC TIÊU : Học sinh biết : 
 - 5thêm 1 được 6 , viết được số 6, đọc, đếm được từ 1-6 
 - So sánh các số trong phạm vi 6 biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1-6 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Kiểm tra bài cũ :
+ Đếm xuôi và đếm ngược từ 1 đến 5 và 5 đến 1 
+ Số nào bé hơn số 5 ? Số nào lớn hơn số 1 ? 
+ Số nào bằng số 3 ? bằng số 2 ?
+ 3 em làm toán trên bảng 
+ Nhận xét bài cũ – Ktcb bài mới 
 2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 6
Mt : học sinh có khái niệm ban đầu về số 6 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh hỏi :
Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới . Vậy tất cả có mấy em ?
5 thêm 1 là mấy ?
- yêu cầu học sinh lấy 5 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn 
-Cho học sinh nhìn tranh trong sách giáo khoa lặp lại 
-Các nhóm đều có số lượng là mấy ?
-Giáo viên giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết . Giáo viên viết lên bảng 
-Số 6 đứng liền sau số mấy ? 
-Cho học sinh đếm xuôi, ngược phạm vi 6 
Hoạt động 2 : Viết số 
Mt : Học sinh nhận ra số 6 biếtv1 số 6 
-Giáo viên hướng dẫn viết trên bảng lớp
-Cho học sinh viết vào bảng con 
-Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh yếu 
Hoạt động 3: Thực hành 
Mt : vận dụng kiến thức đã học vào bài tập thực hành 
Bài 1 : viết số 6 
Bài 2 : Cấu tạo số 6 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trong sách giáo khoa trong vở Bài tập toán 
-Giáo viên cho học sinh đọc lại cấu tạo số 6 
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho học sinh quan sát tranh , hướng dẫn mẫu 1 bài 
-Cho học sinh làm bài 
Bài 4 ; Điền dấu : , = vào ô trống 
-Giáo viên hướng dẫn 
-Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi 
-5 em đang chơi thêm 1 em nữa là 6 em 
- 5 thêm 1 là 6 . Học sinh lặp lại lần lượt 
–Học sinh nói : 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn. 
- Học sinh lần lượt nhắc lại 
-Học sinh nêu : 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn. 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính 
-  có số lượng là 6 
- Học sinh nhận xét so sánh 2 chữ số 6 
- Đọc số 
-  6 liền sau số 5 
- Học sinh đếm 1, 2, 3 ,4, ,5 ,6 .
 6, 5, 4, 3 ,2, 1 .
- Học sinh quan sát theo dõi 
- Học sinh viết vào bảng con 
-Học sinh viết số 6 vào vở Bài tập toán 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
- học sinh tự làm bài 
-1 em sửa bài chung cho cả lớp .
Học sinh về nhà làm
 4.Củng cố dặn dò : 
- Hôm nay em học số mấy ? Số 6 đứng liền sau số nào ? 
- Đếm xuôi từ 1 đến 6 . Đếm ngược từ 6 đến 1 ?
- Nêu lại cấu tạo số 6 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài hôm sau : số 7 
Tập viết: 
 Tuần 3: LỄ – CỌ – BỜ – HỔ 
I.Mục tiêu :
 	-Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ: lễ, cọ, bờ, hổ.
	-Viết đúng độ cao các con chữ. lễ, cọ, bờ, hổ,bi ve cỡ vừa theo vở tập viết 1Tập I
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 4 học sinh lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi HS đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
Yêu cầu học sinh viết bảng con.
GV nhận xét sửa sai.
Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành.
3.Thực hành :
Cho học sinh viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Gọi học sinh đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1 học sinh nêu tên bài viết tuần trước,
4 học sinh lên bảng viết: e, b, bé
Chấm bài tổ 3.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
lễ, cọ, bờ, hổ.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: l, b, h (lễ, bờ, hổ, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
Thực hành bài viết.
lễ, cọ, bờ, hổ.
 Tập viết
Tuần 4: MƠ – DO – TA – THƠ 
I.Mục tiêu :
 	-Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các tiếng: mơ, do, ta, thơ.
	-Viết đúng độ cao các con chữ. mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ,kiểu chữ viết thường cỡ vừa 
 Theo vở tập viết 1tập 1
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 4 học sinh lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
Yêu cầu học sinh viết bảng con.
GV nhận xét sửa sai.
Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành.
3.Thực hành :
Cho học sinh viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Gọi học sinh đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1 học sinh nêu tên bài viết tuần trước,
4 học sinh lên bảng viết: lễ, cọ, bờ , hổ
Chấm bài tổ 3.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
mơ, do, ta, thơ.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h (thơ). Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: d (do). Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t (thơ), còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết.
Học sinh đọc : mơ, do, ta, thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc