THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI .
I.Mục tiêu :
-Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác cơ bản đúng, nhanh, trật tự và kỉ luật hơn giờ trước.
-Học quay phải, quay trái: Yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh.
-Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II.Chuẩn bị :
-Còi, sân bãi. Vệ sinh nơi tập
THỂ DỤC ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI . I.Mục tiêu : -Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác cơ bản đúng, nhanh, trật tự và kỉ luật hơn giờ trước. -Học quay phải, quay trái: Yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh. -Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động. II.Chuẩn bị : -Còi, sân bãi. Vệ sinh nơi tập III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Phần mở đầu: GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. GV giúp cán sự tập hợp thành 2 – 4 hàng dọc, sau đó quay thành 2 – 4 hàng ngang. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút) Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2, (2 phút) đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc. 2.Phần cơ bản: *Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ: 2 – 3 lần. Sau mỗi lần GV nhận xét cho học sinh giải tán, rồi tập hợp. Lần 3: để cán sự tập hợp. *Quay phải, quay trái: 3 – 4 lần. Trước khi cho học sinh quay phải (trái), GV hỏi học sinh đâu là bên phải để cho các em nhận được hướng đúng, GV hô “Bên phải (trái) quay” để các em xoay người theo hướng đó. Chưa yêu cầu kỉ thuật quay. *Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hành, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 2 lần (GV điều khiển). Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại (5 – 6 phút) 3.Phần kết thúc : Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống bài học, gọi một vài học sinh lên thực hiện động tác rồi cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.. 4.Nhận xét giờ học. Hướng dẫn về nhà thực hành. GV hô “Giải tán” HS ra sân tập trung. Học sinh lắng nghe nắmYC bài học. Lớp hát kết hợp vỗ tay. Ôn lại giậm chân tại chỗ do lớp trưởng điều khiển. Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Tập luyện theo tổ, lớp. Học sinh đưa tay phải (trái) của mình lên để nhận được hướng đúng trước khi quay theo hiệu lệnh của GV. Ôn lại các động tác đã học. Ôn lại trò chơi “Diệt các con vật có hại” do lớp trưởng điều khiển. Vỗ tay và hát. Lắng nghe. Học sinh hô : Khoẻ ! Tiếng việt ÔN TẬP I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Nắm chắc chắn chữ và âm học trong tuần: I, a, n, m, c, d, đ, t, th. -Đọc được các từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng. -Ghép được các âm ,dấu thanh đã học để được tiếng, từ. -Viết được tổ cò, lá mạ. -Nghe, hiều và kể lại tự nhiên một số tình huống quan trọng trong truyện kể: Cò đi lò dò. II.Đồ dùng dạy học: -Sách Tiếng Việt 1, tập một. -Bảng ôn (tr. 34 SGK). -Tranh minh hoạ câu ứng dụng và truyện kể. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Đọc sách kết hợp viết bảng con (2 học sinh viết bảng lớp và đọc): t – tổ, th – thỏ . Nhận xét, sửa lỗi cho học sinh. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Ghi tựa Gọi học sinh nhắc lại các âm đã học trong tuần qua. 2.2 Ôn tập a) Các chữ và âm đã học. Gọi học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ ở bảng ôn 1 (SGK) và thực hiện theo yêu cầu của GV. GV đọc âm, gọi học sinh chỉ chữ. b) Ghép chữ thành tiếng. Lấy chữ n ở cột dọc và ghép với chữ ô ở dòng ngang thì sẽ được tiếng gì? GV ghi bảng nô. Gọi học sinh tiếp tục ghép n với các chữ còn lại ở dòng ngang và đọc các tiếng vừa ghép được. GV gọi học sinh đọc lại toàn bảng. GV gắn bảng ôn 2 (SGK). Yêu cầu học sinh kết hợp lần lượt các tiếng ở cột dọc với các thanh ở dòng ngang để được các tiếng có nghĩa. GV điền các tiếng đó vào bảng. Gọi học sinh đọc các từ vừa ghép được. Giúp học sinh phân biệt nghĩa của các từ khác nhau bởi dấu thanh. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. c) Đọc từ ngữ ứng dụng Gọi học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng kết hợp phân tích một số từ. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. d) Tập viết từ ngữ ứng dụng Yêu cầu học sinh viết bảng con (1 em viết bảng lớp): tổ cò. GV chỉnh sữa chữ viết, vị trí dấu thanh và chỗ nối giữa các chữ trong tiếng cho học sinh. Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2: Luyện tập a) Luyện đọc Đọc lại bài học ở tiết trước. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. *Đọc câu ứng dụng GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay. Hãy đọc cho cô. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh giúp học sinh đọc trơn tiếng . GV đọc mẫu câu ứng dụng. b) Luyện viết Yêu cầu học sinh tập viết các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết. c) Kể chuyện: Cò đi lò dò (lấy từ truyện “Anh nông dân và con cò” ). GV kể lại một cách diễn cảm có kèm theo tranh minh hoạ (câu chuyện SGV) GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 4 đại diện vừa chỉ vào tranh vừa kể đúng tình tiết thể hiện ở mỗi tranh. Nhóm nào có tất cả 4 người kể đúng là nhóm đó chiến thắng. Ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành, đáng quý giữa cò và anh nông dân. 4.Củng cố, dặn dò: GV chỉ bảng ôn cho học sinh theo dõi và đọc theo. Yêu cầu học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì. Về nhà học bài, xem lại bài xem trước bài 17. Học sinh đọc Thực hiện viết bảng con. N1: t – tổ, N2: th – thỏ Âm I, a, n, m, c, d, đ, t, th. 1 học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ ở Bảng ôn 1 Học sinh chỉ chữ. Nô. 1 học sinh ghép: nơ, ni, na. Thực hiện ghép các chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và điền vào bảng. Đồng thanh đọc những tiếng ghép được trên bảng. Thực hiện. 1 em đọc: mờ, mớ, mở, mợ, tà, tá, tả, tạ. Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Cá nhân, nhóm, lớp. Lắng nghe. Nghỉ 5 phút. Viết bảng con từ ngữ: tổ cò. Lắng nghe. Lần lượt đọc các tiếng trong Bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng (CN, nhóm, lớp). Tranh vẽ gia đình nhà cò, một con cò đang mò bắt cá, một con đang tha cá về tổ. 2 em đọc: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ. Đọc câu ứng dụng (CN, nhóm, lớp). Nghỉ 5 phút. Học sinh tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết. Theo dõi và lắng nghe. Đại diện 4 nhóm 4 em để thi đua với nhau. Tranh 1: Anh nông dân đem con cò về nhà chạy chữa và nuôi nấng. Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó đi lò dò khắp nhà rồi bắt ruồi, quét dọn nhà cửa. Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò bay liệng vui vẻ. Nó nhớ lại những tháng ngày còn đang vui sống cùng bố mẹ và anh chị em. Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò lại cùng cả đàn kéo tới thăm anh nông dân và cánh đồng của anh. Học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì. Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu : Sau bài học, học sinh củng cố về: -Khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, bằng nhau. -Thực hiện so sánh các số trong PV5 và cách dùng các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng nhau”, các dấu , = để đọc và ghi kết quả so sánh. Đồ dùng dạy học: -Mô hình bài tập như SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: Yêu cầu học sinh làm bài tập vào bảng con, gọi 3 học sinh làm bảng lớp. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi tựa. 3.Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập: a) GV giới thiệu cho học sinh nhận thấy hai bình hoa và nêu nhận xét. Để bên 2 bông hoa bằng bên 3 bông hoa ta làm thế nào? b) Tương tự GV giới thiệu hình vÏ :c, d GV gợi ý các em thực hiện bằng 2 cách vẽ thêm hoặc gạch đi để có số nấm hai bên bằng nhau. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu Yêu cầu các em làm VBT và nêu kết quả. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập. Cho học sinh làm VBT và gọi học sinh đọc kết quả. 4.Củng cố – dặn dò: Hỏi tên bài. Trò chơi: Viết số thích hợp vào ô trống: GV thiết kế 4 bài tập như sau và chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 hình. Yêu cầu các em chuyền tay nhau trong nhóm, mỗi em được quyền nghĩ và ghi một số thích hợp vào 1 ô trống. Nhóm nào ghi nhanh và đúng nhóm đó thắng cuộc. 5 > 4 < = < > Nhận xét, tuyên dương 4.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới. Thực hiện trên bảng con, 3 học sinh làm bảng lớp. Nhắc lại Học sinh nêu nhận xét: Số hoa ở hai bình hoa không bằng nhau, một bên 3 bông hoa một bên 2 bông hoa. Vẽ thêm 1 bông hoa vào bên 2 bông hoa. Nêu nhận xét. Quan sát và nhận xét. Nêu cách thực hiện. Thực hiện VBT và nêu kết quả. Thực hiện VBT và nêu kết quả. Lắng nghe nắm luật chơi. Tiến hành thi đua giữa các nhóm. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5 > 4 1 < 3 4 = 4 3 < 5 4 > 3 Học sinh lắng nghe, thực hiện ở nhà. TNXH BẢO VỆ MẮT VÀ TAI. I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. -Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai. -Gi¸o dơc HS biÕt gi÷ VS c¸ nh©n . II.Đồ dùng dạy học: -Các hình ở bài 4 SGK và các hình khác thể hiện được các hoạt động liên quan đến mắt và tai. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo” để khởi động thay cho lời giới thiệu bài mới. Hoạt động 1 : Quan sát và xếp tranh theo ý “nên” “không nên” MĐ: Học sinh nhận ra những việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt. Các bước tiến hành Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát hình ở tranh 10 SGK, tập đặt câu hỏi và tập trả lời các câu hỏi đó Bước 2: GV thu kết quả quan sát. GV gọi học sinh xung phong lên bảng gắn các bức tranh phóng to ở trang 4 SGK vào phần: các việc nên làm và các việc không nên làm. GV kết luận ý chính. Hoạt động 2: Quan sát tranh và tập đặt câu hỏi.. MĐ: Học sinh nhận ra những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ tai. Các bước tiến hành: Bước 1 : Yêu cầu học sinh quan sát từng hình, tập đặt câu hỏi, tập trả lời cho những câu hỏi đó. Bước 2 : Gọi đại diện 2 nhóm lên gắn các bức tranh vào phần nên hoặc không nên. GV tóm tắt các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai. Hoạt động 3: Tập xử lí tình huống. MĐ: Tập xử lí các tình huống đúng để bảo vệ mắt và tai. Các bước tiến hành. Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm (viết vào một tờ giấy nhỏ). VD: N1: Đi học về Hùng thấy em Tuấn (em trai Hùng) và bạn của Tuấn đang chơi trò bắn súng cao su vào nhau. Nếu là Hùng em sẽ làm gì khi đó? N2: Mai đang ngồi học bài thì bạn của anh Mai đem băng nhạc đến mở rất to. Nếu là Mai em sẽ làm gì khi đó? Bước 2: Cho các nhóm đóng tình huống và nêu cách ứng xử của nhóm mình về tình huống đó. 4.Củng cố : Hỏi tên bài: GV hỏi: Hãy kể những việc em đã làm được hằng ngày để bảo vệ mắt và tai. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Cần giữ gìn bảo vệ tai và mắt. Lớp hát bài hát “Rửa mặt như mèo”. Làm việc theo cặp (2 em): 1 bạn đặt câu hỏi, bạn kia trả lời, sau đó đổi ngược lại. VD: Chỉ bức tranh thứ 1 bên trái trang sách hỏi: Bạn nhỏ đang làm gì? Việc làm của bạn đó đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn nhỏ đó không? Làm việc theo lớp. Hai em lên bảng: 1 em gắn tranh vào phần nên, 1 em gắn tranh vào phần không nên. Các bạn khác theo dõi và nhận xét. Sau khi các bạn gắn xong, các bạn khác có thể đặt câu hỏi như ở phần thảo luận theo cặp để hỏi 2 bạn đó. Làm việc theo nhóm nhỏ (4 em). Tập đặt câu hỏi và thảo luận trong nhóm để tìm ra câu trả lời. VD: Đặt câu hỏi cho bức tranh thứ 1 ở bên trái. Hai bạn đang làm gì? Theo bạn việc làm đó đúng hay sai? Nếu bạn nhìn thấy 2 bạn đó, bạn sẽ nói gì với 2 bạn? Đại diện 2 nhóm lên làm. Làm việc theo nhóm Thảo luận về các cách xử lí và chọn ra cách xử lí hay nhất để phân công các bạn đóng vai. Tập đóng vai đối đáp trong nhóm trước khi lên trình bày. Thực hiện theo yêu cầu của GV. 2 nhóm lên đóng vai theo tình huống đã phân công.
Tài liệu đính kèm: