Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Hải Yến Gia Hội-Văn Chấn- Yên Bái

Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Hải Yến Gia Hội-Văn Chấn- Yên Bái

Tiết 2+3 Học vần

 Đ 37 + 38 : u - ư

A- Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh có thể:

- Đọc và viết được: u, ư, nụ, thư

- Đọc được các tiếng và từ ứng dụng, câu ứng dụng

- Nhận các chữ u, ư trong các tiếng của một văn bản bất kỳ

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thủ đô

*QTE: - Quyền được học tập

 - Quyền được vui chơi giải trí

B- Đồ dùng dạy - Học:

- Sách tiếng việt 1 tập 1

- Bộ ghép chữ

C- Các hoạt động dạy - học:

 

doc 34 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Hải Yến Gia Hội-Văn Chấn- Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 5	Thứ hai ngày 12 tháng 09 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1 Chào cờ
Tiết 2+3	Học vần
 Đ 37 + 38 : u - ư
A- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Đọc và viết được: u, ư, nụ, thư
- Đọc được các tiếng và từ ứng dụng, câu ứng dụng
- Nhận các chữ u, ư trong các tiếng của một văn bản bất kỳ
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thủ đô
*QTE: - Quyền được học tập
 - Quyền được vui chơi giải trí
B- Đồ dùng dạy - Học:
- Sách tiếng việt 1 tập 1
- Bộ ghép chữ
C- Các hoạt động dạy - học:
I- ổn định tổ chức: Hát, Kiểm tra sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài trên bảng 
- Đọc bài trong SGK
- Viết bảng con
* GV nhận xét cho điểm
III- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy chữ ghi âm:
 Âm u
a- Nhận diện chữ:
Ghi bảng chữ u và nói: Chữ u (in gồm 1 nét móc ngược và một nét sổ thẳng 
- Chữ u viết thường gồm 1 nét xiên phải và 2 nét móc ngược.? Chữ u gần giống với chữ gì em đã học ?
? So sánh chữ u và i ?
b- Phát âm, ghép tiếng và đánh vần tiếng:
+ Phát âm
- GV phát âm mẫu (giải thích)
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đánh vần tiếng khoá
- Y/c hs tìm và gài âm u vừa học
- Hãy tìm thêm chữ ghi âm n gài bên trái âm uvà thêm dấu ( . )
- Đọc tiếng em vừa ghép
- GV ghi bảng: nụ
? Nêu vị trí các chữ trong tiếng ?
- HD đánh vần: nờ - u - nu - nặng - nụ
+ Đọc từ khoá:
? Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng: nụ (giải thích)
Âm ư: (quy trình tương tự)
Lưu ý:
+ Chữ ư viết như chữ u, nhưng thêm một nét râu trên nét sổ thứ 2
+ So sánh u với ư: giống: Viết như chữ u
	Khác: ư có thêm nét râu
+ Phát âm: Miệng mở hẹp nhưng thân lưỡi hơi nâng lên
Nghỉ giữa tiết
c- Đọc tiếng và từ ứng dụng:
- Cho 1 HS lên bảng gạch dưới những tiếng có âm mới học.
- Cho HS phân tích các tiếng vừa gạch chân
- Cho HS đọc từ ứng dụng
- GV giải nghĩa nhanh, đơn giản
- Đọc mẫu, hướng dẫn đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
d- Hướng dẫn viết chữ:
- Viết mẫu, nói quy trình viết
- GV nhận xét, chỉnh sửa
đ- Củng cố:
Trò chơi “Tìm tiếng có âm vừa học”
- Nhận xét chung giờ học
- nô,mơ,tổ cò, lá mạ
- 3-4 HS đọc
- tổ cò, lá mạ
- HS đọc theo GV: u - ư
- HS theo dõi
- Giống chữ n viết ngược
- Giống: cùng có nét xiên phải và nét móc ngược.
- Khác: Chữ u có 2 nét móc ngược chữ i có dấu chấm ở trên
- HS phát âm CN, nhóm, lớp.
- HS thực hành trên bộ đồ dùng 
- 1 số em đọc
- Cả lớp đọc lại: nụ
- Tiếng nụ có n đứng trước u đứng sau dấu (.)
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp
- HS qs tranh
- Vẽ nụ hoa
- HS đọc trơn CN, nhóm, lớp
- HS gạch chân: thu, đu, đủ, thứ, tự, cử
- Một số HS phân tích
- 2 HS đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS viết trên không sau đó viết trên bảng con.
Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc
+ Đọc lại bài tiết 1 (bảng lớp)
+ Đọc câu ứng dụng: giới thiệu tranh
? Tranh vẽ gì ?
- Các bạn nhỏ này đang tham gia một cuộc thi vẽ, đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay.
- Bạn nào đọc câu ứng dụng cho cô
? Tìm tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng.
- Cho HS phân tích tiếng vừa tìm
- GV đọc mẫu
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ đọc cho HS
b- Luyện nói: 
? Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ?
- HD và giao việc
- Yêu cầu HS thảo luận
? Trong tranh cô giáo đưa ra đi thăm cảnh gì ?
? Chùa một cột ở đâu ?
? Hà nội được gọi là gì ?
? Mỗi nước có mấy thủ đô ?
? Em biết gì về thủ đô Hà Nội ?
* QTE:GV giảng thêm về:- Quyền được học tập
- Quyền được vui chơi giải trí
c- Luyện đọc SGK:
GV HD đọc
d- Luyện viết:
- Hướng dẫn các viết vở
- Giáo viên cho HS xem bài viết mẫu
-GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu
IV- Củng cố
- GV chỉ bảng cho HS đọc
- Cho HS đọc nối tiếp trong SGK
- Trò chơi: Thi viết chữ có âm vừa học 
V- Dặn dò- NX chung giờ học
 ờ: - Học lại bài
 - Xem trước bài tiếp theo
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS quan sát tranh minh hoạ
- Tranh vẽ các bạn nhỏ đang vẽ.
- Thủ đô
- HS qs tranh và thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay
- HS đọc ĐT
- 2 học sinh đọc
- 1 HS đọc nội dung viết
- 1 HS nêu cách ngồi viết
- HS viết bài theo mẫu
Tiết 4 Toán 
Đ 17: Số 7 
A-Mục tiêu: Sau bài học, học sinh:
 - Có khái niệm ban đầu về số 7
 - Biết đọc, viết số 7, so sánh các số trong phạm vi 7, nhận xét được các nhóm có 7 đồ vật
 - Biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
B- Đồ dùng dạy học:
- Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại
- Mẫu chữ số 7 in và viết
C- Các hoạt động dạy - Học:
I- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nhận biết một nhóm đồ vật có số lượng là sáu 
- Y/c HS đếm từ 1 - 6 từ 6 - 1
- Cho HS nêu cấu tạo số 6
- Nêu NX sau kiểm tra.
III- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài (Linh hoạt)
2- Lập số 7:
- GV dơ tranh.
? Lúc đầu có mấy bạn chơi cầu trượt ?
? 6 bạn thêm 1 bạn là 7 tất cả có 7 bạn.
- GV nêu:6 bạn thêm một bạn là bẩy, tất cả có 7 bạn.
+ Y/c HS lấy 6 chấm tròn & đếm thêm 1 chấm tròn nữa trong bộ đồ dùng.
? Em có tất cả mấy chấm tròn ?
- Cho HS nhắc lại “Có 7 chấm tròn”
+ Treo hình 6 con tính, thêm 1 con tính hỏi 
? Hình vẽ trên cho biết những gì ?
- Cho HS nhắc lại
+ GV KL: 7 HS, 7 chấm tròn, 7 con tính đều có số lượng là 7
3- Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết
- GV nêu: Để thể hiện số lượng là 7 như trên người ta dùng chữ số 7.
- Giới thiệu chữ số 7 in 
- Giới thiệu chữ số 7 viết 
- GV nêu cách viết và viết mẫu:
- GV chỉ số 7 Y/c HS đọc
4- Thứ tự của số 7:
- Yêu cầu học sinh lấy 7 que tính và đếm theo que tính của mình từ 1 đến 7.
- Mời 1 HS lên bảng viết các số từ 1 đến 7 Theo đúng thứ thứ tự 
? Số 7 đứng liền sau số nào ?
? Số nào đứng liền trước số 7 ?
? Những số nào đứng trước số 7 ?
- Yêu cầu HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1
5- Luyện tập:
Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài
	- GV theo dõi, chỉnh sửa
Bài 2: 
? Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm bài rồi nêu miệng
- GV hỏi để HS rút ra cấu tạo số 7
Chẳng hạn hỏi:
? Tất cả có mấy chiếc bàn là ?
? Có mấy bàn là trắng? 
? Có mấy bàn là đen ?
GV nêu: Bảy bàn là gồm 5 bàn là trắng và 2 bàn là đen ta nói:
“Bảy gồm 5 và 2, gồm 2 và 5”
- Làm tương tự với các tranh khác để rút ra:
“Bảy gồm 1 và 6, gồm 6 và 1
Bảy gồm 4 và 3, gồm 3 và 4”
Bài 3:
? Nêu yêu cầu của bài?
- Hướng dẫn HS đếm số ô vuông rồi điền kết quả vào ô trống phía dưới, sau đó điền tiếp các số thứ tự.
? Số nào cho em biết cột đó có những ô vuông nhất.
? Số 7 > những số nào ?
IV- Củng cố
- Trò chơi “Nhận biết số lượng để viết số”
- Cho HS đọc lại các số từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1
V- Dặn dò -Nhận xét chung giờ học
 ờ: - Học lại bài 
 - Xem trước bài số 8 
- 1 HS lên bảng
- 1 số em đọc
- 1 vài em nêu
- HS quan sát tranh
- Có 6 bạn chơi, thêm 1 bạn 
- 7 bạn
- 1 số HS nhắc lại 
- HS thực hiện theo HD
- 6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 7 tất cả có 7 chấm tròn
- 1 vài em nhắc lại.
- Có 6 con tính thêm 1 con tính là 7. Tất cả có 7 con tính 
- 1 vài em
- HS quan sát và theo dõi
- HS tô trên không và viết bảng con 
- HS đọc: bảy
- HS đếm theo hướng dẫn
- 1 HS lên bảng viết: 1,2,3,4,5,6,7
- Số 6
- Số 6
- 1,2,3,4,5,6
- HS đếm 1 số em
- Viết chữ số 7
- HS viết theo hướng dẫn
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài tập và nêu miệng kết quả.
-HS làm bài, nêu miệng.
- 7 chiếc
- 5 chiếc
- 2 chiếc
- Một số HS nhắc lại
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm theo hướng dẫn
- Số 7
- HS chơi theo tổ
- HS nghe và ghi nhớ
*******************************************************************
Buổi chiều
Đ/C Thìn soạn, giảng
Thứ ba ngày 13 tháng 09 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1+2 Học vần
 Đ 39 + 40 : x - ch
A- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể biết:
- Đọc và viết được: x - ch, xe, chó.
- Đọc được các TN ứng dụng và câu ứng dụng
- Nhận ra chữ x, ch trong các tiếng của 1 văn bản bất kỳ 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xe bò, xe lu, xe ôtô
B- Đồ dùng dạy học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt
C- Các hoạt động dạy - học:
I- ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài trên bảng 
- Đọc bài trong SGK
- Viết bảng con
* GV nhận xét - cho điểm
III- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy chữ ghi âm
 Âm x
a- Nhận diện chữ.
- Ghi bảng chữ x và nói: chữ x in gồm 1 nét xiên phải và một nét xiên trái, chữ x viết thường gồm 1 nét cong hở trái và một nét cong hở phải.
?Em thấy chữ x giống chữ c ở điểm nào 
? Vậy chữ x khác chữ c ở điểm nào ?
b-Phát âm, ghép tiếng và đánh vần.
+ Phát âm
- GV phát âm mẫu và HD: khi phát âm hai đầu lưỡi tạo với môi răng một khe hở, hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanh.
- GV theo dõi và sửa cho HS
+ Ghép tiếng và đánh vần tiếng
-Y/c HS tìm và gài âm x vừa học ?
- Hãy tìm âm e ghép bên phải chữ ghi âm x.
- Đọc tiếng em vừa ghép
- GV viết lên bảng: xe
? Nêu vị trí các chữ trong tiếng ?
- Đánh vần .
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đọc từ khoá
? Tranh vẽ gì ?
Âm ch: (Quy trình tương tự)
Lưu ý:
+ Chữ ch là chữ ghép từ 2 con chữ c và h (c đứng trước, h đứng sau)
+ So sánh ch với th:
Giống: Chữ h đứng sau
Khác: ch bắt đầu bằng c còn th bắt đầu bằng t.
+ Phát âm: Lưỡi chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh
Nghỉ giữa tiết
c- Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng
- Y/c HS gạch dưới tiếng chứa âm x, ch.
- Cho HS đọc kết hợp phân tích những tiếng vừa gạch chân.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Giải nghĩa từ ứng dụng.
Thợ xẻ: Người làm công việc xẻ gỗ ra từng lát mỏng.
Chỉ đỏ: đưa ra sợi chỉ màu đỏ.
Chả cá: Món ăn ngon được làm từ cá.
d- Hướng dẫn viết chữ:
- Viết mẫu, nói quy trình viết
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
đ- Củng cố:
- Trò chơi: Tìm tiếng có âm vừa học trong đoạn văn
- NX chung tiết học
- u,ư,nụ, thư
- 2-3 HS đọc
- HS viết 
- HS đọc theo GV; x - ch
- HS chú ý nghe
- Cùng có nét cong hở phải
- Chữ x có thêm một nét cong hở trái.
- HS phát âm (CN, nhóm, lớp)
- HS lấy hộp đồ dùng thực hành.
- HS ghép: xe
- 1 số em
- cả lớp đọc lại
- Tiếng xe có âm x đứng trước âm e đứng sau
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp) xờ -e-xe
- HS quan sát tranh
- Xe ôtô
- HS đọc trơn: CN, nhóm, lớp
1 - 3 HS đọc. 
- 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân các tiếng: xẻ, xã, chỉ, chả.
- HS đọc CN, nhóm, lớp
 ... g ôn
- Một số HS
- HS ghép tiếng và đọc
- HS ghép theo HD và đọc
- HS tìm từ
- HS nhẩm và đọc: CN, nhóm
lớp
- HS chú ý nghe
- 4 -5 HS đọc lại.
- HS tô chữ trên không sau đó viết bảng con.
- Các nhóm cử đại diện lên chơi
- HS đọc ĐT (1 lần)
- 2 HS đọc
Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài ôn ở tiết 1
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS
+ Đọc câu ứng dụng: GT tranh
? Tranh vẽ gì ?
? Ai có thể đọc được cho cô câu ứng dụng này?
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Khuyến khích HS đọc trơn với tốc độ nhanh.
b- Kể chuyện: Thỏ và sư tử
- Cho HS đọc tên truyện
+ GV kể diễn cảm hai lần (lần 2 kể = tranh
- GV nêu Y/c và giao việc: mỗi nhóm sẽ thảo luận và kể theo1 tranh.
- Nội dung từng tranh
Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn
Tranh 2: Đối đáp giữa thỏ và sư tử
Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng. Sư tử nhìn xuống đó thấy 1 con sư tử hung dữ đang chằm chằm nhìn mình.
Tranh 4: Tức mình, nó liền nhảy xuống địnhcho sư tử kia một trận; sư tử giãy giụa mãi rồi sặc nước và chết.
+ Cho HS thi kể chuyện.
- GV theo dõi nhận xét và sửa sai.
c. Luyện đọc SGK
HD đọc bài
b- Luyện viết:
- HD và giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- NX bài viết
IV- Củng cố: 
- Trò chơi: "Thi tìm tiếng mới"
- GV đưa ra hai âm: e, i yêu cầu học sinh tìm tiếng mới
VD: e - Xe, kẻ, mẹ.
- Cho HS đọc lại bài trong SGK.
+ Tìm tiếng và chữ vừa học trong sách, báo.
V- Dặn dò: - Học lại bài, chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét giờ học
- HS đọc: CN, Nhóm, lớp
- HS quan sát tranh và NX
- Tranh vẽ con cá lái ôtô đưa khỉ và sư tử về sở thú
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- 2 HS: thỏ và sư tử
- HS chú ý nghe
- HS thảo luận nhóm 4
N1: Tranh 1 N3: Tranh 3
N2: Tranh 2 N4: Tranh 4
-Kể thi CN theo đoạn
- Kể thi giữa các nhóm
- Kể toàn chuyện, phân vai.
- 2 HS đọc.
- HS tập viết tiếp những chữ còn lại trong vở tập viết
- HS chơi theo tổ, tổ nào tìm được nhiều tiếng mới hơn tổ đó thắng cuộc
Tiết 3	Toán:
Đ 20:	Số 0
A. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
	- Khái niệm ban đầu về 0
	- Biết đọc, biết viết số 0
	- Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 - 9, biết so sánh số 0 với các số đã học
B. Đồ dùng dạy học:
	- GV phấn mầu.
	- HS: Bộ đồ dùng toán lớp 1, bút, thước kẻ, que tính.
C. Các hoạt động dạy học.
I- ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số
II Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nhận biết đồ vật có sô lượng là 9 ở trên bảng.
- Cho HS đếm từ 1-9 và từ 9-1
- Cho HS nêu cấu tạo số 9
- Nêu NX sau KT.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài linh hoạt.
2. Lập số 0.
- Cho HS quan sát lần lượt các tranh vẽ và hỏi.
- Lúc đầu trong bể có mấy con cá?
Tranh 2:
- Lấy đi 1 con cá còn mấy con cá?
Tranh 3:
- Lấy đi 1 con cá nữa còn mấy con cá?
Tranh 3:
- Lấy đi 1 con cá nữa còn mấy con cá?
- Tương tự HS thao tác bằng que tính.
3. Giới thiệu chữ số in và chữ số 0 viết.
- Để biểu diễn không có con cá nào trong lọ? Không có que tính nào trên tay người ta dùng chữ số 0.
- Đây là chữ số in (theo mẫu)
- Đây là chữ số 0 viết mẫu.
Viết mẫu chữ số 0 và nêu quy trình viết
- GV theo dõi chỉnh sửa.
4. Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ số 0 - 9
- Cho HS xem hình vẽ trong sgk, chỉ vào từng ô và hỏi.
- Hãy đếm số chấm tròn trong từng ô vuông?
- Cho HS đọc từ o đến 9 và từ 9 về 0.
- Trong các số vừa học số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất.
Nghỉ giữa giờ
5. Luyện tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài toán
- HD HS viết một dòng số 0.
Bài 2:( dòng 2): Nêu yêu cầu của bài tập
- GV HD HS viết theo mẫu sau đó đọc kết quả của từng hàng.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3:( dòng 3): Bài yêu cầu gì.
- HD HS cách tìm số liền trước rồi điền vào ô trống.
- Chẳng hạn: Số liền trước số 3 là số nào?
- Vậy ta điền trước số 3 vào ô trống là số mấy
- Cho HS làm tương tự.
Bài 4:( cột 1,2)
Bài 4 ta phải làm gì?
- Muốn điền được dấu ta phải làm gì?
- Giao việc.
- Cho HS nhận xét, GV chữa bài.
IV- củng cố
- Cho HS đếm từ 0 - 9 và từ 9 - 0 để giúp các em nắm được thứ tự các số từ 0 - 9 và từ 9 - 0
V- Dặn dò -NX chung giờ học.
 - Học lại bài và chuẩn bị bài sau
- 1 HS.
- Một số HS.
- 2 HS.
- HS quan sát.
- 3 con cá.
- 2 con cá.
- 1 con cá
- không còn con nào.
- HS thực hiện.
- HS đọc không.
- HS tô chữ trên không và viết vào bảng con.
- không - một .. chín
- HS đọc: CN, nhóm, lớp.
- Số 9 là số lớn nhất, số 0 là số bé nhất.
- Viết theo mẫu
- HS viết theo HD.
- Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu.
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Số 2.
- HS nêu kết quả và cách làm
- Điền dấu , = vào ô trống.
- So sánh số bên trái và số bên phải.
- HS làm BT 2
- HS đọc theo HD.
Tiết 4 Sinh hoạt lớp.
A.Mục tiêu 
 - HS nắm được các hoạt động diễn ra trong tuần.
 - Thấy được những ưu khuyết điển trong tuần.
 - Nắm được kế hoạch tuần 6
B. Lên lớp:
I. Ưu điểm:
 - 100% HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Rèn luyện và viết đúng tốc độ.
 - Duy trì giờ truy bài tự giác và có hiệu quả.
 - Trang phục sạch sẽ gọn gàng
 - Vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ.
2. Tồn tại
 - Chữ viết còn ẩu, xấu.
 - Đọc yếu, lười học
 - Một số hôm trực nhật còn bẩn.
 - Chưa tự giác trong giờ truy bài.
C. Kế hoạch tuần 6:
 - Khắc phục những tồn tại tuần 5.
 - 100% HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Rèn luyện và viết đúng tốc độ.
 - Duy trì giờ truy bài tự giác và có hiệu quả.
*******************************************************************
Buổi chiều
Tiết 1	 ôn tiếng việt
A- Mục tiêu: Củng cố cho học sinh: 
- Đọc, viết và phát âm thành thạo các chữ vừa học trong tuần: u, ư, x, ch, s, r, k, kh
- Đọc đúng và trôi chảy các từ và câu ứng dụng.
-Viết xe chỉ, củ sả.
B- Đồ dùng dạy - Học:
- SGK
- Vở ô ly
C- Các hoạt động dạy - học:
I- ổn định tổ chức Hát, kiểm tra sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài trên bảng
- Đọc bài trong SGK 
- Viết bảng con
- GV nhận xét, cho điểm
III- Dạy -Học bài mới
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Ôn tập:
- Cho học sinh đọc lại bài 
- Phân tích vị trí các âm trong tiếng 
- GV - HS nhận xét
- Viết: xe chỉ, củ sả
+ Hướng dẫn HS viết bảng con
+ Hướng dẫn HS viết vở ô ly
- GV chấm và nhận xét bài của HS
IV- Củng cố - dặn dò: 
- Đọc lại bài trong SGK
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- k, kh, kẻ, khế
- 3- 4 HS đọc
- Kẻ, khế
- HS đọc CN- ĐT
- HS viết bảng con
- HS viết vở ô ly.
- HS nghe và ghi nhớ
Tiết 2 	ôn toán
A. Mục tiêu:
Củng cố cho học sinh:
	- Khái niệm ban đầu về 0
	- Biết đọc, biết viết số 0
	- Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 - 9, biết so sánh số 0 với các số đã học
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học.
I- ổn định tổ chức : Hát, KT sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 học sinh lên bảng: 9... 3
 95
- Cả lớp làm bảng con: 99
- Nêu nhận xét sau kiểm tra
III- Dạy - Học bài mới:
Bài 1: Viết số 9
Bài 2: Hướng dẫn HS làm BT vào vở
Bài 3:Hướng dẫn HS làm BT vào vở
IV- Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- Học sinh theo yêu cầu của giáo viên và giải thích cách làm
0
1
3
5
1
5
3
2
6
9
0...1 0...5 7...0 8...8
2...0 8...0 0...3 4...4
0...4 9...0 0...2 0...0
Thủ công: 
Đ 5: xé, dán hình vuông- hình tròn
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp HS nắm được cách xé, dán hình vuông, hình tròn.
2- Kỹ năng: - Xé được hình vuông, hình tròn
 - Biết dán sản phẩm cân đối, phẳng.
3- Thái độ: Học sinh yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
B- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn
- Giấy thủ công các màu
- Hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
2- Chuẩn bị của học sinh 
- Giấy thủ công các màu
- Bút chì, hồ dán, khăn lau tay
- Vở thủ công 
C- Các hoạt động dạy - học:
I- ổn định tổ chức Hát
II- - Kiểm tra:
- KT sự chuẩn bị của HS cho tiết học 
- Nêu nhận xét sau KT
III- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực quan)
2- Giáo viên hớng dẫn mẫu
a- Vẽ và xé hình vuông
- GV làm thao tác mẫu
- Lấy tờ giấy thủ công, đánh dấu, đếm ô và vẽ hình vuông có cạnh số ô tuỳ ý
- Xé từng cạnh nh xé hình chữ nhật
+ Cho HS thực hành trên giấy nháp
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
b- Vẽ và xé hình tròn:
+ GV làm thao tác mẫu
- Đánh dấu, đếm ô, vẽ hình vuông có cạnh số ô tuỳ ý.
- Xé hình vuông rời khỏi tờ giấy màu
- Đánh dấu 4 góc của hình vuông và xé theo đờng dấu, chỉnh sửa thành hình tròn.
+ Cho HS thực hành trên giấy nháp
- GV theo dõi, uốn nắn.
c- Hớng dẫn dán hình:
+ GV làm thao tác mẫu
- Xếp hình cho cân đối trớc khi dán.
- Phải dán hình = 1 lớp hồ mỏng đều
- Nghỉ giải lao giữa tiết
3- Học sinh thực hành.
- Yêu cầu HS thực hành trên giấy màu
- Nhắc HS đếm và đánh dấu chính xác, không vội vàng
- Xé liền 2 hình vuông sau đó xé hình tròn từ hình vuông.
- Xé xong tiến hành dán sản phẩm vào vở thủ công.
- GV theo dõi, nhắc nhở và uốn nắn thêm cho những HS còn lúng túng.
IV-Đánh giá 
1- Nhận xét chung tiết học:
- GV nhận xét về thái độ, sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS
2- Đánh giá sản phẩm:
- Đánh giá về đờng xé, cách dán
- HS làm theo yêu cầu của GV
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS làm theo YC của GV
- HS theo dõi GV làm mẫu
- HS thực hành đánh dấi vẽ, xé hình tròn từ hình vuông có cạnh số ô tuỳ ý.
- HS theo dõi mẫu
- Lớp trởng điều khiển
- HS thực hành xé dán theo mẫu.
- HS nghe và ghi nhớ
V- Dặn dò	 - Thực hành xé, dán hình vuông, hình tròn 
 - Chuẩn bị giấy màu, hồ dán
Sinh hoạt lớp.
A. Mục tiêu:
 - HS nắm được các hoạt động diễn ra trong tuần.
 - Thấy được những ưu khuyết điển trong tuần.
 - Nắm được kế hoạch tuần 6
B. Lên lớp:
I. Ưu điểm:
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp .
NHận Xét tuần 5
 - 100% HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Rèn luyện và viết đúng tốc độ.
 - Duy trì giờ truy bài tự giác và có hiệu quả.
 - Trang phục sạch sẽ gọn gàng
 - Vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ.
2. Tồn tại
 - Chữ viết còn ẩu, xấu.
 - Đọc yếu, lười học
 - Một số hôm trực nhật còn bẩn.
 - Chưa tự giác trong giờ truy bài.
II. Kết hoạch tuần 6:
 - Khắc phục những tồn tại tuần 5.
 - 100% HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Rèn luyện và viết đúng tốc độ.
 - Duy trì giờ truy bài tự giác và có hiệu quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 5............................doc