Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2 + 3: HỌC VẦN
Bài 17: u - ư
A. Mục tiêu:
1. Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng
- Viết được u, ư, nụ, thư.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thủ đô
2. Rèn cho HS kỹ năng đọc, viết, nói đủ câu
3. GDHS tính tự giác trong học tập
B. Đồ dùng dạy học:
- Sách tiếng việt 1 tập 1
- Bộ ghép chữ
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói
C. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1:
Tuần 5: Ngày soạn:11/9/2010. Ngày giảng thứ ba:14/9/2010. Tiết 1: chào cờ Tiết 2 + 3: Học vần Bài 17: u - ư A. Mục tiêu: 1. Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng - Viết được u, ư, nụ, thư. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thủ đô 2. Rèn cho HS kỹ năng đọc, viết, nói đủ câu 3. GDHS tính tự giác trong học tập B. Đồ dùng dạy học: - Sách tiếng việt 1 tập 1 - Bộ ghép chữ - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói C. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Viết và đọc: - Đọc câu ứng dụng trong SGK - Nhận xét đánh giá II. Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài – ghi bảng. 2. Dạy chữ ghi âm. * Dạy âm U. a. Nhận diện chữ. - Ghi bảng chữ u và nói: Chữ u (in gồm 1 nét móc ngược và một nét sổ thẳng - Chữ u viết thường gồm 1 nét xiên phải và 2 nét móc ngược.? Chữ u gần giống với chữ gì em đã học ? + Hãy so sánh chữ u và i? b. Phát âm, ghép tiếng và đánh vần tiếng. + Phát âm - GV phát âm mẫu - GV theo dõi, chỉnh sửa + Đánh vần tiếng khoá - Y/c hs tìm và gài âm u vừa học - Hãy tìm thêm chữ ghi âm n gài bên trái âm u và thêm dấu ( . ) - Đọc tiếng em vừa ghép - GV ghi bảng: nụ + Nêu vị trí các chữ trong tiếng ? - HD đánh vần: nờ - u - nu - nặng - nụ + Đọc từ khoá: + Tranh vẽ gì ? - Ghi bảng: nụ (giải thích) c. Hướng dẫn viết chữ: - Viết mẫu, nói quy trình viết - GV nhận xét, chỉnh sửa * Dạy âm ư: (quy trình tương tự) Lưu ý: + Chữ ư viết như chữ u, nhưng thêm một nét râu trên nét sổ + So sánh u với ư: giống: Viết như chữ u Khác: ư có thêm nét râu + Phát âm: GV phát âm mẫu + Viết: nét nối giữa th và ư. d. Đọc tiếng và từ ứng dụng. - Cho 1 HS lên bảng gạch dưới những tiếng có âm mới học. - Cho HS phân tích các tiếng vừa gạch chân - Cho HS đọc từ ứng dụng - GV giải nghĩa nhanh, đơn giản - Đọc mẫu, hướng dẫn đọc - GV theo dõi, chỉnh sửa Tiết 2: 3. Luyện tập. a. Luyện đọc. + Đọc lại bài tiết 1 (bảng lớp) + Đọc câu ứng dụng: giới thiệu tranh + Tranh vẽ gì ? - Các bạn nhỏ này đang tham gia một cuộc thi vẽ, đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay. - GV đọc mẫu - HD HS đọc câu ứng dụng + Tìm tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng. - Cho HS phân tích tiếng vừa tìm - GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ đọc cho HS b. Luyện viết. - Hướng dẫn các viết vở - Giáo viên cho HS xem bài viết mẫu -GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu c. Luyện nói. + Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ? - HD và giao việc - Yêu cầu HS thảo luận + Trong tranh cô giáo đưa ra đi thăm cảnh gì ? + Chùa một cột ở đâu ? + Hà nội được gọi là gì ? + Mỗi nước có mấy thủ đô ? + Em biết gì về thủ đô Hà Nội ? III. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS đọc - Cho HS đọc nối tiếp trong SGK - NX chung giờ học - Học lại bài, xem trước bài 14 -Viết bảng con tổ cò, lá mạ, thợ nề - 2 - 3 HS đọc - HS đọc theo GV: u - ư - HS theo dõi - Giống chữ n viết ngược - Giống: cùng có nét xiên phải và nét móc ngược. - Khác: Chữ u có 2 nét móc ngược chữ i có dấu chấm ở trên - HS phát âm CN, nhóm, lớp. - HS thực hành trên bộ đồ dùng - 1 số em đọc - Cả lớp đọc lại: nụ - Tiếng nụ có n đứng trước u đứng sau dấu (.) - HS đánh vần CN, nhóm, lớp - HS qs tranh - Vẽ nụ hoa - HS đọc trơn CN, nhóm, lớp - HS viết trên không sau đó viết trên bảng con - HS làm theo HD - HS gạch chân: thu, đu, đủ, thứ, tự, cử - Một số HS phân tích - 2 HS đọc - HS đọc CN, nhóm, lớp - HS đọc CN, nhóm, lớp - HS quan sát tranh minh hoạ - Tranh vẽ các bạn nhỏ đang vẽ. - HS đọc câu ứng dụng - 1 HS đọc nội dung viết - 1 HS nêu cách ngồi viết - HS viết bài theo mẫu - Thủ đô - HS qs tranh và thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay - HS đọc ĐT - 2 học sinh đọc - HS nghe và ghi nhớ Tiết 4: Toán Số 7 A. Mục tiêu: 1. Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7, đọc đêmd được từ 1 đến 7 Có khái niệm ban đầu về số 7, biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. 2. Rèn cho HS kỹ năng đọc, viết, so sánh số trong phạm vi 7. 3. GDHS tính tự giác trong học tập. B. Đồ dùng dạy học: - Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại - Mẫu chữ số 7 in và viết C- Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của thầy I. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS đếm từ 1 - 6 từ 6 - 1 - Cho HS nêu cấu tạo số 6 - Nhận xét đánh giá II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài – ghi bảng. 2. Lập số 7. - GV treo tranh lên bảng + Lúc đầu có mấy bạn chơi cầu trượt ? + 6 bạn thêm 1 bạn là 7 tất cả có 7 bạn? - GV nêu: có 6 bạn thêm một bạn là bẩy tất cả có 7 bạn. + Y/c HS lấy 6 chấm tròn & đếm thêm 1 chấm tròn nữa trong bộ đồ dùng. + Em có tất cả mấy chấm tròn ? - Cho HS nhắc lại “Có 7 chấm tròn” + Treo hình 6 con tính, thêm 1 con tính hỏi + Hình vẽ trên cho biết những gì ? - Cho HS nhắc lại + GVKL: 7 HS, 7 chấm tròn, 7 con tính đều có số lượng là 7 3. Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết. - GV nêu: Để thể hiện số lượng là 7 như trên người ta dùng chữ số 7. - Đây là chữ số 7 in (treo hình) - Đây là chữ số 7 viết (treo hình) - Chữ số 7 viết được viết như sau: - GV nêu cách viết và viết mẫu: - GV chỉ số 7 Y/c HS đọc 4. Thứ tự của số 7. - Yêu cầu học sinh lấy 7 que tính và đếm theo que tính của mình từ 1 đến 7. - Mời 1 HS lên bảng viết các số từ 1 đến 7 - Theo đúng thứ thứ tự + Số 7 đứng liền sau số nào? + Số nào đứng liền trước số 7? + Những số nào đứng trước số 7? - Yêu cầu HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 5. Luyện tập. Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài - HD HS viết số 7 - GV theo dõi, chỉnh sửa Bài 2: + Bài yêu cầu gì ? - Yêu cầu cả lớp làm bài rồi nêu miệng - GV hỏi để HS rút ra cấu tạo số 7 Chẳng hạn hỏi: + Tất cả có mấy chiếc bàn là ? + Có mấy bàn là trắng? + Có mấy bàn là đen ? GV nêu: Bảy bàn là gồm 5 bàn là trắng và 2 bàn là đen ta nói: “Bảy gồm 5 và 2, gồm 2 và 5” - Làm tương tự với các tranh khác để rút ra: “Bảy gồm 1 và 6, gồm 6 và 1 Bảy gồm 4 và 3, gồm 3 và 4” Bài 3: + Nêu yêu cầu của bài? - Hướng dẫn HS đếm số ô vuông rồi điền kết quả vào ô trống phía dưới, sau đó điền tiếp các số thứ tự. + Số nào cho em biết cột đó có nhiều ô vuông nhất. + Số 7 > những số nào ? Bài 4: - Cho HS nêu yêu cầu - Làm bài tập và nêu miệng kết quả. - Nhận xét đánh giá III. Củng cố - dặn dò: - Cho HS đọc lại các số từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 - Nhận xét chung giờ học - Học lại bài, xem trước bài số 8 - 1 số em đọc - 1 vài em nêu - Lắng nghe - HS quan sát tranh - Có 6 bạn chơi, thêm 1 bạn - 7 bạn - 1 số HS nhắc lại - Hs thực hiện theo HD - 6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 7 tất cả có 7 chấm tròn - 1 vài em nhắc lại. - Có 6 con tính thêm 1 con tính là 7. Tất cả có 7 con tính - 1 vài em nhắc lại - HS quan sát và theo dõi - HS tô trên không và viết bảng con - HS đọc: bảy - HS đếm theo hướng dân - 1 HS lên bảng viết: 1,2,3,4,5,6,7 - Số 6 - Số 6 - 1,2,3,4,5,6 - HS đếm - Viết chữ số 7 - HS viết theo hướng dẫn - Viết số thích hợp vào ô trống. - HS làm bài tập và nêu miệng kết quả. - 7 chiếc - 5 chiếc - 2 chiếc - Một số HS nhắc lại - Viết số thích hợp vào ô trống. - HS làm theo hướng dẫn - Số 7 - 1,2,3,4,5,6 - Một số HS đọc kết quả - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài tập, 2 HS lên bảng - Lớp nhận xét sửa sai - HS đọc HS nghe và ghi nhớ Ngày soạn:11/9/2010. Ngày giảng thứ tư:15/9/2010. Tiết 1+2: Học vần Bài 18: x - ch A. Mục tiêu: 1. Đọc được: x, ch, xe, chó; từ và câu ứng dụng - Viết được x, ch, xe, chó. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xe bò, xe lu, xe ôtô 2. Rèn cho HS kỹ năng đọc, viết, nói đủ câu 3. GDHS tính tự giác trong học tập B. Đồ dùng dạy học: - Sách tiếng việt 1, tập 1. - Bộ ghép chữ tiếng việt - Một chiếc ôtô đồ chơi - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói. C. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Viết và đọc - Đọc câu ứng dụng trong SGK - Nhận xét đánh giá II. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài – ghi bảng. 2. Dạy chữ ghi âm. * Dạy âm x. a. Nhận diện chữ. - Ghi bảng chữ x và nói: chữ X in gồm 1 nét xiên phải và một nét xiên trái, chữ x viết thường gồm 1 nét cong hở trái và 1 nét cong hở phải. + Em thấy chữ x giống chữ c ở điểm nào? + Vậy chữ x khác chữ c ở điểm nào ? b. Phát âm, ghép tiếng và đánh vần. + Phát âm. - GV phát âm mẫu và HD phát âm - GV theo dõi và sửa cho HS + Ghép tiếng và đánh vần tiếng. -Y/c HS tìm và gài âm x vừa học ? - Hãy tìm âm e ghép bên phải chữ ghi âm x. - Đọc tiếng em vừa ghép - GV viết lên bảng: xe + Nêu vị trí các chữ trong tiếng xe ? - Đánh vần cho thầy tiếng này. - GV theo dõi, chỉnh sửa + Đọc từ khoá. + Tranh vẽ gì ? - GV ghi bảng: xe c. Hướng dẫn viết chữ. - Viết mẫu, nói quy trình viết - GV theo dõi, chỉnh sửa. * Dạy âm ch: (Quy trình tương tự) Lưu ý: + Chữ ch là chữ ghép từ 2 con chữ c và h (c đứng trước, h đứng sau) + So sánh ch với th: Giống: Chữ h đứng sau Khác: ch bắt đầu bằng c còn th bắt đầu bằng t. + Phát âm, đánh vần và đọc tiếng khoá + Viết: d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Ghi bảng từ ứng dụng - Y/c HS gạch dưới tiếng chứa âm x, ch. - Cho HS đọc kết hợp phân tích những tiếng vừa gạch chân. - GV theo dõi, chỉnh sửa - Giải nghĩa từ ứng dụng. + Thợ xẻ: Người làm công việc xẻ gỗ ra từng lát mỏng. + Chỉ đỏ: đưa ra sợi chỉ màu đỏ. + Chả cá: Món ăn ngon được làm từ cá. Tiết 2: 3. Luyện tập. a. Luyện đọc. + Đọc lại bài tiết 1 + Đọc câu ứng dụng: Giới thiệu tranh + Tranh vẽ gì ? + Xe đó đang đi về hướng nào ? - Câu ứng dụng của chúng ta là: Xe ôtô chở cá về thị xã + Hãy phân tích cho cô tiếng chở : - GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV theo dõi chỉnh sửa phát âm và tốc độ đọc cho HS. b. Luyện viết - Cho HS đọc các nội dung bài viết - Cho HS xem bài viết mẫu - GV hướng dẫn cách viết vở - Theo dõi, uốn nắn HS yếu - NX bài viết c. Luyện nói. + Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ? + Các em thấy có những loại xe nào ở trong tranh ? + Vì sao được gọi là xe bò ? + Xe lu dùng để làm gì ? + Xe ôtô trong tranh được gọi là xe gì ? + Em còn b ... eo từng tranh. 3. Hoạt động 2: HS liên hệ thực tế + Yêu cầu 1 số HS kể về anh, chị em của mình. - Em có anh, chị hay em nhỏ? Tên là gì? Mấy tuổi? Học lớp mấy? Em nhỏ như thế nào? - Cha mẹ đã khen anh em, chị em như thế nào? + GV nhận xét và khen ngợi những HS biết vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ. 4. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi trong tranh bài tập 3. - Hướng dẫn HS nối tranh 1 tranh 2 với nên và không nên. - Trong tranh có những ai? - Họ đang làm gì? như vậy anh em có vui vẻ hoà thuận không? - Việc làm nào là tốt thì nối với chữ " Nên" - Việc làm nào chưa tốt thì nối với chữ " Không nên" - Yêu cầu HS giải thích nội dung, cách làm của mình theo từng tranh trước lớp. GV kết luận: Tranh 1: Anh giành đồ chơi ( ông sao) không cho em chơi cùng, không nhường nhịn em cần nối tranh này với không nên. Tranh 2: Anh hướng dẫn em học chữ, cả 2 em đều vui vẻ cần nối tranh này với "nên". III. Củng cố - dặn dò: - Em cần lễ phép với anh chị như thế nào? Nhường nhịn em nhỏ ra sao? - Vì sao phải lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ. - Nhận xét chung giờ học. - Chuẩn bị cho tiết 2 - Vài em trả lời - HS quan sát và thảo luận theo cặp. - 1 vài HS trả lời trước lớp. - HS lần lượt nêu - HS tự liên hệ với gia đình của mình - HS thảo luận theo cặp và thực hiện BT. - 1 vài em nêu. - HS lắng nghe Tiết 5: Thủ công Xé, dán hình cây đơn giản (Tiết 2) A. Mục tiêu: 1. Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. 2. Xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối 3. Học sinh yêu thích sản phẩm của mình làm ra. B. Đồ dùng dạy học: - Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản - Giấy thủ công các màu - Hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nêu nhận xét sau kiểm tra. II. Thực hành: Yêu cầu HS nêu lại các bước xé lá cây, thân cây. - GV nhắc và HD lại một lần. - Giao việc cho HS - GV theo dõi và giúp những HS còn lúng túng + Dán hình: - GV gắn tờ giấy trắng lên bảng hướng dẫn HS cách dán và làm mẫu luôn. Bước 1: Bôi hồ (mỏng và đều) Bước 2: - Dán tán lá - Dán thân cây - Y/c HS nhắc lại cách dán - GV giao việc - GV theo dõi và uốn nắn. III. Trưng bày và đánh giá sản phẩm: - Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. Gợi ý: Có thể trưng bày theo nhiều cách như: - Vẽ thêm mặt trời, mây - Gọi đại diện các nhóm đánh giá sản phẩm và cách trưng bày sản phẩm của nhóm khác. - GV đánh giá cá nhân, nhóm sau đó đánh giá chung. IV. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ, kỹ năng thực hành sản phẩm của HS. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. - HS làm theo yêu cầu của giáo viên. - HS nhắc lại các bước xé dán hình cây đơn giản - HS thực hành xé, dán hình cây - HS thực hiẹn dán hình - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Cử đại diện đánh giá. - Học sinh nghe và ghi nhớ. Ngày soạn:11/10/2010. Ngày giảng thứ sáu:15/10/2010. Tiết 1: Toán Phép trừ trong phạm vi 3 A. Mục tiêu: 1. Có KN ban đầu về phép trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 3, biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 2. HS thực hiện bài tập nhanh chính xác phép trừ, phép cộng trong phạm vi 3, trình bày bài sạch đẹp khoa học 3. Học sinh tự giác tích cực trong giờ học B. Đồ dùng dạy - học: - Con giống, phiếu bài tập C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS làm các BT sau 1 + 3 = 2 + 1 = 3 + 2 = 1 + 4 = - Nhận xét đánh giá II. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài (linh hoạt) 2. Hình thành khái niệm về phép trừ. - Gắn bảng 2 chấm tròn và hỏi. - Trên bảng có mấy con cá? - GV bớt đi 1 con cá và hỏi: - Trên bảng còn mấy con cá? - GV nêu lại bài toán: "Có 2 con ca, bớt đi 1 con cá. Hỏi còn mấy con cá" - Ai có thể thay từ, bớt bằng từ khác ? - GV nhắc lại câu trả lời đúng: "Hai trừ 1 bằng 1 ? và viết như sau: 2 - 1 = 1 (Dấu - đọc là "trừ") - Gọi HS đọc lại phép tính. 3. Hướng dẫn học sinh làm phép trừ trong phạm vi 3. - GV đưa ra ba con cá và hỏi? - Trên bảng có mấy con cá? - Cô bớt đi 1 con cá còn mấy con cá? - GV nhắc: 3 con cá với 1 con cá còn 2 con cá. - Ta có thể làm phép tính như thế nào? - GV ghi bảng: 3 - 1 = 2 + Tiếp tục cho HS quan sát tranh vẽ có 3 con cá, bơi đi 2 con cá và nêu bài toán: "Có 3 con cá bơi đi 2 con cá. Hỏi còn mấy con cá? - Y/c HS nêu phép tính ? - GV ghi bảng: 3 - 2 = 1 - Cho HS đọc lại : 3 - 1 = 2 và 3 - 1 = 2 4. Hướng dẫn học sinh bước đầu nhận biết ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - GV gắn lên bảng hai chấm tròn - Có mấy chấm tròn? - Gắn thêm một chấm tròn và yêu cầu HS nêu bài toán. - Y/c HS nêu phép tính tương ứng. 2 + 1 = 3 - GV lại hỏi: Có 3 chấm tròn bớt đi 1 chấm tròn làm động tác lấy đi, còn mấy chấm tròn? - Ta có thể viết bằng phép tính nào? (3 – 1 = 2) + Tương tự: Dùng que tính thao tác để đưa ra hai phép tính: 1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1 - Cho HS đọc lại: 2 + 1 = 3 và 3 - 1 = 2 1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1 - GV đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 5. Luyện tập: Bài 1: (54) Bảng lớp - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn và giao việc - HS làm bài tập và nêu miệng kết quả - GV nhận xét, cho điểm. Bài 2: (54) Bảng con - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS cách tính trừ theo cột dọc: - Viết các số thẳng nhau, làm tích rồi viết kết quả thẳng cột với các số trên. - Giao việc - GV nhận xét, chỉnh sửa. Bài 3 (54) Phiếu bài tập - HD HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính. - HS làm bài tập phiếu bài tập - GV nhận xét đánh giá III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chung giờ học. - Làm bài tập (VBT) - 2 HS lên bảng làm bài tập - HS quan sát - Có 2 con cá. - Còn 1 con cá - Vài HS nhắc lại."Hai bớt 1 còn 1" - Bỏ đi, bớt đi, lấy đi, trừ đi - Vài HS đọc "2 trừ 1 bằng 1" - 3 con cá - Còn 2 con cá - Làm phép tính trừ : 3 - 1 = 2 - HS đọc: ba trừ một bằng hai. - Còn 1 con. - 3 - 2 = 1 - HS đọc: Ba trừ hai bằng một - HS đọc ĐT. - Có 2 chấm tròn - Hai chấm tròn thêm một chấm tròn là mấy chấm tròn. - HS khác trả lời. - 2 + 1 = 3 - Còn 2 chấm tròn - 3 - 1 = 2 - HS đọc ĐT. - Tính - HS làm bài, nêu miệng kết quả. 2 – 1 = 3 – 1 = 1 + 1 = 1 + 2 = 3 – 1 = 3 – 2 = 2 – 1 = 3 – 2 = 3 – 2 = 2 – 1 = 3 – 1 = 3 – 1 = - Dưới lớp nhận xét, sửa sai - Tính - HS làm bảng con, mỗi tổ làm một phép tính. 2 3 3 1 2 1 - HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính: 3 - 2 = 1 Tiết 2: Tập viết đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ, buổi tối I. Mục tiêu. 1. Viết đúng và đẹp các chữ: Đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ, buổi tối - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, chia đều k/c, đều nét. 2. Biết trình bày sạch sẽ, cầm bút, ngồi viết đúng quy định. 3. HS yêu thích môn học, tính tự giác trong học tập B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sãn các từ: Xưa kia, ngà voi, mùa dưa C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu HS viết: Mùa dưa, ngà voi, xưa kia - Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con. - GV nhận xét cho điểm. II. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài – ghi bảng. 2. Hướng dẫn viết. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc. - 2 SH đọc, cả lớp nhẩm. - Hãy phân tích những tiếng có vẫn đã học. -Tiếng "Cười" có âm đứng đầu trước vần ươi đứng sau dấu (`) ở trên ơ. - Yêu cầu: HS nhắc lại cách nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các chữ - Một vài em nêu. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết. - Chỉnh sửa chữ viêt cho HS - HS tô chữ trên không sau đó tập viết trên bảng con. 3. HD HS tập viết vào vở. - Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Ngồi lưng thẳng, đầu hơi cúi - HD và giao việc - HS tập viết theo mẫu trong vở. - GV theo dõi nhắc nhở các em ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai. - Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi. - Thu một số vở để chấm, chữa lỗi sai phổ biến. - HS chữa nỗi sai (nếu có) - Khen những HS viết đep, tiến bộ. 4. Củng cố dặn dò. - Khen những HS viết đúng, đẹp. - Nhận xét chung giờ học. - HS nghe, ghi nhớ. - Luyện viết thêm ở nhà. Tiết 3: Tự nhiên xã hội Hoạt động và nghỉ ngơi A. Mục tiêu: 1. Kể về những hoạt động mà em biết và em thích 2. Biết nghỉ ngơi và giải trí đúng cách. 3. Tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. B. Đồ dùng dạy học: - Phóng to các hình ở bài 9 trong SGK. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Muốn cơ thể khoẻ mạnh, mau lớn chúng ta phải ăn uống như thế nào ? - Kể tên những thức ăn em thường ăn, uống hàng ngày ? - Giáo viên nhận xét và cho điểm. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài ghi bảng. 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. + Mục tiêu: Nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ. + Cách tiến hành: - Chia nhóm và giao việc. - Hằng ngày các em thường chơi những trò chơi gì ? - GV ghi tên các trò chơi HS nêu lên bảng và hỏi: - Theo em hoạt động nào có lợi, hoạt động nào có hại ? - Theo em, các em nên chơi những trò chơi gì có lợi cho sức khoẻ ? - GV nhắc các em giữ an toàn trong khi chơi. 3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK + Mục tiêu: HS hiểu được nghỉ ngơi là rất có lợi cho sức khoẻ. + Cách tiến hành: - Cho HS quan sát hình 20 , 21 trong SGK theo câu hỏi: - Bạn nhỏ đang làm gì ? - Nêu tác dụng của mỗi việc làm đó ? - GV gọi một số HS trong các nhóm phát biểu. GV: Khi làm việc nhiều và hoạt động quá sức, chúng ta cần nghỉ ngơi, nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng lúc, không đúng cách sẽ có hại cho sức khoẻ. - - Vậy thế nào là nghỉ ngơi hợp lý? 4. Củng cố - dặn dò: - Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào ? - NX chung giờ học. - 1 vài em nêu. - HS trao đổi theo cặp và trả lời. - HS suy nghĩ và trả lời - HS trả lời - HS nghe và ghi nhớ - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4. - HS nêu - HS khác nghe và nhận xét. - Đi chơi, giải trí, thư giãn - Khi làm việc mệt và hoạt động quá sức. Tiết 4: Sinh hoạt Sinh hoạt lớp Nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học vừa qua. Nhận xét ưu nhược điểm, phương hướng tuần tới.
Tài liệu đính kèm: